Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86476" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Tiếp tục hoạt động chính trị sau khi rời Điện Élysée</p><p></strong></p><p></p><p>Mặc dù thất bại tại Điện Élysée và không thực hiện được ý định giành lại quyền lực thực sự cho Tổng thống nhưng Poincaré đã thắng lợi ở một điểm.</p><p></p><p>Đối với người dân Pháp, ông là hiện thân của vị nguyên thủ quốc gia yêu nước, đối thủ của nền hòa bình do Clemenceau đặt ra, không nhân nhượng khi động chạm tới các quyền của nước Pháp.</p><p></p><p>Những khó khăn của hòa bình, những thất vọng mà nền hòa bình đó mang đến cho nước Pháp đã làm cho nhân dân yêu mến ông, điều mà ông đánh mất trong thời kỳ chiến tranh. Trong suốt 10 năm, ông giữ vai trò chủ chốt trên chính trường Pháp và sau khi tạo nên nghịch lí là làm nên sự nghiệp vẻ vang mặc dù toàn thất bại trong một thời gian dài, ông rút lui vì lí do sức khoẻ.</p><p></p><p>Không lâu sau khi rời Điện Élysée, ông được bầu lại làm Thượng nghị sĩ của tỉnh Meuse, Chủ tịch Ủy ban bồi thường chiến tranh, và năm 1922, ông lại trở thành Chủ tịch Hội đồng thay Briand (bị Quốc hội hướng cho là thiên về chấp nhận xem xét lại vấn đề bồi thường chiến tranh). Ngược lại, Poincaré là người “thực hiện toàn bộ Hiệp ước Versailles”. Để buộc Đức phải thanh toán các khoản bồi thường, năm 1923, ông quyết định đánh chiếm vùng Ruhr để lấy đó làm vật thế chấp.</p><p></p><p>Dư luận hoan nghênh nhưng người Anh phẫn nộ và để tỏ thái độ, họ tác động chống lại đồng franc trên thị trường chứng khoán. Ngay sau đó Poincaré phải chấp nhận những cuộc đàm phán mà ông từng từ chối và cam kết rút quân khỏi Ruhr. Đây là thất bại đầu tiên.</p><p></p><p>Nhưng ít nhất ông cũng cứu được đồng franc nhờ khoản cho vay của ngân hàng Morgan, nhưng đi kèm với nó là quyết định tăng thuế. Để đáp lại, dư luận làm cho cánh hữu thất bại ở cuộc bầu cử năm 1924 và đưa Liên minh cánh tả lên cầm quyền. Đó là thất bại thứ hai. Tuy nhiên, do các ngân hàng lớn làm thất thoát vốn nên Liên minh cánh tả buộc phải từ bỏ việc nắm quyền khi đồng franc gặp nguy hiểm.</p><p></p><p>Một lần nữa người ta lại triệu mời Poincaré, tác giả của “trận Verdun tài chính 1924”. Lần này, ông đã thành công, sự thành công chất chứa đầy hậu quả đối với nước Pháp. Trên bảng tỉ giá, đồng franc lại tăng lên nhanh chóng, và năm 1928, Poincaré giữ đồng franc ổn định chính thức ở mức 1/5 giá trị trước chiến tranh. Ông trở thành vị cứu tinh của nền tài chính Pháp và năm 1929 rời khỏi chính quyền trong ánh hào quang rực rỡ.</p><p></p><p>Thế nhưng, cuộc khủng hoảng thế giới xảy ra lúc đó đã khiến đồng franc bị coi là được định giá quá cao, do đó giá cả ở Pháp cao hơn giá cả của thế giới. Xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh và sự bình ổn đồng franc của Poincaré và giáo lí đồng franc giá trị mạnh mà các nhà lãnh đạo nền kinh tế sau ông vẫn theo đuổi, đã làm cho nước Pháp phải chịu nhiều hậu quả của cuộc khủng hoảng, vào thời điểm cuộc xung đột thế giới lần thứ hai bắt đầu nổ ra.</p><p></p><p><strong>Đây không phải là một Tổng thống kiểu mẫu?</strong></p><p></p><p>Liệu ta có thể tổng kết sự nghiệp của Poincaré vào thời điểm ông rời cương vị Tổng thống được không? Ông hi vọng dùng chức Tổng thống để giữ vai trò thực sự, nhưng đã hoàn toàn thất bại. Chính Clemenceau đã chứng minh cho ông thấy rằng trong quá trình hoạt động thông thường của chế độ dân chủ nghị viện, nếu Tổng thống không có quyền hạn đừng mong giữ một vai trò có quyền lực.</p><p></p><p>Trong thời kì ông còn đương chức, Liên minh thần thánh mà ông từng muốn dựa vào để gây ảnh hưởng đã nhanh chóng sụp đổ. Hình ảnh của ông trong con mắt người đương thời như thế nào?</p><p></p><p>Nhà văn Jean Giraudoux đã cho chúng ta câu trả lời. Trong cuốn tiểu thuyết Bella, ông phác họa một bức chân dung khủng khiếp về Poincaré, được miêu tả qua nhân vật chính khách Rubendart, người mỗi chủ nhật lại khánh thành công trình tưởng niệm lính tử trận và dường như tin rằng binh sĩ tử trận trong Đại chiến sẽ lui ra xa để tranh cãi về khoản tiền bồi thường chiến tranh! Bất công ư?</p><p></p><p>Có thể, nhưng xung quanh Poincaré còn quá nhiều bí mật, quá nhiều bí ẩn để có thể đánh giá lương tâm và những ý định tốt đẹp của vị Chủ tịch Liên minh thần thánh: ông không phải là vị Tổng thống - kiểu mẫu như ông hằng ao ước.