Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86421" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Đàm phán khó khăn với nước Đức chiến thắng</p><p></strong></p><p></p><p>Nền Cộng hòa đệ Nhị được thành lập, những biến động xã hội trong những tuần đầu tiên tạo cơ hội cho Thiers trở lại vị trí hàng đầu trên chính trường. Sau việc đàn áp đẫm máu những cuộc biểu tình Những ngày tháng Sáu, ông trở thành một trong những người có uy quyền nhất của Ủy ban đường phố ở tỉnh Poitiers, nơi có mặt những thủ lĩnh của Đảng Trật tự Xã hội.</p><p></p><p>Ông thuộc hàng ngũ những người bảo thủ chống lại nền Cộng hòa xã hội và giữ vai trò chủ chốt trong việc lựa chọn Louis-Napoléon Bonaparte làm ứng cử viên của Đảng Trật tự Xã hội vào ghế Tổng thống nước Cộng hòa.</p><p></p><p>Ông đã nghĩ rằng sự non yếu của vị quân vương này sẽ tạo điều kiện dễ dàng để biến ông ta trở thành món đồ chơi trong tay mình. Nhưng ông đã phải nhanh chóng xuống nước. Ngay từ cuối năm 1849, ông đã cắt đứt quan hệ và trở thành đối đầu với Tổng thống. Sự chống đối này mạnh đến mức vào cuộc đảo chính năm 1851, ông đã bị bắt và phải lưu vong tại Thụy Sĩ.</p><p></p><p>Nhờ có lệnh ân xá, ông đã được trở lại nước Pháp và không tham gia đời sống chính trị cho đến năm 1863, khi ông được bầu là đại biểu quốc hội của phe đối lập tự do tại Paris. Một năm sau đó, ông đọc trước bộ máy lập pháp bài phát biểu gây tiếng vang lẫy lừng về “những quyền tự do thiết yếu” và nó đã trở thành Hiến chương của chủ nghĩa tự do chống lại chủ nghĩa độc tài quân phiệt Bonaparte.</p><p></p><p>Sau sự việc này, ông đã tập hợp được sau mình những người theo chủ nghĩa quân chủ và những người Cộng hòa trung lập. Là người phản đối quyết liệt đường lối chính sách của vương triều, ông đã phê phán không thương tiếc chính sách đối ngoại của Napoléon III. Ông lên án cuộc viễn chinh Mexico, chống lại việc ủng hộ quân Phổ trong cuộc chiến Áo-Phổ và nhất là việc tuyên chiến với quân Phổ năm 1870.</p><p></p><p>Sự phản đối cuối cùng này đã tạo nên những làn sóng hận thù dồn dập đổ lên người ông trong không khí sô-vanh sục sôi vào thời gian đó tại Pháp. Ba tuần sau, thất bại tại Sedan đã tạo lý lẽ hậu nghiệm cho ông. Được đánh giá là nhà tiên tri trên chính trường, sự sáng suốt và đầu óc thực tế của ông được xem như phẩm chất của một nhà lãnh đạo có năng lực, tháng 2/1871, ông được 26 tỉnh bầu làm Đại biểu tại Quốc hội và chỉ vài ngày sau đó là Tổng thống của nước Cộng hòa lâm thời thành lập ngày 4/9 tại Paris.</p><p></p><p>Cách thức mà Thiers chủ trương lãnh đạo đất nước gây những lo ngại đầu tiên cho những đại biểu quân chủ trong Quốc hội và họ đặt câu hỏi về quan điểm chính trị thực sự của Thiers. Họ đã ngạc nhiên khi nhận thấy rằng rất nhiều các Bộ trưởng là người của phe Cộng hòa (Jules Favre, Jules Simon và Ernest Picard), đó là chưa kể đến 2 sĩ quan thuộc bộ Chiến tranh và Hải quân cũng là những người theo tư tưởng Cộng hòa.</p><p></p><p>Phe đa số của Quốc hội chỉ cảm thấy thực sự được đại diện qua sự có mặt của Nam tước Larcy, liệu hai người vùng Orléans liệu có thể được coi là những người bảo hoàng không khi họ được nhận xét là trung thành với Thiers hơn là với những hoàng tử Orléans? Có phải Bộ trưởng tài chính Pouyer-Quertier được đánh giá là có khả năng trở thành người Cộng hòa dưới chế độ Cộng hòa hoặc người quân chủ dưới chế độ Quân chủ hơn là một người theo Bonaparte? Quốc hội nhăn trán suy nghĩ, nhưng làm gì để chống lại Thiers khi ông chính là người đang rời Bordeaux để đi đàm phán hòa bình với Hoàng tử của Bismarck?