Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86453" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Casimir - Périer: Không thể chung sống</p><p></strong></p><p></p><p>Đa số Nghị sĩ muốn bầu một người giống Sadi Carnot. Có thể do vô tình, họ đã lựa chọn một người mà những động thái chính trị gần đây vừa mới đưa lên hàng đầu của tình hình thời sự: đó là Jean Casimir-Périer.</p><p></p><p>Ngày 26-6-1894, thông qua một cuộc bỏ phiếu không mấy nhiệt tình, Quốc hội bầu ông làm Tổng thống 6 tháng sau, ông từ chức. Nhiệm kỳ ngắn ngủi này cho thấy những hạn chế của chức Tổng thống khi người giữ cương vị đó không khéo léo, đồng thời cũng chỉ ra khoảng cách giữa những đòi hỏi của các Nghị sĩ và sự mong đợi của dư luận.</p><p></p><p><strong>Casimir vùng Anzin, “người bốn mươi triệu”</strong></p><p></p><p>Hiếm khi một Tổng thống lại gặp nhiều sự thù địch ngay từ khi mới đắc cử như trường hợp của Casimir-Périer. Được bầu ngay sau vụ ám sát do phái vô chính phủ thực hiện, sự kiện cho thấy mức độ lộn xộn của nước Pháp, ông được chọn vì nổi tiếng là người của trật tự và quyền lực.</p><p></p><p>Sự nổi tiếng này không phải là vô căn cứ: Năm 1893, khi còn là Chủ tịch Hội đồng, ông đã cho bỏ phiếu thông qua “đạo luật bỉ ổi” chống lại những kẻ vô chính phủ. Bằng những từ ngữ không rõ ràng, đạo luật này cho phép truy tố cả Đảng Xã hội đối lập, bởi vì thực tế mục đích của Đảng này là lật đổ xã hội đang tồn tại. Ngay cả vẻ bề ngoài của ông (các họa sĩ biếm họa thường vẽ ông dưới hình dạng chó bundoc) cũng thể hiện tính cách của một “người của quyền lực”.</p><p></p><p>Một yếu tố khác chắc chắn cũng đóng vai trò quan trọng: Casimir-Périer tỏ ra không tham danh vọng. Ông có vẻ trốn tránh trách nhiệm, thích thú với vai trò danh dự là Chủ tịch Hạ nghị viện và chỉ chấp nhận một cách miễn cưỡng chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1893. Đảng Cộng hòa cho rằng với ông, sẽ không sợ quyền lực cá nhân. Nếu như tiếng tăm là người của quyền lực làm cho ông không được lòng dư luận lắm thì gia đình và tài sản lại là thế mạnh của ông.</p><p></p><p>Ông nội của Casimir làm Bộ trưởng dưới thời vua Louis-Philippe và nổi tiếng tàn nhẫn khi đàn áp các cuộc biểu tình của quần chúng, đồng thời rất khéo quản lý tài sản của riêng mình. Bố của Casimir làm Bộ trưởng dưới thời Tổng thống Thiers. Ông đến với nền Cộng hòa cùng với phái ủng hộ dòng họ Orléans và tán thành trật tự của những người chiến thắng ở Công xã.</p><p></p><p>Là người con xứng đáng của một gia đình tư sản giàu có và có uy quyền, Jean Casimir-Périer là một trong những mục tiêu được chú ý nhất của Đảng Xã hội đối lập khi tố cáo sự thông đồng giữa giới kinh doanh và giới quan chức lãnh đạo nhà nước. Đối với họ, ông là “Casimir vùng Anzin”, cổ đông chính của các mỏ ở Anzin, “người bốn mươi triệu” đã làm giàu trên mồ hôi của thợ mỏ, bóc lột họ và đàn áp khi họ dám đòi hỏi.</p><p></p><p>Báo chí chỉ trích dữ dội nhân vật tượng trưng khó chịu này. Nhiều vụ kiện tụng để “lăng nhục Tổng thống” liên tục diễn ra, làm cho uy tín của Casimir-Périer ngày càng giảm sút và tạo cơ hội cho luật sư của các bị cáo kết tội Tổng thống và đảng phái của ông. Khi đứng ra bảo vệ nhà báo Gérault-Richard (người sau đó được cử tri Paris bầu làm Nghị sĩ), Jaurès đã so sánh Điện Élysée dưới thời Casimir-Périer với “một nhà băng cho vay nặng lãi mờ ám, nơi danh dự của nước Cộng hòa Pháp đang hấp hối”.</p><p></p><p>Ngoài việc bị báo chí công kích mạnh mẽ, Casimir-Périer còn rất bực tức khi các Bộ trưởng cố tình không cho ông biết những biện pháp quan trọng mà họ thực hiện. Nguyên nhân là do ông không thể dựa vào một vị thế chính trị vững chắc như Grévy và cũng không có được uy tín đạo đức như Sadi Carnot. Mặt khác, vì không được lòng dân nên ông không thể phản ứng chống lại tình thế này. Casimir-Périer là Tổng thống đầu tiên bị tách một cách có hệ thống khỏi việc soạn thảo chính sách đối ngoại của Pháp.