Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86500" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Charles De Gaulle, khẳng định vai trò tổng thống</p><p></strong></p><p></p><p>Người mà các sự kiện tháng 5-1958 đã đưa lên nắm quyền, người mà các “cuộc trưng cầu dân ý” với đa số tuyệt đối đã khẳng định 10 năm cầm quyền, ông là ai?</p><p></p><p>Đối với đa số dân chúng Pháp, trước hết, đó là người đã biết hội tụ xung quanh mình sự thống nhất dân tộc trong thời kỳ kháng chiến, người được hi vọng là khi lên nắm quyền sẽ cứu cuộc kháng chiến này thoát khỏi nguy cơ trở thành một cuộc nội chiến.</p><p></p><p>Các chính trị gia cánh hữu, những người có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc đảo chính của người Algérie , đã chấp nhận việc ông lãnh đạo nước Pháp bởi họ nghĩ rằng uy tín của ông có thể giúp duy trì chủ quyền của Pháp tại Algérie, chính sách mà họ trông chờ ở người từng sáng lập ra Đảng RPF năm 1947, đảng theo trường phái dân tộc nhất trong số các đảng phái ở Pháp.</p><p></p><p>Cánh tả cũng chấp nhận ông, trừ những người Cộng sản và Xã hội cánh tả, những người vẫn mãi kịch liệt chống đối ông. Trừ những ngoại lệ hiếm hoi này, cánh tả và trung đều nhớ rằng năm 1945, ông không định áp đặt chế độ độc tài và vào thời đó, ông thậm chí còn thể hiện những mối quan tâm xã hội.</p><p></p><p>Các đảng phái này mong chờ ông sẽ xây dựng một hàng rào chống lại các nguy cơ lật đổ của phe cực tả ở Alger. Vì không hiểu sâu sắc thế nào là Tướng De Gaulle vào năm 1958, nên người ta dựa vào thời quá khứ của ông, một quá khứ thực sự khác thường.</p><p></p><p>Một sĩ quan có những suy nghĩ phản nghịch</p><p></p><p>Charles De Gaulle sinh ra là để cho sự kiện ngày 18-6-1940. Sinh ra tại Lille năm 1890, ông là học trò của trường Saint-Cyr, là một chiến binh dũng cảm và thiếu may mắn (đã bị thương và bị cầm tù) trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau đó tiến vào hàng ngũ thân cận của Thống chế Pétain và có lúc đã trở thành người được Thống chế che chở, ông có một sự nghiệp quân sự rất cổ điển.</p><p></p><p>Mãi đến năm 1932, con người ông mới tạo được một diện mạo mới, khi ông bắt đầu trở thành người chỉ trích gay gắt và cay độc các học thuyết quân sự đương thời, một “người bất khuất” theo cách nói khéo léo của Jean Lacouture, một trong số những người viết tiểu sử của ông.</p><p></p><p>Sự bất khuất này trước tiên thể hiện ở mức độ của những quan niệm chiến lược. Trong khi phần lớn các lãnh đạo quân sự lớn, như Thống chế Pétain chẳng hạn, vẫn còn rút ra các bài học từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và do đó, vẫn có chủ trương đề cao phòng ngự hơn là tấn công, thì De Gaulle đã bình thản khẳng định đây là những quan niệm lạc hậu.</p><p></p><p>Ông mô tả tương lai trong hai cuốn sách ông xuất bản năm 1930 và 1934, Lưỡi kiếm và Hướng tới quân đội chuyên nghiệp. Trong các tác phẩm này, ông đã phác họa quân đội của chiến tranh trong tương lai, chủ yếu gồm các trang thiết bị tự động hoá, trước tiên là xe tăng và sau đó là máy bay. “Đội tinh nhuệ” này sẽ buộc phải do những người lính chuyên nghiệp điều khiển.</p><p></p><p>Đặc biệt, đây chính là điểm khiến khái niệm này mang tính cách mạng, đó là xe tăng và máy bay sẽ phải tạo thành các đơn vị độc lập có khả năng thực hiện các cuộc đột phá phòng tuyến đối phương, các đơn vị truyền thống tràn vào các lỗ hổng do xe tăng và máy bay tạo ra, sau đó sẽ có nhiệm vụ mở rộng và bố trí lại. Tại Pháp, các quan niệm này đã không hề được chấp nhận.</p><p></p><p>Đại tá De Gaulle đã thu hút được một số chính trị gia bị cô lập như Paul Reynaud và một số Nghị sĩ cánh tả, nhưng các lãnh đạo trong Bộ tham mưu lại coi đó là những điều vớ vẩn và các đời Bộ trưởng Chiến tranh nối tiếp nhau không chịu chú ý đến các quan điểm đó. Tuy nhiên, vào tháng 3-1940, sự sụp đổ của nội các Daladier đã biến Paul Reynaud thành người đứng đầu chính phủ. Đại tá De Gaulle, người không được giữ trọng trách vì các quan chức quân đội phản đối, nay đã trở thành Cố vấn quân sự của Chủ tịch Hội đồng.</p><p></p><p>Nhưng đã muộn, ngày 10-5-1940, Đức bắt đầu tấn công vào phía Tây và 10 ngày sau đó, nước Pháp tỏ ra tuyệt vọng và đầu hàng. Thời của Charles De Gaulle đã đến.