Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86486" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Một trọng tài thiếu công minh</p><p></strong></p><p></p><p>Ngay sau khi được bầu, vị tổng thống mới đọc một bài tuyên bố trong đó người ta trích ra một câu cáo buộc chính sách trước đây của Millerand, tuy không gay gắt nhưng cơ bản là chỉ trích quan điểm mới đây của Painlevé khi ông ta được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.</p><p></p><p>“Không có ai ngoài tôi sẽ đứng bên trên các đảng phái để làm một trọng tài công minh”. Doumergue đúng là một trọng tài, nhưng chưa công minh.</p><p></p><p>Thật vậy, ông không có khả năng đối đầu với cuộc bầu cử phổ thông bầu phiếu, và nếu như ông có muốn thì trường hợp vừa qua của Millerand cũng sẽ làm cho người ta không còn thích nữa. Nhưng tính cách và tình huống trở thành Tổng thống của ông làm cho ông không được lòng Liên minh cánh tả.</p><p></p><p>Sau khi đắc cử, ông lại kêu gọi thủ lĩnh của Liên minh cánh tả Edouard Herriot thành lập chính phủ, và trong vòng hai năm, ông dành phần lớn thời gian giữ ghế Chủ tịch Hội đồng cho các lãnh tụ của Liên minh này. Tuy nhiên, trong thời gian chuyển giao giữa nội các của Herriot và của Painlevé, ông đã chỉ định một nhân vật đầy kinh nghiệm của chính trường Pháp mà giờ đây người ta không muốn biết thuộc cánh tả hay cánh hữu nữa, nhưng được Tổng thống hoàn toàn tin tưởng: đó là Aristide Briand.</p><p></p><p>Nhưng cho dù Chủ tịch Hội đồng là Briand, Herriot hay Painlevé, thì chính phủ vẫn phải đương đầu với những khó khăn do cùng một nguyên nhân: tỉ giá đồng franc trên thị trường chứng khoán nước ngoài liên tục giảm. Tuy nhiên, nước Pháp đã tự vươn lên từ những đống đổ nát của chiến tranh, sản xuất tăng và tất cả các yếu tố của một nền tài chính lành mạnh dường như đang được qui tụ. Nhưng cánh tả đang nắm quyền! Đảng Cấp tiến trong chính phủ kiên quyết từ chối dùng các biện pháp thắt chặt tài chính để ngăn chặn nạn chảy máu tư bản, nhưng lợi ích từ quan điểm tự do tài chính này đã bị phủ nhận vì chính phủ cộng tác với Đảng Xã hội, do đó chủ trương dùng những biện pháp cứng rắn.</p><p></p><p>Chính vì thế, do nhận được sự ủng hộ ngầm của Thống đốc Ngân hàng Pháp, các ngân hàng đã gây sức ép lên chính phủ. Họ hướng khách hàng khỏi những khoản vay của nhà nước và chỉ dành cho chính phủ những khoản vay hạn hẹp. Chính phủ không còn biện pháp nào khác ngoài tăng phát hành tài chính: hậu quả là lạm phát.</p><p></p><p>Năm 1926, Joseph Caillaux, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong nội các của Briand, đã quyết định thực hiện các biện pháp mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính. Ông đề nghị Quốc hội trao cho mình toàn quyền về tài chính. Đến lúc đó, Chủ tịch Quốc hội Herriot đã phải rời khỏi cương vị của mình để đấu tranh giữ quyền đó cho Nghị viện, kết quả là nội các Briand bị lật đổ. Doumergue nắm lấy cơ hội, đồng thời vận động hành lang khéo léo nhằm vào các Nghị sĩ, để thoát khỏi Liên minh cánh tả.</p><p></p><p>Sau khi Herriot lật đổ chính phủ, Doumergue yêu cầu ông ta thành lập một nội các khác. Biết không thể làm được việc này, vị Chủ tịch Quốc hội định lẩn tránh, nhưng Doumergue muốn chứng tỏ rằng Liên minh cánh tả không có khả năng điều hành chính phủ, nên ông tiếp tục thúc ép, thậm chí còn tới mức nói đến tội phản nghịch. Mặc dù không muốn, Herriot vẫn đành thành lập một nội các Liên minh cánh tả mới, trong lúc đó, đồng franc tiếp tục sụt giá trên các thị trường chứng khoán nước ngoài.