Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86490" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Chiến tranh, thất bại, đình chiến</p><p></strong></p><p></p><p>Những người thân cận Lebrun cố ngăn cản ông tái ứng cử bằng cách phân tích cho ông thấy rằng ông sẽ là Tổng thống của chiến tranh, nhưng ông có vẻ thích thú với công việc từng làm và quyết định ra ứng cử lần nữa.</p><p></p><p>Tính cách không có gì nổi bật, vai trò chính trị mờ nhạt lại chính là những lợi thế giúp ông trúng cử nhiệm kì hai ngày 5-4-1939. Năm tháng sau, chiến tranh bùng nổ.</p><p></p><p>Khác với Poincaré trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Lebrun bị động trước các sự kiện xảy ra chứ không hề điều khiển chúng. Đầu tiên, Daladier không có hành động gì: đó là “cuộc chiến kỳ cục” từ tháng 9-1939 đến tháng 5-1940 và Lebrun đã không làm gì để đưa ông ta thoát ra khỏi tình trạng bị động. Khi Daladier bị mất chức vào tháng 3-1940, Tổng thống trao quyền điều hành chính phủ cho Paul Reynaud, con người cương quyết hành động mà các Nghị sĩ đã chỉ định.</p><p></p><p>Kể từ tháng 5-1940, nước Pháp bị xâm chiếm. Tình hình chiến sự thảm bại rất nhanh. Khi Bộ tham mưu tuyên bố không có khả năng bảo vệ Thủ đô, các cơ quan quyền lực nhà nước phải sơ tán. Đó là một cuộc tháo chạy điên loạn, đầu tiên là về Loire, ở đó Tổng thống đã sống một thời gian trong lâu đài Cangé, sau đó là tới Bordeaux, ở đây, theo truyền thống từ năm 1914, Lebrun lấy trụ sở của chính quyền tỉnh làm trụ sở của Tổng thống. Đây chính là lúc cần có một Tổng thống quyết đoán, đủ khả năng lấy lại được bình tĩnh và làm trọng tài!</p><p></p><p>Từ ngày 12-6, chính phủ bị chia làm hai. Ngày hôm đó, Tổng tư lệnh Weygand yêu cầu chính phủ kí một hiệp ước đình chiến bởi ông cho rằng mặt trận nước Pháp đã thất bại. Ông được một số Bộ trưởng trong đó có Thống chế Pétain, Phó chủ tịch Hội đồng, ủng hộ. Nhưng Chủ tịch Hội đồng Paul Reynaud , Bộ trưởng Bộ Nội vụ Georges Mandel và Phó quốc vụ khanh phụ trách chiến tranh, Tướng De Gaulle, chủ trương tiếp tục chiến đấu thông qua việc chuyển các cơ quan chính quyền sang Bắc Phi và để Tổng tư lệnh kí hiệp ước đầu hàng quân sự tại chỗ mà không có sự tham gia của chính phủ.</p><p></p><p>Trong nhiều ngày, hai xu hướng trong chính phủ gây chia rẽ sâu sắc, nhưng Lebrun không tỏ thái độ rõ ràng và vào giờ phút bi thảm đó, ông cũng không có ý định đưa ra quan điểm của nguyên thủ quốc gia về số phận của nước Pháp. Trong khi đó, ngày 16/6, Reynaud thông báo trước Hội đồng về bản hiệp định vừa được kí kết giữa đặc phái viên của ông tại London, Tướng De Gaulle, và Thủ tướng Anh Churchill.