Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86456" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Tổng thống và vụ Dreyfus</p><p></strong></p><p></p><p>Vụ Dreyfus, đối với dân chúng Pháp vào cuối thế kỷ XIX sẽ là một sự vụ không hơn không kém, ban đầu chỉ là một sai lầm bình thường trong xét xử.</p><p></p><p>Năm 1894, một hoạt động gián điệp bị phát hiện và người ta nghi ngờ Đại uý người Do Thái tên là Alfred Dreyfus. Ngay khi biết được mối nghi ngờ này, nhà báo bài Do Thái Edouard Drumont lập tức bắt đầu một chiến dịch báo chí ác liệt nhằm kết tội “tên Do Thái”.</p><p></p><p>Khía cạnh chính trị của vụ việc đã bị lợi dụng dẫn đến việc Dreyfus bị đưa ra xét xử và bị kết án tù khổ sai. Lúc đó, ngoài một vài người thân và bạn bè, ai cũng nghĩ là Dreyfus có tội. Nhưng hành động của Mathieu Dreyfus, anh của Alfred Dreyfus, dần dần làm cho một số người có trách nhiệm phải suy nghĩ lại về một vài cơ sở của vụ việc.</p><p></p><p>Năm 1895, Trung tá Picquart, người phụ trách mới của Cơ quan tình báo thuộc Bộ Tham mưu, lật lại hồ sơ và tìm thấy bằng chứng về nguyên nhân hành động của Dreyfus. Ông tin rằng kẻ có tội thực sự không phải là Dreyfus mà là Esterhazy, một sĩ quan gốc Hungary, người thường xuyên liên hệ với Đại sứ quán Đức. Từ đó, giới sĩ quan biết được những khuôn khổ mới của vụ việc, nhưng niềm tin chính trị vững chắc của phần lớn sĩ quan và những nhân vật hành chính và chính trị cao cấp làm cho họ vẫn nghĩ kẻ có tội phải là người Do Thái.</p><p></p><p>Thế là một sự thông đồng im lặng thực sự được dựng lên quanh vụ Dreyfus. Picquart bị chê trách; Bộ trưởng Méline vin vào cớ vụ việc đã được xét xử để từ chối xem xét lại trường hợp của Dreyfus: uy tín của quân đội, danh dự của toà án trở thành ngôn từ chủ yếu của phái “chống Dreyfus”; Nhân danh lợi ích quốc gia, họ muốn giữ một người vô tội trong nhà tù khổ sai.</p><p></p><p>Phái chống Dreyfus sau đó hầu như đồng tình với phái Bảo thủ đang nắm quyền ở Pháp: các tín đồ Thiên chúa giáo ủng hộ hoặc không ủng hộ nền Cộng hòa đứng ở hàng đầu giữa họ và tờ La Croix (Thập tự), báo của Giáo đoàn Đức Mẹ đồng trinh qui thiên, tổ chức một chiến dịch chống lại Dreyfus và những người bảo vệ anh ta; Bên cạnh đó, Đảng Dân tộc chủ nghĩa thuộc Hội ái quốc, những người không bao giờ hài lòng như Rochefort, phái Bảo hoàng đối địch với nền Cộng hòa, sát cánh với đảng Cộng hòa ôn hòa như Méline, người coi việc bảo vệ trật tự xã hội là trên hết.</p><p></p><p>Người ta nhanh chóng nhận ra rằng Félix Faure có thiện cảm với phái chống Dreyfus. Khi Thượng nghị sĩ vùng Alsace Scheurer-Kestner đến để thuyết phục Tổng thống xem xét lại vụ án, Tổng thống đã trả lời tránh né: “Tính trung lập của tôi là tính trung lập của luật pháp”.</p><p></p><p>Trung lập giữa công bằng và phủ nhận công bằng! Nhưng liệu có phải Tổng thống không được tự do lựa chọn? Ít nhất thì phe bảo vệ Dreyfus cũng nói bóng gió như vậy. Trên thực tế, xung quanh Félix Faure bao phủ một bóng đen của một vụ bê bối. Năm 1895, Drumont phát hiện ra rằng bố vợ của Tổng thống, vốn là một công chứng viên, đã bị kết tội biển thủ và phải trốn chạy để tránh bị tù khổ sai.