</p><p></p><p>Thật vậy, những cuộc thương thuyết đã bắt đầu từ ngày 21-2. Dù có mặt Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Jules Favre, Thiers vẫn là người trực tiếp đàm phán. Từng bước và bướng bỉnh, dù biết rằng mình không có phương thức gì để chống lại kẻ chiến thắng, ông vẫn cố gắng nhân nhượng ít nhất có thể được.</p><p></p><p>Ông biết rằng Alsace đã mất rồi thì trận đánh ở Metz chỉ là tượng trưng. Mọi cố gắng nỗ lực đàm phán sẽ dành cho Belfort, tỉnh chỉ bị mất sau đình chiến và người dân Pháp nhìn đó như một biểu tượng cho ý chí chiến đấu của dân tộc. Nhưng cố gắng chủ yếu vẫn là về vấn đề bồi thường chiến tranh. Vốn là nhà tư sản dè xẻn, ông đấu tranh để có thể giảm thiểu khoản bồi thường này với lí lẽ rất đặc trưng của mình: “Các tỉnh đã mất chúng ta có thể giành lại lúc này hay lúc khác nhưng hàng tỷ quan ra đi sẽ không bao giờ trở lại”.</p><p></p><p>Về hai điểm này, đối với người Pháp thì chẳng gì gây mất mát lớn bằng việc mất Alsace Lorraine nhưng đối với Thiers thì điểm đàm phán thứ hai là quan trọng nhất. Thiers có thể khoe khoang là đã đạt được thành công trong đàm phán; để đổi lấy sự hài lòng của quân Phổ được tiến vào Paris trong vài giờ, Bismarck đã để lại Belfort: đối với ông trận chiến sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu để lỡ cơ hội được thấy người dân Paris cảm thấy thế nào khi đối mặt với thực tế này?</p><p></p><p>Số tiền bồi thường được rút từ 6 tỷ theo mức đề nghị của Bismarck xuống còn 5 tỷ. Khi đó, Thiers nhận được lời đảm bảo của Chủ ngân hàng Alphonse de Rosthschild rằng nước Pháp hoàn toàn có thể trả khoản tiền này nếu Nhà nước phát hành công trái. Còn đối với những điều khoản khác thì Thiers chấp nhận một cách không thoải mái: quân Phổ sẽ ở lại Pháp cho đến khi khoản bồi thường được thanh toán hết (nhiều nhất là 5 năm), ông định tính sao cho việc này kết thúc nhanh nhất có thể được; còn vấn đề Alsace-Lorraine, đó là cái giá của một cuộc chiến tranh mà việc phát động và thất bại đều do những người khác chịu trách nhiệm chứ không phải ông.</p><p></p><p>Khi đặt chân đến Bordeaux để đàm phán sáng ngày 28-2, Thiers chỉ có một suy nghĩ: kí kết được hiệp ước hòa bình với quân Phổ nhanh nhất có thể vì ông cho rằng nền hòa bình này là điều tốt nhất mà nước Pháp có thể hi vọng. Với những Đại biểu quốc hội của Alsace và Lorraine phản đối việc thỏa hiệp “đáng xấu hổ” này, Thiers phản bác lại: “Nếu có ai đó phải cảm thấy xấu hổ thì đó chính là những người của tất cả các thời kỳ từ trước tới nay, ở mọi tầng lớp đã phạm những sai lầm dẫn đến tình trạng này”.</p><p></p><p>Người ta không thể thoát khỏi trách nhiệm một cách hay hơn: Thiers thuận theo thoả ước này vì ông cho rằng người ta không thể qui trách nhiệm cho ông được. Còn lại sự phản đối của những người Cộng hòa không nhân nhượng, ông Gambetta nóng nẩy, ông Hugo có tài hùng biện, ông Edgar Quinet liêm khiết, họ cũng không phải chịu trách nhiệm hơn Thiers về thất bại trước quân Phổ nhưng cũng không chấp nhận thoả hiệp của Thiers.