Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86438" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Cuộc khủng hoảng ngày 16-5-1877</p><p></strong></p><p></p><p>Giữa Tổng thống và Quốc hội có một vấn đề tạo hố sâu ngăn cách, đó là vấn đề tôn giáo. Bản thân Jules Simon đã từng cấm đoán việc thông qua một đơn kiến nghị đòi ngăn chặn chính sách chống tầng lớp tăng lữ của chính phủ Italia và điều này đã bị những tín đồ Thiên chúa giáo trong Hạ nghị viện lên án kịch liệt.</p><p></p><p>Jules Simon đã trả lời một cách ôn hòa và kiên quyết và chỉ ra sự thái quá của một “thiểu số” các tín đồ Thiên chúa giáo, đồng thời tuyên bố rằng nước Pháp sẽ không can thiệp vào các vấn đề hoàn toàn riêng tư của Italia. Tổng thống Pháp khen ngợi Jules Simon về bài diễn văn, nhưng phe đa số của những người Cộng hòa, với chất kết dính duy nhất là việc chống lại chủ nghĩa tăng lữ, thì hi vọng Chính phủ sẽ xem xét một cách nghiêm khắc những người theo chủ nghĩa tăng lữ.</p><p></p><p>Và ngay từ ngày 4-5-1876, Gambetta cũng đã bước lên diễn đàn phát biểu một bài diễn văn hùng hồn, ông nói: “Một người Thiên chúa giáo mà có lòng yêu nước, điều này thật hiếm có biết bao!” và ông kết thúc bài diễn văn của mình bằng một câu nói nổi tiếng sau đó đã trở thành một lời kêu gọi liên kết của phe Cộng hòa: “Chủ nghĩa tăng lữ, đó là kẻ thù!”</p><p></p><p>Sau đó, một chương trình nghị sự đã được thông qua, chương trình này lên án những âm mưu của thế lực ủng hộ quyền lực Giáo hoàng. Sau khi đọc bản báo cáo các cuộc tranh luận, Tổng thống vô cùng tức giận. Tổng thống không còn là người ngây thơ về chính trị như người ta vẫn thường đồn đại nữa, ông hiểu rằng việc chỉ trích chủ nghĩa tăng lữ chính là việc kết tội chính sách của Trật tự Đạo đức; nhất là ông không thể chấp nhận việc Jules Simon bỏ qua mà không phản bác câu nói của Gambetta khi ông này nghi ngờ chủ nghĩa yêu nước của những người theo Thiên chúa giáo, câu nói mà Tổng thống cho rằng đã nhằm thẳng vào ông. Tổng thống tìm cách thoát ra khỏi tình huống khó xử đó.</p><p></p><p>Nhưng Broglie thì hiểu rằng cắt đứt quan hệ với chính phủ Trật tự Đạo đức có nghĩa là sẽ đối đầu với Hạ nghị viện, sẽ buộc phải tiến hành giải tán và như vậy sẽ phải chấp nhận cuộc bầu cử để giải quyết vấn đề tôn giáo theo chiều hướng không có lợi cho phe Bảo thủ. Vì vậy, Broglie đã khuyên Mac-Mahon hãy kiên nhẫn chờ thời.</p><p></p><p>Ngày 15-5, thời cơ đã đến; Hạ nghị viện sau khi bãi bỏ một đạo luật của thời kỳ Trật tự Đạo đức, đã báo cáo lên các thẩm phán nhân dân thông tin về những vi phạm pháp luật về báo chí mà Chính phủ của Broglie đã trao cho toà hình sự trước đó. Jules Simon đã phớt lờ đạo luật mà không can thiệp vào việc này.</p><p></p><p>Ngày hôm sau, 16-5, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhìn thấy trên bàn của mình một bức thư của Tổng thống:</p><p></p><p>“Thưa Ngài Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tôi vừa mới đọc được trong Công báo bản báo cáo về phiên họp hôm qua. