Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86511" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Georges Pompidou, hay sự kế thừa bị ngắt quãng</p><p></strong></p><p></p><p><strong>Người kế thừa chinh phục tài sản thừa kế</strong></p><p></p><p>Sự từ chức bất ngờ của Tướng De Gaulle đã tạo cơ hội áp dụng thủ tục kế thừa mà các thể chế của nền Cộng hòa đệ Ngũ đã dự liệu.</p><p></p><p>Trong khi Chính phủ của Couve de Murville vẫn tại vị để quản lý nhà nước và tổ chức bầu cử Tổng thống thì Chủ tịch Thượng nghị viện Alain Poher, một trong những đối thủ của Tướng De Gaulle vào tháng 4/1969, đã lên giữ chức quyền Tổng thống.</p><p></p><p>Nhưng việc lớn nhất, đương nhiên là cuộc bầu cử Tổng tống mới để tìm người kế nhiệm Tướng De Gaulle. Về điểm này, nhiều khả năng Georges Pompidou, người từ tháng 1/1969 đã thể hiện ý định trở thành người kế thừa hàng đầu sự nghiệp của Tướng De Gaulle, sẽ ra tranh cử.</p><p></p><p>Ông đã khẳng định lại điều này ngày 29-4, ngay lập tức đặt chiến dịch tranh cử của mình dưới khẩu hiệu kép là kế thừa (với lời hứa nhằm vào cả người theo De Gaulle và các cử tri ủng hộ Đảng Bảo thủ đa số được thừa nhận trong thái độ của ông về sự kiện tháng 5-1968) và thay đổi, hướng thẳng tới những người Ôn hòa đã bỏ rơi De Gaulle vào tháng 4-1969, hoặc những người Ôn hòa đã đánh bại De Gaulle.</p><p></p><p>Chiến lược này gặt hái được thành công bởi ứng cử viên có thể có được sự liên kết của Valéry Giscard d’Estaing (người đã có lúc nghĩ tới việc ra tranh cử), với những người thuộc Đảng Cộng hòa Độc lập và của một số người thuộc trường phái ôn hòa đã rời khỏi phe đối lập như các ông Duhamel, Pleven và Fontanet.</p><p></p><p>Trước ứng cử viên có nhiều khả năng thắng cử nhất này, cánh tả từng đe dọa Tướng De Gaulle năm 1965 dường như bị chia rẽ và bất lực: Đảng Xã hội đề cử Gaston Defferre, người tuyên bố nếu đắc cử, ông sẽ chọn Pierre Mendès France làm Thủ tướng; Đảng Cộng sản tung Jacques Duclos lên vũ đài; còn PSU đưa Michel Rocard , và những người theo chủ nghĩa Trosky của Liên đoàn Cộng sản thì chọn Alain Krivine .</p><p></p><p>Trên thực tế, chính phe Ôn hòa đối lập sau đó mang đến nguy hiểm thực sự đối với Georges Pompidou. Sau cuộc trưng cầu dân ý và chức danh Quyền Tổng thống đã khiến dư luận biết đến Alain Poher, người đã nhanh chóng nhận được sự mến mộ lớn và khiến người ta buộc phải nhớ đến những vị Tổng thống ở miền Nam trong nền Cộng hòa đệ Tam, đó là Loubet, Fallières hay Doumergue.</p><p></p><p>Rốt cuộc, trước cả khi tự mình tuyên bố, Alain Poher có được một vị trí rất vững chắc trong các cuộc thăm dò, gần sát số ý kiến dành cho Georges Pompidou. Sau ông không chỉ có những người thuộc phe đối lập ôn hòa hay phe De Gaulle ôn hòa, mà còn một phần đáng kể cánh tả ngoài Đảng Cộng sản đã quyết định bỏ phiếu thuận ngay trong vòng đầu vì nhanh chóng nhận ra rằng cánh tả không có bất kỳ cơ hội nào để giành chiến thắng.</p><p></p><p>Tuy nhiên, tuyên bố ra ứng cử của Alain Poher đã khiến số người dự định bầu cho ông giảm hẳn, việc ông cần phải xác định rõ các khái niệm chính trị đã khiến ông bị tách khỏi một số cử tri cánh tả, những người dường như đã chuyển số phiếu của mình cho ứng cử viên Đảng Cộng sản Jacques Duclos, vì một chiến dịch tranh cử chắc chắn và giản dị hơn.</p><p></p><p>Vòng bầu cử đầu tiên ngày 1-6-1969 chỉ khẳng định lại một điều dường như đã chắc chắn về chiến thắng của Georges Pompidou, người đã vượt qua mọi đối thủ với số phiếu 43,9% (Alain Poher nhận được 23,4%, Jacques Duclos 21,5%, Gaston Defferre 5,1%, Michel Rocard 3,7% và Alain Krivine 1,1%).