Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86443" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Thời của hoa Cúc? (1879 - 1958)</p><p></strong></p><p></p><p>Trong suốt gần 80 năm nền Cộng hòa sống trên di sản thể chế do cuộc khủng hoảng 16-5 để lại (trừ những năm gián đoạn từ năm 1940 - 1946 khi nước Pháp bị chiếm đóng, chế độ độc tài Vichy và các chính phủ lâm thời nối tiếp nhau đã bỏ qua các qui tắc của nền chính trị dân chủ ở Pháp).</p><p></p><p>Điều này có nghĩa là Tổng thống của nền Cộng hòa tuy vẫn giữ vai trò đại diện chính trị nhưng chỉ còn là Tổng thống trên danh nghĩa. Sự thất bại trong cuộc chiến cộng với việc Mac-Mahon từ chức đưa chức vụ Tổng thống đến gần với vai trò mà phe Cộng hòa, lúc đó đang chiếm đa số trong cả hai Viện, dành cho ông ta.</p><p></p><p>Vai trò của Tổng thống trong tình thế như vậy được Tướng De Gaulle gọi một cách cay nghiệt là ‘’khai mạc những bông hoa cúc‘’. Và trên thực tế, đúng là dù Tổng thống có là Chủ tọa của Hội đồng Bộ trưởng thì cũng không còn là người lãnh đạo nền Cộng hòa nữa.</p><p></p><p>Những quyền quan trọng mà bản Hiến pháp năm 1875 trao cho Tổng thống từ nay sẽ do chủ tịch của Hội đồng Bộ trưởng đảm nhiệm. Nhân vật này không tồn tại về mặt thể chế nhưng lại đảm nhiệm những vai trò chính trị mà thực tế không còn cho phép Tổng thống thực hiện nữa, chẳng hạn như thành lập chính phủ thông qua việc chỉ định các vị Bộ trưởng dựa trên hai tiêu chí là năng lực (có thể có) và khả năng thích nghi của họ để có thể thành lập một đa số tại nghị viện dưới thời Cộng hòa đệ Tam, tại Hạ nghị viện dưới thời Cộng hòa đệ Tứ; xác lập và lãnh đạo chính sách của quốc gia, bảo vệ hoạt động của chính phủ trước hai Viện…</p><p></p><p>Về phần mình, Tổng thống phải từ chối sử dụng những vũ khí mà các văn bản hiến pháp đã dành cho mình vì sợ bị kết tội phá hoại nền Cộng hòa. Các quyền này là: quyền giải tán nghị viện, quyền yêu cầu thảo luận lại một lần nữa các dự thảo luật đã được thảo luận tại nghị viện nếu như Tổng thống không đồng ý với nội dung của các dự thảo đó.</p><p></p><p>Dưới con mắt của người dân Pháp, một Tổng thống tốt là người vượt lên trên các vấn đề chính trị, đại diện cho đất nước một cách hoàn thiện, làm vinh danh đất nước bằng sự oai vệ, bằng tài hùng biện, thậm chí là bằng sự lịch lãm của mình. Nói cách khác là khi người ta được bầu vào Viện công tố tối cao, người ta phải rời bỏ chính trường năng động để đi vào trường danh vọng không quyền lực.</p><p></p><p>Trong tình hình như vậy, nhắc đến hàng loạt đời Tổng thống Pháp từ Jules Grévy đến René Coty (dân chúng Pháp đã quên phần lớn các nhân vật này) có vẻ như là một việc làm đẹp đẽ nhưng vô nghĩa. Vấn đề là ở chỗ, trong chính trị, có được sự trùng hợp giữa một bên là vẻ bề ngoài mang tính đại diện và một bên là thực tế không hề dễ dàng.</p><p></p><p>Bị bó buộc bởi sức nặng của hoàn cảnh, rồi truyền thống chính trị sau ngày 16-5, bởi sự khiêm tốn đến mức xóa nhòa chính mình, các vị Tổng thống của nền Cộng hòa không phải vì thế mà không có vai trò quan trọng gì. Về điểm này, tính cách riêng của từng người là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Bên cạnh những Tổng thống như Sadi Carnot hay Albert Lebrun muốn tự giới hạn mình bởi những đặc quyền mà truyền thống Cộng hòa trao cho họ thì có những Tổng thống khác như Casimir-Périer hay Alexandre Millerand muốn tìm lại những quyền lực mà bản Hiến pháp đã thừa nhận cho họ.