Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86501" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Lãnh đạo Kháng chiến và Chính phủ lâm thời</p><p></strong></p><p></p><p>Ngày 5-6, bất chấp sự phản đối của Bộ tham mưu, Paul Reynaud đã cải tổ nội các, cách chức Bộ trưởng Chiến tranh Édouard Daladier, người giành được niềm tin của giới chức quân sự.</p><p></p><p>Đích thân ông đã tập trung mọi sức mạnh về quốc phòng và chỉ định Tướng De Gaulle làm Thứ trưởng Chiến tranh. De Gaulle sau đó đã chứng tỏ là người ủng hộ mạnh mẽ nhất chính sách theo đuổi chiến tranh đến cùng do Thủ tướng đề xuất.</p><p></p><p>Chính vì thế ông đã trở thành người đại diện cho Paul Reynaud ở London bên cạnh Winston Churchill và vào lúc các lãnh đạo quân sự chủ trương đình chiến, ông đã moi được của Churchill bản Dự án liên minh Anh - Pháp và ngăn cản dự định đình chiến. Ông trở lại Pháp với niềm tin là đã thành công trong việc duy trì tình trạng chiến tranh ở Pháp.</p><p></p><p>Ngày 16-6, khi vừa cập bến, ông hay tin Paul Reynaud từ chức, Pétain thành lập nội các mới và tuyên bố đình chiến. Ông liền trở lại London và Churchill cho phép ông sử dụng đài BBC để đáp lại diễn văn của Thống chế Pétain đọc ngày 18/6 tuyên bố đình chiến (“Hôm nay, tôi rất đau lòng phải nói với các bạn rằng cần phải chấm dứt chiến tranh”). Cùng ngày, ông đã đưa ra lời kêu gọi kháng chiến: “Các lãnh đạo suốt nhiều năm nay đứng đầu các lực lượng quân đội Pháp đã thành lập một Chính phủ. Chính phủ này mượn cớ quân đội Pháp thất bại đã liên kết với kẻ thù để dừng cuộc chiến này [...].</p><p></p><p>Nhưng phải chăng lời cuối cùng đã được nói ra ? Phải chăng chúng ta đã chính thức thất bại? Không [...] Nước Pháp không đơn độc! [...] Cuộc chiến này không thể được giải quyết ở chiến trường Pháp. Đây là một cuộc chiến tranh thế giới [...] Tôi, Tướng De Gaulle, hiện đang ở London, kêu gọi các sĩ quan và binh lính Pháp đang sống trên lãnh thổ Anh [...], các kĩ sư và công nhân lành nghề trong các nhà máy sản xuất vũ khí [...] hãy hợp tác với tôi. Dù chuyện gì xảy đến đi nữa, ngọn lửa kháng chiến Pháp cũng không thể bị dập tắt và sẽ không bao giờ tắt [...]”.</p><p></p><p>Kể từ đó, hoàn cảnh đã biến một người bất khuất thành một người lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận cách mà một nhóm nhỏ ban đầu chỉ là tổ chức Nước Pháp Tự do (France Libre) đã tôn mình thành một lãnh đạo Chính phủ lâm thời của nước Pháp giải phóng và không biết thối chí.</p><p></p><p>Tại London, tháng 6-1940, đúng là Tướng De Gaulle đã có thể tin vào sự ủng hộ của Churchill, nhưng chủ yếu là để tuyên truyền chống đình chiến trên đài phát thanh London. Song ông cũng đã tập hợp được một nhóm nhỏ những người tình nguyện sau này trở thành nòng cốt của Lực lượng quân đội Pháp Tự do, và đã giành được vùng đất cơ bản nhờ liên kết với các thuộc địa của AEF.</p><p></p><p>Nhưng ông phải chú ý đến sự phản đối của Mỹ dưới thời Tổng thống Roosevelt vốn coi ông là một người đầy tham vọng nên không chịu chấp nhận ông là một Thủ tướng Pháp tị nạn, và tính đến sự phản đối, dù có nhẹ hơn, của người Anh, vốn không muốn phá vỡ đoàn kết với Mỹ.</p><p></p><p>Phản đối kép này ngày càng trở nên mạnh hơn khi Tướng De Gaulle quyết không nhân nhượng để chủ quyền của Pháp ở các vùng thuộc địa bị xem xét lại, đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng trầm trọng cuối năm 1942. Mỹ giải phóng Bắc Phi và đưa các lãnh đạo mà họ cho là tiêu biểu hơn và mềm dẻo hơn De Gaulle lên nắm quyền. Đầu tiên là Đô đốc Darlan , một người bỏ hàng ngũ để đi theo Vichy.