Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86458" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Émile Loubet, Đỉnh cao của "Thời kì vàng son"</p><p></strong></p><p></p><p><strong>Một người thuộc phái bảo vệ Dreyfus đắc cử</strong></p><p></p><p>Émile Loubet sinh năm 1838 ở Marsanne, tỉnh Drôme, trong một gia đình nông dân. Vì học luật nên ông đến với chính trị một cách tự nhiên. Dưới thời Đế chế thứ Hai, tất nhiên là ông ở phe đối lập. Chiến thắng của Đảng Cộng hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp chính trị của ông.</p><p></p><p>Ông thuộc giới trí thức tiểu tư sản, nơi cung cấp cho nền Cộng hòa những cán bộ khung cần thiết. Loubet đã trải qua con đường công danh cổ điển nhất; ông lần lượt là thị trưởng, Ủy viên đại hội đồng, Nghị sĩ rồi Thượng nghị sĩ. Thắng lợi chính trị đã đưa ông đến Paris, nhưng ông vẫn rất gần gũi với các nhân vật quan trọng của tỉnh thuộc giới tiểu tư sản, nơi ông bắt đầu sự nghiệp của mình.</p><p></p><p>Khác với Félix Faure chỉ nhắc đến nguồn gốc xuất thân tầm thường để tự hào về sự thăng tiến xã hội của mình, Émile Loubet tự cảm thấy là người của nhân dân và thái độ khiêm tốn của ông không bao giờ thay đổi. Đó chính là một tiêu chuẩn tuyệt vời để tiến tới cương vị tối cao: Émile Loubet nằm trong số những người mà tính cách bảo đảm cho sự cẩn trọng trong lãnh đạo chính trị sau này. Sau khi Félix Faure chết, Đảng Cộng hòa quay sang phía ông.</p><p></p><p>Năm 1896, ông được bầu làm Chủ tịch Thượng viện và trở thành nhân vật thứ hai của Nhà nước. Mặc dù ông không bao giờ tỏ rõ thái độ trong vụ Dreyfus, nhưng dư luận biết rằng ông không đồng tình với Bộ tham mưu và các thẩm phán quân sự, và khác với Félix Faure, ông sẽ không cản trở việc xem xét lại bản án. Lẽ ra Loubet có thể được bầu không gặp trở ngại gì nếu như không bị bài báo bất cẩn của Clemenceau làm tổn hại trong con mắt những người chống sự xét lại.</p><p></p><p>Trên thực tế, lời giới thiệu của Clemenceau hoàn toàn không có liên quan gì: sau khi bị Paul Déroulède, người đứng đầu Hội ái quốc, buộc tội có nhúng tay vào vụ bê bối Panama mặc dù không có chứng cứ gì, Clemenceau thấy sự nghiệp chính trị của mình đã hết. Vì thế, ông hăng hái lao vào vụ Dreyfus nhằm lấy lại uy tín.</p><p></p><p>Đối với rất nhiều người, Clemenceau tỏ ra là thủ lĩnh thực sự của phái bảo vệ Dreyfus và ông ta tin chắc rằng đã đưa Émile Loubet ra làm ứng cử viên của phái này, nhưng việc đó lại vô tình làm tổn hại đến một chính khách mà cho đến lúc đó chưa tỏ rõ thái độ trong vụ việc gai góc này.</p><p></p><p>Lập tức Đảng Dân tộc chủ nghĩa nổi giận chống lại Chủ tịch Thượng nghị viện. Người ta lại bới móc những chuyện cũ: là Chủ tịch Hội đồng khi xảy ra vụ bê bối Panama, Loubet đã làm mọi việc để dập tắt vụ này, thậm chí người ta còn nói rằng ông không còn liêm chính sau vụ này. Để đối lại với Loubet, phái chống xét lại muốn đưa Méline ra làm ứng cử viên vì ông này tham gia nhiều hơn vào các cuộc đấu tranh chính trị, là thủ lĩnh thực sự của phái ôn hòa và kịch liệt phản đối xét lại vụ án Dreyfus. Nhưng những lời buộc tội và âm mưu này không gây được tác động đến các Nghị sĩ.