Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86452" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Liên minh Pháp - Nga</p><p></strong></p><p></p><p>Từ khi thua trận năm 1870, nước Pháp bị cô lập hoàn toàn về ngoại giao. Sự cảnh giác của Bismarck đã làm cho Pháp không có đồng minh, còn các cuộc viễn chinh thuộc địa do Quan chưởng ấn khởi xướng đã khiến Pháp bị cô lập khỏi những nước mà nó có thể dựa vào.</p><p></p><p>Việc Pháp chiếm Tunisie đã gây ra làn sóng phản đối Pháp ở Italia, và nước này đã liên kết với Đức và Áo để tạo thành Liên minh ba nước.</p><p></p><p>Sự cạnh tranh giữa Pháp và Anh ở Ai Cập làm cho Anh có thái độ thù địch với Pháp; cuối cùng, nước Nga cũng liên kết với Đức bằng một loạt hiệp ước với mục đích hướng nước Nga khỏi liên minh với Pháp, một liên minh có thể dẫn đến kết quả bao vây Đế chế Đức.</p><p></p><p>Bismarck từ chức năm 1890 đồng nghĩa với việc từ bỏ chính sách cô lập nước Pháp, một chính sách khôn khéo nhưng khó thực hiện. Hoàng đế Guillaume II từ chối ký tiếp các hiệp định Đức-Nga. Do lo sợ bị cô lập, nước Nga nghĩ tới những liên minh khác để thay thế. Carnot đã nhìn ra cơ hội trong tình thế đó để đưa nước Pháp thoát ra khỏi thế bị cô lập, vì vậy ông đứng ra làm cho Pháp và Nga xích lại gần nhau.</p><p></p><p>Việc này trở nên dễ dàng hơn khi Pháp cho phép bán trái phiếu Nga cho người Pháp. Từ đó, Carnot lựa chọn các Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và chỉ định các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện liên minh với Nga. Carnot hẳn rất hài lòng vì liên minh mà ông mong muốn dần dần được hình thành: Hạm đội Pháp được mời đến Cronstadt năm 1891 và Hạm đội Nga được mời đến Pháp năm 1893.</p><p></p><p>Năm 1892, một Thoả ước quân sự Pháp-Nga, bộ phận chính của liên minh tương lai, đã được ký kết. Chính Carnot cũng đóng góp bằng cách tiếp đón rất long trọng ở Điện Élysée Đô đốc Avellan, Đô đốc hạm đội Nga, vào tháng 10/1893. Tháng 3 năm 1894, hai quốc gia này đã phê chuẩn hiệp ước liên minh. Tổng thống Pháp đã có thể tự chúc mừng mình: chính sách mà Bismarck bền bỉ theo đuổi trong suốt 20 năm đã thất bại và giờ đây nước Pháp đã thoát ra khỏi thế bị cô lập.</p><p></p><p>Ba tháng sau, Tổng thống mất.</p><p></p><p><strong>Ngày 24-6-1894, Tổng thống mẫu mực bị sát hại</strong></p><p></p><p>Trong những năm 1890, ở Pháp diễn ra một làn sóng mưu sát của phái vô chính phủ. Với quyết tâm phá hoại xã hội tư sản, chúng thực hiện “tuyên truyền bằng hành động” và gia tăng các hoạt động gây ấn tượng mạnh. Ravachol đã đặt bom trong các tiệm ăn. Tháng 12/1893, Vaillant ném bom vào phòng bán nguyệt của Hạ nghị viện nhưng không gây thương vong. Toà án phản ứng mạnh mẽ và đã kết án tử hình nhiều tên vô chính phủ.</p><p></p><p>Carnot cho rằng đây là những kẻ không thể tu tỉnh được nữa nên từ chối ân xá cho chúng, cụ thể là ông đã không ân xá cho Vaillant. Ngày 24/6/1894, Tổng thống đang trên đường tới Lyon để khai mạc một cuộc triển lãm thì bị một người lao nhanh vào ô tô rồi dùng dao đâm. Kẻ ám sát là một tên vô chính phủ người Italia tên là Caserio, hắn muốn trả thù cho Vaillant. Sadi Carnot qua đời đêm hôm đó sau nhiều giờ hấp hối.</p><p></p><p>Ông để lại hình ảnh một Tổng thống chu đáo, có ảnh hưởng thực sự đến chính sách của nhà nước Pháp, tuy ảnh hưởng đó không phải lúc nào cũng mang tính quyết định, và được yêu mến nhờ những đức tính tốt chứ không phải nhờ vai trò thực tế của ông. Là một nhân vật đại diện hơn là lãnh tụ chính trị, hiện thân của nhà nước hơn là người đứng đầu nhà nước, Carnot là vị Tổng thống mẫu mực trong lòng những người Cộng hòa.