Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86468" data-attributes="member: 17223"><p>Vụ bê bối xảy ra là do Millerand, Bộ trưởng Chiến tranh, quyết định gọi Trung tá Paty de Clam, người bị tiếng xấu trong vụ Dreyfus, trở lại quân ngũ. Ngay lập tức, cánh tả nhảy vào vụ này.</p><p></p><p>Đối với Poincaré, mối nguy trở nên rất rõ ràng. Nếu ông bênh vực Millerand, cánh tả sẽ phê phán ông quá dễ dãi đối với những người chống Cộng hòa; nếu ông không tán thành với quyết định của Millerand, cánh hữu sẽ oán trách ông vì không làm dịu tình hình.</p><p></p><p>Tuy nhiên, Poincaré đã làm thất bại ý đồ này, ông không đứng hẳn về bên nào mà “chia tay” Millerand vì một lý do đương nhiên: vị Bộ trưởng đã quyết định mà không báo cho Tổng thống biết. Nhưng Poincaré còn phải vượt qua chướng ngại cuối cùng: được “phái đoàn cánh tả” đưa ra ứng cử, đó là một việc làm của nghị viện nhằm công nhận ứng cử viên là người theo chủ nghĩa Cộng hòa và thế tục, nếu không việc ông được bầu hay không sẽ rất bấp bênh.</p><p></p><p>Thế nhưng, để đối đầu với Poincaré, Clemenceau - “người tạo nên các Tổng thống “ - lại đề cử nhân vật cấp tiến trung thực Jules Pams, người sẽ nhận được phiếu bầu của các Nghị sĩ do không bị chú ý lắm và là người từng giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong nội các của Poincaré. Mặc dù Poincaré được Aristide Briand (người dự định sẽ kế nhiệm ông ở vị trí đứng đầu chính phủ) và Léon Bourgeois ủng hộ, song việc bỏ phiếu của phái đoàn diễn ra khá bất lợi.</p><p></p><p>Ở vòng 3, Poincaré chỉ có được 301 phiếu, trong khi Pams được 223 phiếu. Nhưng ông không thể đạt đa số tuyệt đối, vì ngoài ra, còn hơn 100 Nghị sĩ không tham gia bỏ phiếu. Một phái đoàn đề nghị ông nhường bước trước Pams, nhưng Poincaré từ chối bởi ngoài số phiếu của cánh tả, ông biết rằng mình còn có thể có được những lá phiếu của cánh hữu vì họ không giới thiệu ứng cử viên nào.</p><p></p><p>Ngày 17-1-1913, Poincaré được bầu làm Tổng thống với 483 phiếu, so với 296 phiếu của Pams và 69 phiếu của Đảng viên Đảng Xã hội Vaillant. Vào buổi tối ngày chiến thắng, Raymond Poincaré thấy vô cùng đau khổ. Để trở thành nguyên thủ quốc gia, ông đã phải hi sinh quá nhiều! Đời tư bị phơi bày trên báo chí; những lời kết tội thiếu căn cứ về niềm tin của người theo chế độ Cộng hòa do Đảng Cấp tiến, những người luôn cùng ông bảo vệ nền Cộng hòa từ vụ Dreyfus, tung ra; mất những người bạn thân lâu năm như Millerand và Barthou; từ chối quyết định của Phái đoàn cánh tả; và cuối cùng, thắng cử nhờ lá phiếu của cánh hữu hay của những kẻ cơ hội như Briand...</p><p></p><p>Những tờ báo lớn chào đón chiến thắng của ông như chiến thắng của trào lưu chủ nghĩa dân tộc và quân phiệt ra đời ở Pháp từ sau vụ Agadir. Còn những người Thiên chúa giáo lấy làm sung sướng với thắng lợi của ông.