Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86491" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Vincent Auriol, vị tổng thống bất hạnh của lực lượng thứ ba </p><p></strong></p><p></p><p><strong>Nền Cộng hòa đệ Tứ: phương thức hoạt động</strong></p><p></p><p>Xáo trộn lớn của thời Chiếm đóng đã qua, liệu nước Pháp giải phóng có quay trở lại với những thể chế Cộng hòa mà Quốc hội đã bỏ phiếu cho vào quên lãng ngày 10-7-1940 và chưa có Hiến pháp nào khôi phục lại không?</p><p></p><p>Đây là mong ước của hai đảng được hồi sinh sau giải phóng: Đảng Cấp tiến và Đảng Ôn hòa. Nhưng vào năm 1945, hai đảng này chỉ tồn tại trên giấy và không có tiếng nói trong nước.</p><p></p><p>Người dân Pháp chê trách Đảng Cấp tiến đã không tham gia với tư cách một đảng vào cuộc kháng chiến, mặc dù một vài nhà lãnh đạo có tham gia với tư cách cá nhân; còn đối với Đảng Ôn hòa, bất chấp sự tồn tại của các phong trào kháng chiến và thái độ không thể chê vào đâu được của một số vị lãnh đạo như Louis Marin hoặc Paul Reynaud, nhưng đảng này vẫn nằm trong số những đối tượng bất tín nhiệm như những đảng cánh hữu khác vì bị nghi ngờ đã ủng hộ chính quyền Vichy.</p><p></p><p>Lực lượng kháng chiến ngay từ đầu đã phản đối sự phục hồi nền Cộng hòa đệ Tam vì sự bất lực của nó là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Nhưng ngay từ năm 1945, lực lượng kháng chiến đã bị phân tán: họ không thành lập được một đảng lớn mạnh. Tuy vậy, lực lượng này có thể thu gọn lại trong một người và ba đảng.</p><p></p><p>Người đó chính là Tướng De Gaulle, người đứng đầu Chính phủ lâm thời. Ông mong muốn có một cơ quan hành pháp vững mạnh và một cơ quan lập pháp chỉ giới hạn trong vai trò của mình, không lấn sang chức năng của chính phủ. Quan niệm này sẽ hạn chế riêng rẽ vai trò của các chính đảng; thế nhưng khi đó có ba đảng lại đang gặp thời và không muốn từ bỏ ưu thế mà họ có được trong lòng dân chúng. Hai trong số ba đảng đó là những đảng cũ được cách tân qua vai trò chủ chốt của họ trong cuộc kháng chiến: đó là Đảng Xã hội SFIO và Đảng Cộng sản.</p><p></p><p>Đảng thứ ba hoàn toàn mới: đó là Phong trào Cộng hòa nhân dân (MRP). Được một nhóm Thiên chúa giáo từng giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong phong trào kháng chiến thành lập, đảng này không muốn kế thừa một cách thuần tuý và đơn giản đảng Dân chủ nhân dân cũ, một phiên bản của Đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo kiểu Pháp.</p><p></p><p>Xuất hiện như một đảng cánh tả, MRP đưa ra một chương trình xã hội táo bạo. Nhưng tính cách của các thủ lĩnh đảng này đã làm cho nó trở thành Đảng Thiên chúa giáo, mặc dù không muốn, và quan điểm ôn hòa đã giúp đảng này giành được lá phiếu bầu của cử tri cánh hữu khi trong cuộc bầu cử đầu tiên sau giải phóng, họ không có những tổ chức chính trị truyền thống.