</p><p></p><p>Bản hiệp định này chủ trương hợp nhất các cơ quan quyền lực Anh-Pháp trong thời gian chiến tranh. Đa số thành viên Hội đồng từ chối ủng hộ Reynaud và lựa chọn hướng yêu cầu Đức đưa ra các điều kiện đình chiến. Tự cảm thấy không thể lãnh đạo chính phủ được nữa, Reynaud đệ đơn từ chức lên Tổng thống Lebrun và khuyên ông nên bổ nhiệm Pétain vào vị trí này vì Pétain đang được đa số Bộ trưởng tin tưởng. Lebrun làm theo và hoan hỉ nhận thấy Thống chế, vốn đang trông chờ lời đề nghị của Tổng thống, đã có sẵn trong túi một danh sách các Bộ trưởng.</p><p></p><p>Trong khi số phận nước Pháp đang ngàn cân treo sợi tóc, Tổng thống lại tự lấy làm sung sướng vì đã dễ dàng giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị nhờ quyết định từ chức của Paul Reynaud. Ngay trong ngày thành lập, nội các mới đã yêu cầu đình chiến. Sau đó, hiệp định đình chiến chính thức được kí ngày 25-6, theo đó một nửa đất nước được giao cho nước Đức phát xít, trong khi nửa còn lại hoàn toàn không nhận được một sự đảm bảo tối thiểu nào về chủ quyền quốc gia. Đây có vẻ là cơ hội tốt cho những thế lực chống đối nền Cộng hòa để thay đổi chế độ. Nhưng vẫn còn một dự án không được triển khai, mặc dù được Tổng thống và Chủ tịch hai Nghị viện là Herriot và Jeanneney ủng hộ.</p><p></p><p>Dự án này xuất hiện ngay sau yêu cầu đình chiến, theo đó các cơ quan quyền lực sẽ chuyển sang Bắc Phi nhằm tránh sức ép của kẻ thù, trong khi các thành viên chính phủ ủng hộ Pétain sẽ vẫn ở lại Pháp, bởi vì Pétain không muốn đi. Một dự án như thế này có lẽ sẽ làm đảo lộn đột ngột tất cả những ý định chính đáng nhằm thay đổi chế độ, do đó hai người thiết tha nhất với sự thay đổi này là phó quốc vụ khanh Raphaël Alibert và Nghị sĩ Pierre Laval sẽ cùng hợp sức để cản trở chuyến đi.</p><p></p><p>Ngay từ ngày 20-6, Lebrun quyết định bản thân ông cùng các Bộ trưởng và Chủ tịch hai Viện sẽ đến Port-Vendre, từ đó họ sẽ lên tàu đi Algérie, còn các Nghị sĩ sẽ đi từ Verdon bằng tàu Massilia. Trong khi nhiều Nghị sĩ do Laval đứng đầu, không ngừng gây sức ép lên Lebrun thì Alibert giữ chân nguyên thủ quốc gia bằng cách nói dối. Alibert tuyên bố rằng, trái với tin tức mà các cơ quan thông tin đã đưa, quân Đức vẫn chưa vượt qua sông Loire và do đó không việc gì phải vội vã cả. Chính vì vậy, Lebrun quyết định chờ thêm một đêm.</p><p></p><p>Ngày 21, trong khi các đại diện của nước Pháp đang thảo luận với Đức về hiệp định đình chiến thì Lebrun chuẩn bị thực hiện kế hoạch ra đi của mình. Đúng lúc ấy, Pierre Laval dẫn đầu một đoàn nghị sĩ xuất hiện trước Tổng thống và tuyên bố hết sức quyết liệt:</p><p></p><p><em>“Nếu Ngài rời khỏi lãnh thổ nước Pháp, Ngài sẽ không bao giờ được đặt chân trở lại nữa. Vâng, khi người ta biết rằng Ngài đã lựa chọn ra đi vào đúng thời điểm đất nước lâm vào cảnh nguy khốn nhất, tất cả mọi người sẽ đều chỉ nói một từ: đào ngũ… thậm chí còn có một từ nặng nề hơn nữa, đó là phản bội.”