</p><p></p><p>Đây là một lời kêu gọi hãy sáng suốt và thận trọng trước những kẻ “mị dân”, được nhìn nhận từ phe Bảo thủ trong Quốc hội: “Làm sao các ngài dám nói đến lòng tự trọng trước những người dân này? Sự thật là họ cũng tự trọng không kém các ngài nhưng họ biết đặt nó sang bên để không mạo hiểm mất nước chỉ vì cố bảo vệ cái tính quần chúng sai lầm mà các ngài đang xun xoe ca ngợi ở đây (…Các ngài hãy nghe sự thật; nếu các ngài không muốn nghe và không muốn tin, các ngài có thể ca ngợi tương lai của đất nước nhưng chỉ là vô ích; các ngài sẽ mất nước ngay vào thời điểm mà các ngài đang ca ngợi nó!”).</p><p></p><p>Quốc hội lắng nghe Thiers và chấp nhận kế hoạch của ông: các Nghị sĩ của Alsace và Lorraine rời phòng họp và thật có lợi cho Thiers vì Gambetta, người đại diện cho vùng Bas-Rhin cũng ra đi cùng họ và mang cùng với ông ra khỏi Quốc hội sự phản đối mạnh mẽ chính sách mà Tổng thống đang theo đuổi cùng với sự ủng hộ của Quốc hội. Theo gương Gambetta, những Nghị sĩ phe Cực tả cũng từ chức.</p><p></p><p>Thiers ngày càng nhận thấy rằng không ở đâu để phát huy tốt những kế hoạch của ông hơn là một chính thể Cộng hòa. Còn hơn cả với thể chế Quân chủ, chế độ Cộng hòa có thể thỏa mãn cơn khát quyền lực của ông, với điều kiện là nền Cộng hòa đó không bị phe cánh tả thao túng. Được những người ôn hòa ủng hộ, Thiers mơ ước tái lập nền Cộng hòa năm 1848 như của Đảng Trật tự Xã hội, tất nhiên lần này nhất quyết không để xuất hiện một Bonaparte mới nữa. So với trước đây, ông cũng sẽ phải thực hiện việc đàn áp như sự kiện Những ngày tháng Sáu và sẽ phải đàn áp cuộc nổi dậy của dân chúng: ngày 18/3/1871 nổ ra cuộc nổi dậy của Công xã.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86421, member: 17223"] [B] [CENTER]Đàm phán khó khăn với nước Đức chiến thắng[/CENTER] [/B] Nền Cộng hòa đệ Nhị được thành lập, những biến động xã hội trong những tuần đầu tiên tạo cơ hội cho Thiers trở lại vị trí hàng đầu trên chính trường. Sau việc đàn áp đẫm máu những cuộc biểu tình Những ngày tháng Sáu, ông trở thành một trong những người có uy quyền nhất của Ủy ban đường phố ở tỉnh Poitiers, nơi có mặt những thủ lĩnh của Đảng Trật tự Xã hội. Ông thuộc hàng ngũ những người bảo thủ chống lại nền Cộng hòa xã hội và giữ vai trò chủ chốt trong việc lựa chọn Louis-Napoléon Bonaparte làm ứng cử viên của Đảng Trật tự Xã hội vào ghế Tổng thống nước Cộng hòa. Ông đã nghĩ rằng sự non yếu của vị quân vương này sẽ tạo điều kiện dễ dàng để biến ông ta trở thành món đồ chơi trong tay mình. Nhưng ông đã phải nhanh chóng xuống nước. Ngay từ cuối năm 1849, ông đã cắt đứt quan hệ và trở thành đối đầu với Tổng thống. Sự chống đối này mạnh đến mức vào cuộc đảo chính năm 1851, ông đã bị bắt và phải lưu vong tại Thụy Sĩ. Nhờ có lệnh ân xá, ông đã được trở lại nước Pháp và không tham gia đời sống chính trị cho đến năm 1863, khi ông được bầu là đại biểu quốc hội của phe đối lập tự do tại Paris. Một năm sau đó, ông đọc trước bộ máy lập pháp bài phát biểu gây tiếng vang lẫy lừng về “những quyền tự do thiết yếu” và nó đã trở thành Hiến chương của chủ nghĩa tự do chống lại chủ nghĩa độc tài quân phiệt Bonaparte. Sau sự việc này, ông đã tập hợp được sau mình những