</p><p></p><p>Rồi sau khi Chính phủ ở Vichi sụp đổ tháng 12-1942, là Tướng Giraud, cũng là một người rất gần gũi với chế độ của Thống chế Pétain. Để minh chứng cho sự tiêu biểu của mình, Tướng De Gaulle đã thúc đẩy các cuộc đàm phán với các phong trào Kháng chiến trong nước được khởi động bấy lâu với hi vọng họ thừa nhận quyền lực của ông.</p><p></p><p>Nhưng các phong trào này chỉ chấp nhận liên kết nếu đổi lại là các đảm bảo về chính trị mà Christian Pineau đến London tìm kiếm vào tháng 3-1942. Vì thế Tướng De Gaulle đã chấp nhận một chương trình dân chủ hàm chứa các quan tâm xã hội và hứa ngay sau ngày Giải phóng “sẽ trao lại tiếng nói cho nhân dân”.</p><p></p><p>Thế là Hội đồng Quốc gia Kháng chiến được thành lập với các đại diện của phong trào kháng chiến lớn và các đảng phái chính trị chủ chốt. Ngay trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng này đã yêu cầu hình thành một chính phủ lâm thời do Tướng De Gaulle đứng đầu. De Gaulle đã đến Alger và lập Ủy ban Giải phóng Quốc gia Pháp (CFLN) mà ông và Tướng Giraud là đồng Chủ tịch. Dần dần, Tướng Giraud cũng bị loại. Ngay trước khi quân đồng minh đổ bộ, De Gaulle, lúc đó là Chủ tịch duy nhất, đã biến CFLN thành Chính phủ lâm thời.</p><p></p><p>Bất chấp sự phản đối của quân đồng minh vì muốn một chế độ chiếm đóng quân sự trong thời gian chờ bầu cử tự do, Chính phủ Lâm thời được nhân dân ủng hộ đã nắm tình hình ngay khi quân đồng minh đổ bộ và lôi kéo được sự gia nhập của các phong trào kháng chiến khác và các chính quyền địa phương được hình thành sau ngày Giải phóng.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86501, member: 17223"] [B] [CENTER]Lãnh đạo Kháng chiến và Chính phủ lâm thời[/CENTER] [/B] Ngày 5-6, bất chấp sự phản đối của Bộ tham mưu, Paul Reynaud đã cải tổ nội các, cách chức Bộ trưởng Chiến tranh Édouard Daladier, người giành được niềm tin của giới chức quân sự. Đích thân ông đã tập trung mọi sức mạnh về quốc phòng và chỉ định Tướng De Gaulle làm Thứ trưởng Chiến tranh. De Gaulle sau đó đã chứng tỏ là người ủng hộ mạnh mẽ nhất chính sách theo đuổi chiến tranh đến cùng do Thủ tướng đề xuất. Chính vì thế ông đã trở thành người đại diện cho Paul Reynaud ở London bên cạnh Winston Churchill và vào lúc các lãnh đạo quân sự chủ trương đình chiến, ông đã moi được của Churchill bản Dự án liên minh Anh - Pháp và ngăn cản dự định đình chiến. Ông trở lại Pháp với niềm tin là đã thành công trong việc duy trì tình trạng chiến tranh ở Pháp. Ngày 16-6, khi vừa cập bến, ông hay tin Paul Reynaud từ chức, Pétain thành lập nội các mới và tuyên bố đình chiến. Ông liền trở lại London và Churchill cho phép ông sử dụng đài BBC để đáp lại diễn văn của Thống chế Pétain đọc ngày 18/6 tuyên bố đình chiến (“Hôm nay, tôi rất đau lòng phải nói với các bạn rằng cần phải chấm dứt chiến tranh”). Cùng ngày, ông đã đưa ra lời kêu gọi kháng chiến: “Các lãnh đạo suốt nhiều năm nay đứng đầu các lực lượng quân đội Pháp đã thành lập một Chính phủ. Chính phủ này mượn cớ quân đội Pháp thất bại đã liên kết với kẻ thù để dừng cuộc chiến này [...]