Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86484" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Gaston Doumergue, tài năng hùng biện cánh tả ủng hộ đường lối của cánh hữu</p><p></strong></p><p></p><p>Khi dồn Millerand đến chỗ phải từ chức, Liên minh cánh tả chắc chắn đã dự tính thay thế ông trong Điện Élysée bằng một thành viên của phe đa số mới.</p><p></p><p>Họ chỉ định cho chức vụ này Paul Painlevé, người được bầu làm Chủ tịch Quốc hội ngay khi Quốc hội họp, và đã đưa ra ý nghĩa chính trị của việc bầu này như sau: “Các vị đã đưa lên chức vụ cao quí này người được một đảng bầu ra”. Đương nhiên là việc ông bước vào Điện Élysée cũng mang cùng ý nghĩa như vậy: người được Liên minh cánh tả bầu sẽ ngồi vào ghế Tổng thống thay thế người của Khối Dân tộc.</p><p></p><p>Một tình huống như thế lẽ ra sẽ không có gì nguy hiểm đối với Painlevé nếu như Liên minh thực sự chiếm được đa số tại Quốc hội. Thế nhưng thực tế lại không phải như vậy. Ngay trong Quốc hội, Liên minh chỉ có được đa số phiếu khi có thêm phiếu của nhóm “cánh tả cấp tiến” mà tên gọi không thể gây ảo tưởng: thực tế họ là những người ôn hòa và tuyên bố theo chủ nghĩa cấp tiến chỉ vì quan điểm tôn giáo của mình.</p><p></p><p>Tại Thượng nghị viện, nhóm trung lập chiếm đa số áp đảo, họ kịch liệt chống đối mọi chủ trương liên minh, và như vậy, Painlevé sẽ rất khó được bầu. Chủ tịch Thượng nghị viện Gaston Doumergue không chậm trễ tận dụng tình hình này.</p><p></p><p>Người miền Nam vui tính</p><p></p><p>Doumergue sinh ra tại Aigues-Vives, trong một gia đình trồng nho ở vùng Languedoc, miền Nam nước Pháp. Từng làm Thẩm phán tại Đông Dương và sau đó là ở Algérie, năm 1893, ông trở thành Nghị sĩ cấp tiến của vùng Gard. Là một người theo đạo Tin lành, ông nghiêng về cánh tả một cách hoàn toàn tự nhiên.</p><p></p><p>Khuynh hướng cánh tả của người đàn ông miền Nam vui tính mà về tính khí khác xa với mọi quan điểm học thuyết này hiển nhiên không thể ngăn cản ông trở thành bảo thủ về mặt xã hội, tự cảm thấy mình là một người yêu nước và thậm chí là quân phiệt. Ông được Poincaré mời giữ chức Chủ tịch Hội đồng lần đầu tiên vào năm 1913, để duy trì đạo luật ba năm mà Barthou vừa cho thông qua. Tài năng hùng biện thiên về cánh tả cộng với quan điểm chính trị ôn hòa đã mau chóng giúp ông được đề cử và trúng cử vào chức Chủ tịch Thượng nghị viện.</p><p></p><p>Ngay từ năm 1924, việc Millerand từ chức đã cho Doumergue cơ hội hi vọng. François-Marsal đã không mấy khó khăn để thuyết phục Doumergue rằng sự phân chia số phiếu trong Nghị viện có thể tạo điều kiện để ông giành chiến thắng trước Painlevé. Là Chủ tịch Thượng nghị viện nên đương nhiên là chủ tịch Quốc hội, do đó Doumergue quyết định lùi cuộc họp Quốc hội lại 24 giờ để có thời gian thông báo cho mọi người biết việc mình ra ứng cử.</p><p></p><p>Để tránh tình thế khó xử, ông đã không nói đến việc này trong cuộc họp trù bị của các nhóm Cộng hòa mà ông e ngại không phải vô cớ rằng thành viên của Liên minh chiếm đa số. Thực vậy, trong cuộc bỏ phiếu ở phiên họp trù bị, Painlevé nhận được 306 trên tổng số 475 phiếu và Doumergue, khi đó vẫn chưa tuyên bố ra ứng cử, nhận được 149 phiếu. Chủ tịch Thượng nghị viện cảm thấy yên lòng: Nghị viện gồm hơn 800 đại biểu và ông chắc chắn sẽ thu hút được lá phiếu của cánh hữu và phe trung lập vốn thù địch với Liên minh cánh tả đó là chưa tính đến lá phiếu của nhiều nghị sĩ từng phản đối thái độ đảng phái của Millerand, những người này lo ngại Painlevé sẽ theo đuổi một chính sách mang tính đảng phái công khai không kém, có lợi cho Liên minh cánh tả.</p><p></p><p>Những tính toán trên là đúng. Doumergue không phải là ứng cử viên ở cuộc họp trù bị nên không tự cho là phải trung thành với những quyết định của cuộc họp. Ngày 13-6-1924, ông ra ứng cử trước Quốc hội và trở thành Tổng thống với 515 phiếu, trong khi Painlevé chỉ nhận được 309 phiếu.