Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86446" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Grévy liên kết với Bismarck chống lại tư tưởng phục thù</p><p></strong></p><p></p><p>Chủ Nhật, 05/07/2009, 02:30 (GMT+7)</p><p></p><p>Grévy liên kết với Bismarck chống lại tư tưởng phục thù</p><p></p><p>TTO - Ảnh hưởng của Grévy lên chính sách đối ngoại chắc chắn còn rõ nét hơn nữa. Sử dụng các đặc quyền mà Hiến pháp trao cho mình, Tổng thống không ngừng can thiệp vào việc lựa chọn các đại sứ của Pháp ở nước ngoài và vào chính sách đối ngoại. Ông không giấu giếm đã tuyên bố rằng ông muốn có một chính sách đối ngoại hòa bình.</p><p></p><p>Ông cho rằng nước Pháp không được lợi lộc gì trong một cuộc chiến mới với nước Đức; cần phải bỏ hi vọng chiếm lại Alsace-Lorraine; cần phải giữ mối quan hệ hòa hảo với kẻ chiến thắng. Quan điểm này khá kỳ lạ ở thời kỳ đó khi ‘’phục thù’’ là chủ đề phổ biến nhất trong nền chính trị Pháp thời đó, một chủ đề đáng được nhấn mạnh; nhất là khi đó không chỉ là một quan điểm mang tính nguyên tắc.</p><p></p><p>Phần lớn quyền lực của Grévy dựa trên niềm tin mà ông cho rằng mình có được ở châu Âu. Một trong những người ủng hộ Tổng thống Pháp mạnh mẽ nhất là thủ tướng Đức Bismarck. Nhưng ông này ủng hộ Grévy không phải để Grévy được lòng các nghị viên Pháp, mà thực ra, niềm tin mà Thủ tướng Đức trao cho Tổng thống Pháp là vì chế độ mà ông đại diện chứ không phải là sự khôn ngoan của ông. Ý tưởng lớn của Bismarck, một ý tưởng theo thời gian đã trở thành một sự ám ảnh, là tránh một sự trả thù nào đó từ nước Pháp khi nước Pháp bị cô lập.</p><p></p><p>Vì thế, ông lo lắng rằng, sau khi Thiers đổ, khả năng nước Pháp có quay lại chế độ Quân chủ. Thủ tướng Đức lo rằng nền Quân chủ với một chính phủ mạnh sẽ kéo nước Pháp vào con đường ‘’phục thù’’. Về điểm này, chiến thắng của nền Cộng hòa (tức là theo quan điểm của Bismarck là chiến thắng của một chính phủ bất lực) làm ông ta yên tâm nhất là khi nền Cộng hòa được những kẻ cơ hội chủ nghĩa lãnh đạo, những người này cam tâm với tình trạng hiện tại, chứ không phải những người cấp tiến như Clemenceau. Những người theo Clemenceau luôn dán mắt vào ‘’đường kẻ xanh của dãy núi Vosges’’.</p><p></p><p>Nhưng năm 1885, những người cấp tiến đã thắng trong cuộc bầu cử và theo lời khuyến cáo của Clemenceau, một trong những người có uy tín nhất trong số họ là Tướng Boulanger đã trở thành Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Ông này đã biết lấy lòng quân đội bằng những biện pháp nâng cao đời sống quân nhân nhưng nhất là với sự kiên quyết mà ông thể hiện trong vụ Schnaebelé (Cảnh sát trưởng của Pháp, bị quân Đức bắt cóc ở Pagny-sur-Moselle vì bị tình nghi là gián điệp) đã biến ông thành ‘’vị Tướng báo thù’’ trong mắt dư luận.</p><p></p><p>Nhưng với Grévy và những thành viên trong chính phủ của ông, Boulanger đã tỏ ra hớ hênh và thiếu trách nhiệm và đó là sự nguy hiểm với nước Pháp. Grévy đã nhấn mạnh vào điểm yếu này để Boulanger bị gạt khỏi quyền lực nhất là khi ông này đang ngày càng được lòng những người đối nghịch với chính quyền đương thời.