Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86464" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Raymond Poincaré, tổng thống của liên minh thần thánh</p><p></strong></p><p></p><p>Trong số tất cả các Tổng thống của nền Cộng hòa đệ Tam, không ai giữ một vai trò quan trọng cũng như có hành động gây ra nhiều bàn cãi như Raymond Poincaré. Đó là vì con người này không hề đơn giản.</p><p></p><p>Ông muốn giới thiệu với lịch sử một hình ảnh nào đó về con người và hành động của mình. Không có gì xuất hiện ngẫu nhiên trong con đường công danh của ông: giữ chức vụ tối cao vào một trong những thời điểm tồi tệ nhất của lịch sử nước Pháp, vai trò trong chiến tranh, hay thái độ của ông trong suốt thời kỳ chiến tranh.</p><p></p><p>Và đặc biệt là con đường công danh của Poincaré không dừng lại khi ông rời Điện Élysée. Thậm chí, chúng tôi còn muốn nói rằng chính từ lúc đó sự nghiệp của ông mới bắt đầu, bởi ông đứng 10 năm ở hàng đầu của chính trường để làm biểu tượng cho một chính sách nào đó. Những lời chỉ trích hay đánh giá về chính sách này không thể không ảnh hưởng đến dư luận về hành động của ông trên cương vị người đứng đầu nhà nước.</p><p></p><p>Vấn đề còn trở nên phức tạp nữa vì rất khó nói đến sự chân thành, thái độ đối với Lịch sử ở con người luôn có ý thức trở thành một nhân vật lịch sử, ở viên luật sư khôn khéo mà sự chính trực điển hình của ông luôn khiến ta tự hỏi: với sự khéo léo tuyệt đỉnh như vậy, liệu ông có quá biện hộ cho chính mình trước lời phán xét của các nhà sử học?</p><p></p><p><strong>Một tham vọng từ rất xa xưa</strong></p><p></p><p>Poincaré sinh năm 1860 ở Bar-le-Duc, 10 năm trước khi Đế chế sụp đổ. Ông sẽ không bao giờ quên cảnh quê hương bị quân Phổ chiếm đóng trong suốt 4 năm. Khi học ở Trường trung học Bar, ông tỏ ra là một học sinh xuất sắc, và trong tất cả các giai đoạn của con đường công danh cũng vậy. Là một sinh viên luật giỏi, một luật sư có lương tâm, một chính khách “trung dung” và có phong thái ôn hòa, dường như ông chuẩn bị tiến tới cương vị Tổng thống từ những năm còn trẻ.</p><p></p><p>Con đường chính trị của ông diễn ra thuận buồm xuôi gió tại tỉnh Meuse, nơi những mối quan hệ gia đình giúp công việc của ông luôn suôn sẻ. Ông lần lượt được bầu làm Ủy viên đại hội đồng, Nghị sĩ, rồi Thượng nghị sĩ. Ở Quốc hội, ông chuyên tâm vào các vấn đề kĩ thuật, nhất là vào việc nghiên cứu ngân sách, một chuyên ngành khô khan, vào thời kỳ mà chỉ có tài hùng biện về những chủ đề chính trị lớn mới có thể làm cho một chính khách trở nên nổi tiếng.</p><p></p><p>Nhưng bằng tài năng và sự nghiêm túc, chàng trai Poincaré nhanh chóng tự khẳng định mình. Nếu như Poincaré thận trọng tránh thể hiện thái độ đối với những vấn đề gây chia rẽ nước Pháp (đặc biệt là vụ án Dreyfus) thì ông lại không ngần ngại phát biểu ý kiến để kêu gọi tinh thần đoàn kết của người Pháp và hòa hợp dân tộc. Trong thời kì Combes đứng đầu nội các, Poincaré thu mình lại. “Ông ta trốn phát biểu ý kiến”, các đồng nghiệp tại Quốc hội thường mỉa mai khi thấy ông vội vàng cởi chiếc áo luật sư để tham dự một phiên họp của Quốc hội.</p><p></p><p>Sự kiên nhẫn bền bỉ, sự chuẩn bị chu đáo đến như vậy không thể không được đền bù. Những nguy hiểm ngày càng tăng sẽ giúp Raymond Poincaré đóng vai trò mà ông chờ đợi từ hơn hai mươi năm.