</em></p><p></p><p>Trước cơn thịnh nộ, Lebrun không biết nói gì, chỉ lặng lẽ cúi đầu. Khi Laval ra về mà không bắt tay ông, chính ông phải vội vã chào vị cựu Chủ tịch Hội đồng. Cuối cùng, Lebrun đã hủy bỏ cuộc ra đi, đồng thời để cho Laval được tự do trở thành nhân vật chính thức biểu tượng cho nền Cộng hòa.</p><p></p><p>Ngày 1-7, các cơ quan chính quyền chuyển đến Vichy. Ngày 10-7, sau nhiều cuộc nói chuyện với các Nghị sĩ làm họ đi từ thấy hấp dẫn đến lo sợ, Pierre Laval đã yêu cầu được Nghị viện, lúc đó đã mất hết tinh thần, thông qua một văn bản để giao đất nước cho Thống chế Pétain: “Quốc hội trao toàn bộ quyền lực cho Chính phủ, dưới chữ kí và quyền lực của Thống chế Pétain, nhằm ban bố, bằng một hoặc nhiều văn bản, Hiến pháp mới của nhà nước Pháp…”</p><p></p><p>Ngay hôm sau đã xuất hiện những Văn bản Hiến pháp, trong đó văn bản đầu tiên được viết theo phong cách các đạo luật thời Quân chủ, phong Thống chế Pétain làm nguyên thủ quốc gia và bãi bỏ điều trong Hiến pháp qui định về bầu cử Tổng thống:</p><p></p><p><em>“Tôi, Philippe Pétain, thống chế Pháp,</em></p><p><em></em></p><p><em>Căn cứ vào Hiến pháp ngày 11-7-1940, tuyên bố đảm nhận các chức năng của nguyên thủ quốc gia Pháp. Sau đây, tôi quyết định: điều 2 của Hiến pháp ngày 25-2-1875 bị hủy bỏ”.</em></p><p></p><p>Chức Tổng thống không còn nữa. Lebrun không còn phải đi đến chỗ đầu hàng, ông chấp nhận tình hình mới và rời khỏi Vichy trong sự thờ ơ của mọi người. Với cuộc ra đi không vinh quang này, kết cục của thời kì suy tàn kéo dài, lịch sử các Tổng thống của nền Cộng hòa đệ Tam đã chính thức khép lại.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86490, member: 17223"] [B] [CENTER]Chiến tranh, thất bại, đình chiến[/CENTER] [/B] Những người thân cận Lebrun cố ngăn cản ông tái ứng cử bằng cách phân tích cho ông thấy rằng ông sẽ là Tổng thống của chiến tranh, nhưng ông có vẻ thích thú với công việc từng làm và quyết định ra ứng cử lần nữa. Tính cách không có gì nổi bật, vai trò chính trị mờ nhạt lại chính là những lợi thế giúp ông trúng cử nhiệm kì hai ngày 5-4-1939. Năm tháng sau, chiến tranh bùng nổ. Khác với Poincaré trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Lebrun bị động trước các sự kiện xảy ra chứ không hề điều khiển chúng. Đầu tiên, Daladier không có hành động gì: đó là “cuộc chiến kỳ cục” từ tháng 9-1939 đến tháng 5-1940 và Lebrun đã không làm gì để đưa ông ta thoát ra khỏi tình trạng bị động. Khi Daladier bị mất chức vào tháng 3-1940, Tổng thống trao quyền điều hành chính phủ cho Paul Reynaud, con người cương quyết hành động mà các Nghị sĩ đã chỉ định. Kể từ tháng 5-1940, nước Pháp bị xâm chiếm. Tình hình chiến sự thảm bại rất nhanh. Khi Bộ tham mưu tuyên bố không có khả năng bảo vệ Thủ đô, các cơ quan quyền lực nhà nước phải sơ tán. Đó là một cuộc tháo chạy điên loạn, đầu tiên là về Loire, ở đó Tổng thống đã sống một thời gian trong