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86500, member: 17223"] [B] [CENTER]Charles De Gaulle, khẳng định vai trò tổng thống[/CENTER] [/B] Người mà các sự kiện tháng 5-1958 đã đưa lên nắm quyền, người mà các “cuộc trưng cầu dân ý” với đa số tuyệt đối đã khẳng định 10 năm cầm quyền, ông là ai? Đối với đa số dân chúng Pháp, trước hết, đó là người đã biết hội tụ xung quanh mình sự thống nhất dân tộc trong thời kỳ kháng chiến, người được hi vọng là khi lên nắm quyền sẽ cứu cuộc kháng chiến này thoát khỏi nguy cơ trở thành một cuộc nội chiến. Các chính trị gia cánh hữu, những người có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc đảo chính của người Algérie , đã chấp nhận việc ông lãnh đạo nước Pháp bởi họ nghĩ rằng uy tín của ông có thể giúp duy trì chủ quyền của Pháp tại Algérie, chính sách mà họ trông chờ ở người từng sáng lập ra Đảng RPF năm 1947, đảng theo trường phái dân tộc nhất trong số các đảng phái ở Pháp. Cánh tả cũng chấp nhận ông, trừ những người Cộng sản và Xã hội cánh tả, những người vẫn mãi kịch liệt chống đối ông. Trừ những ngoại lệ hiếm hoi này, cánh tả và trung đều nhớ rằng năm 1945, ông không định áp đặt chế độ độc tài và vào thời đó, ông thậm chí còn thể hiện những mối quan tâm xã hội. Các đảng phái này mong chờ ông sẽ xây dựng một hàng rào chống lại các nguy cơ lật đổ của phe cực tả ở Alger. Vì không hiểu sâu sắc thế nào là Tướng De Gaulle vào năm 1958, nên người ta dựa vào thời quá khứ của ông, một quá khứ thực sự khác thường. Một sĩ quan có những suy nghĩ phản nghịch Charles De Gaulle sinh ra là để cho sự kiện ngày 18-6-1940. Sinh ra tại Lille năm 1890, ông là học trò của trường Saint-Cyr, là một chiến binh dũng cảm và thiếu may mắn (đã bị thương và bị cầm tù) trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau đó tiến vào hàng ngũ thân cận của Thống chế Pétain và có lúc đã trở thành người được Thống chế che chở, ông có một sự nghiệp quân sự rất cổ điển. Mãi đến năm 1932, con người ông mới tạo được một diện mạo mới, khi ông bắt đầu trở thành người chỉ trích gay gắt và cay độc các học thuyết quân sự đương thời, một “người bất khuất” theo cách nói khéo léo của Jean Lacouture, một trong số những người viết tiểu sử của ông. Sự bất khuất này trước tiên thể hiện ở mức độ của những quan niệm chiến lược. Trong khi phần lớn các lãnh đạo quân sự lớn, như Thống chế Pétain chẳng hạn, vẫn còn rút ra các bài học từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và do đó, vẫn có chủ trương đề cao phòng ngự hơn là tấn công, thì De Gaulle đã bình thản khẳng định đây là những quan niệm lạc hậu. Ông mô tả tương lai trong hai cuốn sách ông xuất bản năm 1930 và 1934, Lưỡi kiếm và Hướng tới quân đội chuyên nghiệp. Trong các tác phẩm này, ông đã phác họa quân đội của chiến tranh trong tương lai, chủ yếu gồm các trang thiết bị tự động hoá, trước tiên là xe tăng và sau đó là máy bay. “Đội tinh nhuệ” này sẽ buộc phải do những người lính chuyên nghiệp điều khiển. Đặc biệt, đây chính là điểm khiến khái niệm này mang tính cách mạng, đó là xe tăng và máy bay sẽ phải tạo thành các đơn vị độc lập có khả năng thực hiện các cuộc đột phá phòng tuyến đối phương, các đơn vị truyền thống tràn vào các lỗ hổng do xe tăng và máy bay tạo ra, sau đó sẽ có nhiệm vụ mở rộng và bố trí lại. Tại Pháp, các quan niệm này đã không hề được chấp nhận. Đại tá De Gaulle đã thu hút được một số chính trị gia bị cô lập như Paul Reynaud và một số Nghị sĩ cánh tả, nhưng các lãnh đạo trong Bộ tham mưu lại coi đó là những điều vớ vẩn và các đời Bộ trưởng Chiến tranh nối tiếp nhau không chịu chú ý đến các quan điểm đó. Tuy nhiên, vào tháng 3-1940, sự sụp đổ của nội các Daladier đã biến Paul Reynaud thành người đứng đầu chính phủ. Đại tá De Gaulle, người không được giữ trọng trách vì các quan chức quân đội phản đối, nay đã trở thành Cố vấn quân sự của Chủ tịch Hội đồng. Nhưng đã muộn, ngày 10-5-1940, Đức bắt đầu tấn công vào phía Tây và 10 ngày sau đó, nước Pháp tỏ ra tuyệt vọng và đầu hàng. Thời của Charles De Gaulle đã đến. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top