Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86493" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">“Chủ trì, tuyên bố, đi thăm thú, nói quá nhiều…”</p><p></strong></p><p></p><p>Nước Đức và các đồng minh phát xít đã thảm bại năm 1945, ngay năm sau đó, bắt đầu hình thành sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Bên cạnh sự đối đầu cơ bản này còn có những mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc thuộc địa và các nước thực dân.</p><p></p><p>Nước Pháp cũng liên quan tới một cuộc xung đột như vậy. Từ tháng 11-1946, Pháp tham gia vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương chống lại Phong trào dân tộc, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo.</p><p></p><p>Các Bộ trưởng thuộc Đảng Cộng sản của chính phủ Ramadier đã thể hiện sự chán chường, không muốn làm việc với Ramadier vì ông tuyên bố sẵn sàng theo đuổi cuộc chiến tranh này.</p><p></p><p>Ngày 18-3-1947, Đảng Cộng sản từ chối bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ về vấn đề Đông Dương. Ngày 1-5, Đảng Cộng sản tuyên bố bất hợp tác với chính sách kinh tế của chính phủ và nhất là không nhất trí với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Vì vậy, chủ tịch Hội đồng, người luôn được Tổng thống ủng hộ, đã quyết định bãi nhiệm các Bộ trưởng thuộc Đảng Cộng sản. Khối đoàn kết dân tộc được xây dựng từ thời kì giải phóng đã tan vỡ; từ đây, phe cực tả cộng sản sẽ luôn chống đối các chính phủ của nền Cộng hòa đệ Tứ. Trước đó một vài tuần lễ, đã xuất hiện một nhóm đối lập nguy hiểm khác.</p><p></p><p>Từ khi từ chức, Tướng De Gaulle đã chỉ trích mạnh mẽ nền Cộng hòa này và hi vọng có một hiến pháp mới. Nhưng tháng 3 năm 1947, ông chuyển từ lời nói sang hành động khi trong bài diễn văn tại Bruneval, vùng Normandie, ông thông báo ngày mà “đông đảo quần chúng đoàn kết với nước Pháp”. Và ngay sau đó, “Liên minh dân tộc Pháp” - đảng RPF - ra đời. Đảng này đề xướng xây dựng một nhà nước mạnh, một nhà nước lãnh đạo thực sự, trên những đổ nát của “chế độ”. Họ kêu gọi bạo lực, nhắc lại chủ nghĩa Boulanger và các liên minh chống chế độ đại nghị và thừa nhận phong trào mới là sự kế thừa của cái mà người ta có thể gọi là cánh hữu theo biểu quyết toàn dân.</p><p></p><p>Để chống lại hai lực lượng này, Vincent Auriol và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng định ra bộ mặt đặc biệt cho nền Cộng hòa đệ Tứ. Giữa phe cực tả cộng sản và các xu hướng biểu quyết toàn dân và cứng rắn của RPF, sẽ là “Lực lượng thứ ba”.</p><p></p><p>Chính Léon Blum đã đưa ra tên gọi này trong một tuyên bố của nội các vào tháng 11-1947. Lực lượng thứ ba là ai? Đó là những đảng không có chung quan điểm chính trị tích cực, nhưng cùng phản đối hai thái cực, cực tả và cực hữu, cùng gắn bó với nền dân chủ nghị viện, mong muốn đặt châu Âu trong liên minh với Mỹ thông qua việc kí kết hiệp ước thành lập NATO, đồng ý đặt viên gạch đầu tiên trong tiến trình xây dựng liên minh châu Âu bằng việc kí hiệp ước CECA , và trong một thời gian dài cùng nhất trí duy trì chủ quyền của Pháp tại Đông Dương.