</p><p></p><p>Tình hình trở nên rất thê thảm. Herriot định từ chức nhưng Tổng thống muốn trước tiên ông ta phải bị Quốc hội phế truất. Chính phủ chỉ còn mỗi một việc là đề xuất với các Nghị sĩ một biện pháp không thể chấp nhận được đối với họ: bán đi các cánh rừng công. Ngày 21-7-1926, ngay sau ngày thành lập, nội các của Herriot đã bị lật đổ. Doumergue rất hoan hỉ: đây là kết cục của Liên minh cánh tả! Giờ đây, Tổng thống có thể đưa cánh hữu lên nắm quyền, cụ thể là Raymond Poincaré.</p><p></p><p>Ngay lập tức, tình hình tài chính được hồi phục và Poincaré có thể tự hào với danh hiệu người khôi phục nền tài chính. Ông giữ chức vụ này cho đến cuộc bầu cử năm 1928, cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự có lợi cho ông. Ngay sau cuộc bầu cử này, Doumergue một lần nữa lại bổ nhiệm Poincaré giữ chức Chủ tịch Hội đồng. Poincaré ở cương vị đó đến năm 1929 thì phải nghỉ hưu vì bệnh tật.</p><p></p><p>Sau khoảng thời gian ngắn với nội các Briand, Doumergue lại bổ nhiệm các lãnh tụ mới của cánh hữu mà ông rất tâm đắc là André Tardieu và Pierre Laval. Như vậy, rõ ràng là Tổng thống đóng vai trò không nhỏ trong thất bại của cánh tả ở giai đoạn 1924-1926, và trong xu hướng nghiêng về cánh hữu của chính trường Pháp năm 1926. Tuy nhiên, do có tài hùng biện và thái độ khéo léo, không ai nghĩ rằng Tổng thống Doumergue thuộc cánh hữu.</p><p></p><p>Công chúng yêu mến và tôn trọng con người vùng Languedoc tốt tính này, người khiến người ta nhớ đến Tổng thống Fallières và nước Pháp dưới thời của các Ủy ban cấp tiến. Đối với nhân dân, Doumergue là “Gastounet”, một người Pháp trung lưu, thích rượu vang và ăn ngon, gắn bó với nền Cộng hòa nhưng không cuồng tín và nhanh chóng kết thúc nhiệm kì, giống như Fallières trước đây, để trở về trang trại Tournefeuille của mình ở miền Nam. Năm 1931, sau khi mãn nhiệm, ông từ chối tái tranh cử.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86486, member: 17223"] [B] [CENTER]Một trọng tài thiếu công minh[/CENTER] [/B] Ngay sau khi được bầu, vị tổng thống mới đọc một bài tuyên bố trong đó người ta trích ra một câu cáo buộc chính sách trước đây của Millerand, tuy không gay gắt nhưng cơ bản là chỉ trích quan điểm mới đây của Painlevé khi ông ta được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. “Không có ai ngoài tôi sẽ đứng bên trên các đảng phái để làm một trọng tài công minh”. Doumergue đúng là một trọng tài, nhưng chưa công minh. Thật vậy, ông không có khả năng đối đầu với cuộc bầu cử phổ thông bầu phiếu, và nếu như ông có muốn thì trường hợp vừa qua của Millerand cũng sẽ làm cho người ta không còn thích nữa. Nhưng tính cách và tình huống trở thành Tổng thống của ông làm cho ông không được lòng Liên minh cánh tả. Sau khi đắc cử, ông lại kêu gọi thủ lĩnh của Liên minh cánh tả Edouard Herriot thành lập chính phủ, và trong vòng hai năm, ông dành phần lớn thời gian giữ ghế Chủ tịch Hội đồng cho các lãnh tụ của Liên minh này. Tuy nhiên, trong thời gian chuyển giao giữa nội các của Herriot và của Painlevé, ông đã chỉ định một nhân vật đầy kinh nghiệm của chính trường Pháp mà giờ đây người ta không muốn biết thuộc cánh tả hay cánh hữu nữa, nhưng được Tổng thống hoàn toàn tin tưởng: đó là Aristide Briand. Nhưng cho dù Chủ tịch Hội đồng là Briand, Herriot hay Painlevé, thì chính phủ vẫn phải đương đầu với những khó khăn do cùng một nguyên nhân: tỉ giá đồng franc trên thị trường chứng khoán nước ngoài liên tục giảm. Tuy nhiên, nước Pháp đã tự vươn lên từ những đống đổ nát của chiến tranh, sản xuất tăng và tất cả các yếu tố của một nền tài chính lành mạnh