</p><p></p><p>Sau đó, Drumont nói có những bí mật khác bị phát hiện nhưng lại không bao giờ tiết lộ chúng; Từ đó, người ta có thể nghĩ rằng Drumont đã đe dọa Tổng thống và đổi lại sự im lặng của ông ta, Tổng thống sẽ phản đối việc xem xét lại vụ án Dreyfus. Chỉ có Jean Jaurès vượt qua được một bước trong bài đăng trên báo Petite République (Nền Cộng hòa nhỏ): “Tổng thống hãy cẩn thận! Nếu nước Pháp vì tôn trọng bản thân mà quên đi một vài cuộc phiêu lưu của những người thân cận của Tổng thống thì nước Pháp cũng có quyền yêu cầu chính Tổng thống quên chúng đi.</p><p></p><p>Nước Pháp đã sẵn sàng, nếu để chống lại Tổng thống, những kẻ đe dọa muốn đào một số tử thi lên để cùng chôn vào một hố cùng những chuyện buồn này và những người khuấy động chúng. Nhưng nước Pháp muốn Tổng thống không vì sợ mà dính líu vào những việc đã qua, những việc mà chính nước Pháp đã giải thoát cho Tổng thống bằng lựa chọn của mình”.</p><p></p><p>Dù sao thì có một việc đã quá rõ ràng: vụ Dreyfus có động chạm đến Félix Faure. Ngày 14-1-1898, trên tờ Aurore (Rạng đông) của Clemenceau, Émile Zola đã gửi một bức thư ngỏ tới Tổng thống dưới nhan đề: “Tôi buộc tội…!” trong đó ông lên án tất cả những người, bằng mưu mô hoặc im lặng, đã cho phép kết án một người vô tội và giữ người đó lại trong tù vì lo lắng đến lợi ích quốc gia. Các Bộ trưởng, các sĩ quan, các thẩm phán quân sự đều bị Émile Zola kết án, và bản thân Tổng thống, người đã không làm gì để ngăn chặn mưu đồ đó, cũng bị liên lụy vì vụ bê bối đó một cách gián tiếp (nhưng bằng lời lẽ rất kính trọng).</p><p></p><p>Zola bị truy tố, nhưng tiếng đồn về sai lầm trong xét xử được chấp nhận một cách có cân nhắc và bắt đầu len lỏi từ giới sĩ quan ra dư luận rộng rãi và uy tín của Félix Faure bắt đầu giảm sút trong công chúng. Một cái chết đột ngột nhưng không tế nhị lắm đã giúp ông tránh mất thanh danh hơn nữa khi ở phe chống Dreyfus, nhưng cũng bộc lộ tính phóng đãng của người luôn muốn tỏ ra là một Tổng thống có uy tín và được tôn trọng.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86456, member: 17223"] [B] [CENTER]Tổng thống và vụ Dreyfus[/CENTER] [/B] Vụ Dreyfus, đối với dân chúng Pháp vào cuối thế kỷ XIX sẽ là một sự vụ không hơn không kém, ban đầu chỉ là một sai lầm bình thường trong xét xử. Năm 1894, một hoạt động gián điệp bị phát hiện và người ta nghi ngờ Đại uý người Do Thái tên là Alfred Dreyfus. Ngay khi biết được mối nghi ngờ này, nhà báo bài Do Thái Edouard Drumont lập tức bắt đầu một chiến dịch báo chí ác liệt nhằm kết tội “tên Do Thái”. Khía cạnh chính trị của vụ việc đã bị lợi dụng dẫn đến việc Dreyfus bị đưa ra xét xử và bị kết án tù khổ sai. Lúc đó, ngoài một vài người thân và bạn bè, ai cũng nghĩ là Dreyfus có tội. Nhưng hành động của Mathieu Dreyfus, anh của Alfred Dreyfus, dần dần làm cho một số người có trách nhiệm phải suy nghĩ lại về một vài cơ sở của vụ việc. Năm 1895, Trung tá Picquart, người phụ trách mới của Cơ quan tình báo thuộc Bộ Tham mưu, lật lại hồ sơ và tìm thấy bằng chứng về nguyên nhân hành động của Dreyfus. Ông tin rằng kẻ có tội thực sự không phải là Dreyfus mà là Esterhazy, một sĩ quan gốc Hungary, người thường xuyên liên hệ với Đại sứ quán Đức. Từ đó, giới sĩ quan biết được những khuôn khổ mới của vụ việc, nhưng niềm tin chính trị vững chắc của phần lớn sĩ quan và những nhân vật hành chính và chính trị cao cấp làm cho họ vẫn nghĩ kẻ có tội phải là người Do Thái. Thế là một sự thông đồng im lặng thực sự được dựng lên quanh vụ Dreyfus. Picquart bị chê trách; Bộ trưởng Méline vin vào cớ vụ việc đã được xét xử để từ chối xem xét lại trường hợp của Dreyfus: uy tín của quân đội, danh