Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86481" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Một Đảng viên đặc biệt của Đảng Xã hội </p><p></strong></p><p></p><p>Trên thực tế, trong những năm cuối cùng của thế kỉ XIX, Millerand được coi như một trong những niềm hi vọng của Đảng Xã hội, cùng với Jean Jaurès.</p><p></p><p>Tuy nhiên, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình chính trong hàng ngũ của Đảng Cấp tiến. Khi còn là một luật sư trẻ, là bạn của Poincaré, ông thường lui tới gặp gỡ giới chính trị gia Paris. Ông nhanh chóng trở thành luật sư chuyên bào chữa trong các vụ án chính trị và cuối cùng đã đi theo hệ tư tưởng của những người được ông bào chữa.</p><p></p><p>Ông phẫn nộ trước việc các Đảng viên Đảng Xã hội bị đàn áp dã man trong những năm 1890-1893. Năm 1891, khi Chính phủ ra lệnh bắn vào nhóm biểu tình hòa bình tại Fourmies nhân dịp ngày 1-5, ông là luật sư bào chữa cho một trong những lãnh tụ của Đảng Xã hội và ông quyết định chuyển hẳn sang lí tưởng xã hội chủ nghĩa.</p><p></p><p>Khi trở thành đại biểu Quốc hội, ông là một trong những người được lắng nghe nhiều nhất trong số các nhà lãnh đạo của xu hướng này. Nhưng ông không gia nhập bất cứ một đảng nào trong số bốn Đảng Xã hội hướng tới giai cấp công nhân. Là “người theo phái Xã hội độc lập”, gốc tư sản, có sở thích lãnh đạo, ông không có cùng niềm tin học thuyết và cách mạng với các lãnh tụ lớn của Đảng Xã hội như Guesde, Vaillant hay Allemane. Vì vậy, người ta có thể xếp ông, cũng như Jaurès vào thời kì đó, vào hàng ngũ những người bảo hộ cho chủ nghĩa xã hội nhân đạo và lý tưởng chủ nghĩa.</p><p></p><p>Năm 1896, sau thắng lợi của Đảng Xã hội tại cuộc bầu cử cấp thành phố, Millerand đưa ra cho các nhóm một chương trình chung, gọi là “chương trình Saint-Mandé”, từ đó họ có thể đi đến thống nhất với nhau. Ở đây, ông có ý định dung hòa chủ nghĩa xã hội và truyền thống của Pháp từ năm 1789, loại bỏ bạo lực như một điều không thích hợp với nền dân chủ, trông chờ thắng lợi của những tư tưởng xã hội trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu.</p><p></p><p>Mặc dù được phần lớn các nhà lãnh đạo đón nhận, nhưng chương trình này không thể trở thành một hiến chương thống nhất, bởi vì tác giả của nó ngay sau đó bị mất uy tín do thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Năm 1899, khi Waldeck-Rousseau thành lập nội các bảo vệ nền Cộng hòa, Millerand được đề nghị giữ một chức Bộ trưởng.</p><p></p><p>Ông hỏi ý kiến một vài người bạn, trong đó có Jean Jaurès, và được khuyên nên chấp nhận, với suy nghĩ rằng các Đảng viên Đảng Xã hội có nghĩa vụ bảo vệ nền Cộng hòa và sự có mặt của một đảng viên Đảng Xã hội trong nội các có thể giúp làm cho chính sách của chính phủ nghiêng theo hướng có lợi cho giai cấp công nhân.</p><p></p><p>Vào lúc đó, rất nhiều nhóm thuộc phe xã hội không phản đối gay gắt việc Millerand tham gia nội các, nhưng ngay sau đó họ được biết rằng trong nội các còn có Hầu tước Galliffet , viên Tướng đã đàn áp Công xã một cách tàn bạo. Ngay lập tức, trong hàng ngũ Đảng Xã hội rộ lên tiếng la ó phản đối và yêu cầu xác định rõ ràng nguyên tắc tham gia vào các chính phủ tư sản. Millerand được Jaurès khéo léo bênh vực, do đó cuối cùng, Đảng Xã hội quyết định coi như Millerand tham gia vào chính phủ với tư cách cá nhân.