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86464, member: 17223"] [B] [CENTER]Raymond Poincaré, tổng thống của liên minh thần thánh[/CENTER] [/B] Trong số tất cả các Tổng thống của nền Cộng hòa đệ Tam, không ai giữ một vai trò quan trọng cũng như có hành động gây ra nhiều bàn cãi như Raymond Poincaré. Đó là vì con người này không hề đơn giản. Ông muốn giới thiệu với lịch sử một hình ảnh nào đó về con người và hành động của mình. Không có gì xuất hiện ngẫu nhiên trong con đường công danh của ông: giữ chức vụ tối cao vào một trong những thời điểm tồi tệ nhất của lịch sử nước Pháp, vai trò trong chiến tranh, hay thái độ của ông trong suốt thời kỳ chiến tranh. Và đặc biệt là con đường công danh của Poincaré không dừng lại khi ông rời Điện Élysée. Thậm chí, chúng tôi còn muốn nói rằng chính từ lúc đó sự nghiệp của ông mới bắt đầu, bởi ông đứng 10 năm ở hàng đầu của chính trường để làm biểu tượng cho một chính sách nào đó. Những lời chỉ trích hay đánh giá về chính sách này không thể không ảnh hưởng đến dư luận về hành động của ông trên cương vị người đứng đầu nhà nước. Vấn đề còn trở nên phức tạp nữa vì rất khó nói đến sự chân thành, thái độ đối với Lịch sử ở con người luôn có ý thức trở thành một nhân vật lịch sử, ở viên luật sư khôn khéo mà sự chính trực điển hình của ông luôn khiến ta tự hỏi: với sự khéo léo tuyệt đỉnh như vậy, liệu ông có quá biện hộ cho chính mình trước lời phán xét của các nhà sử học? [B]Một tham vọng từ rất xa xưa[/B] Poincaré sinh năm 1860 ở Bar-le-Duc, 10 năm trước khi Đế chế sụp đổ. Ông sẽ không bao giờ quên cảnh quê hương bị quân Phổ chiếm đóng trong suốt 4 năm. Khi học ở Trường trung học Bar, ông tỏ ra là một học sinh xuất sắc, và trong tất cả các giai đoạn của con đường công danh cũng vậy. Là một sinh viên luật giỏi, một luật sư có lương tâm, một chính khách “trung dung” và có phong thái ôn hòa, dường như ông chuẩn bị tiến tới cương vị Tổng thống từ những năm còn trẻ. Con đường chính trị của ông diễn ra thuận buồm xuôi gió tại tỉnh Meuse, nơi những mối quan hệ gia đình giúp công việc của ông luôn suôn sẻ. Ông lần lượt được bầu làm Ủy viên đại hội đồng, Nghị sĩ, rồi Thượng nghị sĩ. Ở Quốc hội, ông chuyên tâm vào các vấn đề kĩ thuật, nhất là vào việc nghiên cứu ngân sách, một chuyên ngành khô khan, vào thời kỳ mà chỉ có tài hùng biện về những chủ đề chính trị lớn mới có thể làm cho một chính khách trở nên nổi tiếng. Nhưng bằng tài năng và sự nghiêm túc, chàng trai Poincaré nhanh chóng tự khẳng định mình. Nếu như Poincaré thận trọng tránh thể hiện thái độ đối với những vấn đề gây chia rẽ nước Pháp (đặc biệt là vụ án Dreyfus) thì ông lại không ngần ngại phát biểu ý kiến để kêu gọi tinh thần đoàn kết của người Pháp và hòa hợp dân tộc. Trong thời kì Combes đứng đầu nội các, Poincaré thu mình lại. “Ông ta trốn phát biểu ý kiến”, các đồng nghiệp tại Quốc hội thường mỉa mai khi thấy ông vội vàng cởi chiếc áo luật sư để tham dự một phiên họp của Quốc hội. Sự kiên nhẫn bền bỉ, sự chuẩn bị chu đáo đến như vậy không thể không được đền bù. Những nguy hiểm ngày càng tăng sẽ giúp Raymond Poincaré đóng vai trò mà ông chờ đợi từ hơn hai mươi năm. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top