. Nhưng phải chăng lời cuối cùng đã được nói ra ? Phải chăng chúng ta đã chính thức thất bại? Không [...] Nước Pháp không đơn độc! [...] Cuộc chiến này không thể được giải quyết ở chiến trường Pháp. Đây là một cuộc chiến tranh thế giới [...] Tôi, Tướng De Gaulle, hiện đang ở London, kêu gọi các sĩ quan và binh lính Pháp đang sống trên lãnh thổ Anh [...], các kĩ sư và công nhân lành nghề trong các nhà máy sản xuất vũ khí [...] hãy hợp tác với tôi. Dù chuyện gì xảy đến đi nữa, ngọn lửa kháng chiến Pháp cũng không thể bị dập tắt và sẽ không bao giờ tắt [...]”. Kể từ đó, hoàn cảnh đã biến một người bất khuất thành một người lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận cách mà một nhóm nhỏ ban đầu chỉ là tổ chức Nước Pháp Tự do (France Libre) đã tôn mình thành một lãnh đạo Chính phủ lâm thời của nước Pháp giải phóng và không biết thối chí. Tại London, tháng 6-1940, đúng là Tướng De Gaulle đã có thể tin vào sự ủng hộ của Churchill, nhưng chủ yếu là để tuyên truyền chống đình chiến trên đài phát thanh London. Song ông cũng đã tập hợp được một nhóm nhỏ những người tình nguyện sau này trở thành nòng cốt của Lực lượng quân đội Pháp Tự do, và đã giành được vùng đất cơ bản nhờ liên kết với các thuộc địa của AEF. Nhưng ông phải chú ý đến sự phản đối của Mỹ dưới thời Tổng thống Roosevelt vốn coi ông là một người đầy tham vọng nên không chịu chấp nhận ông là một Thủ tướng Pháp tị nạn, và tính đến sự phản đối, dù có nhẹ hơn, của người Anh, vốn không muốn phá vỡ đoàn kết với Mỹ. Phản đối kép này ngày càng trở nên mạnh hơn khi Tướng De Gaulle quyết không nhân nhượng để chủ quyền của Pháp ở các vùng thuộc địa bị xem xét lại, đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng trầm trọng cuối năm 1942. Mỹ giải phóng Bắc Phi và đưa các lãnh đạo mà họ cho là tiêu biểu hơn và mềm dẻo hơn De Gaulle lên nắm quyền. Đầu tiên là Đô đốc Darlan , một người bỏ hàng ngũ để đi theo Vichy. Rồi sau khi Chính phủ ở Vichi sụp đổ tháng 12-1942, là Tướng Giraud, cũng là một người rất gần gũi với chế độ của Thống chế Pétain. Để minh chứng cho sự tiêu biểu của mình, Tướng De Gaulle đã thúc đẩy các cuộc đàm phán với các phong trào Kháng chiến trong nước được khởi động bấy lâu với hi vọng họ thừa nhận quyền lực của ông. Nhưng các phong trào này chỉ chấp nhận liên kết nếu đổi lại là các đảm bảo về chính trị mà Christian Pineau đến London tìm kiếm vào tháng 3-1942. Vì thế Tướng De Gaulle đã chấp nhận một chương trình dân chủ hàm chứa các quan tâm xã hội và hứa ngay sau ngày Giải phóng “sẽ trao lại tiếng nói cho nhân dân”. Thế là Hội đồng Quốc gia Kháng chiến được thành lập với các đại diện của phong trào kháng chiến lớn và các đảng phái chính trị chủ chốt. Ngay trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng này đã yêu cầu hình thành một chính phủ lâm thời do Tướng De Gaulle đứng đầu. De Gaulle đã đến Alger và lập Ủy ban Giải phóng Quốc gia Pháp (CFLN) mà ông và Tướng Giraud là đồng Chủ tịch. Dần dần, Tướng Giraud cũng bị loại. Ngay trước khi quân đồng minh đổ bộ, De Gaulle, lúc đó là Chủ tịch duy nhất, đã biến CFLN thành Chính phủ lâm thời. Bất chấp sự phản đối của quân đồng minh vì muốn một chế độ chiếm đóng quân sự trong thời gian chờ bầu cử tự do, Chính phủ Lâm thời được nhân dân ủng hộ đã nắm tình hình ngay khi quân đồng minh đổ bộ và lôi kéo được sự gia nhập của các phong trào kháng chiến khác và các chính quyền địa phương được hình thành sau ngày Giải phóng. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top