dự của toà án trở thành ngôn từ chủ yếu của phái “chống Dreyfus”; Nhân danh lợi ích quốc gia, họ muốn giữ một người vô tội trong nhà tù khổ sai. Phái chống Dreyfus sau đó hầu như đồng tình với phái Bảo thủ đang nắm quyền ở Pháp: các tín đồ Thiên chúa giáo ủng hộ hoặc không ủng hộ nền Cộng hòa đứng ở hàng đầu giữa họ và tờ La Croix (Thập tự), báo của Giáo đoàn Đức Mẹ đồng trinh qui thiên, tổ chức một chiến dịch chống lại Dreyfus và những người bảo vệ anh ta; Bên cạnh đó, Đảng Dân tộc chủ nghĩa thuộc Hội ái quốc, những người không bao giờ hài lòng như Rochefort, phái Bảo hoàng đối địch với nền Cộng hòa, sát cánh với đảng Cộng hòa ôn hòa như Méline, người coi việc bảo vệ trật tự xã hội là trên hết. Người ta nhanh chóng nhận ra rằng Félix Faure có thiện cảm với phái chống Dreyfus. Khi Thượng nghị sĩ vùng Alsace Scheurer-Kestner đến để thuyết phục Tổng thống xem xét lại vụ án, Tổng thống đã trả lời tránh né: “Tính trung lập của tôi là tính trung lập của luật pháp”. Trung lập giữa công bằng và phủ nhận công bằng! Nhưng liệu có phải Tổng thống không được tự do lựa chọn? Ít nhất thì phe bảo vệ Dreyfus cũng nói bóng gió như vậy. Trên thực tế, xung quanh Félix Faure bao phủ một bóng đen của một vụ bê bối. Năm 1895, Drumont phát hiện ra rằng bố vợ của Tổng thống, vốn là một công chứng viên, đã bị kết tội biển thủ và phải trốn chạy để tránh bị tù khổ sai. Sau đó, Drumont nói có những bí mật khác bị phát hiện nhưng lại không bao giờ tiết lộ chúng; Từ đó, người ta có thể nghĩ rằng Drumont đã đe dọa Tổng thống và đổi lại sự im lặng của ông ta, Tổng thống sẽ phản đối việc xem xét lại vụ án Dreyfus. Chỉ có Jean Jaurès vượt qua được một bước trong bài đăng trên báo Petite République (Nền Cộng hòa nhỏ): “Tổng thống hãy cẩn thận! Nếu nước Pháp vì tôn trọng bản thân mà quên đi một vài cuộc phiêu lưu của những người thân cận của Tổng thống thì nước Pháp cũng có quyền yêu cầu chính Tổng thống quên chúng đi. Nước Pháp đã sẵn sàng, nếu để chống lại Tổng thống, những kẻ đe dọa muốn đào một số tử thi lên để cùng chôn vào một hố cùng những chuyện buồn này và những người khuấy động chúng. Nhưng nước Pháp muốn Tổng thống không vì sợ mà dính líu vào những việc đã qua, những việc mà chính nước Pháp đã giải thoát cho Tổng thống bằng lựa chọn của mình”. Dù sao thì có một việc đã quá rõ ràng: vụ Dreyfus có động chạm đến Félix Faure. Ngày 14-1-1898, trên tờ Aurore (Rạng đông) của Clemenceau, Émile Zola đã gửi một bức thư ngỏ tới Tổng thống dưới nhan đề: “Tôi buộc tội…!” trong đó ông lên án tất cả những người, bằng mưu mô hoặc im lặng, đã cho phép kết án một người vô tội và giữ người đó lại trong tù vì lo lắng đến lợi ích quốc gia. Các Bộ trưởng, các sĩ quan, các thẩm phán quân sự đều bị Émile Zola kết án, và bản thân Tổng thống, người đã không làm gì để ngăn chặn mưu đồ đó, cũng bị liên lụy vì vụ bê bối đó một cách gián tiếp (nhưng bằng lời lẽ rất kính trọng). Zola bị truy tố, nhưng tiếng đồn về sai lầm trong xét xử được chấp nhận một cách có cân nhắc và bắt đầu len lỏi từ giới sĩ quan ra dư luận rộng rãi và uy tín của Félix Faure bắt đầu giảm sút trong công chúng. Một cái chết đột ngột nhưng không tế nhị lắm đã giúp ông tránh mất thanh danh hơn nữa khi ở phe chống Dreyfus, nhưng cũng bộc lộ tính phóng đãng của người luôn muốn tỏ ra là một Tổng thống có uy tín và được tôn trọng. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top