</p><p></p><p>Những vị Tổng thống này đã cố gắng tới mức phải chịu nhiều thua thiệt. Bỏ ngoài tai sự mỉa mai chua cay của Clemenceau, người khuyến cáo là cần phải dồn phiếu một cách có hệ thống cho một nhân vật không tầm cỡ làm Tổng thống, người sẽ để mặc cho nghị viện lãnh đạo, các vị Tổng thống của Cộng hòa đệ Tam và đệ Tứ không hề là những con rối: nhiều người trong số họ đã biết sử dụng những lợi thế mà hệ thống chính trị Pháp dành cho mình một cách kín đáo và khéo léo.</p><p></p><p>Trước hết, đó là quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Không giống như ở Anh, nơi có chế độ lưỡng đảng trong đó thủ lĩnh của phe đa số đương nhiên chiếm cương vị Thủ tướng. Ở Pháp, trong một chế độ đa đảng, quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không hề mang tính chất thủ tục.</p><p></p><p>Điều này được thể hiện qua việc Jules Grévy muốn tách nhân vật có cá tính mạnh như Gambetta xa rời quyền lực càng lâu càng tốt; việc Vincent Auriol đã chỉ định Antoin Pinay vào chức vụ Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3-1952, hay René Coty bổ nhiệm Guy Mollet vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chứ không bổ nhiệm Pierre Mendès France vào năm 1956. Đó là những hành động chính trị quan trọng kéo theo nhiều hệ quả lớn.</p><p></p><p>Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thường đảm nhiệm vai trò của mình trong một khoảng thời gian ngắn, Tổng thống có thời gian làm việc rất dài cho phép ông hiểu biết rất rõ các vấn đề cần giải quyết và do đó, họ trở thành người cố vấn quí giá và kín đáo cho người đứng đầu chính phủ ngay cả khi những người này chẳng buồn nghe những lời khuyên ấy. Cuối cùng, Tổng thống là biểu tượng và đại diện cho cả đất nước. Điều này làm Tổng thống có vai trò quốc tế nếu như ông này muốn và điều khiển nó trong các cuộc công du chính thức ở nước ngoài hay tiếp đón các nguyên thủ quốc gia.</p><p></p><p>Điều này đem lại cho Tổng thống vai trò thực sự trong chính sách ngoại giao. Tổng thống còn là người ký kết các điều ước quốc tế nhân danh nước Pháp, bổ nhiệm đại sứ ở nước ngoài, đôi khi Tổng thống có thể áp đặt sự lựa chọn của mình. Ông ta không phải là kẻ chỉ khoanh tay đứng xem trong lĩnh vực ngoại giao và trên thực tế, Jules Grévy hay Poincaré đều biết giữ một vai trò quan trọng và đôi khi chính yếu trong lĩnh vực này.</p><p></p><p>Như vậy, người ta không thể cười nhạo một cách dễ dàng, như thường vẫn thấy dưới thời Cộng hòa đệ Ngũ, những vị Tổng thống thời này. Đó thực ra là những nhân vật thường có một nhân cách lớn và họ luôn cố gắng, đặc biệt với những người mạnh nhất trong số họ, phục vụ đất nước mà cuộc bầu cử đã chọn họ làm đại diện cho đất nước ấy, trong khuôn khổ gò bó của truyền thống Cộng hòa.