Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86479" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Những điều kì cục của Tổng thống </p><p></strong></p><p></p><p>Ta có thể nghĩ rằng, sau khi chuẩn bị quá lâu cho nhiệm kì Tổng thống mà ông đạt được vào ngày 17-1, Deschanel sẽ không có những đòi hỏi bất ngờ.</p><p></p><p>Trên thực tế, ông có luận thuyết Tổng thống riêng: ông nghĩ rằng với những quyền lực mà Hiến pháp trao cho, Tổng thống phải thật sự “điều hành” và cho rằng mình phải có ý kiến về hiệp ước hòa bình được ký ở Versailles, bởi theo ông nền hòa bình này không thỏa mãn lợi ích quốc gia. Clemenceau từ chức làm cho chính trường không còn một chính khách độc đoán.</p><p></p><p>Tuy nhiên, phe đa số của Khối Dân tộc chi phối Quốc hội có một thủ lĩnh mà Deschanel phải mời tham gia chính quyền, đó là Alexandre Millerand. Thế nhưng vị tân Chủ tịch Hội đồng không hề thua kém Clemenceau về vấn đề quyền lực và không muốn trao lại cho Tổng thống dù chỉ một phần quyền lực nhỏ nhất của mình. Vì Millerand được phe đa số trong Quốc hội ủng hộ nên Deschanel chỉ còn biết tuân theo và chấp nhận thất vọng đầu tiên này.</p><p></p><p>Nhưng ngay sau đó, bản thân ông cũng không còn khả năng theo đuổi một chính sách nào. Từ trước khi ông đắc cử, những người thân của ông đã biết ông là người dễ bị kích thích và dễ xúc động. Nhưng khi đã đắc cử, mục đích cả đời được toại nguyện, người ta lại có cảm tưởng Tổng thống đang suy sụp và mất hết nghị lực. Mặc dù những người thân cận cố gắng che giấu tình trạng của ông, song rõ ràng Tổng thống đang bị những cơn suy nhược thần kinh giày vò.</p><p></p><p>Người ta bắt đầu nói xa xôi về “những điều kì cục của Tổng thống “vốn rất khó che giấu khi chúng xảy ra vào lúc ông thực hiện các cuộc giao tế. Đó là những lời phát biểu rời rạc không ăn nhập gì với nhau với một đại biểu địa phương nào đó; hay trong một bữa tiệc, Tổng thống đột nhiên đứng dậy và rời khỏi phòng không một lời giải thích, để mặc khách mời sững sờ. Những người thân cận của Tổng thống luôn luôn phải cảnh giác và họ cũng đã giải thích về các hành động này, tuy nhiên những lời giải thích đó không làm người ta thỏa mãn. Không lâu sau đó, thái độ của Tổng thống làm nước Pháp phải lo sợ.</p><p></p><p>Tháng 5-1920, Deschanel lên tàu hoả rời Paris đến Montbrison để khánh thành công trình tưởng niệm một Thượng nghị sĩ hi sinh ngoài chiến trường. Nhưng khi đến ga Roanne, người ta thấy Tổng thống không còn ở trong toa của ông nữa! Lúc nửa đêm, khi đang nửa tỉnh nửa mê, ông đã nhảy xuống tàu. Thấy ông trong bộ đồ ngủ trên đường ray, một nhân viên đường sắt đã đưa ông về trạm gác chắn tàu gần nhất.</p><p></p><p>Deschanel tự giới thiệu nhưng người ta không tin, may sao một bác sĩ đã nhận ra ông và báo ngay cho Phó tỉnh trưởng tỉnh Montargis. Cả nước Pháp náo động: văn phòng Tổng thống và chủ tịch Hội đồng phải cho đăng các thông cáo trong đó đưa ra một cách giải thích hợp lí đối với công chúng cho sự kiện đã xảy ra. Nhưng sự thật nhanh chóng bị lộ tẩy và ngài Tổng thống đáng thương trở thành trò cười.</p><p></p><p>Millerand khuyên ông nên đi nghỉ một thời gian ở Rambouillet, ở đó ông sẽ đủ minh mẫn để chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng và ký các văn bản chính thức. Mọi người đã bắt đầu hi vọng rằng sau khi được nghỉ ngơi, Tổng thống sẽ bình phục. Nhưng không lâu sau, hi vọng này mất hẳn.