Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86422" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">“Lời nói của một người chính trực”: hiệp ước Bordeaux</p><p></strong></p><p></p><p>Vào thời điểm xảy ra cuộc nổi dậy, người “đứng đầu cơ quan hành pháp” vừa được đảm bảo về sự ủng hộ của một Quốc hội lúc đó đang quan tâm đến vấn đề chọn hình thái chính trị nào. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là các cơ quan quyền lực sẽ được đặt ở đâu; Louis Blanc , người theo phe Xã hội đề nghị chuyển Quốc hội về Paris.</p><p></p><p>Nhưng đề nghị này ngay lập tức bị bác bỏ vì Quốc hội sợ rằng như vậy chẳng khác gì phó mặc số phận của mình cho những cuộc bạo động của dân chúng và luôn phải chịu sức ép đó như những Quốc hội cách mạng trước đây. Đó là điều gây sợ hãi cho những nhà bảo thủ vùng nông thôn lúc đó đang chiếm đa số trong Quốc hội.</p><p></p><p>Họ muốn chuyển đến một thành phố cách xa Paris và sẽ xây dựng tại đó thủ đô mới, một thủ đô không còn bóng dáng những chiến luỹ trên đường phố của những cuộc nổi dậy, nó sẽ nằm ở trung tâm của nước Pháp nông nghiệp và quân chủ: Bourges, Orléans hoặc ít ra là ở Fontainebleau.</p><p></p><p>Nhưng Thiers nhìn thấy ở đó mối hiểm họa: tách khỏi dân chúng Paris, đồng nghĩa với việc khuyến khích sự phát triển phong trào ly khai của dân thành thị, từ đó sẽ nảy sinh một thế lực cách mạng mới cạnh tranh do các Nghị sĩ Cộng hòa mới từ chức tại Quốc hội hậu thuẫn. Thiers đã thành công trong việc áp đặt cho Quốc hội một giải pháp trung hạn: dời về Versailles để vừa có thể rút lui an toàn khi có nổi dậy vừa không mất Paris, điều đương nhiên làm các nhà Cộng hòa an tâm.</p><p></p><p>Một vấn đề khác mà Thiers còn dè dặt, đó là chọn hình thái chính trị nào cho chế độ mới? Ông không đủ tự tin để một lần nữa đối chọi với phe đa số trong Quốc hội; việc tổ chức cơ cấu lại bộ máy nhà nước được đặt ra một cách cấp bách và cần phải tránh sao cho đa số Quốc hội thúc ép ông tái lập chế độ Quân chủ, bởi vì như vậy sẽ buộc ông phải tự lộ mình trước thời điểm dự tính của ông.</p><p></p><p>Vì vậy, trước khi rời Bordeaux về Versailles, ông đã đề nghị Quốc hội điều mà người ta gọi là “Hiệp định Bordeaux”: “Chúng tôi sẽ chỉ quan tâm đến việc tổ chức lại đất nước… Khi đất nước đã được tổ chức ổn định rồi chúng tôi sẽ đến nói với các ngài rằng: đất nước khi được các ngài giao cho chúng tôi vốn đang cảnh đầu rơi máu chảy, thương vong khắp nơi, chỉ còn thoi thóp sống; nay chúng tôi đã làm nó sống trở lại; bây giờ là thời điểm tạo cho nó một thể chế chính trị ổn định, và tôi hứa với các ngài trên danh dự của tôi là không một vấn đề nào trong số những vấn đề còn phải để lại chưa giải quyết ngay hôm nay lại sẽ bị làm sai lệch đi do sự bất trung thành của chúng tôi”.</p><p></p><p>Phe đa số mừng rối rít: họ tin rằng một khi đất nước đã thoát khỏi khó khăn thì Thiers sẽ rút lui và để cho một người khác làm công việc tái lập nền Quân chủ. Chắc chắn rằng, nhìn từ một số khía cạnh nào đó, bài phát biểu của Thiers cũng đã gây lo lắng cho họ. Chẳng phải ông đã tuyên bố với phe thiểu số trong Quốc hội: “Nếu chúng ta thành công trong việc tổ chức lại đất nước, nó sẽ được xây dựng theo chế độ Cộng hòa và phục vụ lợi ích của chế độ này?”.</p><p></p><p>Tuy nhiên, phe đa số do thấy thỏa mãn với lời hứa của Thiers nên đã chấp nhận Hiệp ước Bordeaux. Khi đạt được kết quả duy trì tạm thời chế độ Cộng hòa, Thiers đã tạo được thế mạnh trong cán cân lực lượng: thế mạnh của một sự đã rồi.