Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86455" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Félix Faure, "Tổng thống mặt trời"</p><p></strong></p><p></p><p>6 tháng sau khi bầu Casimir-Périer làm Tổng thống năm 1894, Quốc hội của cánh hữu lại phải tìm người kế nhiệm.</p><p></p><p>Phe cấp tiến tiếp tục điềm nhiên giới thiệu một ứng cử viên rất ít khả năng trúng cử là Henri Brisson, người đã thua trước Sadi Carnot và Casimir-Périer, vì thế ghế Tổng thống chỉ có thể thuộc về một người ôn hòa có những đảm bảo đối với phe đa số mà lại không gây thù hận như Casimir-Périer.</p><p></p><p>Sự lựa chọn tương đối hẹp vì chỉ có hai ứng cử viên ôn hòa: Waldeck-Rousseau, luật sư vùng Nante với tính cách lạnh lùng, khô khan, được coi là một chính khách thực sự, và Félix Faure, một doanh nhân ở Havre, dễ mến hơn, nhưng không phải là chính trị gia hàng đầu.</p><p></p><p>Cuối cùng, Félix Faure có lợi thế hơn khi dư luận cho rằng ông sẽ là một Tổng thống mềm dẻo hơn Waldeck-Rousseau. Trong sự lựa chọn này, có lẽ còn phải nhắc đến vai trò của các đại biểu Thiên chúa giáo ủng hộ nền Cộng hòa, yếu tố quan trọng của phe đa số. Họ không muốn một người theo đạo Tin lành như Waldeck-Rousseau lên làm Tổng thống.</p><p></p><p>Tổng thống mới không được biết đến nhiều vì chưa bao giờ giữ một chức vụ chủ chốt. Là con trai của một thợ thủ công ở Paris, Félix Faure thành công trong kinh doanh và trở thành chủ của một cửa hiệu rất phát đạt ở Havre. Tuy nhiên, khác với Casimir-Périer, ông không được thừa hưởng tài sản từ gia đình mà tự làm ra và giống như Grévy trước đây, ông được cho là mẫu người tiêu biểu của giới tư sản Pháp thế kỉ XIX, coi sự thành đạt trong xã hội là một tiêu chí giá trị tinh thần.</p><p></p><p>Mặt khác, Félix Faure rất giỏi mị dân. Trong các bài phát biểu của mình, ông ta không bỏ qua một cơ hội nào để nhắc đến gốc gác tầm thường của mình và tuyên bố rất tự hào về nó. Đối với người nghe, chức Tổng thống như là phần thưởng to lớn nhất cho đức tính cần cù lao động, tiết kiệm, nghiêm túc mà sách đạo đức dành cho trẻ em trong nhà trường thường nói đến.</p><p></p><p style="text-align: center"><img src="https://lichsuvn.info/hlv/uploads/336952.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Francois Félix Faure (30-1-1841 – 16-2-1899)</p><p></p><p><strong>Xa hoa và nghi thức: người kế vị những vị quân vương của Chế độ cũ</strong></p><p></p><p>Vị trí của Félix Faure trong giới tư sản Havre làm cho ông liên tục có mặt trong các nhiệm kỳ của Quốc hội. Là người đại diện cho phái ôn hòa, ông chưa bao giờ thực sự tỏ rõ quan điểm đối với những vấn đề chính trị lớn nhưng đã thực hiện một cách xuất sắc nhưng hầu như không được ai biết đến các cương vị danh dự không quan trọng: Phó Chủ tịch Hạ viện, Phó Quốc vụ khanh phụ trách Hàng hải, cuối cùng là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa.