Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86503" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Tư tưởng Quân chủ</p><p></strong></p><p></p><p>Mục tiêu đầu tiên của tân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là “xây dựng lại Nhà nước”, điều mà nhiều người vẫn không tin.</p><p></p><p>Ngay từ ngày 31-5-1958, ông đã họp lãnh đạo các đảng đoàn trong Nghị viện tại Toà nhà Lapérouse (trừ những người Cộng sản vì đã từ chối tới dự) và vạch ra những đường hướng cải cách Hiến pháp của mình trước khi nhậm chức.</p><p></p><p>Ông đặc biệt nhấn mạnh tới sự cần thiết phải bầu ra một Tổng thống theo đa số, không áp dụng hình thức bầu phổ thông đầu phiếu do các đảng phái phản đối kịch liệt.</p><p></p><p>Tuy nhiên, nhậm chức ngày 1-6, ngày hôm sau ông đã nắm toàn bộ quyền lực mà ông có trong suốt 6 tháng, và ngày 3/6, một đạo luật đã giao cho ông nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp - nhưng với một số điều kiện.</p><p></p><p>Điểm chính trong thỏa thuận này là bản Hiến pháp tương lai sẽ phải đảm bảo sự cân bằng về quyền lực, theo đề nghị của De Gaulle, (nghĩa là chấm dứt quyền lực tối cao của Nghị viện), nhưng giữ chế độ đại nghị như đòi hỏi của các lãnh đạo các đảng phái của nền Cộng hòa đệ Tứ, (tức là Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội).</p><p></p><p>Một ủy ban luật gia do Michel Debré đứng đầu chịu trách nhiệm triển khai thỏa thuận này trong mùa hè năm 1958. Dự án tiền khả thi của thỏa thuận sẽ do chính Tướng De Gaulle và hai Quốc vụ khanh từ nền Cộng hòa đệ Tứ là Guy Mollet và Pierre Pflimlin chỉnh sửa, sau đó được trình lên Hội đồng Tư vấn Hiến pháp mà Paul Reynaud làm Chủ tịch và gồm các thành viên của Quốc hội của nền Cộng hòa đệ Tứ.</p><p></p><p>Về vấn đề cân bằng quyền lực, chủ yếu các quan điểm của Tướng De Gaulle được thể hiện trong bài diễn văn ở Bayeux đã thắng thế. Tuy nhiên, sự trợ giúp của Michel Debré tỏ ra hết sức quan trọng. Vả lại, một tài liệu của ông trong thời kháng chiến đã làm sáng tỏ những quan điểm hiến pháp của De Gaulle.</p><p></p><p>Tháng 1-1944, các luật gia thời Kháng chiến, tập hợp trong Ủy ban nghiên cứu chung, chuẩn bị các thiết chế cho nền Cộng hòa tương lai. Trong số nhiều dự án khác nhau mà họ xem xét, có một dự án của Jacquier và Bruère, bút danh của Michel Debré và Emmanuel Monick. Với mong muốn “thiết lập một nền dân chủ cường tráng, có khả năng trao lại cho nhân dân Pháp ý nghĩa về trách nhiệm của mình”, bản dự án này đã khẳng định: chính sự thiếu vắng một người đứng đầu nhà nước theo đúng nghĩa đã gây ra những nỗi đau cho nước Pháp năm 1940.</p><p></p><p>Do thiếu một ông hoàng kế nhiệm vừa ý mình nên họ chủ trương bầu ra một “ông hoàng Cộng hòa” với nhiệm kỳ 12 năm (bằng với thời gian trung bình tại vị của các đức vua kiểu cha truyền con nối). Người này phải nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri “gồm các Nghị sĩ, các đại diện nghiệp đoàn, đại diện các đại hội đồng, hội đồng địa phương, có thể cả đại diện của trường đại học và của toà án”.</p><p></p><p>Người này sẽ có trách nhiệm điều hành Chính phủ trong khi Nghị viện bị giới hạn ở vai trò lập pháp và ngân sách. Người ta thấy đây là tư tưởng của một chế độ quân chủ tạm thời, chủ yếu dựa trên sự ủng hộ của các đảng phái hoặc các chuyên gia mang tính đại diện nhất của tổ quốc. Được sửa đổi theo mong muốn của các đảng phái tham gia soạn thảo, Hiến pháp năm 1958 có lẽ đã chịu ảnh hưởng của các đề xuất này.