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86484, member: 17223"] [B] [CENTER]Gaston Doumergue, tài năng hùng biện cánh tả ủng hộ đường lối của cánh hữu[/CENTER] [/B] Khi dồn Millerand đến chỗ phải từ chức, Liên minh cánh tả chắc chắn đã dự tính thay thế ông trong Điện Élysée bằng một thành viên của phe đa số mới. Họ chỉ định cho chức vụ này Paul Painlevé, người được bầu làm Chủ tịch Quốc hội ngay khi Quốc hội họp, và đã đưa ra ý nghĩa chính trị của việc bầu này như sau: “Các vị đã đưa lên chức vụ cao quí này người được một đảng bầu ra”. Đương nhiên là việc ông bước vào Điện Élysée cũng mang cùng ý nghĩa như vậy: người được Liên minh cánh tả bầu sẽ ngồi vào ghế Tổng thống thay thế người của Khối Dân tộc. Một tình huống như thế lẽ ra sẽ không có gì nguy hiểm đối với Painlevé nếu như Liên minh thực sự chiếm được đa số tại Quốc hội. Thế nhưng thực tế lại không phải như vậy. Ngay trong Quốc hội, Liên minh chỉ có được đa số phiếu khi có thêm phiếu của nhóm “cánh tả cấp tiến” mà tên gọi không thể gây ảo tưởng: thực tế họ là những người ôn hòa và tuyên bố theo chủ nghĩa cấp tiến chỉ vì quan điểm tôn giáo của mình. Tại Thượng nghị viện, nhóm trung lập chiếm đa số áp đảo, họ kịch liệt chống đối mọi chủ trương liên minh, và như vậy, Painlevé sẽ rất khó được bầu. Chủ tịch Thượng nghị viện Gaston Doumergue không chậm trễ tận dụng tình hình này. Người miền Nam vui tính Doumergue sinh ra tại Aigues-Vives, trong một gia đình trồng nho ở vùng Languedoc, miền Nam nước Pháp. Từng làm Thẩm phán tại Đông Dương và sau đó là ở Algérie, năm 1893, ông trở thành Nghị sĩ cấp tiến của vùng Gard. Là một người theo đạo Tin lành, ông nghiêng về cánh tả một cách hoàn toàn tự nhiên. Khuynh hướng cánh tả của người đàn ông miền Nam vui tính mà về tính khí khác xa với mọi quan điểm học thuyết này hiển nhiên không thể ngăn cản ông trở thành bảo thủ về mặt xã hội, tự cảm thấy mình là một người yêu nước và thậm chí là quân phiệt. Ông được Poincaré mời giữ chức Chủ tịch Hội đồng lần đầu tiên vào năm 1913, để duy trì đạo luật ba năm mà Barthou vừa cho thông qua. Tài năng hùng biện thiên về cánh tả cộng với quan điểm chính trị ôn hòa đã mau chóng giúp ông được đề cử và trúng cử vào chức Chủ tịch Thượng nghị viện. Ngay từ năm 1924, việc Millerand từ chức đã cho Doumergue cơ hội hi vọng. François-Marsal đã không mấy khó khăn để thuyết phục Doumergue rằng sự phân chia số phiếu trong Nghị viện có thể tạo điều kiện để ông giành chiến thắng trước Painlevé. Là Chủ tịch Thượng nghị viện nên đương nhiên là chủ tịch Quốc hội, do đó Doumergue quyết định lùi cuộc họp Quốc hội lại 24 giờ để có thời gian thông báo cho mọi người biết việc mình ra ứng cử. Để tránh tình thế khó xử, ông đã không nói đến việc này trong cuộc họp trù bị của các nhóm Cộng hòa mà ông e ngại không phải vô cớ rằng thành viên của Liên minh chiếm đa số. Thực vậy, trong cuộc bỏ phiếu ở phiên họp trù bị, Painlevé nhận được 306 trên tổng số 475 phiếu và Doumergue, khi đó vẫn chưa tuyên bố ra ứng cử, nhận được 149 phiếu. Chủ tịch Thượng nghị viện cảm thấy yên lòng: Nghị viện gồm hơn 800 đại biểu và ông chắc chắn sẽ thu hút được lá phiếu của cánh hữu và phe trung lập vốn thù địch với Liên minh cánh tả đó là chưa tính đến lá phiếu của nhiều nghị sĩ từng phản đối thái độ đảng phái của Millerand, những người này lo ngại Painlevé sẽ theo đuổi một chính sách mang tính đảng phái công khai không kém, có lợi cho Liên minh cánh tả. Những tính toán trên là đúng. Doumergue không phải là ứng cử viên ở cuộc họp trù bị nên không tự cho là phải trung thành với những quyết định của cuộc họp. Ngày 13-6-1924, ông ra ứng cử trước Quốc hội và trở thành Tổng thống với 515 phiếu, trong khi Painlevé chỉ nhận được 309 phiếu. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top