Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86460" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Cắt đứt quan hệ với Vatican, xích lại gần nước Anh</p><p></strong></p><p></p><p><strong>Những bất ngờ trong chính sách đối ngoại</strong></p><p></p><p>Loubet tự đề cao tính trung lập chính trị của mình đến mức rất ít can thiệp vào công việc nhà nước, ngay cả khi ông không đồng ý với chính sách đang được theo đuổi.</p><p></p><p>Cuộc bầu cử năm 1902 là một chiến thắng của Đảng Cấp tiến. Do là đại diện của phái Ôn hòa nên Waldeck-Rousseau phải rời khỏi chính quyền.</p><p></p><p>Theo lời khuyên của những người đứng đầu phe đa số, Loubet giao chức Bộ trưởng cho Émile Combes, một Thượng nghị sĩ cấp tiến mà ông không biết rõ lắm. Với “đức cha nhỏ Combes”, người từng là học sinh trường dòng, trở thành bác sĩ rồi sau đó là chính trị gia, chính sách bảo vệ nền Cộng hòa của Waldeck-Rousseau biến thành chính sách chống Giáo hội rõ nét và có kèm theo chủ nghĩa bè phái.</p><p></p><p>Émile Loubet không tán thành chính sách này vì nó muốn loại bỏ các tín đồ Thiên chúa giáo khỏi cộng đồng dân tộc, sau đó phần lớn Đảng Cộng hòa cũng chung ý kiến với ông. Clemenceau, vốn theo Đảng Cấp tiến nhưng chống lại Giáo hội, gọi chính sách của Combes là “dòng Tên lật ngược”, còn Alexandre Millerand phẫn nộ vì chính sách khuyến khích tố giác của Combes nhằm phát hiện những người Thiên chúa giáo trong bộ máy chính quyền và đặc biệt là trong quân đội, đã coi đó là “hành động ghê tởm”.</p><p></p><p>Nhưng cũng như phần lớn thành viên của Đảng Cộng hòa, mặc dù trong thâm tâm không đồng ý với chính sách của Combes, nhưng Loubet biết rằng nếu lên án nó trước công luận thì Chính phủ sẽ trở thành mục tiêu của những kẻ phản đối nền Cộng hòa. Vả lại, Tổng thống không nên sử dụng quyền tự do ngôn luận như các Nghị sĩ Clemenceau và Millerand.</p><p></p><p>Nhưng ít nhất thì trong khả năng của mình Tổng thống cũng cố gắng ngăn chặn chính sách của Combes. Và thế là ông cố tìm cách hoãn chuyến thăm của Vua Italia Victor-Emmanuel đến Paris. Loubet biết rằng nếu chuyến thăm này diễn ra thì chính ông sẽ phải tới Roma để đáp lại. Tuy nhiên, các Giáo chủ đều không công nhận Roma thuộc Italia và một hành động kiểu như vậy sẽ bị triều chính Tòa thánh coi là sự xúc phạm đối với Giáo hoàng; quan hệ giữa Pháp và Vatican căng thẳng tới mức có thể bị đổ vỡ vì một vụ rắc rối như vậy.</p><p></p><p>Tuy nhiên, từ năm 1900, chính phủ đã có nhiều nỗ lực đáng kể để tách Italia ra khỏi liên minh Áo-Đức nên ủng hộ chuyến thăm này và Loubet, một Tổng thống không có thực quyền, chỉ còn biết làm theo. Victor-Emmanuel đến Paris và được đón tiếp nồng hậu, Hoàng hậu ôm hôn bà Loubet, và tất nhiên là Tổng thống sẽ phải đến thăm chính thức Roma.</p><p></p><p>Tháng 4-1904, Loubet đến thăm Roma. Ông được chào đón ở đây, nhưng những kẻ chống lại Giáo hội ở Italia lợi dụng chuyến viếng thăm này của Tổng thống Pháp. Trên các bức tường của Thành phố Vĩnh hằng (Roma - ND), Hội Tam điểm dán những tấm áp-phích ca ngợi Tổng thống và chỉ trích Giáo hoàng.</p><p></p><p>Vụ rắc rối mà Tổng thống lo sợ đã xảy ra. Cả Giáo hoàng Pie X và tổng trưởng ngoại giao, Hồng y giáo chủ Merry del Val đều cố chấp: Văn phòng Tổng trưởng ngoại giao thảo một công hàm phản đối Loubet một cách xúc phạm gửi đến tất cả các cường quốc có đại sứ tại Vatican. Combes phải vào cuộc, triệu hồi Đại sứ Pháp tại Vatican và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican.</p><p></p><p>Émile Loubet vốn là người ủng hộ hòa giải nhưng đã trở thành công cụ ngoài ý muốn trong việc cắt đứt quan hệ giữa Pháp và Giáo hoàng. Vai trò của ông tốt đẹp hơn khi làm giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ Pháp-Anh. Vào những năm cuối của thế kỉ XIX, sự đối đầu Pháp-Anh về vấn đề thuộc địa rất gay gắt và đã suýt nữa trở thành xung đột vũ trang khi Pháp và Anh đối mặt nhau ở Soudan. Nhưng từ đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Delcassé đã làm tất cả để hai nước xích lại gần nhau.</p><p></p><p>Năm 1901, Nhà vua mới của nước Anh là Edouard VII quyết tâm đưa đất nước ra khỏi thế bị cô lập về ngoại giao. Vốn là Thái tử xứ Wales, ông rất quen thuộc với giới thượng lưu Paris và một số chính khách Pháp, trong đó có Loubet. Năm 1903, Nhà vua Anh liên lạc với Loubet và được Loubet mời tới thăm chính thức Paris. Lúc đầu, người dân Pháp đón tiếp ông lạnh nhạt, nhưng bằng sự khéo léo, cởi mở, ông đã lấy được lòng dân chúng và thậm chí còn được hoan hô nhiệt liệt khi kết thúc chuyến thăm.</p><p></p><p>Nếu như Delcassé là người khởi xướng làm thay đổi thái độ của công chúng thì chính Loubet, vốn tán thành mọi điểm trong chính sách của Delcassé, đã làm tất cả để chính sách này đi tới thành công: ông đã triệu tập Chủ tịch Hội đồng thành phố Paris, một trong những thủ lĩnh của Đảng Dân tộc chủ nghĩa, để yêu cầu từ bỏ những cuộc biểu tình mà bạn bè của Déroulède định tổ chức.</p><p></p><p>Thế là tháng 7-1903, khi đến thăm London, Loubet được đông đảo dân chúng đón tiếp nồng hậu và được coi là một người có công làm Pháp và Anh xích lại gần nhau. Tuy nhiên, một vụ rắc rối đã suýt nữa làm chuyến đi bị hủy bỏ: mặc dù Nhà vua Edouard VII yêu cầu nhưng Loubet cương quyết từ chối mặc quần ngắn để dự buổi khiêu vũ của Triều đình ở Điện Buckingham…</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86460, member: 17223"] [B] [CENTER]Cắt đứt quan hệ với Vatican, xích lại gần nước Anh[/CENTER] [/B] [B]Những bất ngờ trong chính sách đối ngoại[/B] Loubet tự đề cao tính trung lập chính trị của mình đến mức rất ít can thiệp vào công việc nhà nước, ngay cả khi ông không đồng ý với chính sách đang được theo đuổi. Cuộc bầu cử năm 1902 là một chiến thắng của Đảng Cấp tiến. Do là đại diện của phái Ôn hòa nên Waldeck-Rousseau phải rời khỏi chính quyền. Theo lời khuyên của những người đứng đầu phe đa số, Loubet giao chức Bộ trưởng cho Émile Combes, một Thượng nghị sĩ cấp tiến mà ông không biết rõ lắm. Với “đức cha nhỏ Combes”, người từng là học sinh trường dòng, trở thành bác sĩ rồi sau đó là chính trị gia, chính sách bảo vệ nền Cộng hòa của Waldeck-Rousseau biến thành chính sách chống Giáo hội rõ nét và có kèm theo chủ nghĩa bè phái. Émile Loubet không tán thành chính sách này vì nó muốn loại bỏ các tín đồ Thiên chúa giáo khỏi cộng đồng dân tộc, sau đó phần lớn Đảng Cộng hòa cũng chung ý kiến với ông. Clemenceau, vốn theo Đảng Cấp tiến nhưng chống lại Giáo hội, gọi chính sách của Combes là “dòng Tên lật ngược”, còn Alexandre Millerand phẫn nộ vì chính sách khuyến khích tố giác của Combes nhằm phát hiện những người Thiên chúa giáo trong bộ máy chính quyền và đặc biệt là trong quân đội, đã coi đó là “hành động ghê tởm”. Nhưng cũng như phần lớn thành viên của Đảng Cộng hòa, mặc dù trong thâm tâm không đồng ý với chính sách của Combes, nhưng Loubet biết rằng nếu lên án nó trước công luận thì Chính phủ sẽ trở thành mục tiêu của những kẻ phản đối nền Cộng hòa. Vả lại, Tổng