dường như đang được qui tụ. Nhưng cánh tả đang nắm quyền! Đảng Cấp tiến trong chính phủ kiên quyết từ chối dùng các biện pháp thắt chặt tài chính để ngăn chặn nạn chảy máu tư bản, nhưng lợi ích từ quan điểm tự do tài chính này đã bị phủ nhận vì chính phủ cộng tác với Đảng Xã hội, do đó chủ trương dùng những biện pháp cứng rắn. Chính vì thế, do nhận được sự ủng hộ ngầm của Thống đốc Ngân hàng Pháp, các ngân hàng đã gây sức ép lên chính phủ. Họ hướng khách hàng khỏi những khoản vay của nhà nước và chỉ dành cho chính phủ những khoản vay hạn hẹp. Chính phủ không còn biện pháp nào khác ngoài tăng phát hành tài chính: hậu quả là lạm phát. Năm 1926, Joseph Caillaux, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong nội các của Briand, đã quyết định thực hiện các biện pháp mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính. Ông đề nghị Quốc hội trao cho mình toàn quyền về tài chính. Đến lúc đó, Chủ tịch Quốc hội Herriot đã phải rời khỏi cương vị của mình để đấu tranh giữ quyền đó cho Nghị viện, kết quả là nội các Briand bị lật đổ. Doumergue nắm lấy cơ hội, đồng thời vận động hành lang khéo léo nhằm vào các Nghị sĩ, để thoát khỏi Liên minh cánh tả. Sau khi Herriot lật đổ chính phủ, Doumergue yêu cầu ông ta thành lập một nội các khác. Biết không thể làm được việc này, vị Chủ tịch Quốc hội định lẩn tránh, nhưng Doumergue muốn chứng tỏ rằng Liên minh cánh tả không có khả năng điều hành chính phủ, nên ông tiếp tục thúc ép, thậm chí còn tới mức nói đến tội phản nghịch. Mặc dù không muốn, Herriot vẫn đành thành lập một nội các Liên minh cánh tả mới, trong lúc đó, đồng franc tiếp tục sụt giá trên các thị trường chứng khoán nước ngoài. Tình hình trở nên rất thê thảm. Herriot định từ chức nhưng Tổng thống muốn trước tiên ông ta phải bị Quốc hội phế truất. Chính phủ chỉ còn mỗi một việc là đề xuất với các Nghị sĩ một biện pháp không thể chấp nhận được đối với họ: bán đi các cánh rừng công. Ngày 21-7-1926, ngay sau ngày thành lập, nội các của Herriot đã bị lật đổ. Doumergue rất hoan hỉ: đây là kết cục của Liên minh cánh tả! Giờ đây, Tổng thống có thể đưa cánh hữu lên nắm quyền, cụ thể là Raymond Poincaré. Ngay lập tức, tình hình tài chính được hồi phục và Poincaré có thể tự hào với danh hiệu người khôi phục nền tài chính. Ông giữ chức vụ này cho đến cuộc bầu cử năm 1928, cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự có lợi cho ông. Ngay sau cuộc bầu cử này, Doumergue một lần nữa lại bổ nhiệm Poincaré giữ chức Chủ tịch Hội đồng. Poincaré ở cương vị đó đến năm 1929 thì phải nghỉ hưu vì bệnh tật. Sau khoảng thời gian ngắn với nội các Briand, Doumergue lại bổ nhiệm các lãnh tụ mới của cánh hữu mà ông rất tâm đắc là André Tardieu và Pierre Laval. Như vậy, rõ ràng là Tổng thống đóng vai trò không nhỏ trong thất bại của cánh tả ở giai đoạn 1924-1926, và trong xu hướng nghiêng về cánh hữu của chính trường Pháp năm 1926. Tuy nhiên, do có tài hùng biện và thái độ khéo léo, không ai nghĩ rằng Tổng thống Doumergue thuộc cánh hữu. Công chúng yêu mến và tôn trọng con người vùng Languedoc tốt tính này, người khiến người ta nhớ đến Tổng thống Fallières và nước Pháp dưới thời của các Ủy ban cấp tiến. Đối với nhân dân, Doumergue là “Gastounet”, một người Pháp trung lưu, thích rượu vang và ăn ngon, gắn bó với nền Cộng hòa nhưng không cuồng tín và nhanh chóng kết thúc nhiệm kì, giống như Fallières trước đây, để trở về trang trại Tournefeuille của mình ở miền Nam. Năm 1931, sau khi mãn nhiệm, ông từ chối tái tranh cử. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top