Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86470" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Một người nhiệt tình ủng hộ liên minh Pháp - Nga</p><p></strong></p><p></p><p>Ngay từ khi nắm cương vị Tổng thống, Poincaré tận dụng vai trò đại diện để đi công du nhiều nơi nhằm thắt chặt các quan hệ đồng minh của Pháp.</p><p></p><p>Tháng 6-1913, ông đến London để giải thích với người Anh lý do vì sao phải củng cố Thoả ước liên minh thân hữu. Chuyến công du thành công rực rỡ và ngay sau đó Vua Georges V tới thăm Paris để đáp lại.</p><p></p><p>Nhưng đồng minh chủ chốt của Pháp vẫn là Nga. Sau khi nhậm chức Tổng thống, Poincaré dành cho Nga mọi sự quan tâm, nhất là tác động vào việc lựa chọn các đại sứ để cử đi Saint-Pétersbourg. Đầu tiên ông bổ nhiệm Delcassé vào vị trí then chốt này, nhưng cái tên Delcassé đồng nghĩa với kháng cự dữ dội chống Đức. Khi Delcassé xin về nước, Poincaré đã can thiệp để Maurice Paléologue, một người mà ông tin cẩn, được chỉ định thay thế.</p><p></p><p>Ngày 28-6-1914, khi đang tham dự lễ trao giải Grand Prix ở Trường đua ngựa Longchamp, Poincaré nhận được tin François-Ferdinand, Thái tử Áo bị ám sát ở Sarajevo (Bosnia). Tổng thống hiểu ngay đây là tin rất nghiêm trọng. Nước Áo, đồng minh của Đức, có thể lợi dụng cơ hội để trả thù nước Serbia bé nhỏ vì quốc gia này đang muốn đòi lại phần lãnh thổ ở Bosnia mới bị Áo-Hung thôn tính.</p><p></p><p>Đây là cơ hội mà Áo tìm kiếm từ lâu; nhưng Serbia là đồng minh của Nga còn Nga lại là đồng minh của Pháp, vì vậy Pháp có nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc chiến ở Bancan. Tất nhiên, như đã làm năm 1908, Pháp có thể từ chối tham gia cùng Nga vào một cuộc xung đột trong đó những lợi ích sống còn của Nga không được đặt ra, nhưng cũng như vào năm 1911, Nga có thể tuyên bố không ủng hộ Pháp trong một cuộc chiến có thể bất ngờ xảy ra với Đức... Ngày 16-7, cùng với René Viviani, Poincaré lên thiết giáp hạm France để đến thăm Nga hoàng.</p><p></p><p>Đây là một trong những giai đoạn bị tranh cãi nhiều nhất trong sự nghiệp của Poincaré. Thực ra, chuyến thăm Nga diễn ra không lâu trước khi chiến tranh nổ ra. Ngày Poincaré rời Nga, Vienne gửi cho Belgrade một bức tối hậu thư không thể chấp nhận được. Trong những ngày tiếp theo, châu Âu sôi sục trong một cơn sốt hoạt động chính trị và quân sự.</p><p></p><p>Các bộ tham mưu náo động, các nhà ngoại giao cố tìm cách ngăn chặn lại chuỗi sự kiện không thể tránh được: London tác động đến Hoàng đế Guillaume II để ông ta hiểu rằng nếu chiến tranh xảy ra, nước Anh sẽ không đứng ở vị trí trung lập. Quá hoảng sợ, Kaiser nghĩ đến đàm phán và khuyên can Áo, mặc dù trước đây ông ta vẫn khuyến khích Áo.</p><p></p><p>Nhưng ngày 30-7, Nga bắt đầu huy động lực lượng quân đội. Từ đó, các đồng minh phản ứng dây chuyền. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga; ngày 3-8, Đức tuyên chiến với Pháp. Câu hỏi đặt ra là Raymond Poincaré đóng vai trò gì trong việc phát động chiến sự và liệu thái độ của Nga hoàng có phải là hệ quả của những đảm bảo mà Poincaré hẳn đã đưa ra trong chuyến thăm Nga? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các đối thủ của Poincaré đã dành cho ông lời kết tội khủng khiếp này và đặt cho ông biệt danh “Poincaré-Chiến tranh”.