</p><p></p><p>Tướng De Gaulle và ba đảng lớn thống nhất thay thế nền Cộng hòa đệ Tam bằng nền Cộng hòa đệ Tứ mà họ cho là dân chủ hơn và quan tâm hơn đến số phận của các tầng lớp nhân dân. Cuộc trưng cầu dân ý tổ chức ngày 21-10-1945 để lấy ý kiến người dân Pháp về vấn đề này đã nhận được 96% câu trả lời tán thành. Nhưng hố sâu ngăn cách nhanh chóng xuất hiện giữa người đứng đầu Chính phủ lâm thời và hai đảng cánh tả khi đề cập vấn đề cân bằng quyền lực.</p><p></p><p>Tướng De Gaulle muốn có cơ quan hành pháp mạnh, trong khi Đảng Cộng sản và Xã hội lại thích một chế độ nghị viện trong đó cơ quan hành pháp sẽ bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan lập pháp. Vậy mà cuộc bầu cử ngày 21-10-1945 để chỉ định các thành viên trong Hội đồng lập hiến đã dành cho hai Đảng Xã hội và Cộng sản đa số tuyệt đối. Hội đồng lập hiến đã chuẩn bị phương án mà Tướng De Gaulle được biết là theo đó, Tổng thống chỉ là một nhân vật trang trí, không có quyền lực như các Tổng thống ở nền Cộng hòa đệ Tam và không có tác động đến chính phủ.</p><p></p><p>Đó dường như là nguyên nhân cơ bản dẫn đến quyết định từ chức của người đứng đầu Chính phủ lâm thời ngày 20-1-1946. Dự thảo hiến pháp được đưa ra để toàn dân phê chuẩn, nhưng không thành do Đảng MRP khi đó muốn là “đảng trung thành” với Tướng De Gaulle, đã bị người dân Pháp loại bỏ ngày 5-5-1946.</p><p></p><p>Hội đồng lập hiến mới được bầu vào tháng 6-1946 đã biến MRP thành đảng số 1 của Pháp. Mặc dù Tướng De Gaulle phản đối, tháng 10-1946 Hiến pháp của nền Cộng hòa đệ Tứ vẫn được thông qua nhờ thỏa thuận giữa Đảng MRP, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản.</p><p></p><p>Hiến pháp mới thiết lập một chế độ nghị viện rất giống với chế độ của nền Cộng hòa đệ Tam, với hai Viện và một Tổng thống. Nhưng quyền lực của Tổng thống rất hạn chế, không chỉ so với Hiến pháp năm 1875 mà còn so với thông lệ được dần dần hình thành từ thời đó.</p><p></p><p>Cũng như trước đây, Tổng thống được hai Viện bầu ra cho nhiệm kì 7 năm và vẫn nắm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhưng khác với thời nền Cộng hòa đệ Tam, sự lựa chọn của Tổng thống chỉ có hiệu lực khi được Quốc hội phê chuẩn.</p><p></p><p>Cũng như vậy, Tổng thống vẫn giữ quyền yêu cầu xem xét lại lần hai các đạo luật đã được bỏ phiếu; cũng như các Tổng thống của nền Cộng hòa đệ Tam, các Tổng thống của nền Cộng hòa đệ Tứ không sử dụng đặc quyền này.</p><p></p><p>Cuối cùng, các Tổng thống có quyền rất quan trọng là quyền giải tán, nhưng với điều kiện hết sức chặt chẽ và hạn chế: trong trường hợp sau 18 tháng đầu tiên của một khóa lập pháp, hai cuộc khủng hoảng nội các diễn ra trong 18 tháng và với điều kiện chính phủ bị tuyệt đại đa số nghị sĩ phủ quyết.</p><p></p><p>Chưa hết, sự giải tán chỉ có thể được Hội đồng Bộ trưởng quyết định sau khi có ý kiến của Chủ tịch Quốc hội. Nếu như Tổng thống ở nền Cộng hòa đệ Tứ bị thua kém quyền lực so với những người tiền nhiệm ở nền Cộng hòa đệ Tam thì bù lại ông lại được giữ thêm một chức vụ danh dự mới, biểu tượng cho thời đại mới trong vấn đề chính sách thuộc địa: Tổng thống cũng đồng thời là Chủ tịch Liên hiệp Pháp.