</p><p></p><p>Trước khi từ chức, Casimir-Périer đã nói ý định của mình với Félix Faure và được Félix Faure nhiệt tình ủng hộ với lý do là những quan niệm của Casimir-Périer không thích hợp với thực tế cương vị của ông. Người ta cho rằng nhân vật mang tính trang trí và không hề nổi bật về chính trị này có thể được coi là xứng đáng trở thành người đứng đầu nhà nước. Không còn nghi ngờ gì nữa, quan niệm của Félix Faure có thể thích hợp với cái gọi là chức Tổng thống, bởi vì sau khi khuyên Casimir-Périer từ chức, ông ta vội vã đồng ý kế nhiệm.</p><p></p><p>Nếu như tất cả các Tổng thống liên tiếp kế nhiệm nhau ở Điện Élysée, kể từ Thiers, đều ít nhiều xem xét khía cạnh chính trị của hành động của mình và cho dù vui vẻ hay không, đều cố gắng sử dụng hành lang mà Hiến pháp đã dành cho họ trong lĩnh vực này, thì ngược lại Félix Faure lại chú trọng đến khía cạnh biểu thị của chức vụ của mình. Trước hết, ông là Tổng thống của những nghi lễ trang trọng quốc gia.</p><p></p><p>Đúng là các cuộc khủng hoảng nội các buộc ông phải đưa ra những lựa chọn chính trị, nhưng ông thể hiện chúng ở mức thấp nhất. Vốn là người ôn hòa, ông tìm cách để giữ bạn bè của mình ở chính quyền, điều này tương đối dễ dàng do có đa số ở các đại hội đồng. Nếu như ông nhiều lần kêu gọi các Chủ tịch Hội đồng thuộc Đảng Cấp tiến thì mục đích luôn luôn là để chứng tỏ họ không có khả năng điều hành. Nhưng Félix Faure không lựa chọn người đứng đầu chính phủ mà đề nghị lãnh đạo của các nhóm chính trị chủ yếu lựa chọn hộ ông.</p><p></p><p>Các cuộc khủng hoảng đã được giải quyết sau nhiều cuộc tham vấn rộng rãi mà kết quả là bãi bỏ quyền lựa chọn người đứng đầu chính phủ của Tổng thống. Đây là một giai đoạn mới trong việc giảm quyền của Tổng thống, vấn đề này được một Tổng thống quan tâm tới hình thức nhiều hơn tới quyền hành thực tế chấp nhận. Tuy nhiên, sau khi đã giải quyết được các cuộc khủng hoảng, Faure để cho Chủ tịch Hội đồng toàn quyền lãnh đạo công việc nhà nước.</p><p></p><p>Vai trò thực tế của ông trong chính sách đối ngoại cũng bị giảm sút. Mặc dù phản đối liên minh Pháp-Nga ngay từ khi ký kết nhưng ông lại ủng hộ liên minh này khi hiểu rằng nó được lòng dư luận, tuy ông không để lại dấu ấn ở đây như Sadi Carnot. Trong mọi lĩnh vực, Félix Faure giao cho các Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo nước Pháp. Nổi tiếng và tiêu biểu nhất là Méline, người đã vạch ra chính sách theo đúng ý của Félix Faure.</p><p></p><p>Là người bảo vệ giới kinh doanh, bênh vực chủ nghĩa bảo hộ, Méline tìm cách dựa vào các thế lực bảo thủ của nước Pháp những năm cuối thế kỉ XIX để thực hiện chính sách này. Nhưng muốn chinh phục được hai trong số những lực lượng đó là Giáo hội và Quân đội thì cần phải bãi bỏ chính sách chống lại quyền lực của Giáo hội, yếu tố gắn kết những người theo Đảng Cộng hòa vào thời kỳ đầu của chế độ.</p><p></p><p>Méline không hề do dự: để hòa giải với các tín đồ Thiên chúa giáo chấp nhận ủng hộ nền Cộng hòa, do Albert de Mun đứng đầu, ông khuyến khích làm dịu những cuộc tranh luận về tôn giáo, với sự đồng ý của Félix Faure. Và thế là Tổng thống rất hài lòng khi thấy trong chính thể Cộng hòa liên minh của tất cả những người theo Đảng Bảo thủ quan tâm đến việc phát triển đất nước.