</p><p></p><p>Kết quả của vòng bầu cử đầu tiên khiến người ta có thể đoán trước được kết quả của vòng 2 giữa hai ứng cử viên Georges Pompidou và Alain Poher. Làm sao Alain Poher có thể mơ tưởng đến chiến thắng trong khi cánh tả ngoài Cộng sản đã bị sụp đổ hoàn toàn còn Đảng Cộng sản định tẩy chay cuộc bầu cử?</p><p></p><p>Và chẳng có gì ngạc nhiên khi ngày 15-6-1969, Georges Pompidou đắc cử Tổng thống với 57,8% số phiếu ủng hộ (tức 10.700.000 phiếu) còn Alain Poher chỉ có 42,2% (tức 7.900.000 phiếu).</p><p></p><p><strong>Một sự nghiệp chính trị kỳ lạ</strong></p><p></p><p>Cuộc bầu cử đưa Georges Pompidou lên kế nhiệm Tướng De Gaulle đã đem đến cho ông một sự nghiệp sáng chói dù rằng không gì bảo đảm đưa ông đến với dinh Tổng thống.</p><p></p><p>Sinh ngày 5-7-1911 ở Montboudif, thuộc Cantal, bước sang tuổi 58 khi nhậm chức Tổng thống, Georges Pompidou dường như đã không hề nghĩ nhiều tới một sự nghiệp chính trị. Xuất thân trong một gia đình giáo viên, học trường Đại học Sư phạm năm 1931, ngành Văn học, cho tới tận năm 1944, ông vẫn là một giáo viên, mà không đóng vai trò gì trong chủ nghĩa De Gaulle thời chiến.</p><p></p><p>Tháng 1-1944, ông làm việc trong văn phòng của Tướng De Gaulle, giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Thông tin. Sự ra đi của Tướng De Gaulle đã đưa Georges Pompidou vào Tham chính Viện và làm việc ở đó cho tới năm 1954, sau đó chuyển đi giữ các chức vụ lãnh đạo cao ở Ngân hàng Rothschild. Từ năm 1946-1958, ông liên tục giữ các mối quan hệ mật thiết với Tướng De Gaulle, người mà ông ngầm là một trong những cộng sự mật thiết, nhưng chưa bao giờ đảm trách vị trí chính trị quan trọng.</p><p></p><p>Là Chánh văn phòng của De Gaulle vào tháng 9-1958, ông trở thành cố vấn chính của De Gaulle khi ông này trở thành Tổng thống, và hoàn thành những nhiệm vụ trọng yếu cho De Gaulle. Vì thế chắc chắn việc ông được chỉ định làm người đứng đầu Chính phủ vào tháng 4-1962, khi vẫn là một người không được ai biết tới và chưa từng đảm nhiệm một vị trí chính trị, chẳng khác nào một thách thức đối với Quốc hội. Sự thiếu kinh nghiệm của tân Thủ tướng đã nhanh chóng bị phản đối kịch liệt.</p><p></p><p>Thật vậy, để thể hiện sự không đồng ý với chính sách cải cách hiến pháp liên quan đến bầu cử Tổng thống theo hình thức phổ thông đầu phiếu, các đại biểu quốc hội đã lần đầu tiên (và duy nhất) dưới nền Cộng hòa đệ Ngũ, lật đổ ông. Chiến thắng trong bầu cử của những người theo chủ nghĩa De Gaulle vào tháng 11 đã khẳng định lại vị trí của ông và ông đã giành được một kỷ lục về tuổi thọ của Chính phủ với 6 năm trong cương vị Thủ tướng.</p><p></p><p>6 năm đủ để ông tích luỹ những kinh nghiệm còn thiếu và trở thành người lãnh đạo được tôn trọng của đa số: ông xuất hiện như một người điều hành cuộc chơi thực sự vào năm 1968, thậm chí là một đối thủ mạnh của Tướng De Gaulle. Được chờ đợi suốt một năm trời và nhận được sự ủng hộ nhiều người theo phái De Gaulle lo lắng về sự trường tồn của chế độ, việc Georges Pompidou lên nắm quyền không chỉ đánh dấu một sự nghiệp xán lạn.</p><p></p><p>Nó dường như còn đem tới cho đa số một thủ lĩnh mới đầy năng lực, nhiệt huyết và cởi mở. Việc ông còn phải làm, ở cương vị tối cao mà ông đã đạt đến, là khẳng định những hi vọng vào các phẩm chất của một chính khách.