</p><p></p><p>Nhất là trong hoàn cảnh đất nước ấy lại không trao cho họ những phương tiện hành động cần phải có để hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị của họ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86443, member: 17223"] [B] [CENTER]Thời của hoa Cúc? (1879 - 1958)[/CENTER] [/B] Trong suốt gần 80 năm nền Cộng hòa sống trên di sản thể chế do cuộc khủng hoảng 16-5 để lại (trừ những năm gián đoạn từ năm 1940 - 1946 khi nước Pháp bị chiếm đóng, chế độ độc tài Vichy và các chính phủ lâm thời nối tiếp nhau đã bỏ qua các qui tắc của nền chính trị dân chủ ở Pháp). Điều này có nghĩa là Tổng thống của nền Cộng hòa tuy vẫn giữ vai trò đại diện chính trị nhưng chỉ còn là Tổng thống trên danh nghĩa. Sự thất bại trong cuộc chiến cộng với việc Mac-Mahon từ chức đưa chức vụ Tổng thống đến gần với vai trò mà phe Cộng hòa, lúc đó đang chiếm đa số trong cả hai Viện, dành cho ông ta. Vai trò của Tổng thống trong tình thế như vậy được Tướng De Gaulle gọi một cách cay nghiệt là ‘’khai mạc những bông hoa cúc‘’. Và trên thực tế, đúng là dù Tổng thống có là Chủ tọa của Hội đồng Bộ trưởng thì cũng không còn là người lãnh đạo nền Cộng hòa nữa. Những quyền quan trọng mà bản Hiến pháp năm 1875 trao cho Tổng thống từ nay sẽ do chủ tịch của Hội đồng Bộ trưởng đảm nhiệm. Nhân vật này không tồn tại về mặt thể chế nhưng lại đảm nhiệm những vai trò chính trị mà thực tế không còn cho phép Tổng thống thực hiện nữa, chẳng hạn như thành lập chính phủ thông qua việc chỉ định các vị Bộ trưởng dựa trên hai tiêu chí là năng lực (có thể có) và khả năng thích nghi của họ để có thể thành lập một đa số tại nghị viện dưới thời Cộng hòa đệ Tam, tại Hạ nghị viện dưới thời Cộng hòa đệ Tứ; xác lập và lãnh đạo chính sách của quốc gia, bảo vệ hoạt động của chính phủ trước hai Viện… Về phần mình, Tổng thống phải từ chối sử dụng những vũ khí mà các văn bản hiến pháp đã dành cho mình vì sợ bị kết tội phá hoại nền Cộng hòa. Các quyền này là: quyền giải tán nghị viện, quyền yêu cầu thảo luận lại một lần nữa các dự thảo luật đã được thảo luận tại nghị viện nếu như Tổng thống không đồng ý với nội dung của các dự thảo đó. Dưới con mắt của người dân Pháp, một Tổng thống tốt là người vượt lên trên các vấn đề chính trị, đại diện cho đất nước một cách hoàn thiện, làm vinh danh đất nước bằng sự oai vệ, bằng tài hùng biện, thậm chí là bằng sự lịch lãm của mình. Nói cách khác là khi người ta được bầu vào Viện công tố tối cao, người ta phải rời bỏ chính trường năng động để đi vào trường danh vọng không quyền lực. Trong tình hình như vậy, nhắc đến hàng loạt đời Tổng thống Pháp từ Jules Grévy đến René Coty (dân chúng Pháp đã quên phần lớn các nhân vật này) có vẻ như là một việc làm đẹp đẽ nhưng vô nghĩa. Vấn đề là ở chỗ, trong chính trị, có được sự trùng hợp giữa một bên là vẻ bề ngoài mang tính đại diện và một bên là thực tế không hề dễ dàng. Bị bó buộc bởi sức nặng của hoàn cảnh, rồi truyền thống chính trị sau ngày 16-5, bởi sự khiêm tốn đến mức xóa nhòa chính mình, các vị Tổng thống của nền Cộng hòa không phải vì thế mà không có vai trò quan trọng gì. Về điểm này, tính cách riêng của từng người là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Bên cạnh những Tổng thống như