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86422, member: 17223"] [B] [CENTER]“Lời nói của một người chính trực”: hiệp ước Bordeaux[/CENTER] [/B] Vào thời điểm xảy ra cuộc nổi dậy, người “đứng đầu cơ quan hành pháp” vừa được đảm bảo về sự ủng hộ của một Quốc hội lúc đó đang quan tâm đến vấn đề chọn hình thái chính trị nào. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là các cơ quan quyền lực sẽ được đặt ở đâu; Louis Blanc , người theo phe Xã hội đề nghị chuyển Quốc hội về Paris. Nhưng đề nghị này ngay lập tức bị bác bỏ vì Quốc hội sợ rằng như vậy chẳng khác gì phó mặc số phận của mình cho những cuộc bạo động của dân chúng và luôn phải chịu sức ép đó như những Quốc hội cách mạng trước đây. Đó là điều gây sợ hãi cho những nhà bảo thủ vùng nông thôn lúc đó đang chiếm đa số trong Quốc hội. Họ muốn chuyển đến một thành phố cách xa Paris và sẽ xây dựng tại đó thủ đô mới, một thủ đô không còn bóng dáng những chiến luỹ trên đường phố của những cuộc nổi dậy, nó sẽ nằm ở trung tâm của nước Pháp nông nghiệp và quân chủ: Bourges, Orléans hoặc ít ra là ở Fontainebleau. Nhưng Thiers nhìn thấy ở đó mối hiểm họa: tách khỏi dân chúng Paris, đồng nghĩa với việc khuyến khích sự phát triển phong trào ly khai của dân thành thị, từ đó sẽ nảy sinh một thế lực cách mạng mới cạnh tranh do các Nghị sĩ Cộng hòa mới từ chức tại Quốc hội hậu thuẫn. Thiers đã thành công trong việc áp đặt cho Quốc hội một giải pháp trung hạn: dời về Versailles để vừa có thể rút lui an toàn khi có nổi dậy vừa không mất Paris, điều đương nhiên làm các nhà Cộng hòa an tâm. Một vấn đề khác mà Thiers còn dè dặt, đó là chọn hình thái chính trị nào cho chế độ mới? Ông không đủ tự tin để một lần nữa đối chọi với phe đa số trong Quốc hội; việc tổ chức cơ cấu lại bộ máy nhà nước được đặt ra một cách cấp bách và cần phải tránh sao cho đa số Quốc hội thúc ép ông tái lập chế độ Quân chủ, bởi vì như vậy sẽ buộc ông phải tự lộ mình trước thời điểm dự tính của ông. Vì vậy, trước khi rời Bordeaux về Versailles, ông đã đề nghị Quốc hội điều mà người ta gọi là “Hiệp định Bordeaux”: “Chúng tôi sẽ chỉ quan tâm đến việc tổ chức lại đất nước… Khi đất nước đã được tổ chức ổn định rồi chúng tôi sẽ đến nói với các ngài rằng: đất nước khi được các ngài giao cho chúng tôi vốn đang cảnh đầu rơi máu chảy, thương vong khắp nơi, chỉ còn thoi thóp sống; nay chúng tôi đã làm nó sống trở lại; bây giờ là thời điểm tạo cho nó một thể chế chính trị ổn định, và tôi hứa với các ngài trên danh dự của tôi là không một vấn đề nào trong số những vấn đề còn phải để lại chưa giải quyết ngay hôm nay lại sẽ bị làm sai lệch đi do sự bất trung thành của chúng tôi”. Phe đa số mừng rối rít: họ tin rằng một khi đất nước đã thoát khỏi khó khăn thì Thiers sẽ rút lui và để cho một người khác làm công việc tái lập nền Quân chủ. Chắc chắn rằng, nhìn từ một số khía cạnh nào đó, bài phát biểu của Thiers cũng đã gây lo lắng cho họ. Chẳng phải ông đã tuyên bố với phe thiểu số trong Quốc hội: “Nếu chúng ta thành công trong việc tổ chức lại đất nước, nó sẽ được xây dựng theo chế độ Cộng hòa và phục vụ lợi ích của chế độ này?”. Tuy nhiên, phe đa số do thấy thỏa mãn với lời hứa của Thiers nên đã chấp nhận Hiệp ước Bordeaux. Khi đạt được kết quả duy trì tạm thời chế độ Cộng hòa, Thiers đã tạo được thế mạnh trong cán cân lực lượng: thế mạnh của một sự đã rồi. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top