</p><p></p><p>Ngoài những điểm đồng thuận trên, còn có quá nhiều bất đồng tồn tại giữa các đảng trong Lực lượng thứ ba! Trong các quan niệm về kinh tế, các vấn đề xã hội, vấn đề không tôn giáo và trường học, tồn tại quá nhiều bất đồng giữa các đảng SFIO, Cấp tiến, UDSR, MRP và Độc lập, tất cả tạo nên nhiều bộ mặt khác nhau của Lực lượng thứ ba. Ngoài những bất đồng giữa các đảng nói trên, còn phải nói đến những mâu thuẫn thường xảy ra ngay trong nội bộ các đảng. Ai cũng biết rằng mỗi lãnh tụ đảng đều có xung quanh mình những người ủng hộ và những người này thường phản đối quyết liệt các lãnh tụ đảng có xu hướng khác.</p><p></p><p>Trên một vũ đài chính trị mà sự phức tạp và rắc rối gây nên rất nhiều những thói quen chính trị thời nền Cộng hòa đệ Tam, các phe đa số thường rất mong manh, sẵn sàng thay đổi theo hoàn cảnh và theo các cuộc vận động hành lang. Sự bất ổn đã trở thành đặc điểm chủ yếu. Nó tăng theo vai trò của người đứng đầu, phụ thuộc vào thời gian cầm quyền và tính thường trực, kinh nghiệm về các vấn đề chính trị và kiến thức về các lĩnh vực của người đó. Do tính cách khá mạnh mẽ, Tổng thống sẽ sử dụng khả năng hành động này để thực hiện chính sách của nền Cộng hòa đệ Tứ.</p><p></p><p>Hãy nghe Jacques Fauvet miêu tả thái độ của Tổng thống Auriol: <em>“Nâng người này, cản người khác, bảo thủ, thường xuyên có những chọn lựa sai lầm, can thiệp bừa bãi vào công việc Nghị viện, thích nỗ lực tìm kiếm thoả hiệp giữa mọi người, giữa các đảng phái, các chương trình, dự án; can thiệp vào các việc công ngoài quyền hạn mà Hiến pháp qui định, tạo nên một chức năng Tổng thống theo ý mình, đôi khi rút lại các hồ sơ quá khó ở chỗ các Bộ trưởng hoặc ném cho họ những thông điệp đầy tính kĩ thuật, làm xáo trộn các viên chức, chủ trì, tuyên bố, đi thăm thú, nói quá nhiều, hiếm khi lắng nghe người khác: đó là nguyên thủ quốc gia: Ngài Auriol”.</em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86493, member: 17223"] [B] [CENTER]“Chủ trì, tuyên bố, đi thăm thú, nói quá nhiều…”[/CENTER] [/B] Nước Đức và các đồng minh phát xít đã thảm bại năm 1945, ngay năm sau đó, bắt đầu hình thành sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Bên cạnh sự đối đầu cơ bản này còn có những mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc thuộc địa và các nước thực dân. Nước Pháp cũng liên quan tới một cuộc xung đột như vậy. Từ tháng 11-1946, Pháp tham gia vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương chống lại Phong trào dân tộc, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo. Các Bộ trưởng thuộc Đảng Cộng sản của chính phủ Ramadier đã thể hiện sự chán chường, không muốn làm việc với Ramadier vì ông tuyên bố sẵn sàng theo đuổi cuộc chiến tranh này. Ngày 18-3-1947, Đảng Cộng sản từ chối bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ về vấn đề Đông Dương. Ngày 1-5, Đảng Cộng sản tuyên bố bất hợp tác với chính sách kinh tế của chính phủ và nhất là không nhất trí với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Vì vậy, chủ tịch Hội đồng, người luôn được Tổng thống ủng hộ, đã quyết định bãi nhiệm các Bộ trưởng thuộc Đảng Cộng sản. Khối đoàn kết dân tộc được xây dựng từ thời kì giải phóng đã tan vỡ; từ đây, phe cực tả cộng sản sẽ luôn chống đối các chính phủ của nền Cộng hòa đệ Tứ. Trước đó một vài tuần lễ, đã xuất hiện một nhóm đối lập nguy hiểm khác. Từ khi từ chức, Tướng De Gaulle đã chỉ trích mạnh mẽ nền Cộng hòa này và hi vọng có một hiến pháp mới. Nhưng