Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86494" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Uy tín bị giảm sút trong các cuộc khủng hoảng nội các</p><p></strong></p><p></p><p>Chỉ cần quan sát những sự lựa chọn của Tổng thống người ta cũng thấy rằng, khi trở thành nguyên thủ quốc gia, Vincent Auriol có vẻ ít mong muốn tạo cho Lực lượng thứ ba một màu sắc quá nổi bật.</p><p></p><p>Thật vậy, người ta nhận thấy rằng sau Paul Ramadier, Tổng thống thường mời vào chính quyền những nhân vật ôn hòa nhất.</p><p></p><p>Đứng đầu chính phủ là những người thuộc Đảng MRP (Robert Schuman hoặc Georges Bidault ), Đảng UDSR (René Pleven ) hoặc Đảng Cấp tiến (André Marie).</p><p></p><p>Nhưng nhân vật tiêu biểu nhất cho thời kì này không thể là ai khác ngoài Henri Queuille, một trong những người ôn hòa nhất trong số các Nghị sĩ Đảng Cấp tiến, người lấy “chủ nghĩa bất động” làm học thuyết thực sự của chính phủ. Xuất phát từ cánh tả, nền Cộng hòa đệ Tứ rõ ràng đã ngả sang cánh hữu và hoạt động cá nhân của Tổng thống dường như đóng vai trò trong quá trình thay đổi này.</p><p></p><p>Với thắng lợi của các đảng cánh hữu (Độc lập, MRP, RPF), cuộc bầu cử lập pháp năm 1951 đã nhấn mạnh thêm thay đổi này. Bỏ phiếu đạo luật về trợ giúp giáo dục tư thục thông qua chương trình trợ cấp học phí cho tất cả các học sinh, chính sách cứng rắn đối với phong trào dân tộc tại hai xứ bảo hộ ở Bắc Phi, những khó khăn ngày càng lớn ở Đông Dương, đó là những vấn đề tạo nên bối cảnh chính trị mới.</p><p></p><p>Ngoài ra còn nhiều vấn đề mới nảy sinh: lạm phát tăng mạnh, và nhất là sự chia rẽ của các chính khách và các đảng phái dẫn đến tình trạng gần như không thể thành lập được chính phủ. Lực lượng thứ ba bị sa lầy vì mâu thuẫn căn bản giữa một bên là Đảng Xã hội ủng hộ chính sách tăng sức ép về thuế, và một bên là Đảng MRP, Cấp tiến và Ôn hòa, phản đối tăng thuế và muốn hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các vấn đề xã hội.</p><p></p><p>Nhận thức được sự bế tắc chính trị này, Vincent Auriol tìm kiếm một phe đa số khác, có cùng quan điểm với ông trong các lựa chọn về kinh tế, tài chính và xã hội, để thay thế. Ông đã đạt được mục đích của mình vào tháng 3-1952 khi bổ nhiệm nhân vật ôn hòa Antoine Pinay làm Thủ tướng và được phe đa số gồm Đảng MRP, Cấp tiến, Ôn hòa và 27 Nghị sĩ thuộc phái De Gaulle ly khai từ RPF. Bằng cách làm tan rã Đảng De Gaulle, Vincent Auriol đã loại trừ được một trong những mối đe dọa đang đè nặng lên nền Cộng hòa đệ Tứ và tạo điều kiện thành lập phe đa số trung-hữu.</p><p></p><p>Nhưng những khó khăn của Tổng thống chưa phải đã hết. Tháng 5-1953, ông cần hơn một tháng để tìm một Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Các vấn đề đối nội và đối ngoại bị phản đối đến mức Quốc hội lần lượt từ chối trao quyền cho Paul Reynaud thuộc Đảng Ôn hòa, Mendès France thuộc Đảng Cấp tiến, Georges Bidault thuộc Đảng MRP và một nhân vật cấp tiến khác là André Marie.</p><p></p><p>Cuối cùng, phe đa số chán nản trao chức Chủ tịch Hội đồng cho một nhân vật ôn hòa: Joseph Laniel . Cuộc khủng hoảng kéo dài khiến uy tín của Tổng thống bị lung lay dữ dội. Ngoài ra, Tổng thống luôn luôn trong trạng thái sôi sục, cũng tham gia vào mớ hỗn độn khi không ngần ngại nêu ra hai đảng đa số mà ông cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự tê liệt của cả hệ thống.