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng cả Ngài và Ngài Bộ trưởng Bộ Tư pháp đều không ai đứng trên diễn đàn để nêu lên và nhấn mạnh những lý do chính có thể đã gây nên việc bãi bỏ đạo luật về báo chí đã được thông qua cách đây gần hai năm […]</p><p></p><p>Mọi người có thể đã rất ngạc nhiên khi thấy Hạ viện thông qua một vài điều khoản của một đạo luật địa phương trong những phiên họp vừa qua - đạo luật mà ngay chính bản thân ngài, trong cuộc họp với Hội đồng Bộ trưởng, đã thừa nhận tính nguy hiểm của nó […] dù Ngài Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã không tham gia thảo luận trong phiên họp này.</p><p></p><p>Thái độ này của người đứng đầu nội các khiến người ta tự hỏi liệu người đó có dùng ảnh hưởng cần thiết đối với Hạ nghị viện để áp đặt quan điểm của mình hay không.</p><p></p><p>Việc này cần phải được giải thích; bởi vì, nếu tôi không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội như Ngài thì tôi lại phải có trách nhiệm với nước Pháp, điều mà hiện nay, hơn lúc nào hết, tôi đang phải quan tâm…”</p><p></p><p>Với lá thư trên, Tổng thống muốn khẳng định rằng nhân danh trách nhiệm của mình với nước Pháp, Tổng thống có quyền khiển trách một Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được Hạ nghị viện tin dùng. Jules Simon và các Bộ trưởng trong nội các của ông từ chức ngay lập tức và Mac-Mahon đã bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng một nhân vật mới là Công tước Broglie, người này chắc chắn sẽ chỉ đối đầu với phe đa số của Đảng Cộng hòa trong Hạ viện.</p><p></p><p>Ngày 18-5, Broglie đọc trước Hạ nghị viện bức thông điệp của Tổng thống. Trong bức thông điệp này, Tổng thống đã tuyên bố rằng hai Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tham vọng lãnh đạo cùng với những người Cộng hòa ôn hòa đều đã phải chịu kết cục thất bại trước những thành viên của Đảng Cấp tiến; rằng trong những điều kiện này, một chính phủ bền vững, ổn định chỉ có thể được hình thành nếu những Đảng viên Đảng Cấp tiến được mời ra nắm quyền để thực hiện những ý tưởng của họ:</p><p></p><p>“Thế nhưng, Tổng thống đã tuyên bố, lương tâm của tôi cũng như lòng yêu nước trong tôi đều không cho phép tôi gắn mình với chiến thắng của những ý tưởng đó, dù chỉ là từ xa và trong tương lai mà thôi. Tôi không tin rằng những ý tưởng đó hợp với thời đại ngày nay cũng như sau này. Nếu ở vào thời đại nào đó mà những ý tưởng trên được coi là có giá trị thì nó cũng sẽ chỉ tạo nên sự lộn xộn và suy yếu của nước Pháp mà thôi. Bản thân tôi không muốn thử áp dụng những ý tưởng đó và cũng không khuyến khích những người kế cận tôi áp dụng nó. Chừng nào tôi còn là người nắm quyền, chừng đó tôi còn sử dụng khả năng mình có, với tất cả những hạn chế do pháp luật qui định về quyền Tổng thống, để chống lại những gì mà tôi cho là làm tổn hại đến quốc gia”.</p><p></p><p>Mac-Mahon đã sử dụng những điều khoản trong Hiến pháp qui định Tổng thống là vị lãnh đạo nắm quyền hành pháp để đòi hỏi quyền được đưa ra chính sách riêng của mình và chống lại chính sách của Hạ nghị viện nếu Tổng thống thấy chính sách đó là nguy hiểm và có hại. Đối với Hiến pháp vừa mới được thông qua, chẳng có gì cần nói ngoài việc bản Hiến pháp rất đúng luật, nhưng khi Tổng thống khiến người ta nghi ngờ về những tư tưởng Cộng hòa của ông ta và khi Tổng thống đối đầu với phe đa số Cộng hòa trong Hạ nghị viện thì vấn đề lại trở nên khác đi.</p><p></p><p>Khi Tổng thống đòi hỏi một số quyền của mình thì người ta nhận thấy đó là một cố gắng cuối cùng để cáo giác nền Cộng hòa theo nguyện vọng của phe Quân chủ giấu mặt. Đây là điều tối quan trọng trong cuộc khủng hoảng ngày 16-5 và những hậu quả của nó.