</p><p></p><p>Vì những lý do này mà Boulanger bắt đầu trở thành người lãnh đạo của những người bất mãn. Sau khi chính phủ được sắp xếp lại, Boulanger đã bị tách ra khỏi quyền lực và được bổ nhiệm về Clermont-Ferrand, nơi người ta hi vọng là ông sẽ bị rơi vào quên lãng. Ngày Boulanger ra đi, một cuộc biểu tình của quần chúng đã nổ ra ở nhà ga Lyon nhằm ngăn cản chuyến lưu đày.</p><p></p><p>Cuộc biểu tình này cho thấy sự suy giảm lòng tin mà sau vài năm cầm quyền, nền Cộng hòa cơ hội chủ nghĩa phải hứng chịu trong một số lĩnh vực. Điều này được thể hiện qua việc phong trào quốc gia chủ nghĩa lên cao. Phong trào này mơ ước có một người mạnh mẽ đứng đầu nền Cộng hòa. Đối diện với cuộc khủng hoảng này, Grévy đã biết tỏ ra là người bình tĩnh và từ chối không nhượng bộ bất kỳ yêu cầu nào của những người theo chủ nghĩa Sô-vanh hiện đang kích động.</p><p></p><p>Như vậy là với Jules Grévy, chế độ Tổng thống của nền Cộng hòa đã mất đi một vài đặc điểm cố hữu của nó. Từ nay, người ta phải công nhận là về mặt nguyên tắc, Tổng thống để người đứng đầu chính phủ, người được ông lựa chọn, nhưng có sự tin tưởng của Nghị viện, quyết định nền chính trị Pháp.</p><p></p><p>Nhưng Tổng thống về mặt luật pháp vẫn là người đứng đầu quyền lực hành pháp và hoạt động như một người hướng dẫn, một vị trọng tài. Nếu tính cách của Tổng thống mạnh, đặc biệt là mạnh hơn tính cách của người đứng đầu chính phủ, thì không gì có thể ngăn được việc Hội đồng Bộ trưởng quan tâm hơn đến ý kiến của Tổng thống với điều kiện là một vị Bộ trưởng phải có trách nhiệm ký nháy vào tất cả các văn bản được thảo ra theo cảm hứng của ông.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86446, member: 17223"] [B] [CENTER]Grévy liên kết với Bismarck chống lại tư tưởng phục thù[/CENTER] [/B] Chủ Nhật, 05/07/2009, 02:30 (GMT+7) Grévy liên kết với Bismarck chống lại tư tưởng phục thù TTO - Ảnh hưởng của Grévy lên chính sách đối ngoại chắc chắn còn rõ nét hơn nữa. Sử dụng các đặc quyền mà Hiến pháp trao cho mình, Tổng thống không ngừng can thiệp vào việc lựa chọn các đại sứ của Pháp ở nước ngoài và vào chính sách đối ngoại. Ông không giấu giếm đã tuyên bố rằng ông muốn có một chính sách đối ngoại hòa bình. Ông cho rằng nước Pháp không được lợi lộc gì trong một cuộc chiến mới với nước Đức; cần phải bỏ hi vọng chiếm lại Alsace-Lorraine; cần phải giữ mối quan hệ hòa hảo với kẻ chiến thắng. Quan điểm này khá kỳ lạ ở thời kỳ đó khi ‘’phục thù’’ là chủ đề phổ biến nhất trong nền chính trị Pháp thời đó, một chủ đề đáng được nhấn mạnh; nhất là khi đó không chỉ là một quan điểm mang tính nguyên tắc. Phần lớn quyền lực của Grévy dựa trên niềm tin mà ông cho rằng mình có được ở châu Âu. Một trong những người ủng hộ Tổng thống Pháp mạnh mẽ nhất là thủ tướng Đức Bismarck. Nhưng ông này ủng hộ Grévy không phải để Grévy được lòng các nghị viên Pháp, mà thực ra, niềm tin mà Thủ tướng Đức trao cho Tổng thống Pháp là vì chế độ mà ông đại diện chứ không phải là sự khôn ngoan của ông. Ý tưởng lớn của Bismarck, một ý tưởng theo thời gian đã trở thành một sự ám ảnh, là tránh một sự trả thù nào đó từ nước Pháp