</p><p></p><p>Nếu những người khác lãnh đạo thì Félix Faure lại là người rất có tư thế và về mặt này ông không cho phép bất kỳ ai che lấp mình. Félix Faure điển trai, rất chăm chút hình thức, trang phục, qui định nghi thức trong các buổi lễ ở Điện Élysée (người phụ trách lễ tân trở thành nhân vật thân cận của Tổng thống), thích thú với các nghi lễ.</p><p></p><p>Đối với những người đương thời, ông là “Tổng thống - Mặt trời”, bản thân ông cũng nghĩ mình là người kế nhiệm các Nhà vua Pháp. Liệu ông có dựa vào thông lệ của triều đình Pháp hay không khi giải thích với một Công chúa Nga rằng Tổng thống được phục vụ đầu tiên trong các bữa tiệc ở Élysée là bình thường? Nếu những chuyện này làm người ta buồn cười thì Félix Faure lại biện hộ rằng đó không phải là lòng tự kiêu cá nhân mà là mong muốn thể hiện đất nước một cách xứng đáng.</p><p></p><p>Một vài khía cạnh khác của nhân vật này kém thiện cảm hơn: khi vừa mới đắc cử, ông đã yêu cầu bạn bè không được xưng hô thân mật nữa; nhưng sự thật là đã có một người trong số họ đã nhân dịp này tự cho phép mình ăn nói suồng sã lần cuối cùng để cho Tổng thống biết ý kiến của mình đối với thái độ mới của Tổng thống. Trong suốt 4 năm, người dân Pháp thấy Félix Faure trong các cuộc diễu binh, các buổi lễ, các chuyến đi. Chuyến thăm nước Pháp của Sa hoàng Nicolai II và vợ là dịp để phô trương sự xa hoa đặc biệt.</p><p></p><p>Năm tiếp theo, Félix Faure đến thăm Sa hoàng trên một chiếc tuần dương hạm treo cờ riêng của ông, được trang bị một tủ quần áo sang trọng và bằng lòng nhân từ giả tạo pha lẫn sự giản dị hạ cố, ông đã gây được ấn tượng mạnh cho phía chủ nhà. Nói tóm lại, người Pháp thường giễu cợt Tổng thống mà không có ác ý, nhưng rõ ràng là Tổng thống rất được lòng dân. Tuy nhiên, vụ Dreyfus và vai trò của Félix Faure trong vụ việc đó đã làm giảm đáng kể uy tín của ông.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86455, member: 17223"] [B] [CENTER]Félix Faure, "Tổng thống mặt trời"[/CENTER] [/B] 6 tháng sau khi bầu Casimir-Périer làm Tổng thống năm 1894, Quốc hội của cánh hữu lại phải tìm người kế nhiệm. Phe cấp tiến tiếp tục điềm nhiên giới thiệu một ứng cử viên rất ít khả năng trúng cử là Henri Brisson, người đã thua trước Sadi Carnot và Casimir-Périer, vì thế ghế Tổng thống chỉ có thể thuộc về một người ôn hòa có những đảm bảo đối với phe đa số mà lại không gây thù hận như Casimir-Périer. Sự lựa chọn tương đối hẹp vì chỉ có hai ứng cử viên ôn hòa: Waldeck-Rousseau, luật sư vùng Nante với tính cách lạnh lùng, khô khan, được coi là một chính khách thực sự, và Félix Faure, một doanh nhân ở Havre, dễ mến hơn, nhưng không phải là chính trị gia hàng đầu. Cuối cùng, Félix Faure có lợi thế hơn khi dư luận cho rằng ông sẽ là một Tổng thống mềm dẻo hơn Waldeck-Rousseau. Trong sự lựa chọn này, có lẽ còn phải nhắc đến vai trò của các đại biểu Thiên chúa giáo ủng hộ nền Cộng hòa, yếu tố quan trọng của phe đa số. Họ không muốn một người theo đạo Tin lành như Waldeck-Rousseau lên làm Tổng thống. Tổng thống mới không được biết đến nhiều vì chưa bao giờ giữ một chức vụ chủ chốt. Là con trai của một thợ thủ công ở Paris, Félix Faure thành công trong kinh doanh và trở thành chủ của một cửa hiệu rất phát đạt ở Havre. Tuy nhiên, khác với Casimir-Périer, ông