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86476, member: 17223"] [B] [CENTER]Tiếp tục hoạt động chính trị sau khi rời Điện Élysée[/CENTER] [/B] Mặc dù thất bại tại Điện Élysée và không thực hiện được ý định giành lại quyền lực thực sự cho Tổng thống nhưng Poincaré đã thắng lợi ở một điểm. Đối với người dân Pháp, ông là hiện thân của vị nguyên thủ quốc gia yêu nước, đối thủ của nền hòa bình do Clemenceau đặt ra, không nhân nhượng khi động chạm tới các quyền của nước Pháp. Những khó khăn của hòa bình, những thất vọng mà nền hòa bình đó mang đến cho nước Pháp đã làm cho nhân dân yêu mến ông, điều mà ông đánh mất trong thời kỳ chiến tranh. Trong suốt 10 năm, ông giữ vai trò chủ chốt trên chính trường Pháp và sau khi tạo nên nghịch lí là làm nên sự nghiệp vẻ vang mặc dù toàn thất bại trong một thời gian dài, ông rút lui vì lí do sức khoẻ. Không lâu sau khi rời Điện Élysée, ông được bầu lại làm Thượng nghị sĩ của tỉnh Meuse, Chủ tịch Ủy ban bồi thường chiến tranh, và năm 1922, ông lại trở thành Chủ tịch Hội đồng thay Briand (bị Quốc hội hướng cho là thiên về chấp nhận xem xét lại vấn đề bồi thường chiến tranh). Ngược lại, Poincaré là người “thực hiện toàn bộ Hiệp ước Versailles”. Để buộc Đức phải thanh toán các khoản bồi thường, năm 1923, ông quyết định đánh chiếm vùng Ruhr để lấy đó làm vật thế chấp. Dư luận hoan nghênh nhưng người Anh phẫn nộ và để tỏ thái độ, họ tác động chống lại đồng franc trên thị trường chứng khoán. Ngay sau đó Poincaré phải chấp nhận những cuộc đàm phán mà ông từng từ chối và cam kết rút quân khỏi Ruhr. Đây là thất bại đầu tiên. Nhưng ít nhất ông cũng cứu được đồng franc nhờ khoản cho vay của ngân hàng Morgan, nhưng đi kèm với nó là quyết định tăng thuế. Để đáp lại, dư luận làm cho cánh hữu thất bại ở cuộc bầu cử năm 1924 và đưa Liên minh cánh tả lên cầm quyền. Đó là thất bại thứ hai. Tuy nhiên, do các ngân hàng lớn làm thất thoát vốn nên Liên minh cánh tả buộc phải từ bỏ việc nắm quyền khi đồng franc gặp nguy hiểm. Một lần nữa người ta lại triệu mời Poincaré, tác giả của “trận Verdun tài chính 1924”. Lần này, ông đã thành công, sự thành công chất chứa đầy hậu quả đối với nước Pháp. Trên bảng tỉ giá, đồng franc lại tăng lên nhanh chóng, và năm 1928, Poincaré giữ đồng franc ổn định chính thức ở mức 1/5 giá trị trước chiến tranh. Ông trở thành vị cứu tinh của nền tài chính Pháp và năm 1929 rời khỏi chính quyền trong ánh hào quang rực rỡ. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng thế giới xảy ra lúc đó đã khiến đồng franc bị coi là được định giá quá cao, do đó giá cả ở Pháp cao hơn giá cả của thế giới. Xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh và sự bình ổn đồng franc của Poincaré và giáo lí đồng franc giá trị mạnh mà các nhà lãnh đạo nền kinh tế sau ông vẫn theo đuổi, đã làm cho nước Pháp phải chịu nhiều hậu quả của cuộc khủng hoảng, vào thời điểm cuộc xung đột thế giới lần thứ hai bắt đầu nổ ra. [B]Đây không phải là một Tổng thống kiểu mẫu?[/B] Liệu ta có thể tổng kết sự nghiệp của Poincaré vào thời điểm ông rời cương vị Tổng thống được không? Ông hi vọng dùng chức Tổng thống để giữ vai trò thực sự, nhưng đã hoàn toàn thất bại. Chính Clemenceau đã chứng minh cho ông thấy rằng trong quá trình hoạt động thông thường của chế độ dân chủ nghị viện, nếu Tổng thống không có quyền hạn đừng mong giữ một vai trò có quyền lực. Trong thời kì ông còn đương chức, Liên minh thần thánh mà ông từng muốn dựa vào để gây ảnh hưởng đã nhanh chóng sụp đổ. Hình ảnh của ông trong con mắt người đương thời như thế nào? Nhà văn Jean Giraudoux đã cho chúng ta câu trả lời. Trong cuốn tiểu thuyết Bella, ông phác họa một bức chân dung khủng khiếp về Poincaré, được miêu tả qua nhân vật chính khách Rubendart, người mỗi chủ nhật lại khánh thành công trình tưởng niệm lính tử trận và dường như tin rằng binh sĩ tử trận trong Đại chiến sẽ lui ra xa để tranh cãi về khoản tiền bồi thường chiến tranh! Bất công ư? Có thể, nhưng xung quanh Poincaré còn quá nhiều bí mật, quá nhiều bí ẩn để có thể đánh giá lương tâm và những ý định tốt đẹp của vị Chủ tịch Liên minh thần thánh: ông không phải là vị Tổng thống - kiểu mẫu như ông hằng ao ước. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top