Sadi Carnot hay Albert Lebrun muốn tự giới hạn mình bởi những đặc quyền mà truyền thống Cộng hòa trao cho họ thì có những Tổng thống khác như Casimir-Périer hay Alexandre Millerand muốn tìm lại những quyền lực mà bản Hiến pháp đã thừa nhận cho họ. Những vị Tổng thống này đã cố gắng tới mức phải chịu nhiều thua thiệt. Bỏ ngoài tai sự mỉa mai chua cay của Clemenceau, người khuyến cáo là cần phải dồn phiếu một cách có hệ thống cho một nhân vật không tầm cỡ làm Tổng thống, người sẽ để mặc cho nghị viện lãnh đạo, các vị Tổng thống của Cộng hòa đệ Tam và đệ Tứ không hề là những con rối: nhiều người trong số họ đã biết sử dụng những lợi thế mà hệ thống chính trị Pháp dành cho mình một cách kín đáo và khéo léo. Trước hết, đó là quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Không giống như ở Anh, nơi có chế độ lưỡng đảng trong đó thủ lĩnh của phe đa số đương nhiên chiếm cương vị Thủ tướng. Ở Pháp, trong một chế độ đa đảng, quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không hề mang tính chất thủ tục. Điều này được thể hiện qua việc Jules Grévy muốn tách nhân vật có cá tính mạnh như Gambetta xa rời quyền lực càng lâu càng tốt; việc Vincent Auriol đã chỉ định Antoin Pinay vào chức vụ Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3-1952, hay René Coty bổ nhiệm Guy Mollet vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chứ không bổ nhiệm Pierre Mendès France vào năm 1956. Đó là những hành động chính trị quan trọng kéo theo nhiều hệ quả lớn. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thường đảm nhiệm vai trò của mình trong một khoảng thời gian ngắn, Tổng thống có thời gian làm việc rất dài cho phép ông hiểu biết rất rõ các vấn đề cần giải quyết và do đó, họ trở thành người cố vấn quí giá và kín đáo cho người đứng đầu chính phủ ngay cả khi những người này chẳng buồn nghe những lời khuyên ấy. Cuối cùng, Tổng thống là biểu tượng và đại diện cho cả đất nước. Điều này làm Tổng thống có vai trò quốc tế nếu như ông này muốn và điều khiển nó trong các cuộc công du chính thức ở nước ngoài hay tiếp đón các nguyên thủ quốc gia. Điều này đem lại cho Tổng thống vai trò thực sự trong chính sách ngoại giao. Tổng thống còn là người ký kết các điều ước quốc tế nhân danh nước Pháp, bổ nhiệm đại sứ ở nước ngoài, đôi khi Tổng thống có thể áp đặt sự lựa chọn của mình. Ông ta không phải là kẻ chỉ khoanh tay đứng xem trong lĩnh vực ngoại giao và trên thực tế, Jules Grévy hay Poincaré đều biết giữ một vai trò quan trọng và đôi khi chính yếu trong lĩnh vực này. Như vậy, người ta không thể cười nhạo một cách dễ dàng, như thường vẫn thấy dưới thời Cộng hòa đệ Ngũ, những vị Tổng thống thời này. Đó thực ra là những nhân vật thường có một nhân cách lớn và họ luôn cố gắng, đặc biệt với những người mạnh nhất trong số họ, phục vụ đất nước mà cuộc bầu cử đã chọn họ làm đại diện cho đất nước ấy, trong khuôn khổ gò bó của truyền thống Cộng hòa. Nhất là trong hoàn cảnh đất nước ấy lại không trao cho họ những phương tiện hành động cần phải có để hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị của họ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top