</p><p></p><p>Từ tháng 9, các cơn khủng hoảng thần kinh lại bắt đầu. Ngày 10-9, người ta thấy Tổng thống gần như trần truồng, lội bì bõm trong bể cảnh của lâu đài Rambouillet. Các bác sĩ đề nghị ông nghỉ ngơi hoàn toàn, nhưng cho dù không có thực quyền thì Tổng thống vẫn rất cần thiết để các thể chế chính trị hoạt động bình thường. Ông có thể chỉ định người đứng đầu chính phủ trong trường hợp khủng hoảng và chỉ mình ông có thể làm việc đó không một luật nào có giá trị nếu không được ông ban hành. Vậy là chỉ còn một giải pháp: từ chức. Ngày 21-9, Deschanel buồn rầu thông báo:</p><p></p><p>“Tình trạng sức khoẻ của tôi không cho phép tôi tiếp tục đảm nhiệm trọng trách mà các vị đã tin tưởng giao cho tôi trong cuộc họp của Quốc hội ngày 17-1 vừa qua.</p><p></p><p>Vì buộc phải nghỉ ngơi dài ngày nên tôi phải không chậm trễ thông báo với các vị quyết định của tôi. Đây là một quyết định vô cùng đau đớn đối với tôi, và tôi đau buồn sâu sắc khi phải từ bỏ nhiệm vụ cao cả mà các vị đã cho là tôi xứng đáng thực hiện nó (…)</p><p></p><p>Với mong muốn hoàn thành một trong những nhiệm vụ đau đớn nhất cũng như cấp thiết nhất, tôi gửi đến văn phòng Thượng nghị viện và văn phòng Quốc hội lá đơn xin từ chức Tổng thống”.</p><p></p><p>Thế là mặc dù đã chuẩn bị cả đời cho một cuộc bầu cử và thực hiện được khát vọng lớn nhất của mình, nhưng Paul Deschanel chỉ ở cương vị tối cao trong 7 tháng và để lại cho lịch sử không phải hình ảnh của một Tổng thống vĩ đại như ông từng mong muốn mà là hình ảnh của một con người đáng thương đã chiến thắng Clemenceau ngoài sức tưởng tượng, và sau đó lại bị căn bệnh là hậu quả của chiến thắng này hành hạ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86479, member: 17223"] [B] [CENTER]Những điều kì cục của Tổng thống [/CENTER] [/B] Ta có thể nghĩ rằng, sau khi chuẩn bị quá lâu cho nhiệm kì Tổng thống mà ông đạt được vào ngày 17-1, Deschanel sẽ không có những đòi hỏi bất ngờ. Trên thực tế, ông có luận thuyết Tổng thống riêng: ông nghĩ rằng với những quyền lực mà Hiến pháp trao cho, Tổng thống phải thật sự “điều hành” và cho rằng mình phải có ý kiến về hiệp ước hòa bình được ký ở Versailles, bởi theo ông nền hòa bình này không thỏa mãn lợi ích quốc gia. Clemenceau từ chức làm cho chính trường không còn một chính khách độc đoán. Tuy nhiên, phe đa số của Khối Dân tộc chi phối Quốc hội có một thủ lĩnh mà Deschanel phải mời tham gia chính quyền, đó là Alexandre Millerand. Thế nhưng vị tân Chủ tịch Hội đồng không hề thua kém Clemenceau về vấn đề quyền lực và không muốn trao lại cho Tổng thống dù chỉ một phần quyền lực nhỏ nhất của mình. Vì Millerand được phe đa số trong Quốc hội ủng hộ nên Deschanel chỉ còn biết tuân theo và chấp nhận thất vọng đầu tiên này. Nhưng ngay sau đó, bản thân ông cũng không còn khả năng theo đuổi một chính sách nào. Từ trước khi ông đắc cử, những người thân của ông đã biết ông là người dễ bị kích thích và dễ xúc động. Nhưng khi đã đắc cử, mục đích cả đời được toại nguyện, người ta lại có cảm tưởng Tổng thống đang suy sụp và mất hết nghị lực. Mặc dù những người thân cận cố gắng che giấu tình trạng của ông, song rõ ràng Tổng thống đang bị những cơn suy nhược thần kinh giày vò. Người ta bắt đầu nói xa xôi về “những điều kì