không được thừa hưởng tài sản từ gia đình mà tự làm ra và giống như Grévy trước đây, ông được cho là mẫu người tiêu biểu của giới tư sản Pháp thế kỉ XIX, coi sự thành đạt trong xã hội là một tiêu chí giá trị tinh thần. Mặt khác, Félix Faure rất giỏi mị dân. Trong các bài phát biểu của mình, ông ta không bỏ qua một cơ hội nào để nhắc đến gốc gác tầm thường của mình và tuyên bố rất tự hào về nó. Đối với người nghe, chức Tổng thống như là phần thưởng to lớn nhất cho đức tính cần cù lao động, tiết kiệm, nghiêm túc mà sách đạo đức dành cho trẻ em trong nhà trường thường nói đến. [CENTER][IMG]https://lichsuvn.info/hlv/uploads/336952.jpg[/IMG] Francois Félix Faure (30-1-1841 – 16-2-1899)[/CENTER] [B]Xa hoa và nghi thức: người kế vị những vị quân vương của Chế độ cũ[/B] Vị trí của Félix Faure trong giới tư sản Havre làm cho ông liên tục có mặt trong các nhiệm kỳ của Quốc hội. Là người đại diện cho phái ôn hòa, ông chưa bao giờ thực sự tỏ rõ quan điểm đối với những vấn đề chính trị lớn nhưng đã thực hiện một cách xuất sắc nhưng hầu như không được ai biết đến các cương vị danh dự không quan trọng: Phó Chủ tịch Hạ viện, Phó Quốc vụ khanh phụ trách Hàng hải, cuối cùng là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa. Trước khi từ chức, Casimir-Périer đã nói ý định của mình với Félix Faure và được Félix Faure nhiệt tình ủng hộ với lý do là những quan niệm của Casimir-Périer không thích hợp với thực tế cương vị của ông. Người ta cho rằng nhân vật mang tính trang trí và không hề nổi bật về chính trị này có thể được coi là xứng đáng trở thành người đứng đầu nhà nước. Không còn nghi ngờ gì nữa, quan niệm của Félix Faure có thể thích hợp với cái gọi là chức Tổng thống, bởi vì sau khi khuyên Casimir-Périer từ chức, ông ta vội vã đồng ý kế nhiệm. Nếu như tất cả các Tổng thống liên tiếp kế nhiệm nhau ở Điện Élysée, kể từ Thiers, đều ít nhiều xem xét khía cạnh chính trị của hành động của mình và cho dù vui vẻ hay không, đều cố gắng sử dụng hành lang mà Hiến pháp đã dành cho họ trong lĩnh vực này, thì ngược lại Félix Faure lại chú trọng đến khía cạnh biểu thị của chức vụ của mình. Trước hết, ông là Tổng thống của những nghi lễ trang trọng quốc gia. Đúng là các cuộc khủng hoảng nội các buộc ông phải đưa ra những lựa chọn chính trị, nhưng ông thể hiện chúng ở mức thấp nhất. Vốn là người ôn hòa, ông tìm cách để giữ bạn bè của mình ở chính quyền, điều này tương đối dễ dàng do có đa số ở các đại hội đồng. Nếu như ông nhiều lần kêu gọi các Chủ tịch Hội đồng thuộc Đảng Cấp tiến thì mục đích luôn luôn là để chứng tỏ họ không có khả năng điều hành. Nhưng Félix Faure không lựa chọn người đứng đầu chính phủ mà đề nghị lãnh đạo của các nhóm chính trị chủ yếu lựa chọn hộ ông. Các cuộc khủng hoảng đã được giải quyết sau nhiều cuộc tham vấn rộng rãi mà kết quả là bãi bỏ quyền lựa chọn người đứng đầu chính phủ của Tổng thống. Đây là một giai đoạn mới trong việc giảm quyền của Tổng thống, vấn đề này được một Tổng thống quan tâm tới hình thức nhiều hơn tới quyền hành thực tế chấp nhận. Tuy nhiên, sau khi đã giải quyết được các cuộc khủng hoảng, Faure để cho Chủ tịch Hội đồng