người theo chủ nghĩa quân chủ và những người Cộng hòa trung lập. Là người phản đối quyết liệt đường lối chính sách của vương triều, ông đã phê phán không thương tiếc chính sách đối ngoại của Napoléon III. Ông lên án cuộc viễn chinh Mexico, chống lại việc ủng hộ quân Phổ trong cuộc chiến Áo-Phổ và nhất là việc tuyên chiến với quân Phổ năm 1870. Sự phản đối cuối cùng này đã tạo nên những làn sóng hận thù dồn dập đổ lên người ông trong không khí sô-vanh sục sôi vào thời gian đó tại Pháp. Ba tuần sau, thất bại tại Sedan đã tạo lý lẽ hậu nghiệm cho ông. Được đánh giá là nhà tiên tri trên chính trường, sự sáng suốt và đầu óc thực tế của ông được xem như phẩm chất của một nhà lãnh đạo có năng lực, tháng 2/1871, ông được 26 tỉnh bầu làm Đại biểu tại Quốc hội và chỉ vài ngày sau đó là Tổng thống của nước Cộng hòa lâm thời thành lập ngày 4/9 tại Paris. Cách thức mà Thiers chủ trương lãnh đạo đất nước gây những lo ngại đầu tiên cho những đại biểu quân chủ trong Quốc hội và họ đặt câu hỏi về quan điểm chính trị thực sự của Thiers. Họ đã ngạc nhiên khi nhận thấy rằng rất nhiều các Bộ trưởng là người của phe Cộng hòa (Jules Favre, Jules Simon và Ernest Picard), đó là chưa kể đến 2 sĩ quan thuộc bộ Chiến tranh và Hải quân cũng là những người theo tư tưởng Cộng hòa. Phe đa số của Quốc hội chỉ cảm thấy thực sự được đại diện qua sự có mặt của Nam tước Larcy, liệu hai người vùng Orléans liệu có thể được coi là những người bảo hoàng không khi họ được nhận xét là trung thành với Thiers hơn là với những hoàng tử Orléans? Có phải Bộ trưởng tài chính Pouyer-Quertier được đánh giá là có khả năng trở thành người Cộng hòa dưới chế độ Cộng hòa hoặc người quân chủ dưới chế độ Quân chủ hơn là một người theo Bonaparte? Quốc hội nhăn trán suy nghĩ, nhưng làm gì để chống lại Thiers khi ông chính là người đang rời Bordeaux để đi đàm phán hòa bình với Hoàng tử của Bismarck? Thật vậy, những cuộc thương thuyết đã bắt đầu từ ngày 21-2. Dù có mặt Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Jules Favre, Thiers vẫn là người trực tiếp đàm phán. Từng bước và bướng bỉnh, dù biết rằng mình không có phương thức gì để chống lại kẻ chiến thắng, ông vẫn cố gắng nhân nhượng ít nhất có thể được. Ông biết rằng Alsace đã mất rồi thì trận đánh ở Metz chỉ là tượng trưng. Mọi cố gắng nỗ lực đàm phán sẽ dành cho Belfort, tỉnh chỉ bị mất sau đình chiến và người dân Pháp nhìn đó như một biểu tượng cho ý chí chiến đấu của dân tộc. Nhưng cố gắng chủ yếu vẫn là về vấn đề bồi thường chiến tranh. Vốn là nhà tư sản dè xẻn, ông đấu tranh để có thể giảm thiểu khoản bồi thường này với lí lẽ rất đặc trưng của mình: “Các tỉnh đã mất chúng ta có thể giành lại lúc này hay lúc khác nhưng hàng tỷ quan ra đi sẽ không bao giờ trở lại”. Về hai điểm này, đối với người Pháp thì chẳng gì gây mất mát lớn bằng việc mất Alsace Lorraine nhưng đối với Thiers thì điểm đàm phán thứ hai là quan trọng nhất. Thiers có thể khoe khoang là đã đạt được thành công trong đàm phán; để đổi lấy sự hài lòng của quân Phổ được tiến vào Paris trong vài giờ, Bismarck đã để lại Belfort: đối với ông trận chiến sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu để lỡ cơ hội được thấy người dân Paris cảm thấy thế nào khi đối mặt với thực tế này? Số tiền bồi