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86438, member: 17223"] [B] [CENTER]Cuộc khủng hoảng ngày 16-5-1877[/CENTER] [/B] Giữa Tổng thống và Quốc hội có một vấn đề tạo hố sâu ngăn cách, đó là vấn đề tôn giáo. Bản thân Jules Simon đã từng cấm đoán việc thông qua một đơn kiến nghị đòi ngăn chặn chính sách chống tầng lớp tăng lữ của chính phủ Italia và điều này đã bị những tín đồ Thiên chúa giáo trong Hạ nghị viện lên án kịch liệt. Jules Simon đã trả lời một cách ôn hòa và kiên quyết và chỉ ra sự thái quá của một “thiểu số” các tín đồ Thiên chúa giáo, đồng thời tuyên bố rằng nước Pháp sẽ không can thiệp vào các vấn đề hoàn toàn riêng tư của Italia. Tổng thống Pháp khen ngợi Jules Simon về bài diễn văn, nhưng phe đa số của những người Cộng hòa, với chất kết dính duy nhất là việc chống lại chủ nghĩa tăng lữ, thì hi vọng Chính phủ sẽ xem xét một cách nghiêm khắc những người theo chủ nghĩa tăng lữ. Và ngay từ ngày 4-5-1876, Gambetta cũng đã bước lên diễn đàn phát biểu một bài diễn văn hùng hồn, ông nói: “Một người Thiên chúa giáo mà có lòng yêu nước, điều này thật hiếm có biết bao!” và ông kết thúc bài diễn văn của mình bằng một câu nói nổi tiếng sau đó đã trở thành một lời kêu gọi liên kết của phe Cộng hòa: “Chủ nghĩa tăng lữ, đó là kẻ thù!” Sau đó, một chương trình nghị sự đã được thông qua, chương trình này lên án những âm mưu của thế lực ủng hộ quyền lực Giáo hoàng. Sau khi đọc bản báo cáo các cuộc tranh luận, Tổng thống vô cùng tức giận. Tổng thống không còn là người ngây thơ về chính trị như người ta vẫn thường đồn đại nữa, ông hiểu rằng việc chỉ trích chủ nghĩa tăng lữ chính là việc kết tội chính sách của Trật tự Đạo đức; nhất là ông không thể chấp nhận việc Jules Simon bỏ qua mà không phản bác câu nói của Gambetta khi ông này nghi ngờ chủ nghĩa yêu nước của những người theo Thiên chúa giáo, câu nói mà Tổng thống cho rằng đã nhằm thẳng vào ông. Tổng thống tìm cách thoát ra khỏi tình huống khó xử đó. Nhưng Broglie thì hiểu rằng cắt đứt quan hệ với chính phủ Trật tự Đạo đức có nghĩa là sẽ đối đầu với Hạ nghị viện, sẽ buộc phải tiến hành giải tán và như vậy sẽ phải chấp nhận cuộc bầu cử để giải quyết vấn đề tôn giáo theo chiều hướng không có lợi cho phe Bảo thủ. Vì vậy, Broglie đã khuyên Mac-Mahon hãy kiên nhẫn chờ thời. Ngày 15-5, thời cơ đã đến; Hạ nghị viện sau khi bãi bỏ một đạo luật của thời kỳ Trật tự Đạo đức, đã báo cáo lên các thẩm phán nhân dân thông tin về những vi phạm pháp luật về báo chí mà Chính phủ của Broglie đã trao cho toà hình sự trước đó. Jules Simon đã phớt lờ đạo luật mà không can thiệp vào việc này. Ngày hôm sau, 16-5, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhìn thấy trên bàn của mình một bức thư của Tổng thống: “Thưa Ngài Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tôi vừa mới đọc được trong Công báo bản báo cáo về phiên họp hôm qua. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng cả Ngài và Ngài Bộ trưởng Bộ Tư pháp đều không ai đứng trên diễn đàn để nêu lên và nhấn mạnh những lý do chính có thể đã gây nên việc bãi bỏ đạo luật về báo chí đã được thông qua cách đây gần hai năm […] Mọi người có thể đã rất ngạc nhiên khi thấy Hạ viện thông qua một vài điều khoản của một đạo luật địa phương trong những phiên họp vừa qua - đạo luật mà ngay chính bản thân ngài, trong cuộc họp với Hội đồng Bộ trưởng, đã thừa nhận tính nguy hiểm của nó […] dù Ngài Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã không tham gia thảo luận trong phiên họp này. Thái độ này của người đứng đầu nội các khiến người ta tự hỏi liệu người đó có dùng ảnh hưởng cần thiết đối với Hạ nghị viện để áp đặt quan điểm của mình hay không. Việc này cần phải được giải thích; bởi vì, nếu tôi không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội như Ngài thì tôi lại phải có trách nhiệm với nước Pháp, điều mà hiện nay, hơn lúc nào hết, tôi đang phải quan tâm…” Với lá thư trên, Tổng thống muốn khẳng định rằng nhân danh trách nhiệm của mình với nước Pháp, Tổng thống có quyền khiển trách một Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được Hạ nghị viện tin dùng. Jules Simon và các Bộ trưởng trong nội các của ông từ chức ngay lập tức và Mac-Mahon đã bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng một nhân vật mới là Công tước Broglie, người này chắc chắn sẽ chỉ đối đầu với phe đa số của Đảng Cộng hòa trong Hạ viện. Ngày 18-5, Broglie đọc trước Hạ nghị viện bức thông điệp của Tổng thống. Trong bức thông điệp này, Tổng thống đã tuyên bố rằng hai Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tham vọng lãnh đạo cùng với những người Cộng hòa ôn hòa đều đã phải chịu kết cục thất bại trước những thành viên của Đảng Cấp tiến; rằng trong những điều kiện này, một chính phủ bền vững, ổn định chỉ có thể được hình thành nếu những Đảng viên Đảng Cấp tiến được mời ra nắm quyền để thực hiện những ý tưởng của họ: “Thế nhưng, Tổng thống đã tuyên bố, lương tâm của tôi cũng như lòng yêu nước trong tôi đều không cho phép tôi gắn mình với chiến thắng của những ý tưởng đó, dù chỉ là từ xa và trong tương lai mà thôi. Tôi không tin rằng những ý tưởng đó hợp với thời đại ngày nay cũng như sau này. Nếu ở vào thời đại nào đó mà những ý tưởng trên được coi là có giá trị thì nó cũng sẽ chỉ tạo nên sự lộn xộn và suy yếu của nước Pháp mà thôi. Bản thân tôi không muốn thử áp dụng những ý tưởng đó và cũng không khuyến khích những người kế cận tôi áp dụng nó. Chừng nào tôi còn là người nắm quyền, chừng đó tôi còn sử dụng khả năng mình có, với tất cả những hạn chế do pháp luật qui định về quyền Tổng thống, để chống lại những gì mà tôi cho là làm tổn hại đến quốc gia”. Mac-Mahon đã sử dụng những điều khoản trong Hiến pháp qui định Tổng thống là vị lãnh đạo nắm quyền hành pháp để đòi hỏi quyền được đưa ra chính sách riêng của mình và chống lại chính sách của Hạ nghị viện nếu Tổng thống thấy chính sách đó là nguy hiểm và có hại. Đối với Hiến pháp vừa mới được thông qua, chẳng có gì cần nói ngoài việc bản Hiến pháp rất đúng luật, nhưng khi Tổng thống khiến người ta nghi ngờ về những tư tưởng Cộng hòa của ông ta và khi Tổng thống đối đầu với phe đa số Cộng hòa trong Hạ nghị viện thì vấn đề lại trở nên khác đi. Khi Tổng thống đòi hỏi một số quyền của mình thì người ta nhận thấy đó là một cố gắng cuối cùng để cáo giác nền Cộng hòa theo nguyện vọng của phe Quân chủ giấu mặt. Đây là điều tối quan trọng trong cuộc khủng hoảng ngày 16-5 và những hậu quả của nó. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top