Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86510" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Năm 1969: sự từ chối của nhân dân</p><p></strong></p><p></p><p>Như những lần trước, cuộc trưng cầu dân ý nhằm vào hai mục tiêu: trả lời câu hỏi đặt ra cho người Pháp và củng cố niềm tin của họ đối với người đứng đầu nhà nước.</p><p></p><p>Vậy mà ở cả hai điểm này, kết cục của cuộc khủng hoảng năm 1968 đã gây ra rất nhiều bất bình chống lại Tướng De Gaulle.</p><p></p><p>Bất bình của giới kinh tế cho rằng lạm phát gia tăng do Thỏa thuận Grenelle đã dẫn tới sự phá giá của đồng franc và họ vấp phải sự từ chối cương quyết của Tổng thống; bất bình của các nghiệp đoàn vì họ muốn đạt được những thỏa thuận mới về lương nhưng không nhận được sự đồng ý của Tổng thống.</p><p></p><p>Cuối cùng là bất bình của nhiều thành viên phe của đa số Bảo thủ đắc cử hồi tháng 6, cho rằng lời đáp cải cách mà Tướng De Gaulle muốn đưa ra cho cuộc khủng hoảng năm ngoái là không thỏa đáng và họ càng sẵn sàng tuyên bố chống lại Tổng thống khi biết rằng sự ra đi của ông sẽ không gây ra khoảng trống quyền lực, mà thế vào đó có thể sẽ là Georges Pompidou.</p><p></p><p>Những bất bình của cả cánh hữu chiếm đa số lẫn của cả cánh tả khiến Tướng De Gaulle rất lo lắng, đến nỗi ngày 10-4, ông công khai tuyên bố sẽ rút lui nếu câu trả lời của người Pháp trong cuộc trưng cầu là “Không”. Lần này, cánh hữu đã có giải pháp thay thế. Người ta đã nhanh chóng thấy bằng chứng: Chủ tịch Thượng nghị viện thuộc phe trung tâm Alain Poher chủ trương nói “Không” trong cuộc trưng cầu và tập hợp xung quanh ông rất nhiều nhân vật ôn hòa có ảnh hưởng lớn.</p><p></p><p>Nghiêm trọng hơn đối với Tướng De Gaulle, lãnh đạo đảng Cộng hòa Độc lập Valéry Giscard d’Estaing, liên minh với đa số trong Quốc hội từ năm 1962, đã chinh phục được phe đối lập với hầu hết các Nghị sĩ theo xu hướng này. Sự việc đã rất nghiêm trọng và để lại những hậu quả nặng nề: tham gia vào hai lực lượng đối lập thuộc cánh tả và trung hữu theo Jean Lecanuet từ nay còn có lực lượng đối lập cánh hữu từng có đóng góp quan trọng cho đa số từ năm 1958. Sự xáo trộn này dường như quyết định kết quả trưng cầu.</p><p></p><p>Ngày 27-4-1969, 53,2% người dân Pháp (tức 11.945.000 người) trả lời “Không” trong cuộc trưng cầu, 46,7% (tức 10512000 người, trả lời “Đồng ý”. Trưa ngày 28-4-1969, Tướng De Gaulle chấm dứt việc thực hiện các quyền hạn Tổng thống và lui về khu nhà riêng ở Boisserie và chỉ ra khỏi nhà khi đi du lịch riêng (sang Ai Len hoặc Tây Ban Nha), không tiếp các chính khách đang tại vị, chỉ tiếp một vài người trung thành đã rời khỏi chính trường, và giam mình trong sự im lặng. Ông đột ngột qua đời ngày 9-11-1970.</p><p></p><p>Trong 10 năm, Tướng De Gaulle đã thiết lập ra một chế độ mà ông đã có đủ thời gian để nhào nặn theo ý muốn của mình. Với ông, cơ quan hành pháp, nằm hoàn toàn trong tay Tổng thống, đã trở thành cơ quan được ưu tiên hơn cả trong các thể chế của Pháp.