</p><p></p><p style="text-align: center"><img src="https://lichsuvn.info/hlv/uploads/336956.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Émile Francois Loubet (30-12-1838 - 20-12-1929)</p><p></p><p><strong>Cuộc đảo chính của Déroulède, những cú gậy của Christiani: sự khởi đầu không may mắn của một nhiệm kì Tổng thống</strong></p><p></p><p>Ngay sau khi đắc cử, Émile Loubet rời Versailles đi Paris bằng xe lửa. Khi vừa tới ga Saint-Lazare, ông bị đón tiếp bằng một cuộc biểu tình của phái bảo hoàng và những lời la ó: “Panama! Từ chức”, và Tổng thống bước vào Điện Élysée với đám người biểu tình vây quanh. Ông chủ tịch Hội đồng Charles Dupuy vốn phản đối xét lại đã không hề làm gì để ngăn chặn những cuộc biểu tình mà chắc chắn là ông ta dễ dàng đoán trước được.</p><p></p><p>Nhiệm kì Tổng thống của Émile Loubet bắt đầu trong hoàn cảnh đáng buồn. Trong khi Tổng thống ở trong Điện Élysée còn đang trấn tĩnh lại sau cuộc bầu cử và những sự kiện tiếp theo nó, thì những người biểu tình lợi dụng tình thế có lợi cho họ. Họ tụ tập quanh bức tượng Jeanne d’Arc để cổ vũ cho thủ lĩnh của mình là Déroulède. Khí thế tăng lên rất nhanh. Say sưa với chiến thắng, Déroulède mặc sức diễn thuyết. Ngay sau đó, đám người hò hét thúc giục ông ta: “Vào Élysée! Xông vào Élysée!”</p><p></p><p>Trước mối nguy hiểm bị rơi vào tình trạng quá sức do cuộc nổi dậy vốn không được chuẩn bị từ trước, Déroulède tìm cách kéo dài thời gian. Viện cớ tôn trọng thi hài của Félix Faure nên không thể tiến vào Điện Élysée ngay được, Déroulède hứa sẽ hành động vào ngày diễn ra lễ tang của Tổng thống vừa mất: “Vâng, thưa các bạn, chúng ta có thể vào đó ngay tối nay, nhưng trong đó có một người mới chết! Tôi tôn trọng ông ấy, chính ông ấy chứ không phải kẻ vừa được Quốc hội bầu ra, đối với tôi, hắn không phải là lãnh tụ thực sự của dân tộc. Chúng ta sẽ tổ chức bầu cử phổ thông. Hẹn thứ Năm! Một nền Cộng hòa khác muôn năm! Đả đảo nền Cộng hòa này!”</p><p></p><p>Trong những ngày tiếp theo, Charles Dupuy, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, vẫn không hành động và ngang nhiên chuẩn bị âm mưu của Déroulède âm mưu này trở nên phức tạp với hành động gay gắt của phái Bảo hoàng. Không được Déroulède coi trọng, những người ủng hộ Công tước Orléans quyết tâm không để ông ta được hưởng lợi từ chiến thắng dự kiến sẽ xảy ra. Déroulède dường như được Tướng Pellieux, cựu Bộ trưởng Chiến tranh, thuộc phái chống Dreyfus, giúp đỡ. Viên Tướng này được giao dẫn đầu đoàn quân trong lễ tang Félix Faure.