Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86482" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Trường hợp Briand: Tổng thống buộc Chủ tịch Hội đồng phải từ chức </p><p></strong></p><p></p><p>Trong một thông báo gửi hai Viện ngày 25-9, Millerand khẳng định lại quan điểm của mình đối với việc xem xét lại Hiến pháp:</p><p></p><p>“Bầu cử phổ thông đầu phiếu là giải pháp tốt nhất. Ý chí thể hiện qua lá phiếu của những người đại diện được bầu, cần có quyền hành pháp tự do dưới sự kiểm soát của Quốc hội và quyền tư pháp độc lập để được thực hiện và được tôn trọng.</p><p></p><p>Việc lẫn lộn các quyền là mầm mống của mọi chuyên chế. Các vị sẽ chọn điều mà các vị sẽ phán xét, cùng với chính phủ, vào thời điểm hợp lí nhất, để thận trọng đưa ra những sửa đổi được mong muốn nhất cho hiến pháp … “</p><p></p><p>Nhưng nếu Millerand chấp nhận không thúc đẩy nhanh tiến trình, điều đó không có nghĩa là ông từ bỏ các dự định của mình. Vả lại, ông đã đặt điều kiện trước khi chấp nhận ra ứng cử và đã tuyên bố chỉ ứng cử nếu Nghị viện công nhận quan điểm của ông, theo đó: “Tổng thống không nhất thiết phải là thành viên của một đảng nào đó, nhưng có thể và phải là người của một chính sách đã được phê chuẩn và thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ của các Bộ trưởng”.</p><p></p><p>Đây là một sự coi nhẹ nguyên tắc không quyền lực của chức vụ Tổng thống. Nhưng việc các Nghị sĩ hầu như nhất trí bỏ phiếu tán thành đã làm cho Millerand nghĩ rằng khi lựa chọn ông, Đại hội đồng cũng đã ngầm chấp nhận các ý tưởng của ông. Đúng là trong sự nhất trí này thiếu phiếu bầu của Đảng Xã hội nhưng từ lâu, vị tân Tổng thống đã quen bỏ qua sự chống đối của họ.</p><p></p><p>Quyết tâm làm cho quan điểm của mình thắng thế trên thực tế đối với các sự việc trước khi việc xét lại Hiến pháp đem lại cho ông quyền làm điều đó, Millerand mời vào chính quyền một trong những người bạn của mình là Georges Leygues , một con người tẻ nhạt, để giữ vững nội các. Như vậy, ông vẫn đứng đầu cơ quan hành pháp thông qua người khác; vả lại, ở điện Élysée ông vẫn tiếp tục chính sách mà ông đã bắt đầu từ khi là còn là chủ tịch Hội đồng.</p><p></p><p>Vì vậy, ông chỉ đạo các cuộc thương lượng để khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Toà thánh. Tuy nhiên, vào đầu năm 1921, khi Georges Leygues mất chức do bị Quốc hội chỉ trích là quá phụ thuộc vào Tổng thống, Millerand buộc phải mời Aristide Briand, một người mà ông không thích nhưng đã góp phần làm cho ông thắng cử.</p><p></p><p>Các vấn đề về chính sách đối ngoại đã nhanh chóng làm cho người đứng đầu nhà nước đối đầu với người đứng đầu chính phủ. Cũng như phần lớn các Đại biểu Quốc hội, Millerand ủng hộ một chính sách cực kỳ khắc nghiệt đối với Đức, nước bại trận trong cuộc Đại chiến. Đặc biệt, ông muốn Đức phải trả đều đặn những khoản tiền nợ Pháp với danh nghĩa bồi thường chiến tranh.</p><p></p><p>Về phần mình, Briand tỏ ra nhạy cảm hơn với những ý kiến phản đối của các đồng minh cũ Pháp là Anh và Mỹ. Ý thức được rằng nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá, rằng dân số ít không cho phép Pháp tiến hành một chính sách hiếu chiến (ông đã có lần nói: “Tôi lập chính sách về tỉ lệ sinh đẻ”) và là người ủng hộ chân thành hòa bình, Briand mong muốn bảo đảm an ninh cho nước Pháp bằng cách giảm bớt căng thẳng trong quan hệ thù địch với Đức, cùng với sự bảo đảm của Anh và Mỹ.