tháng 3 năm 1947, ông chuyển từ lời nói sang hành động khi trong bài diễn văn tại Bruneval, vùng Normandie, ông thông báo ngày mà “đông đảo quần chúng đoàn kết với nước Pháp”. Và ngay sau đó, “Liên minh dân tộc Pháp” - đảng RPF - ra đời. Đảng này đề xướng xây dựng một nhà nước mạnh, một nhà nước lãnh đạo thực sự, trên những đổ nát của “chế độ”. Họ kêu gọi bạo lực, nhắc lại chủ nghĩa Boulanger và các liên minh chống chế độ đại nghị và thừa nhận phong trào mới là sự kế thừa của cái mà người ta có thể gọi là cánh hữu theo biểu quyết toàn dân. Để chống lại hai lực lượng này, Vincent Auriol và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng định ra bộ mặt đặc biệt cho nền Cộng hòa đệ Tứ. Giữa phe cực tả cộng sản và các xu hướng biểu quyết toàn dân và cứng rắn của RPF, sẽ là “Lực lượng thứ ba”. Chính Léon Blum đã đưa ra tên gọi này trong một tuyên bố của nội các vào tháng 11-1947. Lực lượng thứ ba là ai? Đó là những đảng không có chung quan điểm chính trị tích cực, nhưng cùng phản đối hai thái cực, cực tả và cực hữu, cùng gắn bó với nền dân chủ nghị viện, mong muốn đặt châu Âu trong liên minh với Mỹ thông qua việc kí kết hiệp ước thành lập NATO, đồng ý đặt viên gạch đầu tiên trong tiến trình xây dựng liên minh châu Âu bằng việc kí hiệp ước CECA , và trong một thời gian dài cùng nhất trí duy trì chủ quyền của Pháp tại Đông Dương. Ngoài những điểm đồng thuận trên, còn có quá nhiều bất đồng tồn tại giữa các đảng trong Lực lượng thứ ba! Trong các quan niệm về kinh tế, các vấn đề xã hội, vấn đề không tôn giáo và trường học, tồn tại quá nhiều bất đồng giữa các đảng SFIO, Cấp tiến, UDSR, MRP và Độc lập, tất cả tạo nên nhiều bộ mặt khác nhau của Lực lượng thứ ba. Ngoài những bất đồng giữa các đảng nói trên, còn phải nói đến những mâu thuẫn thường xảy ra ngay trong nội bộ các đảng. Ai cũng biết rằng mỗi lãnh tụ đảng đều có xung quanh mình những người ủng hộ và những người này thường phản đối quyết liệt các lãnh tụ đảng có xu hướng khác. Trên một vũ đài chính trị mà sự phức tạp và rắc rối gây nên rất nhiều những thói quen chính trị thời nền Cộng hòa đệ Tam, các phe đa số thường rất mong manh, sẵn sàng thay đổi theo hoàn cảnh và theo các cuộc vận động hành lang. Sự bất ổn đã trở thành đặc điểm chủ yếu. Nó tăng theo vai trò của người đứng đầu, phụ thuộc vào thời gian cầm quyền và tính thường trực, kinh nghiệm về các vấn đề chính trị và kiến thức về các lĩnh vực của người đó. Do tính cách khá mạnh mẽ, Tổng thống sẽ sử dụng khả năng hành động này để thực hiện chính sách của nền Cộng hòa đệ Tứ. Hãy nghe Jacques Fauvet miêu tả thái độ của Tổng thống Auriol: [I]“Nâng người này, cản người khác, bảo thủ, thường xuyên có những chọn lựa sai lầm, can thiệp bừa bãi vào công việc Nghị viện, thích nỗ lực tìm kiếm thoả hiệp giữa mọi người, giữa các đảng phái, các chương trình, dự án; can thiệp vào các việc công ngoài quyền hạn mà Hiến pháp qui định, tạo nên một chức năng Tổng thống theo ý mình, đôi khi rút lại các hồ sơ quá khó ở chỗ các Bộ trưởng hoặc ném cho họ những thông điệp đầy tính kĩ thuật, làm xáo trộn các viên chức, chủ trì, tuyên bố, đi thăm thú, nói quá nhiều, hiếm khi lắng nghe người khác: đó là nguyên thủ quốc gia: Ngài Auriol”.[/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top