</p><p></p><p>Người đứng đầu nhà nước được chỉ định, nhưng không phải với nhiệm kỳ 12 năm, mà chỉ 7 năm có quyền tái cử như dưới nền Cộng hòa đệ Tam và đệ Tứ. Đoàn cử tri rộng hơn so với nền Cộng hòa đệ Tam, nhưng khía cạnh nghiệp đoàn trong dự án của Pacquier - Bruère đã bị hủy: đoàn cử tri chỉ gồm các đại biểu dân cử, các Nghị sĩ, thành viên các đại hội đồng và thành viên các hội đồng ở lãnh thổ hải ngoại, đại biểu các hội đồng địa phương với số lượng không giống nhau tuỳ theo số dân từng xã.</p><p></p><p>Khoảng 80.000 người đã tham gia cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa đệ Ngũ vào tháng 12-1958. Cần phải thấy rằng sự lựa chọn của các đại cử tri, dù đã được mở rộng, vẫn biến Tổng thống thành người được những người có địa vị bầu ra, giống như thời nền Cộng hòa đệ Tam và đệ Tứ (và có thể còn hơn thế vì các vùng nông thôn chiếm ưu thế về số lượng trong đoàn cử tri).</p><p></p><p>Các quyền của Tổng thống cũng được tăng lên đáng kể. Đó là quyền bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng, không cần Quốc hội phê chuẩn. Đây là bước đầu tiên và quan trọng của quá trình phát triển, biến Thủ tướng thành người được Tổng thống bổ nhiệm, chứ không phải do Nghị viện bầu như dưới hai nền Cộng hòa trước; nhờ đó, cơ quan hành pháp thoát một phần khỏi áp lực của cơ quan lập pháp.</p><p></p><p>Trong những điều kiện này, không có gì ngạc nhiên khi một số văn bản của cơ quan lập pháp có hiệu lực mà không cần được Thủ tướng ký. Nhưng đặc biệt, ngoài những quyền mà những người tiền nhiệm cũng có, (ví dụ như quyền yêu cầu thảo luận lại các luật) Tổng thống mới còn được tăng thêm một số quyền. Trước tiên, đó là quyền giải tán Quốc hội (điều 12 của Hiến pháp) mà không phải chịu bất kỳ hạn chế nào từng được áp dụng để giới hạn việc sử dụng quyền này dưới nền Cộng hòa đệ Tam và đệ Tứ.</p><p></p><p>Tiếp theo, đó là khả năng yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý một số dự án luật, theo đề nghị của chính phủ, đây chính là phương tiện để Tổng thống bày tỏ trực tiếp kêu gọi cả nước (điều 11). Cuối cùng, (điều 16), là có những quyền đặc biệt “khi các thiết chế của nền Cộng hòa, sự độc lập của Tổ quốc, sự toàn vẹn của lãnh thổ hoặc việc thực thi các cam kết quốc tế bị đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp, và khi hoạt động bình thường của các cơ quan công quyền Hiến định bị ngắt quãng”.</p><p></p><p>Tăng quyền hành pháp cho người đứng đầu Nhà nước đồng nghĩa với việc hạn chế quyền của Nghị viện. Trên thực tế, mặc dù về lý thuyết vẫn theo chế độ đại nghị, nhưng một loạt các biện pháp cẩn trọng nhằm ngăn chặn sự quay trở lại thể chế Quốc hội tối cao, và nguy cơ bị giải tán đè nặng trên đầu Quốc hội nếu cơ quan này định bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Như vậy, các đặc quyền của Nghị viện chỉ còn là bỏ phiếu thông qua luật và ngân sách dưới sự kiểm soát của Chính phủ.