Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86471" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">“Poincaré - Chiến tranh”</p><p></strong></p><p></p><p>Những cuốn hồi ký do Poincaré xuất bản sau khi về hưu là một lời biện hộ dài nhằm bác bỏ luận cứ này. Ông đưa ra vô số bằng chứng về mong muốn hòa bình của mình, khẳng định rằng ông đã cảnh báo Sa hoàng không nên có hành động khinh suất.</p><p></p><p>Ông cũng tự hào vì có tham gia ý kiến vào quyết định của Bộ trưởng cho rút quân về cách biên giới 10 km chỉ vài ngày trước khi có xung đột, để Pháp không bị qui kết là khiêu khích.</p><p></p><p>Vị luật gia muốn có quyền trong cuộc xung đột đang bắt đầu, hơn nữa ông biết rằng Anh chưa được xác định thái độ, rằng điều quan trọng là không nên làm mếch lòng đồng minh tương lai. Nhưng tất cả những điều này không có giá trị nếu người ta cho rằng lời tuyên bố của Poincaré ở Nga đã đẩy Nga đến quyết định nguy hại là huy động lực lượng vì tin chắc rằng Pháp sẽ đi theo sau.</p><p></p><p>Vậy mục đích chuyến công du của Poincaré đến Nga là gì? Trong khi châu Âu như đang sống trên núi lửa thì Tổng thống Pháp lại muốn tin chắc rằng đất nước ông có thể trông cậy vào Nga. Trong những điều kiện như vậy, liệu có thể tin rằng ông đã hết lời khuyên nhủ Nga nên thận trọng, thực chất là xóa bỏ nghi ngờ rằng Pháp quyết tâm dấn thân vào một cuộc chiến không?</p><p></p><p>Để đánh giá ý kiến dư luận, chỉ cần liếc qua báo chí thời đó, nhất là tờ Matin (Buổi sáng). Ngày 18-7, ngay trước khi Poincaré lên đường, báo này chạy hàng tít: “Tổng thống Poincaré đến Cronstadt vào đúng lúc nước Nga bừng tỉnh” và giải thích rõ bản chất của sự thức tỉnh này: “Trong thời bình, quân đội Nga tăng quân số từ 1.200.000 lên 2.245.000”. Tờ báo này cũng dẫn tin từ báo chí Nga về chuyến thăm của Poincaré.</p><p></p><p>Ví dụ, bài báo được rút ra từ tờ L'Invalide Russe (Thương binh Nga): “Nước Nga quân sự vui mừng đón tiếp nước Pháp [...] Nga tin chắc rằng vào thời khắc thử thách, Nga và Pháp sẽ chiến thắng và gặt hái những vinh quang mới. Với các sư đoàn, trung đoàn của Pháp, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng, chúng ta muốn chiến thắng, chúng ta chắc chắn chiến thắng và chúng ta chiến thắng với bất kỳ giá nào và bất kỳ ai”. Rõ ràng là bầu không khí ở Nga sôi sục hơn. Quan chức Nga thích thú với tính kiên quyết của Poincaré đến mức không ngần ngại tuyên bố với Sa hoàng: “Một vị vua chuyên chế phải nói như thế chứ!”</p><p></p><p>Ngoài ra, Poincaré có thói quen viết báo cáo về những cuộc trò chuyện của ông với các chức sắc nước ngoài để trình Hội đồng Bộ trưởng, nhưng tại sao ông lại không viết báo cáo nào về chuyến công du tới Nga? Rõ ràng là nếu Poincaré không chủ động tham gia chiến tranh thì ông cũng không làm gì để ngăn chặn chiến tranh và thái độ của ông, cho dù cố ý hay vô tình, đã khuyến khích Nga có quan điểm cứng rắn.</p><p></p><p>Ngày 30-7, khi Poincaré và Viviani xuống tàu ở nhà ga phía Bắc thì một phái đoàn của Hội ái quốc do Chủ tịch hội Maurice Barrès dẫn đầu đã chờ sẵn ở đó. Tờ Matin đã miêu tả cảnh tượng: “Trong nhà ga phía Bắc, sau khi đội kèn chơi xong bài “Aux champs” và sau những lời giới thiệu thường lệ, Poincaré bước lên xe trong im lặng thì bỗng nghe thấy một tiếng hét mạnh mẽ vang lên:</p><p></p><p>- Nước Pháp muôn năm! Nước Pháp muôn năm!</p><p></p><p>Dường như ngài Tổng thống không mong chờ một sự đón tiếp như vậy. Sau một lát, ánh mắt ngạc nhiên của ông nhìn bao quát đám đông:</p><p></p><p>- Nước Pháp muôn năm! Tổ quốc muôn năm! Quân đội muôn năm!</p><p></p><p>Ngài Tổng thống đã hiểu. Mặt tái đi, ông đứng dậy và chậm rãi chào bằng động tác như người ta chào lá cờ đi qua.</p><p></p><p>Xe lăn bánh. Dọc theo phố Lafayette, ở Nhà hát lớn, trước Điện Élysée, đâu đâu ông cũng nghe thấy tiếng hô vang khẩu hiệu:</p><p></p><p>- Nước Pháp muôn năm!</p><p></p><p>- Nước Nga muôn năm! Nước Anh muôn năm! - những tiếng hô nồng nhiệt vọng lại.</p><p></p><p>Trên các phố mà đoàn của Tổng thống vừa đi qua, đám đông tràn qua hàng rào cảnh sát, ùa ra đường. Họ nhanh chóng chia thành các nhóm và đi trật tự về phía Nhà hát lớn và các đại lộ, vừa đi vừa hát vang bài “Marseillaise”.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86471, member: 17223"] [B] [CENTER]“Poincaré - Chiến tranh”[/CENTER] [/B] Những cuốn hồi ký do Poincaré xuất bản sau khi về hưu là một lời biện hộ dài nhằm bác bỏ luận cứ này. Ông đưa ra vô số bằng chứng về mong muốn hòa bình của mình, khẳng định rằng ông đã cảnh báo Sa hoàng không nên có hành động khinh suất. Ông cũng tự hào vì có tham gia ý kiến vào quyết định của Bộ trưởng cho rút quân về cách biên giới 10 km chỉ vài ngày trước khi có xung đột, để Pháp không bị qui kết là khiêu khích. Vị luật gia muốn có quyền trong cuộc xung đột đang bắt đầu, hơn nữa ông biết rằng Anh chưa được xác định thái độ, rằng điều quan trọng là không nên làm mếch lòng đồng minh tương lai. Nhưng tất cả những điều này không có giá trị nếu người ta cho rằng lời tuyên bố của Poincaré ở Nga đã đẩy Nga đến quyết định nguy hại là huy động lực lượng vì tin chắc rằng Pháp sẽ đi theo sau. Vậy mục đích chuyến công du của Poincaré đến Nga là gì? Trong khi châu Âu như đang sống trên núi lửa thì Tổng thống Pháp lại muốn tin chắc rằng đất nước ông có thể trông cậy vào Nga. Trong những điều kiện như vậy, liệu có thể tin rằng ông đã hết lời khuyên nhủ Nga nên thận trọng, thực chất là xóa bỏ nghi ngờ rằng Pháp quyết tâm dấn thân vào một cuộc chiến không? Để đánh giá ý kiến dư luận, chỉ cần liếc qua báo chí thời đó, nhất là tờ Matin (Buổi sáng). Ngày 18-7, ngay trước khi Poincaré lên đường, báo này chạy hàng tít: “Tổng thống Poincaré đến Cronstadt vào đúng lúc nước Nga bừng tỉnh” và giải thích rõ bản chất của sự thức tỉnh này: “Trong thời bình, quân đội Nga tăng quân số từ 1.200.000 lên 2.245.000”. Tờ báo này cũng dẫn tin từ báo chí Nga về chuyến thăm của Poincaré. Ví dụ, bài báo được rút ra từ tờ L'Invalide Russe (Thương binh Nga): “Nước Nga quân sự vui mừng đón tiếp nước Pháp [...] Nga tin chắc rằng vào thời khắc thử thách, Nga và Pháp sẽ chiến thắng và gặt hái những vinh quang mới. Với các sư đoàn, trung đoàn của Pháp, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng, chúng ta muốn chiến thắng, chúng ta chắc chắn chiến thắng và chúng ta chiến thắng với bất kỳ giá nào và bất kỳ ai”. Rõ ràng là bầu không khí ở Nga sôi sục hơn. Quan chức Nga thích thú với tính kiên quyết của Poincaré đến mức không ngần ngại tuyên bố với Sa hoàng: “Một vị vua chuyên chế phải nói như thế chứ!” Ngoài ra, Poincaré có thói quen viết báo cáo về những cuộc trò chuyện của ông với các chức sắc nước ngoài để trình Hội đồng Bộ trưởng, nhưng tại sao ông lại không viết báo cáo nào về chuyến công du tới Nga? Rõ ràng là nếu Poincaré không chủ động tham gia chiến tranh thì ông cũng không làm gì để ngăn chặn chiến tranh và thái độ của ông, cho dù cố ý hay vô tình, đã khuyến khích Nga có quan điểm cứng rắn. Ngày 30-7, khi Poincaré và Viviani xuống tàu ở nhà ga phía Bắc thì một phái đoàn của Hội ái quốc do Chủ tịch hội Maurice Barrès dẫn đầu đã chờ sẵn ở đó. Tờ Matin đã miêu tả cảnh tượng: “Trong nhà ga phía Bắc, sau khi đội kèn chơi xong bài “Aux champs” và sau những lời giới thiệu thường lệ, Poincaré bước lên xe trong im lặng thì bỗng nghe thấy một tiếng hét mạnh mẽ vang lên: - Nước Pháp muôn năm! Nước Pháp muôn năm! Dường như ngài Tổng thống không mong chờ một sự đón tiếp như vậy. Sau một lát, ánh mắt ngạc nhiên của ông nhìn bao quát đám đông: - Nước Pháp muôn năm! Tổ quốc muôn năm! Quân đội muôn năm! Ngài Tổng thống đã hiểu. Mặt tái đi, ông đứng dậy và chậm rãi chào bằng động tác như người ta chào lá cờ đi qua. Xe lăn bánh. Dọc theo phố Lafayette, ở Nhà hát lớn, trước Điện Élysée, đâu đâu ông cũng nghe thấy tiếng hô vang khẩu hiệu: - Nước Pháp muôn năm! - Nước Nga muôn năm! Nước Anh muôn năm! - những tiếng hô nồng nhiệt vọng lại. Trên các phố mà đoàn của Tổng thống vừa đi qua, đám đông tràn qua hàng rào cảnh sát, ùa ra đường. Họ nhanh chóng chia thành các nhóm và đi trật tự về phía Nhà hát lớn và các đại lộ, vừa đi vừa hát vang bài “Marseillaise”. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top