thường được rút từ 6 tỷ theo mức đề nghị của Bismarck xuống còn 5 tỷ. Khi đó, Thiers nhận được lời đảm bảo của Chủ ngân hàng Alphonse de Rosthschild rằng nước Pháp hoàn toàn có thể trả khoản tiền này nếu Nhà nước phát hành công trái. Còn đối với những điều khoản khác thì Thiers chấp nhận một cách không thoải mái: quân Phổ sẽ ở lại Pháp cho đến khi khoản bồi thường được thanh toán hết (nhiều nhất là 5 năm), ông định tính sao cho việc này kết thúc nhanh nhất có thể được; còn vấn đề Alsace-Lorraine, đó là cái giá của một cuộc chiến tranh mà việc phát động và thất bại đều do những người khác chịu trách nhiệm chứ không phải ông. Khi đặt chân đến Bordeaux để đàm phán sáng ngày 28-2, Thiers chỉ có một suy nghĩ: kí kết được hiệp ước hòa bình với quân Phổ nhanh nhất có thể vì ông cho rằng nền hòa bình này là điều tốt nhất mà nước Pháp có thể hi vọng. Với những Đại biểu quốc hội của Alsace và Lorraine phản đối việc thỏa hiệp “đáng xấu hổ” này, Thiers phản bác lại: “Nếu có ai đó phải cảm thấy xấu hổ thì đó chính là những người của tất cả các thời kỳ từ trước tới nay, ở mọi tầng lớp đã phạm những sai lầm dẫn đến tình trạng này”. Người ta không thể thoát khỏi trách nhiệm một cách hay hơn: Thiers thuận theo thoả ước này vì ông cho rằng người ta không thể qui trách nhiệm cho ông được. Còn lại sự phản đối của những người Cộng hòa không nhân nhượng, ông Gambetta nóng nẩy, ông Hugo có tài hùng biện, ông Edgar Quinet liêm khiết, họ cũng không phải chịu trách nhiệm hơn Thiers về thất bại trước quân Phổ nhưng cũng không chấp nhận thoả hiệp của Thiers. Đây là một lời kêu gọi hãy sáng suốt và thận trọng trước những kẻ “mị dân”, được nhìn nhận từ phe Bảo thủ trong Quốc hội: “Làm sao các ngài dám nói đến lòng tự trọng trước những người dân này? Sự thật là họ cũng tự trọng không kém các ngài nhưng họ biết đặt nó sang bên để không mạo hiểm mất nước chỉ vì cố bảo vệ cái tính quần chúng sai lầm mà các ngài đang xun xoe ca ngợi ở đây (…Các ngài hãy nghe sự thật; nếu các ngài không muốn nghe và không muốn tin, các ngài có thể ca ngợi tương lai của đất nước nhưng chỉ là vô ích; các ngài sẽ mất nước ngay vào thời điểm mà các ngài đang ca ngợi nó!”). Quốc hội lắng nghe Thiers và chấp nhận kế hoạch của ông: các Nghị sĩ của Alsace và Lorraine rời phòng họp và thật có lợi cho Thiers vì Gambetta, người đại diện cho vùng Bas-Rhin cũng ra đi cùng họ và mang cùng với ông ra khỏi Quốc hội sự phản đối mạnh mẽ chính sách mà Tổng thống đang theo đuổi cùng với sự ủng hộ của Quốc hội. Theo gương Gambetta, những Nghị sĩ phe Cực tả cũng từ chức. Thiers ngày càng nhận thấy rằng không ở đâu để phát huy tốt những kế hoạch của ông hơn là một chính thể Cộng hòa. Còn hơn cả với thể chế Quân chủ, chế độ Cộng hòa có thể thỏa mãn cơn khát quyền lực của ông, với điều kiện là nền Cộng hòa đó không bị phe cánh tả thao túng. Được những người ôn hòa ủng hộ, Thiers mơ ước tái lập nền Cộng hòa năm 1848 như của Đảng Trật tự Xã hội, tất nhiên lần này nhất quyết không để xuất hiện một Bonaparte mới nữa. So với trước đây, ông cũng sẽ phải thực hiện việc đàn áp như sự kiện Những ngày tháng Sáu và sẽ phải đàn áp cuộc nổi dậy của dân chúng: ngày 18/3/1871 nổ ra cuộc nổi dậy của Công xã. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top