lâu đài Cangé, sau đó là tới Bordeaux, ở đây, theo truyền thống từ năm 1914, Lebrun lấy trụ sở của chính quyền tỉnh làm trụ sở của Tổng thống. Đây chính là lúc cần có một Tổng thống quyết đoán, đủ khả năng lấy lại được bình tĩnh và làm trọng tài! Từ ngày 12-6, chính phủ bị chia làm hai. Ngày hôm đó, Tổng tư lệnh Weygand yêu cầu chính phủ kí một hiệp ước đình chiến bởi ông cho rằng mặt trận nước Pháp đã thất bại. Ông được một số Bộ trưởng trong đó có Thống chế Pétain, Phó chủ tịch Hội đồng, ủng hộ. Nhưng Chủ tịch Hội đồng Paul Reynaud , Bộ trưởng Bộ Nội vụ Georges Mandel và Phó quốc vụ khanh phụ trách chiến tranh, Tướng De Gaulle, chủ trương tiếp tục chiến đấu thông qua việc chuyển các cơ quan chính quyền sang Bắc Phi và để Tổng tư lệnh kí hiệp ước đầu hàng quân sự tại chỗ mà không có sự tham gia của chính phủ. Trong nhiều ngày, hai xu hướng trong chính phủ gây chia rẽ sâu sắc, nhưng Lebrun không tỏ thái độ rõ ràng và vào giờ phút bi thảm đó, ông cũng không có ý định đưa ra quan điểm của nguyên thủ quốc gia về số phận của nước Pháp. Trong khi đó, ngày 16/6, Reynaud thông báo trước Hội đồng về bản hiệp định vừa được kí kết giữa đặc phái viên của ông tại London, Tướng De Gaulle, và Thủ tướng Anh Churchill. Bản hiệp định này chủ trương hợp nhất các cơ quan quyền lực Anh-Pháp trong thời gian chiến tranh. Đa số thành viên Hội đồng từ chối ủng hộ Reynaud và lựa chọn hướng yêu cầu Đức đưa ra các điều kiện đình chiến. Tự cảm thấy không thể lãnh đạo chính phủ được nữa, Reynaud đệ đơn từ chức lên Tổng thống Lebrun và khuyên ông nên bổ nhiệm Pétain vào vị trí này vì Pétain đang được đa số Bộ trưởng tin tưởng. Lebrun làm theo và hoan hỉ nhận thấy Thống chế, vốn đang trông chờ lời đề nghị của Tổng thống, đã có sẵn trong túi một danh sách các Bộ trưởng. Trong khi số phận nước Pháp đang ngàn cân treo sợi tóc, Tổng thống lại tự lấy làm sung sướng vì đã dễ dàng giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị nhờ quyết định từ chức của Paul Reynaud. Ngay trong ngày thành lập, nội các mới đã yêu cầu đình chiến. Sau đó, hiệp định đình chiến chính thức được kí ngày 25-6, theo đó một nửa đất nước được giao cho nước Đức phát xít, trong khi nửa còn lại hoàn toàn không nhận được một sự đảm bảo tối thiểu nào về chủ quyền quốc gia. Đây có vẻ là cơ hội tốt cho những thế lực chống đối nền Cộng hòa để thay đổi chế độ. Nhưng vẫn còn một dự án không được triển khai, mặc dù được Tổng thống và Chủ tịch hai Nghị viện là Herriot và Jeanneney ủng hộ. Dự án này xuất hiện ngay sau yêu cầu đình chiến, theo đó các cơ quan quyền lực sẽ chuyển sang Bắc Phi nhằm tránh sức ép của kẻ thù, trong khi các thành viên chính phủ ủng hộ Pétain sẽ vẫn ở lại Pháp, bởi vì Pétain không muốn đi. Một dự án như thế này có lẽ sẽ làm đảo lộn đột ngột tất cả những ý định chính đáng nhằm thay đổi chế