</p><p></p><p>Ngày 23-2, ngày diễn ra lễ tang, Déroulède và người của ông ta tập trung ở Quảng trường Dân tộc để đợi đội quân của Pellieux đi ngang qua sau khi rời nghĩa trang Père Lachaise. Nhưng vào phút cuối, Pellieux đã do dự; ông ta để Tướng Roget thay mình. Khi vừa nhìn thấy đoàn quân, Déroulède vội vã chạy về phía ngựa của Roget nhưng Roget đẩy Déroulède ra và cho quân nhanh chóng trở về doanh trại Reuilly.</p><p></p><p>Déroulède hiểu rằng mình đã thất bại. Để không bị biến thành trò cười, ông ta cũng vào doanh trại cùng đoàn quân và yêu cầu quân đội bắt giữ mình. Sau đó, ông ta bị buộc tội âm mưu chống lại nền Cộng hòa. Déroulède được một thẩm phán dễ dãi tha bổng vào tháng 5/1899, nhưng tháng 1-1900, ông ta lại bị Toà án tối cao xét xử và kết án 10 năm biệt xứ. Mặc dù cuộc đảo chính của Déroulède đã thất bại, nhưng phái Bảo hoàng và dân tộc chủ nghĩa vẫn không nguôi giận và cái tên Émile Loubet vẫn tiếp tục gây thù hận. Phe đối lập này cũng có một kết cục không kém buồn cười so với đội quân của Déroulède, cho dù đã gây lo lắng cho phái Cộng hòa.</p><p></p><p>Ngày 4-6-1899, Tổng thống đến Trường đua Auteuil để xem cuộc đua ngựa lớn được tổ chức hàng năm. Ông được đón tiếp bằng tiếng hò hét của khoảng 100 người theo phái Bảo hoàng và Dân tộc chủ nghĩa, họ mang hoa cẩm chướng trắng ở khuyết áo, tập trung quanh khán đài nơi Tổng thống ngồi. Lực lượng cảnh sát ít ỏi làm cho những kẻ biểu tình thêm liều lĩnh; cuối cùng, một người trong số họ là Nam tước Christiani đã nhảy lên khán đài, xô ngã bà Loubet và dùng gậy đập nhiều lần vào chiếc mũ cao thành của Tổng thống. Christiani bị bắt và bị kết án 4 năm tù, nhưng sau đó nhanh chóng được Loubet ân xá.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86458, member: 17223"] [B] [CENTER]Émile Loubet, Đỉnh cao của "Thời kì vàng son"[/CENTER] [/B] [B]Một người thuộc phái bảo vệ Dreyfus đắc cử[/B] Émile Loubet sinh năm 1838 ở Marsanne, tỉnh Drôme, trong một gia đình nông dân. Vì học luật nên ông đến với chính trị một cách tự nhiên. Dưới thời Đế chế thứ Hai, tất nhiên là ông ở phe đối lập. Chiến thắng của Đảng Cộng hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp chính trị của ông. Ông thuộc giới trí thức tiểu tư sản, nơi cung cấp cho nền Cộng hòa những cán bộ khung cần thiết. Loubet đã trải qua con đường công danh cổ điển nhất; ông lần lượt là thị trưởng, Ủy viên đại hội đồng, Nghị sĩ rồi Thượng nghị sĩ. Thắng lợi chính trị đã đưa ông đến Paris, nhưng ông vẫn rất gần gũi với các nhân vật quan trọng của tỉnh thuộc giới tiểu tư sản, nơi ông bắt đầu sự nghiệp của mình. Khác với Félix Faure chỉ nhắc đến nguồn gốc xuất thân tầm thường để tự hào về sự thăng tiến xã hội của mình, Émile Loubet tự cảm thấy là người của nhân dân và thái độ khiêm tốn của ông không bao giờ thay đổi. Đó chính là một tiêu chuẩn tuyệt vời để tiến tới cương vị tối cao: Émile Loubet nằm trong số những người mà tính cách bảo đảm cho sự cẩn trọng trong lãnh đạo chính trị sau này. Sau khi Félix Faure