</p><p></p><p>Đây là một sự đổi mới nguy hiểm trong quá trình tước bỏ dần dần những quyền mà Hiến pháp đã trao cho Tổng thống để chuyển cho các Bộ trưởng có trách nhiệm. Casimir-Périer nhanh chóng hối tiếc vì đã chấp nhận chức Tổng thống - cương vị này chỉ đem lại cho ông những thất vọng mà thôi. Ông cho là mình sẽ bị ám sát và không đủ sức tiếp tục chịu trách nhiệm tinh thần về một chính sách mà ông không tham gia soạn thảo. Ông quyết tâm từ chức ngay khi có cớ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86453, member: 17223"] [B] [CENTER]Casimir - Périer: Không thể chung sống[/CENTER] [/B] Đa số Nghị sĩ muốn bầu một người giống Sadi Carnot. Có thể do vô tình, họ đã lựa chọn một người mà những động thái chính trị gần đây vừa mới đưa lên hàng đầu của tình hình thời sự: đó là Jean Casimir-Périer. Ngày 26-6-1894, thông qua một cuộc bỏ phiếu không mấy nhiệt tình, Quốc hội bầu ông làm Tổng thống 6 tháng sau, ông từ chức. Nhiệm kỳ ngắn ngủi này cho thấy những hạn chế của chức Tổng thống khi người giữ cương vị đó không khéo léo, đồng thời cũng chỉ ra khoảng cách giữa những đòi hỏi của các Nghị sĩ và sự mong đợi của dư luận. [B]Casimir vùng Anzin, “người bốn mươi triệu”[/B] Hiếm khi một Tổng thống lại gặp nhiều sự thù địch ngay từ khi mới đắc cử như trường hợp của Casimir-Périer. Được bầu ngay sau vụ ám sát do phái vô chính phủ thực hiện, sự kiện cho thấy mức độ lộn xộn của nước Pháp, ông được chọn vì nổi tiếng là người của trật tự và quyền lực. Sự nổi tiếng này không phải là vô căn cứ: Năm 1893, khi còn là Chủ tịch Hội đồng, ông đã cho bỏ phiếu thông qua “đạo luật bỉ ổi” chống lại những kẻ vô chính phủ. Bằng những từ ngữ không rõ ràng, đạo luật này cho phép truy tố cả Đảng Xã hội đối lập, bởi vì thực tế mục đích của Đảng này là lật đổ xã hội đang tồn tại. Ngay cả vẻ bề ngoài của ông (các họa sĩ biếm họa thường vẽ ông dưới hình dạng chó bundoc) cũng thể hiện tính cách của một “người của quyền lực”. Một yếu tố khác chắc chắn cũng đóng vai trò quan trọng: Casimir-Périer tỏ ra không tham danh vọng. Ông có vẻ trốn tránh trách nhiệm, thích thú với vai trò danh dự là Chủ tịch Hạ nghị viện và chỉ chấp nhận một cách miễn cưỡng chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1893. Đảng Cộng hòa cho rằng với ông, sẽ không sợ quyền lực cá nhân. Nếu như tiếng tăm là người của quyền lực làm cho ông không được lòng dư luận lắm thì gia đình và tài sản lại là thế mạnh của ông. Ông nội của Casimir làm Bộ trưởng dưới thời vua Louis-Philippe và nổi tiếng tàn nhẫn khi đàn áp các cuộc biểu tình của quần chúng, đồng thời rất khéo quản lý tài sản của riêng mình. Bố của Casimir làm Bộ trưởng dưới thời Tổng thống Thiers. Ông đến với nền Cộng hòa cùng với phái ủng hộ dòng họ Orléans và tán thành trật tự của những người chiến thắng ở Công xã. Là người con xứng đáng của một gia đình tư sản giàu có và có uy quyền, Jean Casimir-Périer là một trong những mục tiêu được chú ý nhất của Đảng Xã hội đối lập khi tố cáo sự thông đồng giữa giới kinh doanh và giới quan chức lãnh đạo nhà nước. Đối với họ, ông là “Casimir vùng Anzin”, cổ đông chính của các mỏ ở Anzin, “người bốn mươi triệu” đã làm giàu trên mồ hôi của thợ mỏ, bóc lột họ và đàn áp khi họ dám đòi hỏi. Báo chí chỉ trích dữ dội nhân vật tượng trưng khó chịu này. Nhiều vụ kiện tụng để “lăng nhục Tổng thống” liên tục diễn ra, làm cho uy tín của Casimir-Périer ngày càng giảm sút và tạo cơ hội cho luật sư của các bị cáo kết tội Tổng thống và đảng phái của ông. Khi đứng ra bảo vệ nhà báo Gérault-Richard (người sau đó được cử tri Paris bầu làm Nghị sĩ), Jaurès đã so sánh Điện Élysée dưới thời Casimir-Périer với “một nhà băng cho vay nặng lãi mờ ám, nơi danh dự của nước Cộng hòa Pháp đang hấp hối”. Ngoài việc bị báo chí công kích mạnh mẽ, Casimir-Périer còn rất bực tức khi các Bộ trưởng cố tình không cho ông biết những biện pháp quan trọng mà họ thực hiện. Nguyên nhân là do ông không thể dựa vào một vị thế chính trị vững chắc như Grévy và cũng không có được uy tín đạo đức như Sadi Carnot. Mặt khác, vì không được lòng dân nên ông không thể phản ứng chống lại tình thế này. Casimir-Périer là Tổng thống đầu tiên bị tách một cách có hệ thống khỏi việc soạn thảo chính sách đối ngoại của Pháp. Đây là một sự đổi mới nguy hiểm trong quá trình tước bỏ dần dần những quyền mà Hiến pháp đã trao cho Tổng thống để chuyển cho các Bộ trưởng có trách nhiệm. Casimir-Périer nhanh chóng hối tiếc vì đã chấp nhận chức Tổng thống - cương vị này chỉ đem lại cho ông những thất vọng mà thôi. Ông cho là mình sẽ bị ám sát và không đủ sức tiếp tục chịu trách nhiệm tinh thần về một chính sách mà ông không tham gia soạn thảo. Ông quyết tâm từ chức ngay khi có cớ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top