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86470, member: 17223"] [B] [CENTER]Một người nhiệt tình ủng hộ liên minh Pháp - Nga[/CENTER] [/B] Ngay từ khi nắm cương vị Tổng thống, Poincaré tận dụng vai trò đại diện để đi công du nhiều nơi nhằm thắt chặt các quan hệ đồng minh của Pháp. Tháng 6-1913, ông đến London để giải thích với người Anh lý do vì sao phải củng cố Thoả ước liên minh thân hữu. Chuyến công du thành công rực rỡ và ngay sau đó Vua Georges V tới thăm Paris để đáp lại. Nhưng đồng minh chủ chốt của Pháp vẫn là Nga. Sau khi nhậm chức Tổng thống, Poincaré dành cho Nga mọi sự quan tâm, nhất là tác động vào việc lựa chọn các đại sứ để cử đi Saint-Pétersbourg. Đầu tiên ông bổ nhiệm Delcassé vào vị trí then chốt này, nhưng cái tên Delcassé đồng nghĩa với kháng cự dữ dội chống Đức. Khi Delcassé xin về nước, Poincaré đã can thiệp để Maurice Paléologue, một người mà ông tin cẩn, được chỉ định thay thế. Ngày 28-6-1914, khi đang tham dự lễ trao giải Grand Prix ở Trường đua ngựa Longchamp, Poincaré nhận được tin François-Ferdinand, Thái tử Áo bị ám sát ở Sarajevo (Bosnia). Tổng thống hiểu ngay đây là tin rất nghiêm trọng. Nước Áo, đồng minh của Đức, có thể lợi dụng cơ hội để trả thù nước Serbia bé nhỏ vì quốc gia này đang muốn đòi lại phần lãnh thổ ở Bosnia mới bị Áo-Hung thôn tính. Đây là cơ hội mà Áo tìm kiếm từ lâu; nhưng Serbia là đồng minh của Nga còn Nga lại là đồng minh của Pháp, vì vậy Pháp có nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc chiến ở Bancan. Tất nhiên, như đã làm năm 1908, Pháp có thể từ chối tham gia cùng Nga vào một cuộc xung đột trong đó những lợi ích sống còn của Nga không được đặt ra, nhưng cũng như vào năm 1911, Nga có thể tuyên bố không ủng hộ Pháp trong một cuộc chiến có thể bất ngờ xảy ra với Đức... Ngày 16-7, cùng với René Viviani, Poincaré lên thiết giáp hạm France để đến thăm Nga hoàng. Đây là một trong những giai đoạn bị tranh cãi nhiều nhất trong sự nghiệp của Poincaré. Thực ra, chuyến thăm Nga diễn ra không lâu trước khi chiến tranh nổ ra. Ngày Poincaré rời Nga, Vienne gửi cho Belgrade một bức tối hậu thư không thể chấp nhận được. Trong những ngày tiếp theo, châu Âu sôi sục trong một cơn sốt hoạt động chính trị và quân sự. Các bộ tham mưu náo động, các nhà ngoại giao cố tìm cách ngăn chặn lại chuỗi sự kiện không thể tránh được: London tác động đến Hoàng đế Guillaume II để ông ta hiểu rằng nếu chiến tranh xảy ra, nước Anh sẽ không đứng ở vị trí trung lập. Quá hoảng sợ, Kaiser nghĩ đến đàm phán và khuyên can Áo, mặc dù trước đây ông ta vẫn khuyến khích Áo. Nhưng ngày 30-7, Nga bắt đầu huy động lực lượng quân đội. Từ đó, các đồng minh phản ứng dây chuyền. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga; ngày 3-8, Đức tuyên chiến với Pháp. Câu hỏi đặt ra là Raymond Poincaré đóng vai trò gì trong việc phát động chiến sự và liệu thái độ của Nga hoàng có phải là hệ quả của những đảm bảo mà Poincaré hẳn đã đưa ra trong chuyến thăm Nga? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các đối thủ của Poincaré đã dành cho ông lời kết tội khủng khiếp này và đặt cho ông biệt danh “Poincaré-Chiến tranh”. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top