chết, Đảng Cộng hòa quay sang phía ông. Năm 1896, ông được bầu làm Chủ tịch Thượng viện và trở thành nhân vật thứ hai của Nhà nước. Mặc dù ông không bao giờ tỏ rõ thái độ trong vụ Dreyfus, nhưng dư luận biết rằng ông không đồng tình với Bộ tham mưu và các thẩm phán quân sự, và khác với Félix Faure, ông sẽ không cản trở việc xem xét lại bản án. Lẽ ra Loubet có thể được bầu không gặp trở ngại gì nếu như không bị bài báo bất cẩn của Clemenceau làm tổn hại trong con mắt những người chống sự xét lại. Trên thực tế, lời giới thiệu của Clemenceau hoàn toàn không có liên quan gì: sau khi bị Paul Déroulède, người đứng đầu Hội ái quốc, buộc tội có nhúng tay vào vụ bê bối Panama mặc dù không có chứng cứ gì, Clemenceau thấy sự nghiệp chính trị của mình đã hết. Vì thế, ông hăng hái lao vào vụ Dreyfus nhằm lấy lại uy tín. Đối với rất nhiều người, Clemenceau tỏ ra là thủ lĩnh thực sự của phái bảo vệ Dreyfus và ông ta tin chắc rằng đã đưa Émile Loubet ra làm ứng cử viên của phái này, nhưng việc đó lại vô tình làm tổn hại đến một chính khách mà cho đến lúc đó chưa tỏ rõ thái độ trong vụ việc gai góc này. Lập tức Đảng Dân tộc chủ nghĩa nổi giận chống lại Chủ tịch Thượng nghị viện. Người ta lại bới móc những chuyện cũ: là Chủ tịch Hội đồng khi xảy ra vụ bê bối Panama, Loubet đã làm mọi việc để dập tắt vụ này, thậm chí người ta còn nói rằng ông không còn liêm chính sau vụ này. Để đối lại với Loubet, phái chống xét lại muốn đưa Méline ra làm ứng cử viên vì ông này tham gia nhiều hơn vào các cuộc đấu tranh chính trị, là thủ lĩnh thực sự của phái ôn hòa và kịch liệt phản đối xét lại vụ án Dreyfus. Nhưng những lời buộc tội và âm mưu này không gây được tác động đến các Nghị sĩ. [CENTER][IMG]https://lichsuvn.info/hlv/uploads/336956.jpg[/IMG] Émile Francois Loubet (30-12-1838 - 20-12-1929)[/CENTER] [B]Cuộc đảo chính của Déroulède, những cú gậy của Christiani: sự khởi đầu không may mắn của một nhiệm kì Tổng thống[/B] Ngay sau khi đắc cử, Émile Loubet rời Versailles đi Paris bằng xe lửa. Khi vừa tới ga Saint-Lazare, ông bị đón tiếp bằng một cuộc biểu tình của phái bảo hoàng và những lời la ó: “Panama! Từ chức”, và Tổng thống bước vào Điện Élysée với đám người biểu tình vây quanh. Ông chủ tịch Hội đồng Charles Dupuy vốn phản đối xét lại đã không hề làm gì để ngăn chặn những cuộc biểu tình mà chắc chắn là ông ta dễ dàng đoán trước được. Nhiệm kì Tổng thống của Émile Loubet bắt đầu trong hoàn cảnh đáng buồn. Trong khi Tổng thống ở trong Điện Élysée còn đang trấn tĩnh lại sau cuộc bầu cử và những sự kiện tiếp theo nó, thì những người biểu tình lợi dụng tình thế có lợi cho họ. Họ tụ tập quanh bức tượng Jeanne d’Arc để cổ vũ cho thủ lĩnh của mình là Déroulède. Khí thế tăng lên rất nhanh. Say sưa với chiến thắng, Déroulède mặc sức diễn thuyết. Ngay sau đó, đám người hò hét thúc giục ông ta: “Vào Élysée! Xông vào Élysée!” Trước mối nguy hiểm bị rơi vào