</p><p></p><p>Trên thực tế, rất khó đánh giá nhiệm kỳ Tổng thống của Georges Pompidou một cách tổng thể, nhất là khi nhiệm kỳ này lại được chia thành hai giai đoạn khác nhau.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86511, member: 17223"] [B] [CENTER]Georges Pompidou, hay sự kế thừa bị ngắt quãng[/CENTER] [/B] [B]Người kế thừa chinh phục tài sản thừa kế[/B] Sự từ chức bất ngờ của Tướng De Gaulle đã tạo cơ hội áp dụng thủ tục kế thừa mà các thể chế của nền Cộng hòa đệ Ngũ đã dự liệu. Trong khi Chính phủ của Couve de Murville vẫn tại vị để quản lý nhà nước và tổ chức bầu cử Tổng thống thì Chủ tịch Thượng nghị viện Alain Poher, một trong những đối thủ của Tướng De Gaulle vào tháng 4/1969, đã lên giữ chức quyền Tổng thống. Nhưng việc lớn nhất, đương nhiên là cuộc bầu cử Tổng tống mới để tìm người kế nhiệm Tướng De Gaulle. Về điểm này, nhiều khả năng Georges Pompidou, người từ tháng 1/1969 đã thể hiện ý định trở thành người kế thừa hàng đầu sự nghiệp của Tướng De Gaulle, sẽ ra tranh cử. Ông đã khẳng định lại điều này ngày 29-4, ngay lập tức đặt chiến dịch tranh cử của mình dưới khẩu hiệu kép là kế thừa (với lời hứa nhằm vào cả người theo De Gaulle và các cử tri ủng hộ Đảng Bảo thủ đa số được thừa nhận trong thái độ của ông về sự kiện tháng 5-1968) và thay đổi, hướng thẳng tới những người Ôn hòa đã bỏ rơi De Gaulle vào tháng 4-1969, hoặc những người Ôn hòa đã đánh bại De Gaulle. Chiến lược này gặt hái được thành công bởi ứng cử viên có thể có được sự liên kết của Valéry Giscard d’Estaing (người đã có lúc nghĩ tới việc ra tranh cử), với những người thuộc Đảng Cộng hòa Độc lập và của một số người thuộc trường phái ôn hòa đã rời khỏi phe đối lập như các ông Duhamel, Pleven và Fontanet. Trước ứng cử viên có nhiều khả năng thắng cử nhất này, cánh tả từng đe dọa Tướng De Gaulle năm 1965 dường như bị chia rẽ và bất lực: Đảng Xã hội đề cử Gaston Defferre, người tuyên bố nếu đắc cử, ông sẽ chọn Pierre Mendès France làm Thủ tướng; Đảng Cộng sản tung Jacques Duclos lên vũ đài; còn PSU đưa Michel Rocard , và những người theo chủ nghĩa Trosky của Liên đoàn Cộng sản thì chọn Alain Krivine . Trên thực tế, chính phe Ôn hòa đối lập sau đó mang đến nguy hiểm thực sự đối với Georges Pompidou. Sau cuộc trưng cầu dân ý và chức danh Quyền Tổng thống đã khiến dư luận biết đến Alain Poher, người đã nhanh chóng nhận được sự mến mộ lớn và khiến người ta buộc phải nhớ đến những vị Tổng thống ở miền Nam trong nền Cộng hòa đệ Tam, đó là Loubet, Fallières hay Doumergue. Rốt cuộc, trước cả khi tự mình tuyên bố, Alain Poher có được một vị trí rất vững chắc trong các cuộc thăm dò, gần sát số ý kiến dành cho Georges Pompidou. Sau ông không chỉ có những người thuộc phe đối lập ôn hòa hay phe De Gaulle ôn hòa, mà còn một phần đáng kể cánh tả ngoài Đảng Cộng sản đã quyết định bỏ phiếu thuận ngay trong vòng đầu vì nhanh chóng nhận ra rằng cánh tả không có bất kỳ cơ hội nào để giành chiến thắng. Tuy nhiên, tuyên bố ra ứng cử của Alain Poher đã khiến số người dự định bầu cho ông giảm hẳn, việc ông cần phải xác định rõ các khái niệm chính trị đã khiến ông bị tách khỏi một số cử tri cánh tả, những người dường như đã chuyển số phiếu của mình cho ứng cử viên Đảng Cộng sản Jacques Duclos, vì một chiến dịch tranh cử chắc chắn và giản dị hơn. Vòng bầu cử đầu tiên ngày 1-6-1969 chỉ khẳng định lại một điều dường như đã chắc chắn về chiến thắng của Georges Pompidou, người đã vượt qua mọi đối thủ với số phiếu 43,9% (Alain Poher nhận được 