độ, do đó hai người thiết tha nhất với sự thay đổi này là phó quốc vụ khanh Raphaël Alibert và Nghị sĩ Pierre Laval sẽ cùng hợp sức để cản trở chuyến đi. Ngay từ ngày 20-6, Lebrun quyết định bản thân ông cùng các Bộ trưởng và Chủ tịch hai Viện sẽ đến Port-Vendre, từ đó họ sẽ lên tàu đi Algérie, còn các Nghị sĩ sẽ đi từ Verdon bằng tàu Massilia. Trong khi nhiều Nghị sĩ do Laval đứng đầu, không ngừng gây sức ép lên Lebrun thì Alibert giữ chân nguyên thủ quốc gia bằng cách nói dối. Alibert tuyên bố rằng, trái với tin tức mà các cơ quan thông tin đã đưa, quân Đức vẫn chưa vượt qua sông Loire và do đó không việc gì phải vội vã cả. Chính vì vậy, Lebrun quyết định chờ thêm một đêm. Ngày 21, trong khi các đại diện của nước Pháp đang thảo luận với Đức về hiệp định đình chiến thì Lebrun chuẩn bị thực hiện kế hoạch ra đi của mình. Đúng lúc ấy, Pierre Laval dẫn đầu một đoàn nghị sĩ xuất hiện trước Tổng thống và tuyên bố hết sức quyết liệt: [I]“Nếu Ngài rời khỏi lãnh thổ nước Pháp, Ngài sẽ không bao giờ được đặt chân trở lại nữa. Vâng, khi người ta biết rằng Ngài đã lựa chọn ra đi vào đúng thời điểm đất nước lâm vào cảnh nguy khốn nhất, tất cả mọi người sẽ đều chỉ nói một từ: đào ngũ… thậm chí còn có một từ nặng nề hơn nữa, đó là phản bội.”[/I] Trước cơn thịnh nộ, Lebrun không biết nói gì, chỉ lặng lẽ cúi đầu. Khi Laval ra về mà không bắt tay ông, chính ông phải vội vã chào vị cựu Chủ tịch Hội đồng. Cuối cùng, Lebrun đã hủy bỏ cuộc ra đi, đồng thời để cho Laval được tự do trở thành nhân vật chính thức biểu tượng cho nền Cộng hòa. Ngày 1-7, các cơ quan chính quyền chuyển đến Vichy. Ngày 10-7, sau nhiều cuộc nói chuyện với các Nghị sĩ làm họ đi từ thấy hấp dẫn đến lo sợ, Pierre Laval đã yêu cầu được Nghị viện, lúc đó đã mất hết tinh thần, thông qua một văn bản để giao đất nước cho Thống chế Pétain: “Quốc hội trao toàn bộ quyền lực cho Chính phủ, dưới chữ kí và quyền lực của Thống chế Pétain, nhằm ban bố, bằng một hoặc nhiều văn bản, Hiến pháp mới của nhà nước Pháp…” Ngay hôm sau đã xuất hiện những Văn bản Hiến pháp, trong đó văn bản đầu tiên được viết theo phong cách các đạo luật thời Quân chủ, phong Thống chế Pétain làm nguyên thủ quốc gia và bãi bỏ điều trong Hiến pháp qui định về bầu cử Tổng thống: [I]“Tôi, Philippe Pétain, thống chế Pháp, Căn cứ vào Hiến pháp ngày 11-7-1940, tuyên bố đảm nhận các chức năng của nguyên thủ quốc gia Pháp. Sau đây, tôi quyết định: điều 2 của Hiến pháp ngày 25-2-1875 bị hủy bỏ”.[/I] Chức Tổng thống không còn nữa. Lebrun không còn phải đi đến chỗ đầu hàng, ông chấp nhận tình hình mới và rời khỏi Vichy trong sự thờ ơ của mọi người. Với cuộc ra đi không vinh quang này, kết cục của thời kì suy tàn kéo dài, lịch sử các Tổng thống của nền Cộng hòa đệ Tam đã chính thức khép lại. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top