</p><p></p><p>Đầu tiên, trong một bản thông báo ông cho biết rằng khi tổng thư ký SFIO là Guy Mollet đã từ chối thành lập nội các, “ông đã yêu cầu Mollet thuyết phục bạn bè của ông ta để họ không cản trở hoạt động của phe đa số và của chính phủ”. Đối với Đảng RPF, một thông báo khác cũng được đưa ra với giọng điệu cũng hết sức rõ ràng.</p><p></p><p>Về phần André Diethelm, Chủ tịch Đảng RPF, Tổng thống cũng cho mọi người thấy “như ông từng làm với Guy Mollet, rằng trong hoàn cảnh hiện tại, không một ai trong số hai người có thể tập hợp quanh đảng và chương trình của họ đa số trong chính phủ, nhưng mặt khác, họ hợp lực chống đối và bắt tay với một nhóm thứ ba làm cho chế độ nghị viện tuyệt đối không thể hoạt động được”. Đằng sau những từ ngữ khó hiểu là sự cáo buộc rõ ràng: những người thuộc Đảng De Gaulle và Xã hội đã tiếp tay cho Đảng Cộng sản làm tê liệt chế độ.</p><p></p><p>Các chính đảng khó có thể tha thứ cho Vincent Auriol vì những lời buộc tội nặng nề trên. Trong những tháng cuối cùng của nhiệm kì, Tổng thống ngày càng bị cô lập, nhất là khi ông không đồng tình với việc chính phủ muốn thành lập Cộng đồng phòng thủ châu Âu (CED), theo mẫu của Cộng đồng Than Thép châu Âu, theo đó, thông qua quân đội chung châu Âu, nước Đức sẽ được tái vũ trang. Những bất đồng chính trị này, cộng với việc dư luận chỉ trích thói quen chính trị của hai đảng làm cho khả năng tái cử của Tổng thống là rất thấp.</p><p></p><p>Quốc hội phải họp vào cuối năm 1953 và tình hình này đã giải thích cho mức độ cam go của các cuộc đấu đá trong cuộc khủng hoảng mùa xuân. Có thể nói rằng trong thời điểm này, người nào tập hợp được đa số trong Quốc hội đang bị chia rẽ sâu sắc sẽ có cơ hội rất lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống. Nhưng Vincent Auriol đã quá mệt mỏi và chán nản trước các cuộc xung đột dữ dội, ông không có ý định tranh cử thêm một nhiệm kì nữa, mà có thể chỉ giữ vai trò hòa giải trong trường hợp cần thiết.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86494, member: 17223"] [B] [CENTER]Uy tín bị giảm sút trong các cuộc khủng hoảng nội các[/CENTER] [/B] Chỉ cần quan sát những sự lựa chọn của Tổng thống người ta cũng thấy rằng, khi trở thành nguyên thủ quốc gia, Vincent Auriol có vẻ ít mong muốn tạo cho Lực lượng thứ ba một màu sắc quá nổi bật. Thật vậy, người ta nhận thấy rằng sau Paul Ramadier, Tổng thống thường mời vào chính quyền những nhân vật ôn hòa nhất. Đứng đầu chính phủ là những người thuộc Đảng MRP (Robert Schuman hoặc Georges Bidault ), Đảng UDSR (René Pleven ) hoặc Đảng Cấp tiến (André Marie). Nhưng nhân vật tiêu biểu nhất cho thời kì này không thể là ai khác ngoài Henri Queuille, một trong những người ôn hòa nhất trong số các Nghị sĩ Đảng Cấp tiến, người lấy “chủ nghĩa bất động” làm học thuyết thực sự của chính phủ. Xuất phát từ cánh tả, nền Cộng hòa đệ Tứ rõ ràng đã ngả sang cánh hữu và hoạt động cá nhân của Tổng thống dường như đóng vai trò trong quá trình thay đổi này. Với thắng lợi của các đảng cánh hữu (Độc lập, MRP, RPF), cuộc bầu cử lập pháp năm 1951 đã nhấn mạnh thêm thay đổi này. Bỏ phiếu đạo luật về trợ giúp giáo dục tư thục thông qua chương trình trợ cấp học phí cho tất cả các học sinh, chính sách cứng rắn đối với phong trào dân tộc tại hai xứ bảo hộ ở Bắc Phi, những khó khăn ngày càng lớn ở Đông Dương, đó là những vấn đề tạo nên bối cảnh chính trị mới. Ngoài ra còn nhiều vấn đề mới nảy sinh: lạm phát tăng mạnh, và nhất là sự chia rẽ của các chính khách và các đảng phái dẫn đến tình trạng gần như không thể thành lập được chính phủ. Lực lượng thứ ba bị sa lầy vì mâu thuẫn căn bản giữa một bên là Đảng Xã hội