toàn quyền lãnh đạo công việc nhà nước. Vai trò thực tế của ông trong chính sách đối ngoại cũng bị giảm sút. Mặc dù phản đối liên minh Pháp-Nga ngay từ khi ký kết nhưng ông lại ủng hộ liên minh này khi hiểu rằng nó được lòng dư luận, tuy ông không để lại dấu ấn ở đây như Sadi Carnot. Trong mọi lĩnh vực, Félix Faure giao cho các Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo nước Pháp. Nổi tiếng và tiêu biểu nhất là Méline, người đã vạch ra chính sách theo đúng ý của Félix Faure. Là người bảo vệ giới kinh doanh, bênh vực chủ nghĩa bảo hộ, Méline tìm cách dựa vào các thế lực bảo thủ của nước Pháp những năm cuối thế kỉ XIX để thực hiện chính sách này. Nhưng muốn chinh phục được hai trong số những lực lượng đó là Giáo hội và Quân đội thì cần phải bãi bỏ chính sách chống lại quyền lực của Giáo hội, yếu tố gắn kết những người theo Đảng Cộng hòa vào thời kỳ đầu của chế độ. Méline không hề do dự: để hòa giải với các tín đồ Thiên chúa giáo chấp nhận ủng hộ nền Cộng hòa, do Albert de Mun đứng đầu, ông khuyến khích làm dịu những cuộc tranh luận về tôn giáo, với sự đồng ý của Félix Faure. Và thế là Tổng thống rất hài lòng khi thấy trong chính thể Cộng hòa liên minh của tất cả những người theo Đảng Bảo thủ quan tâm đến việc phát triển đất nước. Nếu những người khác lãnh đạo thì Félix Faure lại là người rất có tư thế và về mặt này ông không cho phép bất kỳ ai che lấp mình. Félix Faure điển trai, rất chăm chút hình thức, trang phục, qui định nghi thức trong các buổi lễ ở Điện Élysée (người phụ trách lễ tân trở thành nhân vật thân cận của Tổng thống), thích thú với các nghi lễ. Đối với những người đương thời, ông là “Tổng thống - Mặt trời”, bản thân ông cũng nghĩ mình là người kế nhiệm các Nhà vua Pháp. Liệu ông có dựa vào thông lệ của triều đình Pháp hay không khi giải thích với một Công chúa Nga rằng Tổng thống được phục vụ đầu tiên trong các bữa tiệc ở Élysée là bình thường? Nếu những chuyện này làm người ta buồn cười thì Félix Faure lại biện hộ rằng đó không phải là lòng tự kiêu cá nhân mà là mong muốn thể hiện đất nước một cách xứng đáng. Một vài khía cạnh khác của nhân vật này kém thiện cảm hơn: khi vừa mới đắc cử, ông đã yêu cầu bạn bè không được xưng hô thân mật nữa; nhưng sự thật là đã có một người trong số họ đã nhân dịp này tự cho phép mình ăn nói suồng sã lần cuối cùng để cho Tổng thống biết ý kiến của mình đối với thái độ mới của Tổng thống. Trong suốt 4 năm, người dân Pháp thấy Félix Faure trong các cuộc diễu binh, các buổi lễ, các chuyến đi. Chuyến thăm nước Pháp của Sa hoàng Nicolai II và vợ là dịp để phô trương sự xa hoa đặc biệt. Năm tiếp theo, Félix Faure đến thăm Sa hoàng trên một chiếc tuần dương hạm treo cờ riêng của ông, được trang bị một tủ quần áo sang trọng và bằng lòng nhân từ giả tạo pha lẫn sự giản dị hạ cố, ông đã gây được ấn tượng mạnh cho phía chủ nhà. Nói tóm lại, người Pháp thường giễu cợt Tổng thống mà không có ác ý, nhưng rõ ràng là Tổng thống rất được lòng dân. Tuy nhiên, vụ Dreyfus và vai trò của Félix Faure trong vụ việc đó đã làm giảm đáng kể uy tín của ông. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top