cục của Tổng thống “vốn rất khó che giấu khi chúng xảy ra vào lúc ông thực hiện các cuộc giao tế. Đó là những lời phát biểu rời rạc không ăn nhập gì với nhau với một đại biểu địa phương nào đó; hay trong một bữa tiệc, Tổng thống đột nhiên đứng dậy và rời khỏi phòng không một lời giải thích, để mặc khách mời sững sờ. Những người thân cận của Tổng thống luôn luôn phải cảnh giác và họ cũng đã giải thích về các hành động này, tuy nhiên những lời giải thích đó không làm người ta thỏa mãn. Không lâu sau đó, thái độ của Tổng thống làm nước Pháp phải lo sợ. Tháng 5-1920, Deschanel lên tàu hoả rời Paris đến Montbrison để khánh thành công trình tưởng niệm một Thượng nghị sĩ hi sinh ngoài chiến trường. Nhưng khi đến ga Roanne, người ta thấy Tổng thống không còn ở trong toa của ông nữa! Lúc nửa đêm, khi đang nửa tỉnh nửa mê, ông đã nhảy xuống tàu. Thấy ông trong bộ đồ ngủ trên đường ray, một nhân viên đường sắt đã đưa ông về trạm gác chắn tàu gần nhất. Deschanel tự giới thiệu nhưng người ta không tin, may sao một bác sĩ đã nhận ra ông và báo ngay cho Phó tỉnh trưởng tỉnh Montargis. Cả nước Pháp náo động: văn phòng Tổng thống và chủ tịch Hội đồng phải cho đăng các thông cáo trong đó đưa ra một cách giải thích hợp lí đối với công chúng cho sự kiện đã xảy ra. Nhưng sự thật nhanh chóng bị lộ tẩy và ngài Tổng thống đáng thương trở thành trò cười. Millerand khuyên ông nên đi nghỉ một thời gian ở Rambouillet, ở đó ông sẽ đủ minh mẫn để chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng và ký các văn bản chính thức. Mọi người đã bắt đầu hi vọng rằng sau khi được nghỉ ngơi, Tổng thống sẽ bình phục. Nhưng không lâu sau, hi vọng này mất hẳn. Từ tháng 9, các cơn khủng hoảng thần kinh lại bắt đầu. Ngày 10-9, người ta thấy Tổng thống gần như trần truồng, lội bì bõm trong bể cảnh của lâu đài Rambouillet. Các bác sĩ đề nghị ông nghỉ ngơi hoàn toàn, nhưng cho dù không có thực quyền thì Tổng thống vẫn rất cần thiết để các thể chế chính trị hoạt động bình thường. Ông có thể chỉ định người đứng đầu chính phủ trong trường hợp khủng hoảng và chỉ mình ông có thể làm việc đó không một luật nào có giá trị nếu không được ông ban hành. Vậy là chỉ còn một giải pháp: từ chức. Ngày 21-9, Deschanel buồn rầu thông báo: “Tình trạng sức khoẻ của tôi không cho phép tôi tiếp tục đảm nhiệm trọng trách mà các vị đã tin tưởng giao cho tôi trong cuộc họp của Quốc hội ngày 17-1 vừa qua. Vì buộc phải nghỉ ngơi dài ngày nên tôi phải không chậm trễ thông báo với các vị quyết định của tôi. Đây là một quyết định vô cùng đau đớn đối với tôi, và tôi đau buồn sâu sắc khi phải từ bỏ nhiệm vụ cao cả mà các vị đã cho là tôi xứng đáng thực hiện nó (…) Với mong muốn hoàn thành một trong những nhiệm vụ đau đớn nhất cũng như cấp thiết nhất, tôi gửi đến văn phòng Thượng nghị viện và văn phòng Quốc hội lá đơn xin từ chức Tổng thống”. Thế là mặc dù đã chuẩn bị cả đời cho một cuộc bầu cử và thực hiện được khát vọng lớn nhất của mình, nhưng Paul Deschanel chỉ ở cương vị tối cao trong 7 tháng và để lại cho lịch sử không phải hình ảnh của một Tổng thống vĩ đại như ông từng mong muốn mà là hình ảnh của một con người đáng thương đã chiến thắng Clemenceau ngoài sức tưởng tượng, và sau đó lại bị căn bệnh là hậu quả của chiến thắng này hành hạ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top