thống không nên sử dụng quyền tự do ngôn luận như các Nghị sĩ Clemenceau và Millerand. Nhưng ít nhất thì trong khả năng của mình Tổng thống cũng cố gắng ngăn chặn chính sách của Combes. Và thế là ông cố tìm cách hoãn chuyến thăm của Vua Italia Victor-Emmanuel đến Paris. Loubet biết rằng nếu chuyến thăm này diễn ra thì chính ông sẽ phải tới Roma để đáp lại. Tuy nhiên, các Giáo chủ đều không công nhận Roma thuộc Italia và một hành động kiểu như vậy sẽ bị triều chính Tòa thánh coi là sự xúc phạm đối với Giáo hoàng; quan hệ giữa Pháp và Vatican căng thẳng tới mức có thể bị đổ vỡ vì một vụ rắc rối như vậy. Tuy nhiên, từ năm 1900, chính phủ đã có nhiều nỗ lực đáng kể để tách Italia ra khỏi liên minh Áo-Đức nên ủng hộ chuyến thăm này và Loubet, một Tổng thống không có thực quyền, chỉ còn biết làm theo. Victor-Emmanuel đến Paris và được đón tiếp nồng hậu, Hoàng hậu ôm hôn bà Loubet, và tất nhiên là Tổng thống sẽ phải đến thăm chính thức Roma. Tháng 4-1904, Loubet đến thăm Roma. Ông được chào đón ở đây, nhưng những kẻ chống lại Giáo hội ở Italia lợi dụng chuyến viếng thăm này của Tổng thống Pháp. Trên các bức tường của Thành phố Vĩnh hằng (Roma - ND), Hội Tam điểm dán những tấm áp-phích ca ngợi Tổng thống và chỉ trích Giáo hoàng. Vụ rắc rối mà Tổng thống lo sợ đã xảy ra. Cả Giáo hoàng Pie X và tổng trưởng ngoại giao, Hồng y giáo chủ Merry del Val đều cố chấp: Văn phòng Tổng trưởng ngoại giao thảo một công hàm phản đối Loubet một cách xúc phạm gửi đến tất cả các cường quốc có đại sứ tại Vatican. Combes phải vào cuộc, triệu hồi Đại sứ Pháp tại Vatican và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican. Émile Loubet vốn là người ủng hộ hòa giải nhưng đã trở thành công cụ ngoài ý muốn trong việc cắt đứt quan hệ giữa Pháp và Giáo hoàng. Vai trò của ông tốt đẹp hơn khi làm giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ Pháp-Anh. Vào những năm cuối của thế kỉ XIX, sự đối đầu Pháp-Anh về vấn đề thuộc địa rất gay gắt và đã suýt nữa trở thành xung đột vũ trang khi Pháp và Anh đối mặt nhau ở Soudan. Nhưng từ đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Delcassé đã làm tất cả để hai nước xích lại gần nhau. Năm 1901, Nhà vua mới của nước Anh là Edouard VII quyết tâm đưa đất nước ra khỏi thế bị cô lập về ngoại giao. Vốn là Thái tử xứ Wales, ông rất quen thuộc với giới thượng lưu Paris và một số chính khách Pháp, trong đó có Loubet. Năm 1903, Nhà vua Anh liên lạc với Loubet và được Loubet mời tới thăm chính thức Paris. Lúc đầu, người dân Pháp đón tiếp ông lạnh nhạt, nhưng bằng sự khéo léo, cởi mở, ông đã lấy được lòng dân chúng và thậm chí còn được hoan hô nhiệt liệt khi kết thúc chuyến thăm. Nếu như Delcassé là người khởi xướng làm thay đổi thái độ của công chúng thì chính Loubet, vốn tán thành mọi điểm trong chính sách của Delcassé, đã làm tất cả để chính sách này đi tới thành công: ông đã triệu tập Chủ tịch Hội đồng thành phố Paris, một trong những thủ lĩnh của Đảng Dân tộc chủ nghĩa, để yêu cầu từ bỏ những cuộc biểu tình mà bạn bè của Déroulède định tổ chức. Thế là tháng 7-1903, khi đến thăm London, Loubet được đông đảo dân chúng đón tiếp nồng hậu và được coi là một người có công làm Pháp và Anh xích lại gần nhau. Tuy nhiên, một vụ rắc rối đã suýt nữa làm chuyến đi bị hủy bỏ: mặc dù Nhà vua Edouard VII yêu cầu nhưng Loubet cương quyết từ chối mặc quần ngắn để dự buổi khiêu vũ của Triều đình ở Điện Buckingham… [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top