tình trạng quá sức do cuộc nổi dậy vốn không được chuẩn bị từ trước, Déroulède tìm cách kéo dài thời gian. Viện cớ tôn trọng thi hài của Félix Faure nên không thể tiến vào Điện Élysée ngay được, Déroulède hứa sẽ hành động vào ngày diễn ra lễ tang của Tổng thống vừa mất: “Vâng, thưa các bạn, chúng ta có thể vào đó ngay tối nay, nhưng trong đó có một người mới chết! Tôi tôn trọng ông ấy, chính ông ấy chứ không phải kẻ vừa được Quốc hội bầu ra, đối với tôi, hắn không phải là lãnh tụ thực sự của dân tộc. Chúng ta sẽ tổ chức bầu cử phổ thông. Hẹn thứ Năm! Một nền Cộng hòa khác muôn năm! Đả đảo nền Cộng hòa này!” Trong những ngày tiếp theo, Charles Dupuy, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, vẫn không hành động và ngang nhiên chuẩn bị âm mưu của Déroulède âm mưu này trở nên phức tạp với hành động gay gắt của phái Bảo hoàng. Không được Déroulède coi trọng, những người ủng hộ Công tước Orléans quyết tâm không để ông ta được hưởng lợi từ chiến thắng dự kiến sẽ xảy ra. Déroulède dường như được Tướng Pellieux, cựu Bộ trưởng Chiến tranh, thuộc phái chống Dreyfus, giúp đỡ. Viên Tướng này được giao dẫn đầu đoàn quân trong lễ tang Félix Faure. Ngày 23-2, ngày diễn ra lễ tang, Déroulède và người của ông ta tập trung ở Quảng trường Dân tộc để đợi đội quân của Pellieux đi ngang qua sau khi rời nghĩa trang Père Lachaise. Nhưng vào phút cuối, Pellieux đã do dự; ông ta để Tướng Roget thay mình. Khi vừa nhìn thấy đoàn quân, Déroulède vội vã chạy về phía ngựa của Roget nhưng Roget đẩy Déroulède ra và cho quân nhanh chóng trở về doanh trại Reuilly. Déroulède hiểu rằng mình đã thất bại. Để không bị biến thành trò cười, ông ta cũng vào doanh trại cùng đoàn quân và yêu cầu quân đội bắt giữ mình. Sau đó, ông ta bị buộc tội âm mưu chống lại nền Cộng hòa. Déroulède được một thẩm phán dễ dãi tha bổng vào tháng 5/1899, nhưng tháng 1-1900, ông ta lại bị Toà án tối cao xét xử và kết án 10 năm biệt xứ. Mặc dù cuộc đảo chính của Déroulède đã thất bại, nhưng phái Bảo hoàng và dân tộc chủ nghĩa vẫn không nguôi giận và cái tên Émile Loubet vẫn tiếp tục gây thù hận. Phe đối lập này cũng có một kết cục không kém buồn cười so với đội quân của Déroulède, cho dù đã gây lo lắng cho phái Cộng hòa. Ngày 4-6-1899, Tổng thống đến Trường đua Auteuil để xem cuộc đua ngựa lớn được tổ chức hàng năm. Ông được đón tiếp bằng tiếng hò hét của khoảng 100 người theo phái Bảo hoàng và Dân tộc chủ nghĩa, họ mang hoa cẩm chướng trắng ở khuyết áo, tập trung quanh khán đài nơi Tổng thống ngồi. Lực lượng cảnh sát ít ỏi làm cho những kẻ biểu tình thêm liều lĩnh; cuối cùng, một người trong số họ là Nam tước Christiani đã nhảy lên khán đài, xô ngã bà Loubet và dùng gậy đập nhiều lần vào chiếc mũ cao thành của Tổng thống. Christiani bị bắt và bị kết án 4 năm tù, nhưng sau đó nhanh chóng được Loubet ân xá. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top