</p><p></p><p>Briand ý thức được rằng hai mục đích này chỉ có thể đạt được nếu nước Pháp chấp nhận xóa bỏ, hoặc ít nhất là điều chỉnh khoản bồi thường này, mầm mống của mối bất hòa giữa Pháp và các cường quốc khác. Tháng 1-1922, Briand gặp Thủ tướng Anh Loyd George tại Cannes. Mục đích của cuộc gặp là bàn bạc về thái độ đối với nước Nga Xô viết, điều chỉnh khoản bồi thường và sự bảo đảm của Anh trong trường hợp Pháp bị tấn công.</p><p></p><p>Dựa vào các điều khoản của Hiến pháp qui định Tổng thống là người đứng đầu về ngoại giao của nước Pháp, Millerand cảnh báo và đưa ra một vài lời khuyên cho Briand: kiên quyết không nhượng bộ về các khoản bồi thường chiến tranh, chỉ chấp nhận công ước bảo đảm song phương, v.v...</p><p></p><p>Thậm chí Millerand còn đi xa hơn. Trong lúc Briand vắng mặt, ông họp Hội đồng Bộ trưởng và yêu cầu họ ủng hộ những áp lực của ông lên Chủ tịch Hội đồng. Poincaré, lúc đó là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng nghị viện, cũng liên tiếp gửi điện cho Briand. Cuối cùng, do quá mệt mỏi, Briand rời khỏi Hội nghị ngày 11/1. Khi về đến Paris, ông được biết tờ Le Martin (Buổi sáng) vừa mới tiết lộ bức thư mới nhất mà Millerand gửi cho ông.</p><p></p><p>Mâu thuẫn với người đứng đầu nhà nước không quyền lực, Briand có thể mưu toan chống lại bằng vũ lực. Nhưng đó không phải là tính cách của Briand. Sau khi đã báo cáo kết quả đàm phán với Quốc hội, ông đã đưa ra lời kết luận này như lời xin từ chức: “Đây là việc mà tôi đã làm. Chúng ta đã đạt được điều này khi tôi rời Cannes. Những người khác sẽ làm tốt hơn tôi”.</p><p></p><p>Sau khi dồn Chủ tịch Hội đồng đến chỗ phải từ chức (sự kiện không được ghi lại trong biên niên sử Tổng thống ), Millerand mời vào vị trí đó Poincaré, người tỏ ra phù hợp nhất để dẫn dắt chính sách thực hiện đầy đủ Hiệp ước Versailles. Tháng 1-1923, Poincaré đưa ra một biện pháp táo bạo để buộc Đức phải trả tiền bồi thường chiến tranh. Mặc dù biết có nguy cơ xảy ra bất hòa giữa Pháp với các đồng minh cũ, nhưng Poincaré vẫn quyết định chiếm vùng Ruhr của Đức. Nhưng từ lúc đó, Millerand và Poincaré lại mâu thuẫn với nhau.</p><p></p><p>Được Bộ Tham mưu ủng hộ, Tổng thống coi sự chiếm đóng này như một biện pháp chính trị nhằm bảo đảm an ninh cho nước Pháp và một vật thế chấp mà người ta chỉ có thể trao trả lại khi nhận được những bảo đảm cụ thể. Poincaré, vốn là luật gia, lại chỉ nhìn nhận việc chiếm đóng vùng Ruhr như một phương tiện để buộc Đức phải tôn trọng Hiệp ước Versailles.</p><p></p><p>Vả lại, là người phụ trách chính trị của nước Pháp, Poincaré không muốn có bất kỳ mâu thuẫn nào với Anh và Mỹ, những nước mà ông cần cả trên bình diện ngoại giao lẫn tài chính để cứu đồng franc khỏi bị trượt giá trên thị trường hối đoái. Do vậy, mặc dù Tổng thống rất thất vọng, nhưng ông vẫn từ chối “khai thác thắng lợi của mình” và chấp nhận nối lại đàm phán với Đức. Không hi vọng sử dụng lại các thủ đoạn đã dùng với Briand để đối xử với Poincaré, Millerand đành phải chấp nhận.