khi nước Pháp bị cô lập. Vì thế, ông lo lắng rằng, sau khi Thiers đổ, khả năng nước Pháp có quay lại chế độ Quân chủ. Thủ tướng Đức lo rằng nền Quân chủ với một chính phủ mạnh sẽ kéo nước Pháp vào con đường ‘’phục thù’’. Về điểm này, chiến thắng của nền Cộng hòa (tức là theo quan điểm của Bismarck là chiến thắng của một chính phủ bất lực) làm ông ta yên tâm nhất là khi nền Cộng hòa được những kẻ cơ hội chủ nghĩa lãnh đạo, những người này cam tâm với tình trạng hiện tại, chứ không phải những người cấp tiến như Clemenceau. Những người theo Clemenceau luôn dán mắt vào ‘’đường kẻ xanh của dãy núi Vosges’’. Nhưng năm 1885, những người cấp tiến đã thắng trong cuộc bầu cử và theo lời khuyến cáo của Clemenceau, một trong những người có uy tín nhất trong số họ là Tướng Boulanger đã trở thành Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Ông này đã biết lấy lòng quân đội bằng những biện pháp nâng cao đời sống quân nhân nhưng nhất là với sự kiên quyết mà ông thể hiện trong vụ Schnaebelé (Cảnh sát trưởng của Pháp, bị quân Đức bắt cóc ở Pagny-sur-Moselle vì bị tình nghi là gián điệp) đã biến ông thành ‘’vị Tướng báo thù’’ trong mắt dư luận. Nhưng với Grévy và những thành viên trong chính phủ của ông, Boulanger đã tỏ ra hớ hênh và thiếu trách nhiệm và đó là sự nguy hiểm với nước Pháp. Grévy đã nhấn mạnh vào điểm yếu này để Boulanger bị gạt khỏi quyền lực nhất là khi ông này đang ngày càng được lòng những người đối nghịch với chính quyền đương thời. Vì những lý do này mà Boulanger bắt đầu trở thành người lãnh đạo của những người bất mãn. Sau khi chính phủ được sắp xếp lại, Boulanger đã bị tách ra khỏi quyền lực và được bổ nhiệm về Clermont-Ferrand, nơi người ta hi vọng là ông sẽ bị rơi vào quên lãng. Ngày Boulanger ra đi, một cuộc biểu tình của quần chúng đã nổ ra ở nhà ga Lyon nhằm ngăn cản chuyến lưu đày. Cuộc biểu tình này cho thấy sự suy giảm lòng tin mà sau vài năm cầm quyền, nền Cộng hòa cơ hội chủ nghĩa phải hứng chịu trong một số lĩnh vực. Điều này được thể hiện qua việc phong trào quốc gia chủ nghĩa lên cao. Phong trào này mơ ước có một người mạnh mẽ đứng đầu nền Cộng hòa. Đối diện với cuộc khủng hoảng này, Grévy đã biết tỏ ra là người bình tĩnh và từ chối không nhượng bộ bất kỳ yêu cầu nào của những người theo chủ nghĩa Sô-vanh hiện đang kích động. Như vậy là với Jules Grévy, chế độ Tổng thống của nền Cộng hòa đã mất đi một vài đặc điểm cố hữu của nó. Từ nay, người ta phải công nhận là về mặt nguyên tắc, Tổng thống để người đứng đầu chính phủ, người được ông lựa chọn, nhưng có sự tin tưởng của Nghị viện, quyết định nền chính trị Pháp. Nhưng Tổng thống về mặt luật pháp vẫn là người đứng đầu quyền lực hành pháp và hoạt động như một người hướng dẫn, một vị trọng tài. Nếu tính cách của Tổng thống mạnh, đặc biệt là mạnh hơn tính cách của người đứng đầu chính phủ, thì không gì có thể ngăn được việc Hội đồng Bộ trưởng quan tâm hơn đến ý kiến của Tổng thống với điều kiện là một vị Bộ trưởng phải có trách nhiệm ký nháy vào tất cả các văn bản được thảo ra theo cảm hứng của ông. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top