</p><p></p><p>Có nhiều quyền hơn bất cứ vị Tổng thống nào ở thế giới phương Tây, bổ nhiệm và giải tán Chính phủ và Thủ tướng bất kỳ lúc nào, có thể giải tán Quốc hội, có đặc quyền hỏi ý kiến trực tiếp người dân qua trưng cầu dân ý, ông thực sự là một “nhà quân chủ Cộng hòa” mà Michel Debré mong đợi trong thời kháng chiến, như đã miêu tả trong bài diễn văn của mình ở Bayeux.</p><p></p><p>Tuy nhiên, “tác phẩm hiến pháp” của Tướng De Gaulle cũng có một giới hạn và một điểm yếu. Giới hạn (cũng là cái bảo vệ cho các nguyên tắc dân chủ) là Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, những người đã bầu cho ông. Và sự kiểm tra trách nhiệm này không chỉ diễn ra khi hết nhiệm kỳ 7 năm bằng cuộc tổng tuyển cử.</p><p></p><p>Nó phải được thực hiện định kỳ và trong trường hợp không còn được đa số nhân dân tín nhiệm nữa thì Tổng thống sẽ phải chấp nhận là khế ước ngầm gắn ông với nhân dân đã chấm dứt. Đây là điều mà Charles De Gaulle đã làm vào tháng 4-1969. Điểm yếu là nếu việc thực hiện Hiến pháp mà Tướng De Gaulle áp dụng khẳng định vị trí hàng đầu của Tổng thống trong các thiết chế thì chính bản Hiến pháp này lại không hề đề cập đến điểm này.</p><p></p><p>Hiến pháp vẫn cho rằng Chính phủ quyết định và điều hành chính sách của quốc gia chứ không phải là Tổng thống và Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.</p><p></p><p>Vì vậy, rõ ràng là ngày mà Quốc hội có đa số khác với đa số của Tổng thống thì khó tránh khỏi nguy cơ của một cuộc khủng hoảng chế độ. Chính lưỡi gươm Damoclès , từ năm 1958, đã treo lơ lửng trên đầu “tác phẩm hiến pháp” của Tướng De Gaulle.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86510, member: 17223"] [B] [CENTER]Năm 1969: sự từ chối của nhân dân[/CENTER] [/B] Như những lần trước, cuộc trưng cầu dân ý nhằm vào hai mục tiêu: trả lời câu hỏi đặt ra cho người Pháp và củng cố niềm tin của họ đối với người đứng đầu nhà nước. Vậy mà ở cả hai điểm này, kết cục của cuộc khủng hoảng năm 1968 đã gây ra rất nhiều bất bình chống lại Tướng De Gaulle. Bất bình của giới kinh tế cho rằng lạm phát gia tăng do Thỏa thuận Grenelle đã dẫn tới sự phá giá của đồng franc và họ vấp phải sự từ chối cương quyết của Tổng thống; bất bình của các nghiệp đoàn vì họ muốn đạt được những thỏa thuận mới về lương nhưng không nhận được sự đồng ý của Tổng thống. Cuối cùng là bất bình của nhiều thành viên phe của đa số Bảo thủ đắc cử hồi tháng 6, cho rằng lời đáp cải cách mà Tướng De Gaulle muốn đưa ra cho cuộc khủng hoảng năm ngoái là không thỏa đáng và họ càng sẵn sàng tuyên bố chống lại Tổng thống khi biết rằng sự ra đi của ông sẽ không gây ra khoảng trống quyền lực, mà thế vào đó có thể sẽ là Georges Pompidou. Những bất bình của cả cánh hữu chiếm đa số lẫn của cả cánh tả khiến Tướng De Gaulle rất lo lắng, đến nỗi ngày 10-4, ông công khai tuyên bố sẽ rút lui nếu câu trả lời của người Pháp trong cuộc trưng cầu là “Không”. Lần này, cánh hữu đã có giải pháp thay thế. Người ta đã nhanh chóng thấy bằng chứng: Chủ tịch Thượng nghị viện thuộc phe trung tâm