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86482, member: 17223"] [B] [CENTER]Trường hợp Briand: Tổng thống buộc Chủ tịch Hội đồng phải từ chức [/CENTER] [/B] Trong một thông báo gửi hai Viện ngày 25-9, Millerand khẳng định lại quan điểm của mình đối với việc xem xét lại Hiến pháp: “Bầu cử phổ thông đầu phiếu là giải pháp tốt nhất. Ý chí thể hiện qua lá phiếu của những người đại diện được bầu, cần có quyền hành pháp tự do dưới sự kiểm soát của Quốc hội và quyền tư pháp độc lập để được thực hiện và được tôn trọng. Việc lẫn lộn các quyền là mầm mống của mọi chuyên chế. Các vị sẽ chọn điều mà các vị sẽ phán xét, cùng với chính phủ, vào thời điểm hợp lí nhất, để thận trọng đưa ra những sửa đổi được mong muốn nhất cho hiến pháp … “ Nhưng nếu Millerand chấp nhận không thúc đẩy nhanh tiến trình, điều đó không có nghĩa là ông từ bỏ các dự định của mình. Vả lại, ông đã đặt điều kiện trước khi chấp nhận ra ứng cử và đã tuyên bố chỉ ứng cử nếu Nghị viện công nhận quan điểm của ông, theo đó: “Tổng thống không nhất thiết phải là thành viên của một đảng nào đó, nhưng có thể và phải là người của một chính sách đã được phê chuẩn và thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ của các Bộ trưởng”. Đây là một sự coi nhẹ nguyên tắc không quyền lực của chức vụ Tổng thống. Nhưng việc các Nghị sĩ hầu như nhất trí bỏ phiếu tán thành đã làm cho Millerand nghĩ rằng khi lựa chọn ông, Đại hội đồng cũng đã ngầm chấp nhận các ý tưởng của ông. Đúng là trong sự nhất trí này thiếu phiếu bầu của Đảng Xã hội nhưng từ lâu, vị tân Tổng thống đã quen bỏ qua sự chống đối của họ. Quyết tâm làm cho quan điểm của mình thắng thế trên thực tế đối với các sự việc trước khi việc xét lại Hiến pháp đem lại cho ông quyền làm điều đó, Millerand mời vào chính quyền một trong những người bạn của mình là Georges Leygues , một con người tẻ nhạt, để giữ vững nội các. Như vậy, ông vẫn đứng đầu cơ quan hành pháp thông qua người khác; vả lại, ở điện Élysée ông vẫn tiếp tục chính sách mà ông đã bắt đầu từ khi là còn là chủ tịch Hội đồng. Vì vậy, ông chỉ đạo các cuộc thương lượng để khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Toà thánh. Tuy nhiên, vào đầu năm 1921, khi Georges Leygues mất chức do bị Quốc hội chỉ trích là quá phụ thuộc vào Tổng thống, Millerand buộc phải mời Aristide Briand, một người mà ông không thích nhưng đã góp phần làm cho ông thắng cử. Các vấn đề về chính sách đối ngoại đã nhanh chóng làm cho người đứng đầu nhà nước đối đầu với người đứng đầu chính phủ. Cũng như phần lớn các Đại biểu Quốc hội, Millerand ủng hộ một chính sách cực kỳ khắc nghiệt đối với Đức, nước bại trận trong cuộc Đại chiến. Đặc biệt, ông muốn Đức phải trả đều đặn những khoản tiền nợ Pháp với danh nghĩa bồi thường chiến tranh. Về phần mình, Briand tỏ ra nhạy cảm hơn với những ý kiến phản đối của các đồng minh cũ Pháp là Anh và Mỹ. Ý thức được rằng nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá, rằng dân số ít không cho phép Pháp tiến hành một chính sách hiếu chiến (ông đã có lần nói: “Tôi lập chính sách về tỉ lệ sinh đẻ”) và là người ủng hộ chân thành hòa bình, Briand mong muốn bảo đảm an ninh cho nước Pháp bằng cách giảm bớt căng thẳng trong quan hệ thù địch với Đức, cùng với sự bảo đảm của Anh và Mỹ. Briand ý thức được rằng hai mục đích này chỉ có thể đạt được nếu nước Pháp chấp nhận xóa bỏ, hoặc ít nhất là điều chỉnh khoản bồi thường này, mầm mống của mối bất hòa giữa Pháp và các cường quốc khác. Tháng 1-1922, Briand gặp Thủ tướng Anh Loyd George tại Cannes. Mục đích của cuộc gặp là bàn bạc về thái độ đối với nước Nga Xô viết, điều chỉnh khoản bồi thường và sự bảo đảm của Anh trong trường hợp Pháp bị tấn công. Dựa vào các điều khoản của Hiến pháp qui định Tổng thống là người đứng đầu về ngoại giao của nước Pháp, Millerand cảnh báo và đưa ra một vài lời khuyên cho Briand: kiên quyết không nhượng bộ về các khoản bồi thường chiến tranh, chỉ chấp nhận công ước bảo đảm song phương, v.v... Thậm chí Millerand còn đi xa hơn. Trong lúc Briand vắng mặt, ông họp Hội đồng Bộ trưởng và yêu cầu họ ủng hộ những áp lực của ông lên Chủ tịch Hội đồng. Poincaré, lúc đó là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng nghị viện, cũng liên tiếp gửi điện cho Briand. Cuối cùng, do quá mệt mỏi, Briand rời khỏi Hội nghị ngày 11/1. Khi về đến Paris, ông được biết tờ Le Martin (Buổi sáng) vừa mới tiết lộ bức thư mới nhất mà Millerand gửi cho ông. Mâu thuẫn với người đứng đầu nhà nước không quyền lực, Briand có thể mưu toan chống lại bằng vũ lực. Nhưng đó không phải là tính cách của Briand. Sau khi đã báo cáo kết quả đàm phán với Quốc hội, ông đã đưa ra lời kết luận này như lời xin từ chức: “Đây là việc mà tôi đã làm. Chúng ta đã đạt được điều này khi tôi rời Cannes. Những người khác sẽ làm tốt hơn tôi”. Sau khi dồn Chủ tịch Hội đồng đến chỗ phải từ chức (sự kiện không được ghi lại trong biên niên sử Tổng thống ), Millerand mời vào vị trí đó Poincaré, người tỏ ra phù hợp nhất để dẫn dắt chính sách thực hiện đầy đủ Hiệp ước Versailles. Tháng 1-1923, Poincaré đưa ra một biện pháp táo bạo để buộc Đức phải trả tiền bồi thường chiến tranh. Mặc dù biết có nguy cơ xảy ra bất hòa giữa Pháp với các đồng minh cũ, nhưng Poincaré vẫn quyết định chiếm vùng Ruhr của Đức. Nhưng từ lúc đó, Millerand và Poincaré lại mâu thuẫn với nhau. Được Bộ Tham mưu ủng hộ, Tổng thống coi sự chiếm đóng này như một biện pháp chính trị nhằm bảo đảm an ninh cho nước Pháp và một vật thế chấp mà người ta chỉ có thể trao trả lại khi nhận được những bảo đảm cụ thể. Poincaré, vốn là luật gia, lại chỉ nhìn nhận việc chiếm đóng vùng Ruhr như một phương tiện để buộc Đức phải tôn trọng Hiệp ước Versailles. Vả lại, là người phụ trách chính trị của nước Pháp, Poincaré không muốn có bất kỳ mâu thuẫn nào với Anh và Mỹ, những nước mà ông cần cả trên bình diện ngoại giao lẫn tài chính để cứu đồng franc khỏi bị trượt giá trên thị trường hối đoái. Do vậy, mặc dù Tổng thống rất thất vọng, nhưng ông vẫn từ chối “khai thác thắng lợi của mình” và chấp nhận nối lại đàm phán với Đức. Không hi vọng sử dụng lại các thủ đoạn đã dùng với Briand để đối xử với Poincaré, Millerand đành phải chấp nhận. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top