</p><p></p><p>Vài tháng sau, Baudrillart, Hiệu trưởng Học viện Thiên chúa giáo Paris, đã đứng ra tổ chức đám cưới theo nghi lễ tôn giáo cho Tổng thống Cộng hòa Pháp. Sau buổi lễ, Poincaré tuyên bố: “Người đứng đầu một Nhà nước Thiên chúa giáo phải làm gương cho cả đất nước”.</p><p></p><p>Phải chăng tất cả những nhượng bộ này ít ra cũng giúp Poincaré nắm được vị trí mà ông mong muốn? Trong 4 năm, dường như ông đã giành lại được quyền lực đã mất từ lâu cho chức Tổng thống. Chính cuộc chiến tranh sắp xảy ra luôn đặt ông vào vị trí con người của tình thế. Sau ngày bầu cử, ông tâm sự với Paléologue: “Đêm qua tôi không tài nào nhắm mắt được.</p><p></p><p>Trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ, từ nay tôi phải gánh vác trách nhiệm to lớn trong khi nguyên tắc không quyền hạn theo Hiến pháp lại tước đi quyền tự do hành động của tôi, kết án tôi 7 năm câm lặng và ăn không ngồi rồi”. Nỗi lo sợ này hoàn toàn không phải là giả dối, tuy nhiên Poincaré sẽ không để cái thể chế mà ông là hiện thân làm cho ông bất lực. Được phe đa số quan tâm đến quốc phòng bầu ra, ông quyết định xây dựng chính sách của mình: chuẩn bị cho nước Pháp tham gia vào cuộc chiến tranh mà ông cho rằng không thể tránh được.</p><p></p><p>Theo quan điểm này, khi lựa chọn các Chủ tịch Hội đồng, ông không dùng Briand với tính cách mềm dẻo để đền đáp lại vai trò của ông ta trong cuộc bầu cử Tổng thống, mà chọn chính những người kế nhiệm ông: Barthou, người tán thành chính sách dân tộc chủ nghĩa, rồi Doumergue và Ribot, cuối cùng là Viviani. Tất cả những lựa chọn này được giải thích bằng một yêu cầu bức thiết: cần phải xây dựng và duy trì “luật 3 năm”.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86468, member: 17223"] Vụ bê bối xảy ra là do Millerand, Bộ trưởng Chiến tranh, quyết định gọi Trung tá Paty de Clam, người bị tiếng xấu trong vụ Dreyfus, trở lại quân ngũ. Ngay lập tức, cánh tả nhảy vào vụ này. Đối với Poincaré, mối nguy trở nên rất rõ ràng. Nếu ông bênh vực Millerand, cánh tả sẽ phê phán ông quá dễ dãi đối với những người chống Cộng hòa; nếu ông không tán thành với quyết định của Millerand, cánh hữu sẽ oán trách ông vì không làm dịu tình hình. Tuy nhiên, Poincaré đã làm thất bại ý đồ này, ông không đứng hẳn về bên nào mà “chia tay” Millerand vì một lý do đương nhiên: vị Bộ trưởng đã quyết định mà không báo cho Tổng thống biết. Nhưng Poincaré còn phải vượt qua chướng ngại cuối cùng: được “phái đoàn cánh tả” đưa ra ứng cử, đó là một việc làm của nghị viện nhằm công nhận ứng cử viên là người theo chủ nghĩa Cộng hòa và thế tục, nếu không việc ông được bầu hay không sẽ rất bấp bênh. Thế nhưng, để đối đầu với Poincaré, Clemenceau - “người tạo nên các Tổng thống “ - lại đề cử nhân vật cấp tiến trung thực Jules Pams, người sẽ nhận được phiếu bầu của các Nghị sĩ do không bị chú ý lắm và là người từng giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong nội các của Poincaré. Mặc dù Poincaré được Aristide Briand (người dự định sẽ kế nhiệm ông ở vị trí đứng đầu chính phủ) và Léon Bourgeois ủng hộ, song việc bỏ phiếu của phái đoàn