Alain Poher chủ trương nói “Không” trong cuộc trưng cầu và tập hợp xung quanh ông rất nhiều nhân vật ôn hòa có ảnh hưởng lớn. Nghiêm trọng hơn đối với Tướng De Gaulle, lãnh đạo đảng Cộng hòa Độc lập Valéry Giscard d’Estaing, liên minh với đa số trong Quốc hội từ năm 1962, đã chinh phục được phe đối lập với hầu hết các Nghị sĩ theo xu hướng này. Sự việc đã rất nghiêm trọng và để lại những hậu quả nặng nề: tham gia vào hai lực lượng đối lập thuộc cánh tả và trung hữu theo Jean Lecanuet từ nay còn có lực lượng đối lập cánh hữu từng có đóng góp quan trọng cho đa số từ năm 1958. Sự xáo trộn này dường như quyết định kết quả trưng cầu. Ngày 27-4-1969, 53,2% người dân Pháp (tức 11.945.000 người) trả lời “Không” trong cuộc trưng cầu, 46,7% (tức 10512000 người, trả lời “Đồng ý”. Trưa ngày 28-4-1969, Tướng De Gaulle chấm dứt việc thực hiện các quyền hạn Tổng thống và lui về khu nhà riêng ở Boisserie và chỉ ra khỏi nhà khi đi du lịch riêng (sang Ai Len hoặc Tây Ban Nha), không tiếp các chính khách đang tại vị, chỉ tiếp một vài người trung thành đã rời khỏi chính trường, và giam mình trong sự im lặng. Ông đột ngột qua đời ngày 9-11-1970. Trong 10 năm, Tướng De Gaulle đã thiết lập ra một chế độ mà ông đã có đủ thời gian để nhào nặn theo ý muốn của mình. Với ông, cơ quan hành pháp, nằm hoàn toàn trong tay Tổng thống, đã trở thành cơ quan được ưu tiên hơn cả trong các thể chế của Pháp. Có nhiều quyền hơn bất cứ vị Tổng thống nào ở thế giới phương Tây, bổ nhiệm và giải tán Chính phủ và Thủ tướng bất kỳ lúc nào, có thể giải tán Quốc hội, có đặc quyền hỏi ý kiến trực tiếp người dân qua trưng cầu dân ý, ông thực sự là một “nhà quân chủ Cộng hòa” mà Michel Debré mong đợi trong thời kháng chiến, như đã miêu tả trong bài diễn văn của mình ở Bayeux. Tuy nhiên, “tác phẩm hiến pháp” của Tướng De Gaulle cũng có một giới hạn và một điểm yếu. Giới hạn (cũng là cái bảo vệ cho các nguyên tắc dân chủ) là Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, những người đã bầu cho ông. Và sự kiểm tra trách nhiệm này không chỉ diễn ra khi hết nhiệm kỳ 7 năm bằng cuộc tổng tuyển cử. Nó phải được thực hiện định kỳ và trong trường hợp không còn được đa số nhân dân tín nhiệm nữa thì Tổng thống sẽ phải chấp nhận là khế ước ngầm gắn ông với nhân dân đã chấm dứt. Đây là điều mà Charles De Gaulle đã làm vào tháng 4-1969. Điểm yếu là nếu việc thực hiện Hiến pháp mà Tướng De Gaulle áp dụng khẳng định vị trí hàng đầu của Tổng thống trong các thiết chế thì chính bản Hiến pháp này lại không hề đề cập đến điểm này. Hiến pháp vẫn cho rằng Chính phủ quyết định và điều hành chính sách của quốc gia chứ không phải là Tổng thống và Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Vì vậy, rõ ràng là ngày mà Quốc hội có đa số khác với đa số của Tổng thống thì khó tránh khỏi nguy cơ của một cuộc khủng hoảng chế độ. Chính lưỡi gươm Damoclès , từ năm 1958, đã treo lơ lửng trên đầu “tác phẩm hiến pháp” của Tướng De Gaulle. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top