ủng hộ chính sách tăng sức ép về thuế, và một bên là Đảng MRP, Cấp tiến và Ôn hòa, phản đối tăng thuế và muốn hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các vấn đề xã hội. Nhận thức được sự bế tắc chính trị này, Vincent Auriol tìm kiếm một phe đa số khác, có cùng quan điểm với ông trong các lựa chọn về kinh tế, tài chính và xã hội, để thay thế. Ông đã đạt được mục đích của mình vào tháng 3-1952 khi bổ nhiệm nhân vật ôn hòa Antoine Pinay làm Thủ tướng và được phe đa số gồm Đảng MRP, Cấp tiến, Ôn hòa và 27 Nghị sĩ thuộc phái De Gaulle ly khai từ RPF. Bằng cách làm tan rã Đảng De Gaulle, Vincent Auriol đã loại trừ được một trong những mối đe dọa đang đè nặng lên nền Cộng hòa đệ Tứ và tạo điều kiện thành lập phe đa số trung-hữu. Nhưng những khó khăn của Tổng thống chưa phải đã hết. Tháng 5-1953, ông cần hơn một tháng để tìm một Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Các vấn đề đối nội và đối ngoại bị phản đối đến mức Quốc hội lần lượt từ chối trao quyền cho Paul Reynaud thuộc Đảng Ôn hòa, Mendès France thuộc Đảng Cấp tiến, Georges Bidault thuộc Đảng MRP và một nhân vật cấp tiến khác là André Marie. Cuối cùng, phe đa số chán nản trao chức Chủ tịch Hội đồng cho một nhân vật ôn hòa: Joseph Laniel . Cuộc khủng hoảng kéo dài khiến uy tín của Tổng thống bị lung lay dữ dội. Ngoài ra, Tổng thống luôn luôn trong trạng thái sôi sục, cũng tham gia vào mớ hỗn độn khi không ngần ngại nêu ra hai đảng đa số mà ông cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự tê liệt của cả hệ thống. Đầu tiên, trong một bản thông báo ông cho biết rằng khi tổng thư ký SFIO là Guy Mollet đã từ chối thành lập nội các, “ông đã yêu cầu Mollet thuyết phục bạn bè của ông ta để họ không cản trở hoạt động của phe đa số và của chính phủ”. Đối với Đảng RPF, một thông báo khác cũng được đưa ra với giọng điệu cũng hết sức rõ ràng. Về phần André Diethelm, Chủ tịch Đảng RPF, Tổng thống cũng cho mọi người thấy “như ông từng làm với Guy Mollet, rằng trong hoàn cảnh hiện tại, không một ai trong số hai người có thể tập hợp quanh đảng và chương trình của họ đa số trong chính phủ, nhưng mặt khác, họ hợp lực chống đối và bắt tay với một nhóm thứ ba làm cho chế độ nghị viện tuyệt đối không thể hoạt động được”. Đằng sau những từ ngữ khó hiểu là sự cáo buộc rõ ràng: những người thuộc Đảng De Gaulle và Xã hội đã tiếp tay cho Đảng Cộng sản làm tê liệt chế độ. Các chính đảng khó có thể tha thứ cho Vincent Auriol vì những lời buộc tội nặng nề trên. Trong những tháng cuối cùng của nhiệm kì, Tổng thống ngày càng bị cô lập, nhất là khi ông không đồng tình với việc chính phủ muốn thành lập Cộng đồng phòng thủ châu Âu (CED), theo mẫu của Cộng đồng Than Thép châu Âu, theo đó, thông qua quân đội chung châu Âu, nước Đức sẽ được tái vũ trang. Những bất đồng chính trị này, cộng với việc dư luận chỉ trích thói quen chính trị của hai đảng làm cho khả năng tái cử của Tổng thống là rất thấp. Quốc hội phải họp vào cuối năm 1953 và tình hình này đã giải thích cho mức độ cam go của các cuộc đấu đá trong cuộc khủng hoảng mùa xuân. Có thể nói rằng trong thời điểm này, người nào tập hợp được đa số trong Quốc hội đang bị chia rẽ sâu sắc sẽ có cơ hội rất lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống. Nhưng Vincent Auriol đã quá mệt mỏi và chán nản trước các cuộc xung đột dữ dội, ông không có ý định tranh cử thêm một nhiệm kì nữa, mà có thể chỉ giữ vai trò hòa giải trong trường hợp cần thiết. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top