</p><p></p><p>Từ khi Hiến pháp năm 1958 có hiệu lực, những điều khoản mới này đã biến Tổng thống thành bộ phận chủ đạo trong hệ thống Hiến pháp của Pháp. Nhưng vị trí của Tổng thống trong các thiết chế còn rõ ràng hơn nữa qua những hành động vượt Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86503, member: 17223"] [B] [CENTER]Tư tưởng Quân chủ[/CENTER] [/B] Mục tiêu đầu tiên của tân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là “xây dựng lại Nhà nước”, điều mà nhiều người vẫn không tin. Ngay từ ngày 31-5-1958, ông đã họp lãnh đạo các đảng đoàn trong Nghị viện tại Toà nhà Lapérouse (trừ những người Cộng sản vì đã từ chối tới dự) và vạch ra những đường hướng cải cách Hiến pháp của mình trước khi nhậm chức. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới sự cần thiết phải bầu ra một Tổng thống theo đa số, không áp dụng hình thức bầu phổ thông đầu phiếu do các đảng phái phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, nhậm chức ngày 1-6, ngày hôm sau ông đã nắm toàn bộ quyền lực mà ông có trong suốt 6 tháng, và ngày 3/6, một đạo luật đã giao cho ông nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp - nhưng với một số điều kiện. Điểm chính trong thỏa thuận này là bản Hiến pháp tương lai sẽ phải đảm bảo sự cân bằng về quyền lực, theo đề nghị của De Gaulle, (nghĩa là chấm dứt quyền lực tối cao của Nghị viện), nhưng giữ chế độ đại nghị như đòi hỏi của các lãnh đạo các đảng phái của nền Cộng hòa đệ Tứ, (tức là Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội). Một ủy ban luật gia do Michel Debré đứng đầu chịu trách nhiệm triển khai thỏa thuận này trong mùa hè năm 1958. Dự án tiền khả thi của thỏa thuận sẽ do chính Tướng De Gaulle và hai Quốc vụ khanh từ nền Cộng hòa đệ Tứ là Guy Mollet và Pierre Pflimlin chỉnh sửa, sau đó được trình lên Hội đồng Tư vấn Hiến pháp mà Paul Reynaud làm Chủ tịch và gồm các thành viên của Quốc hội của nền Cộng hòa đệ Tứ. Về vấn đề cân bằng quyền lực, chủ yếu các quan điểm của Tướng De Gaulle được thể hiện trong bài diễn văn ở Bayeux đã thắng thế. Tuy nhiên, sự trợ giúp của Michel Debré tỏ ra hết sức quan trọng. Vả lại, một tài liệu của ông trong thời kháng chiến đã làm sáng tỏ những quan điểm hiến pháp của De Gaulle. Tháng 1-1944, các luật gia thời Kháng chiến, tập hợp trong Ủy ban nghiên cứu chung, chuẩn bị các thiết chế cho nền Cộng hòa tương lai. Trong số nhiều dự án khác nhau mà họ xem xét, có một dự án của Jacquier và Bruère, bút danh của Michel Debré và Emmanuel Monick. Với mong muốn “thiết lập một nền dân chủ cường tráng, có khả năng trao lại cho nhân dân Pháp ý nghĩa về trách nhiệm của mình”, bản dự án này đã khẳng định: chính sự thiếu vắng một người đứng đầu nhà nước theo đúng nghĩa đã gây ra những nỗi đau cho nước Pháp năm 1940. Do thiếu một ông hoàng kế nhiệm vừa ý mình nên họ chủ trương bầu ra một “ông hoàng Cộng hòa” với nhiệm kỳ 12 năm (bằng với thời gian trung bình tại vị của các đức vua kiểu cha truyền con nối). Người này phải nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri “gồm các Nghị sĩ, các đại diện nghiệp đoàn, đại diện các đại hội đồng, hội đồng địa phương, có thể cả đại diện của trường đại học và của toà án”. Người này sẽ có trách nhiệm điều hành Chính phủ trong khi Nghị viện bị giới hạn ở vai trò lập pháp và ngân sách. Người ta thấy đây là tư tưởng của một chế độ quân chủ tạm thời, chủ yếu dựa trên sự ủng hộ của các đảng phái hoặc các chuyên gia mang tính đại