</p><p></p><p>Trong khuôn khổ đã được xác định như vậy, cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa đệ Tứ đã diễn ra ngày 16-1-1947.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86491, member: 17223"] [B] [CENTER]Vincent Auriol, vị tổng thống bất hạnh của lực lượng thứ ba [/CENTER] [/B] [B]Nền Cộng hòa đệ Tứ: phương thức hoạt động[/B] Xáo trộn lớn của thời Chiếm đóng đã qua, liệu nước Pháp giải phóng có quay trở lại với những thể chế Cộng hòa mà Quốc hội đã bỏ phiếu cho vào quên lãng ngày 10-7-1940 và chưa có Hiến pháp nào khôi phục lại không? Đây là mong ước của hai đảng được hồi sinh sau giải phóng: Đảng Cấp tiến và Đảng Ôn hòa. Nhưng vào năm 1945, hai đảng này chỉ tồn tại trên giấy và không có tiếng nói trong nước. Người dân Pháp chê trách Đảng Cấp tiến đã không tham gia với tư cách một đảng vào cuộc kháng chiến, mặc dù một vài nhà lãnh đạo có tham gia với tư cách cá nhân; còn đối với Đảng Ôn hòa, bất chấp sự tồn tại của các phong trào kháng chiến và thái độ không thể chê vào đâu được của một số vị lãnh đạo như Louis Marin hoặc Paul Reynaud, nhưng đảng này vẫn nằm trong số những đối tượng bất tín nhiệm như những đảng cánh hữu khác vì bị nghi ngờ đã ủng hộ chính quyền Vichy. Lực lượng kháng chiến ngay từ đầu đã phản đối sự phục hồi nền Cộng hòa đệ Tam vì sự bất lực của nó là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Nhưng ngay từ năm 1945, lực lượng kháng chiến đã bị phân tán: họ không thành lập được một đảng lớn mạnh. Tuy vậy, lực lượng này có thể thu gọn lại trong một người và ba đảng. Người đó chính là Tướng De Gaulle, người đứng đầu Chính phủ lâm thời. Ông mong muốn có một cơ quan hành pháp vững mạnh và một cơ quan lập pháp chỉ giới hạn trong vai trò của mình, không lấn sang chức năng của chính phủ. Quan niệm này sẽ hạn chế riêng rẽ vai trò của các chính đảng; thế nhưng khi đó có ba đảng lại đang gặp thời và không muốn từ bỏ ưu thế mà họ có được trong lòng dân chúng. Hai trong số ba đảng đó là những đảng cũ được cách tân qua vai trò chủ chốt của họ trong cuộc kháng chiến: đó là Đảng Xã hội SFIO và Đảng Cộng sản. Đảng thứ ba hoàn toàn mới: đó là Phong trào Cộng hòa nhân dân (MRP). Được một nhóm Thiên chúa giáo từng giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong phong trào kháng chiến thành lập, đảng này không muốn kế thừa một cách thuần tuý và đơn giản đảng Dân chủ nhân dân cũ, một phiên bản của Đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo kiểu Pháp. Xuất hiện như một đảng cánh tả, MRP đưa ra một chương trình xã hội táo bạo. Nhưng tính cách của các thủ lĩnh đảng này đã làm cho nó trở thành Đảng Thiên chúa giáo, mặc dù không muốn, và quan điểm ôn hòa đã giúp đảng này giành được lá phiếu bầu của cử tri cánh hữu khi trong cuộc bầu cử đầu tiên sau giải phóng, họ không có những tổ chức chính trị truyền thống. Tướng De Gaulle và ba đảng lớn thống nhất thay thế nền Cộng hòa đệ Tam bằng nền Cộng hòa đệ Tứ mà họ cho là dân chủ hơn và quan tâm hơn đến số phận của các tầng lớp nhân dân. Cuộc trưng cầu dân ý tổ chức ngày 