23,4%, Jacques Duclos 21,5%, Gaston Defferre 5,1%, Michel Rocard 3,7% và Alain Krivine 1,1%). Kết quả của vòng bầu cử đầu tiên khiến người ta có thể đoán trước được kết quả của vòng 2 giữa hai ứng cử viên Georges Pompidou và Alain Poher. Làm sao Alain Poher có thể mơ tưởng đến chiến thắng trong khi cánh tả ngoài Cộng sản đã bị sụp đổ hoàn toàn còn Đảng Cộng sản định tẩy chay cuộc bầu cử? Và chẳng có gì ngạc nhiên khi ngày 15-6-1969, Georges Pompidou đắc cử Tổng thống với 57,8% số phiếu ủng hộ (tức 10.700.000 phiếu) còn Alain Poher chỉ có 42,2% (tức 7.900.000 phiếu). [B]Một sự nghiệp chính trị kỳ lạ[/B] Cuộc bầu cử đưa Georges Pompidou lên kế nhiệm Tướng De Gaulle đã đem đến cho ông một sự nghiệp sáng chói dù rằng không gì bảo đảm đưa ông đến với dinh Tổng thống. Sinh ngày 5-7-1911 ở Montboudif, thuộc Cantal, bước sang tuổi 58 khi nhậm chức Tổng thống, Georges Pompidou dường như đã không hề nghĩ nhiều tới một sự nghiệp chính trị. Xuất thân trong một gia đình giáo viên, học trường Đại học Sư phạm năm 1931, ngành Văn học, cho tới tận năm 1944, ông vẫn là một giáo viên, mà không đóng vai trò gì trong chủ nghĩa De Gaulle thời chiến. Tháng 1-1944, ông làm việc trong văn phòng của Tướng De Gaulle, giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Thông tin. Sự ra đi của Tướng De Gaulle đã đưa Georges Pompidou vào Tham chính Viện và làm việc ở đó cho tới năm 1954, sau đó chuyển đi giữ các chức vụ lãnh đạo cao ở Ngân hàng Rothschild. Từ năm 1946-1958, ông liên tục giữ các mối quan hệ mật thiết với Tướng De Gaulle, người mà ông ngầm là một trong những cộng sự mật thiết, nhưng chưa bao giờ đảm trách vị trí chính trị quan trọng. Là Chánh văn phòng của De Gaulle vào tháng 9-1958, ông trở thành cố vấn chính của De Gaulle khi ông này trở thành Tổng thống, và hoàn thành những nhiệm vụ trọng yếu cho De Gaulle. Vì thế chắc chắn việc ông được chỉ định làm người đứng đầu Chính phủ vào tháng 4-1962, khi vẫn là một người không được ai biết tới và chưa từng đảm nhiệm một vị trí chính trị, chẳng khác nào một thách thức đối với Quốc hội. Sự thiếu kinh nghiệm của tân Thủ tướng đã nhanh chóng bị phản đối kịch liệt. Thật vậy, để thể hiện sự không đồng ý với chính sách cải cách hiến pháp liên quan đến bầu cử Tổng thống theo hình thức phổ thông đầu phiếu, các đại biểu quốc hội đã lần đầu tiên (và duy nhất) dưới nền Cộng hòa đệ Ngũ, lật đổ ông. Chiến thắng trong bầu cử của những người theo chủ nghĩa De Gaulle vào tháng 11 đã khẳng định lại vị trí của ông và ông đã giành được một kỷ lục về tuổi thọ của Chính phủ với 6 năm trong cương vị Thủ tướng. 6 năm đủ để ông tích luỹ những kinh nghiệm còn thiếu và trở thành người lãnh đạo được tôn trọng của đa số: ông xuất hiện như một người điều hành cuộc chơi thực sự vào năm 1968, thậm chí là một đối thủ mạnh của Tướng De Gaulle. Được chờ đợi suốt một năm trời và nhận được sự ủng hộ nhiều người theo phái De Gaulle lo lắng về sự trường tồn của chế độ, việc Georges Pompidou lên nắm quyền không chỉ đánh dấu một sự nghiệp xán lạn. Nó dường như còn đem tới cho đa số một thủ lĩnh mới đầy năng lực, nhiệt huyết và cởi mở. Việc ông còn phải làm, ở cương vị tối cao mà ông đã đạt đến, là khẳng định những hi vọng vào các phẩm chất của một chính khách. Trên thực tế, rất khó đánh giá nhiệm kỳ Tổng thống của Georges Pompidou một cách tổng thể, nhất là khi nhiệm kỳ này lại được chia thành hai giai đoạn khác nhau. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top