diễn ra khá bất lợi. Ở vòng 3, Poincaré chỉ có được 301 phiếu, trong khi Pams được 223 phiếu. Nhưng ông không thể đạt đa số tuyệt đối, vì ngoài ra, còn hơn 100 Nghị sĩ không tham gia bỏ phiếu. Một phái đoàn đề nghị ông nhường bước trước Pams, nhưng Poincaré từ chối bởi ngoài số phiếu của cánh tả, ông biết rằng mình còn có thể có được những lá phiếu của cánh hữu vì họ không giới thiệu ứng cử viên nào. Ngày 17-1-1913, Poincaré được bầu làm Tổng thống với 483 phiếu, so với 296 phiếu của Pams và 69 phiếu của Đảng viên Đảng Xã hội Vaillant. Vào buổi tối ngày chiến thắng, Raymond Poincaré thấy vô cùng đau khổ. Để trở thành nguyên thủ quốc gia, ông đã phải hi sinh quá nhiều! Đời tư bị phơi bày trên báo chí; những lời kết tội thiếu căn cứ về niềm tin của người theo chế độ Cộng hòa do Đảng Cấp tiến, những người luôn cùng ông bảo vệ nền Cộng hòa từ vụ Dreyfus, tung ra; mất những người bạn thân lâu năm như Millerand và Barthou; từ chối quyết định của Phái đoàn cánh tả; và cuối cùng, thắng cử nhờ lá phiếu của cánh hữu hay của những kẻ cơ hội như Briand... Những tờ báo lớn chào đón chiến thắng của ông như chiến thắng của trào lưu chủ nghĩa dân tộc và quân phiệt ra đời ở Pháp từ sau vụ Agadir. Còn những người Thiên chúa giáo lấy làm sung sướng với thắng lợi của ông. Vài tháng sau, Baudrillart, Hiệu trưởng Học viện Thiên chúa giáo Paris, đã đứng ra tổ chức đám cưới theo nghi lễ tôn giáo cho Tổng thống Cộng hòa Pháp. Sau buổi lễ, Poincaré tuyên bố: “Người đứng đầu một Nhà nước Thiên chúa giáo phải làm gương cho cả đất nước”. Phải chăng tất cả những nhượng bộ này ít ra cũng giúp Poincaré nắm được vị trí mà ông mong muốn? Trong 4 năm, dường như ông đã giành lại được quyền lực đã mất từ lâu cho chức Tổng thống. Chính cuộc chiến tranh sắp xảy ra luôn đặt ông vào vị trí con người của tình thế. Sau ngày bầu cử, ông tâm sự với Paléologue: “Đêm qua tôi không tài nào nhắm mắt được. Trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ, từ nay tôi phải gánh vác trách nhiệm to lớn trong khi nguyên tắc không quyền hạn theo Hiến pháp lại tước đi quyền tự do hành động của tôi, kết án tôi 7 năm câm lặng và ăn không ngồi rồi”. Nỗi lo sợ này hoàn toàn không phải là giả dối, tuy nhiên Poincaré sẽ không để cái thể chế mà ông là hiện thân làm cho ông bất lực. Được phe đa số quan tâm đến quốc phòng bầu ra, ông quyết định xây dựng chính sách của mình: chuẩn bị cho nước Pháp tham gia vào cuộc chiến tranh mà ông cho rằng không thể tránh được. Theo quan điểm này, khi lựa chọn các Chủ tịch Hội đồng, ông không dùng Briand với tính cách mềm dẻo để đền đáp lại vai trò của ông ta trong cuộc bầu cử Tổng thống, mà chọn chính những người kế nhiệm ông: Barthou, người tán thành chính sách dân tộc chủ nghĩa, rồi Doumergue và Ribot, cuối cùng là Viviani. Tất cả những lựa chọn này được giải thích bằng một yêu cầu bức thiết: cần phải xây dựng và duy trì “luật 3 năm”. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top