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86452, member: 17223"] [B] [CENTER]Liên minh Pháp - Nga[/CENTER] [/B] Từ khi thua trận năm 1870, nước Pháp bị cô lập hoàn toàn về ngoại giao. Sự cảnh giác của Bismarck đã làm cho Pháp không có đồng minh, còn các cuộc viễn chinh thuộc địa do Quan chưởng ấn khởi xướng đã khiến Pháp bị cô lập khỏi những nước mà nó có thể dựa vào. Việc Pháp chiếm Tunisie đã gây ra làn sóng phản đối Pháp ở Italia, và nước này đã liên kết với Đức và Áo để tạo thành Liên minh ba nước. Sự cạnh tranh giữa Pháp và Anh ở Ai Cập làm cho Anh có thái độ thù địch với Pháp; cuối cùng, nước Nga cũng liên kết với Đức bằng một loạt hiệp ước với mục đích hướng nước Nga khỏi liên minh với Pháp, một liên minh có thể dẫn đến kết quả bao vây Đế chế Đức. Bismarck từ chức năm 1890 đồng nghĩa với việc từ bỏ chính sách cô lập nước Pháp, một chính sách khôn khéo nhưng khó thực hiện. Hoàng đế Guillaume II từ chối ký tiếp các hiệp định Đức-Nga. Do lo sợ bị cô lập, nước Nga nghĩ tới những liên minh khác để thay thế. Carnot đã nhìn ra cơ hội trong tình thế đó để đưa nước Pháp thoát ra khỏi thế bị cô lập, vì vậy ông đứng ra làm cho Pháp và Nga xích lại gần nhau. Việc này trở nên dễ dàng hơn khi Pháp cho phép bán trái phiếu Nga cho người Pháp. Từ đó, Carnot lựa chọn các Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và chỉ định các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện liên minh với Nga. Carnot hẳn rất hài lòng vì liên minh mà ông mong muốn dần dần được hình thành: Hạm đội Pháp được mời đến Cronstadt năm 1891 và Hạm đội Nga được mời đến Pháp năm 1893. Năm 1892, một Thoả ước quân sự Pháp-Nga, bộ phận chính của liên minh tương lai, đã được ký kết. Chính Carnot cũng đóng góp bằng cách tiếp đón rất long trọng ở Điện Élysée Đô đốc Avellan, Đô đốc hạm đội Nga, vào tháng 10/1893. Tháng 3 năm 1894, hai quốc gia này đã phê chuẩn hiệp ước liên minh. Tổng thống Pháp đã có thể tự chúc mừng mình: chính sách mà Bismarck bền bỉ theo đuổi trong suốt 20 năm đã thất bại và giờ đây nước Pháp đã thoát ra khỏi thế bị cô lập. Ba tháng sau, Tổng thống mất. [B]Ngày 24-6-1894, Tổng thống mẫu mực bị sát hại[/B] Trong những năm 1890, ở Pháp diễn ra một làn sóng mưu sát của phái vô chính phủ. Với quyết tâm phá hoại xã hội tư sản, chúng thực hiện “tuyên truyền bằng hành động” và gia tăng các hoạt động gây ấn tượng mạnh. Ravachol đã đặt bom trong các tiệm ăn. Tháng 12/1893, Vaillant ném bom vào phòng bán nguyệt của Hạ nghị viện nhưng không gây thương vong. Toà án phản ứng mạnh mẽ và đã kết án tử hình nhiều tên vô chính phủ. Carnot cho rằng đây là những kẻ không thể tu tỉnh được nữa nên từ chối ân xá cho chúng, cụ thể là ông đã không ân xá cho Vaillant. Ngày 24/6/1894, Tổng thống đang trên đường tới Lyon để khai mạc một cuộc triển lãm thì bị một người lao nhanh vào ô tô rồi dùng dao đâm. Kẻ ám sát là một tên vô chính phủ người Italia tên là Caserio, hắn muốn trả thù cho Vaillant. Sadi Carnot qua đời đêm hôm đó sau nhiều giờ hấp hối. Ông để lại hình ảnh một Tổng thống chu đáo, có ảnh hưởng thực sự đến chính sách của nhà nước Pháp, tuy ảnh hưởng đó không phải lúc nào cũng mang tính quyết định, và được yêu mến nhờ những đức tính tốt chứ không phải nhờ vai trò thực tế của ông. Là một nhân vật đại diện hơn là lãnh tụ chính trị, hiện thân của nhà nước hơn là người đứng đầu nhà nước, Carnot là vị Tổng thống mẫu mực trong lòng những người Cộng hòa. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top