</p><p></p><p>Khi Waldeck-Rousseau thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng, Millerand trở lại hàng ngũ Đảng Xã hội nhưng ông có vẻ vẫn thích có mặt trong nội các. Ý kiến của ông ở Quốc hội ngày càng tách rời ý kiến các Đảng viên Xã hội khác; liên đoàn đã khai trừ ông năm 1903. Millerand bắt đầu thăng tiến với tư cách một đại biểu không thuộc phái nào, nhưng luôn ở thế có thể vào nội các, điều này làm ông ngày càng tiến gần cánh hữu.</p><p></p><p>Khoảng thời gian ông ở Đảng Xã hội chỉ còn lại một từ “millerandisme” (chủ nghĩa Millerand), cách nói lái của Đảng Xã hội từ “arrivisme” (người tìm mọi cách để thành đạt) và từ đó, Đảng Xã hội coi ông như một căn bệnh đáng xấu hổ. Millerand nhiều lần giữ chức Bộ trưởng, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh trong nội các thứ hai của Viviani.</p><p></p><p>Ông luôn trung thành ủng hộ tướng Joffre, do đó bị ảnh hưởng của mặt trái của ông ta. Khi hòa bình lập lại ông giữ chức Ủy viên Chính phủ phụ trách các vùng đã được thu hồi. Ttrong cuộc bầu cử năm 1919, ông có sáng kiến tập hợp tất cả các đảng đã tham gia vào Liên minh thần thánhvào những danh sách duy nhất.</p><p></p><p>Như vậy, Khối Cộng hòa quốc gia được hình thành, nhưng Millerand đẩy các liên minh về gần cánh hữu đến nỗi Đảng Cấp tiến sợ hãi và phải rút khỏi Khối Dân tộc. Chỉ còn lại phe trung lập và cánh hữu, Khối Dân tộc đã chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp: từ nay, người đại biểu cũ của Đảng Xã hội đã trở thành lãnh tụ của phe đa số cánh hữu, và với danh nghĩa này, Millerand bước vào Điện Élysée.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86481, member: 17223"] [B] [CENTER]Một Đảng viên đặc biệt của Đảng Xã hội [/CENTER] [/B] Trên thực tế, trong những năm cuối cùng của thế kỉ XIX, Millerand được coi như một trong những niềm hi vọng của Đảng Xã hội, cùng với Jean Jaurès. Tuy nhiên, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình chính trong hàng ngũ của Đảng Cấp tiến. Khi còn là một luật sư trẻ, là bạn của Poincaré, ông thường lui tới gặp gỡ giới chính trị gia Paris. Ông nhanh chóng trở thành luật sư chuyên bào chữa trong các vụ án chính trị và cuối cùng đã đi theo hệ tư tưởng của những người được ông bào chữa. Ông phẫn nộ trước việc các Đảng viên Đảng Xã hội bị đàn áp dã man trong những năm 1890-1893. Năm 1891, khi Chính phủ ra lệnh bắn vào nhóm biểu tình hòa bình tại Fourmies nhân dịp ngày 1-5, ông là luật sư bào chữa cho một trong những lãnh tụ của Đảng Xã hội và ông quyết định chuyển hẳn sang lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Khi trở thành đại biểu Quốc hội, ông là một trong những người được lắng nghe nhiều nhất trong số các nhà lãnh đạo của xu hướng này. Nhưng ông không gia nhập bất cứ một đảng nào trong số bốn Đảng Xã hội hướng tới giai cấp công nhân. Là “người theo phái Xã hội độc lập”, gốc tư sản, có sở thích lãnh đạo, ông không có cùng niềm tin học thuyết và cách mạng với các lãnh tụ lớn của Đảng Xã hội như Guesde, Vaillant hay Allemane. Vì vậy, người ta có thể xếp ông, cũng như Jaurès vào thời kì đó, vào hàng ngũ những người bảo hộ cho chủ nghĩa xã hội nhân đạo và lý tưởng chủ nghĩa. Năm 1896, sau thắng lợi của Đảng Xã hội tại cuộc bầu cử cấp thành phố, Millerand đưa ra cho các nhóm một chương trình chung, gọi là “chương trình Saint-Mandé”, từ đó họ có thể đi đến thống nhất với nhau. Ở đây, ông có ý định dung hòa chủ nghĩa xã hội và truyền thống của Pháp từ năm 1789, loại bỏ bạo lực như một điều không thích hợp với nền dân chủ, trông chờ thắng lợi của những tư tưởng xã hội trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu. Mặc dù được phần lớn các nhà lãnh đạo đón nhận, nhưng chương trình này không thể trở thành một hiến chương thống nhất, bởi vì tác giả của nó ngay sau đó bị mất uy tín do thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Năm 1899, khi Waldeck-Rousseau thành lập nội các bảo vệ nền Cộng hòa, Millerand được đề nghị giữ một chức Bộ trưởng. Ông hỏi ý kiến một vài người bạn, trong đó có Jean Jaurès, và được khuyên nên chấp nhận, với suy nghĩ rằng các Đảng viên Đảng Xã hội có nghĩa vụ bảo vệ nền Cộng hòa và sự có mặt của một đảng viên Đảng Xã hội trong nội các có thể giúp làm cho chính sách của chính phủ nghiêng theo hướng có lợi cho giai cấp công nhân. Vào lúc đó, rất nhiều nhóm thuộc phe xã hội không phản đối gay gắt việc Millerand tham gia nội các, nhưng ngay sau đó họ được biết rằng trong nội các còn có Hầu tước Galliffet , viên Tướng đã đàn áp Công xã một cách tàn bạo. Ngay lập tức, trong hàng ngũ Đảng Xã hội rộ lên tiếng la ó phản đối và yêu cầu xác định rõ ràng nguyên tắc tham gia vào các chính phủ tư sản. Millerand được Jaurès khéo léo bênh vực, do đó cuối cùng, Đảng Xã hội quyết định coi như Millerand tham gia vào chính phủ với tư cách cá nhân. Khi Waldeck-Rousseau thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng, Millerand trở lại hàng ngũ Đảng Xã hội nhưng ông có vẻ vẫn thích có mặt trong nội các. Ý kiến của ông ở Quốc hội ngày càng tách rời ý kiến các Đảng viên Xã hội khác; liên đoàn đã khai trừ ông năm 1903. Millerand bắt đầu thăng tiến với tư cách một đại biểu không thuộc phái nào, nhưng luôn ở thế có thể vào nội các, điều này làm ông ngày càng tiến gần cánh hữu. Khoảng thời gian ông ở Đảng Xã hội chỉ còn lại một từ “millerandisme” (chủ nghĩa Millerand), cách nói lái của Đảng Xã hội từ “arrivisme” (người tìm mọi cách để thành đạt) và từ đó, Đảng Xã hội coi ông như một căn bệnh đáng xấu hổ. Millerand nhiều lần giữ chức Bộ trưởng, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh trong nội các thứ hai của Viviani. Ông luôn trung thành ủng hộ tướng Joffre, do đó bị ảnh hưởng của mặt trái của ông ta. Khi hòa bình lập lại ông giữ chức Ủy viên Chính phủ phụ trách các vùng đã được thu hồi. Ttrong cuộc bầu cử năm 1919, ông có sáng kiến tập hợp tất cả các đảng đã tham gia vào Liên minh thần thánhvào những danh sách duy nhất. Như vậy, Khối Cộng hòa quốc gia được hình thành, nhưng Millerand đẩy các liên minh về gần cánh hữu đến nỗi Đảng Cấp tiến sợ hãi và phải rút khỏi Khối Dân tộc. Chỉ còn lại phe trung lập và cánh hữu, Khối Dân tộc đã chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp: từ nay, người đại biểu cũ của Đảng Xã hội đã trở thành lãnh tụ của phe đa số cánh hữu, và với danh nghĩa này, Millerand bước vào Điện Élysée. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top