diện nhất của tổ quốc. Được sửa đổi theo mong muốn của các đảng phái tham gia soạn thảo, Hiến pháp năm 1958 có lẽ đã chịu ảnh hưởng của các đề xuất này. Người đứng đầu nhà nước được chỉ định, nhưng không phải với nhiệm kỳ 12 năm, mà chỉ 7 năm có quyền tái cử như dưới nền Cộng hòa đệ Tam và đệ Tứ. Đoàn cử tri rộng hơn so với nền Cộng hòa đệ Tam, nhưng khía cạnh nghiệp đoàn trong dự án của Pacquier - Bruère đã bị hủy: đoàn cử tri chỉ gồm các đại biểu dân cử, các Nghị sĩ, thành viên các đại hội đồng và thành viên các hội đồng ở lãnh thổ hải ngoại, đại biểu các hội đồng địa phương với số lượng không giống nhau tuỳ theo số dân từng xã. Khoảng 80.000 người đã tham gia cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa đệ Ngũ vào tháng 12-1958. Cần phải thấy rằng sự lựa chọn của các đại cử tri, dù đã được mở rộng, vẫn biến Tổng thống thành người được những người có địa vị bầu ra, giống như thời nền Cộng hòa đệ Tam và đệ Tứ (và có thể còn hơn thế vì các vùng nông thôn chiếm ưu thế về số lượng trong đoàn cử tri). Các quyền của Tổng thống cũng được tăng lên đáng kể. Đó là quyền bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng, không cần Quốc hội phê chuẩn. Đây là bước đầu tiên và quan trọng của quá trình phát triển, biến Thủ tướng thành người được Tổng thống bổ nhiệm, chứ không phải do Nghị viện bầu như dưới hai nền Cộng hòa trước; nhờ đó, cơ quan hành pháp thoát một phần khỏi áp lực của cơ quan lập pháp. Trong những điều kiện này, không có gì ngạc nhiên khi một số văn bản của cơ quan lập pháp có hiệu lực mà không cần được Thủ tướng ký. Nhưng đặc biệt, ngoài những quyền mà những người tiền nhiệm cũng có, (ví dụ như quyền yêu cầu thảo luận lại các luật) Tổng thống mới còn được tăng thêm một số quyền. Trước tiên, đó là quyền giải tán Quốc hội (điều 12 của Hiến pháp) mà không phải chịu bất kỳ hạn chế nào từng được áp dụng để giới hạn việc sử dụng quyền này dưới nền Cộng hòa đệ Tam và đệ Tứ. Tiếp theo, đó là khả năng yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý một số dự án luật, theo đề nghị của chính phủ, đây chính là phương tiện để Tổng thống bày tỏ trực tiếp kêu gọi cả nước (điều 11). Cuối cùng, (điều 16), là có những quyền đặc biệt “khi các thiết chế của nền Cộng hòa, sự độc lập của Tổ quốc, sự toàn vẹn của lãnh thổ hoặc việc thực thi các cam kết quốc tế bị đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp, và khi hoạt động bình thường của các cơ quan công quyền Hiến định bị ngắt quãng”. Tăng quyền hành pháp cho người đứng đầu Nhà nước đồng nghĩa với việc hạn chế quyền của Nghị viện. Trên thực tế, mặc dù về lý thuyết vẫn theo chế độ đại nghị, nhưng một loạt các biện pháp cẩn trọng nhằm ngăn chặn sự quay trở lại thể chế Quốc hội tối cao, và nguy cơ bị giải tán đè nặng trên đầu Quốc hội nếu cơ quan này định bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Như vậy, các đặc quyền của Nghị viện chỉ còn là bỏ phiếu thông qua luật và ngân sách dưới sự kiểm soát của Chính phủ. Từ khi Hiến pháp năm 1958 có hiệu lực, những điều khoản mới này đã biến Tổng thống thành bộ phận chủ đạo trong hệ thống Hiến pháp của Pháp. Nhưng vị trí của Tổng thống trong các thiết chế còn rõ ràng hơn nữa qua những hành động vượt Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top