21-10-1945 để lấy ý kiến người dân Pháp về vấn đề này đã nhận được 96% câu trả lời tán thành. Nhưng hố sâu ngăn cách nhanh chóng xuất hiện giữa người đứng đầu Chính phủ lâm thời và hai đảng cánh tả khi đề cập vấn đề cân bằng quyền lực. Tướng De Gaulle muốn có cơ quan hành pháp mạnh, trong khi Đảng Cộng sản và Xã hội lại thích một chế độ nghị viện trong đó cơ quan hành pháp sẽ bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan lập pháp. Vậy mà cuộc bầu cử ngày 21-10-1945 để chỉ định các thành viên trong Hội đồng lập hiến đã dành cho hai Đảng Xã hội và Cộng sản đa số tuyệt đối. Hội đồng lập hiến đã chuẩn bị phương án mà Tướng De Gaulle được biết là theo đó, Tổng thống chỉ là một nhân vật trang trí, không có quyền lực như các Tổng thống ở nền Cộng hòa đệ Tam và không có tác động đến chính phủ. Đó dường như là nguyên nhân cơ bản dẫn đến quyết định từ chức của người đứng đầu Chính phủ lâm thời ngày 20-1-1946. Dự thảo hiến pháp được đưa ra để toàn dân phê chuẩn, nhưng không thành do Đảng MRP khi đó muốn là “đảng trung thành” với Tướng De Gaulle, đã bị người dân Pháp loại bỏ ngày 5-5-1946. Hội đồng lập hiến mới được bầu vào tháng 6-1946 đã biến MRP thành đảng số 1 của Pháp. Mặc dù Tướng De Gaulle phản đối, tháng 10-1946 Hiến pháp của nền Cộng hòa đệ Tứ vẫn được thông qua nhờ thỏa thuận giữa Đảng MRP, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản. Hiến pháp mới thiết lập một chế độ nghị viện rất giống với chế độ của nền Cộng hòa đệ Tam, với hai Viện và một Tổng thống. Nhưng quyền lực của Tổng thống rất hạn chế, không chỉ so với Hiến pháp năm 1875 mà còn so với thông lệ được dần dần hình thành từ thời đó. Cũng như trước đây, Tổng thống được hai Viện bầu ra cho nhiệm kì 7 năm và vẫn nắm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhưng khác với thời nền Cộng hòa đệ Tam, sự lựa chọn của Tổng thống chỉ có hiệu lực khi được Quốc hội phê chuẩn. Cũng như vậy, Tổng thống vẫn giữ quyền yêu cầu xem xét lại lần hai các đạo luật đã được bỏ phiếu; cũng như các Tổng thống của nền Cộng hòa đệ Tam, các Tổng thống của nền Cộng hòa đệ Tứ không sử dụng đặc quyền này. Cuối cùng, các Tổng thống có quyền rất quan trọng là quyền giải tán, nhưng với điều kiện hết sức chặt chẽ và hạn chế: trong trường hợp sau 18 tháng đầu tiên của một khóa lập pháp, hai cuộc khủng hoảng nội các diễn ra trong 18 tháng và với điều kiện chính phủ bị tuyệt đại đa số nghị sĩ phủ quyết. Chưa hết, sự giải tán chỉ có thể được Hội đồng Bộ trưởng quyết định sau khi có ý kiến của Chủ tịch Quốc hội. Nếu như Tổng thống ở nền Cộng hòa đệ Tứ bị thua kém quyền lực so với những người tiền nhiệm ở nền Cộng hòa đệ Tam thì bù lại ông lại được giữ thêm một chức vụ danh dự mới, biểu tượng cho thời đại mới trong vấn đề chính sách thuộc địa: Tổng thống cũng đồng thời là Chủ tịch Liên hiệp Pháp. Trong khuôn khổ đã được xác định như vậy, cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa đệ Tứ đã diễn ra ngày 16-1-1947. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top