Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86414" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">Cuộc đảo chính tháng 10-1849</p><p></strong></p><p></p><p>Vào thời điểm Louis-Napoléon lên nắm quyền, Hiến pháp thừa nhận những đặc quyền nào cho Tổng thống? Tổng thống mới đắc cử là người nắm quyền hành pháp: Tổng thống có quân đội nhưng không thể điều hành nó nhân danh cá nhân; được quyền bổ nhiệm và bãi miễn các Bộ trưởng và viên chức, ký hiệp ước và tuyên bố chiến tranh, nhưng chỉ có thể thực thi những quyền hạn này nếu có sự đồng thuận của Quốc hội.</p><p></p><p>Tổng thống chịu trách nhiệm về những hành vi của chính phủ của mình, nhưng trách nhiệm này không được thực thi trước Quốc hội và Quốc hội không thể lật đổ Tổng thống. Đổi lại, Tổng thống không thể can thiệp vào Quốc hội ngay cả khi có sự phản bội nghiêm trọng, không thể giải tán, đình hoãn hoạt động hay thu ngắn nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội. Trong trường hợp có sự phản bội nghiêm trọng, phải có sự thừa nhận của một tòa án tối cao.</p><p></p><p>Một bản Hiến pháp như vậy làm cho quyền lực của hai cơ quan pháp quyền quá xa cách nhau, cơ quan hành pháp và lập pháp không có quyền can thiệp lẫn nhau. Điều đó có thể dẫn đến một tình huống nguy hiểm: trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn giữa hai cơ quan này thì giải pháp duy nhất là đảo chính và chúng ta sẽ còn nghe nói nhiều đến điều này trong sự tồn tại ngắn ngủi của nền Cộng hòa đệ Nhị. Tuy vậy, những tháng đầu tiên Tổng thống mới hành xử theo như lời hứa với Thiers.</p><p></p><p>Tổng thống tỏ ra là người phục vụ ngoan ngoãn của Đảng Trật tự Xã hội. Ông hoàn toàn bị cách biệt. Ngoài một vài người thân cận như Persigny, ông không thể trông cậy vào bất cứ một lực lượng nào khác trong nước Pháp: không một lực lượng chính trị nào hỏi đến ông, hầu hết tất cả đều rất cảnh giác với ông, còn Đảng Trật tự Xã hội thì sử dụng ông.</p><p></p><p>Quân đội lưỡng lự trong việc lựa chọn Cavaignac hay Changarnier, nếu danh tiếng của một vị quân vương gần gũi với quân lính và đội ngũ hạ sĩ quan thì giới quan chức đang mơ ước tạo lập sự nghiệp lại hoàn toàn không muốn gắn mình với một người có một vị trí mong manh như ông. Chính vì lẽ đó mà Louis-Napoléon tỏ ra thận trọng.</p><p></p><p>Ông yêu cầu Ordilon Barrot - một người của chế độ Quân chủ tháng Bảy, người được đa số Quốc hội tin cậy - thành lập một bộ và bằng cách không can thiệp vào công việc của bộ, ông để Odilon Barrot điều hành. Vậy là khi đã lên được vị trí tối cao, ông kiên nhẫn chờ đợi thời cơ để mình có thể tồn tại ở vị trí đó vĩnh viễn trong lúc tạm nén những tham vọng của mình và để những nhân vật còn lại tự tìm hiểu nhau. Bằng chứng xác thực nhất cho chính sách của ông là cuộc viễn chinh Roma.</p><p></p><p>Năm 1848, một cuộc cách mạng đã đuổi Giáo hoàng Pie IX ra khỏi giáo phận của ông. Giáo hoàng đã kêu gọi sự trợ giúp của các quốc gia Công giáo. Trong cuộc bầu cử, Louis-Napoléon đã cam kết chính thức với những người Công giáo thuộc Đảng Trật tự Xã hội rằng ông sẽ duy trì quyền thế tục của Giáo hoàng.</p><p></p><p>Hơn nữa vị Quân vương - Tổng thống lo ngại rằng Áo sẽ nhân dịp này mượn cớ giành lại quyền thế tục của Giáo hoàng, sẽ can thiệp vào Italia và thiết lập tại đất nước này chế độ bảo hộ. Với hai lý do đó, ông đã quyết định cử sang Roma một đội quân viễn chinh do tướng Oudinot cầm đầu.</p><p></p><p>Nhưng nhiều nghị sĩ tại Hội đồng lập hiến, vốn phản đối quyền thế tục đã tỏ ra phẫn nộ khi thấy Cộng hòa Pháp can thiệp chống lại Cộng hòa Italia. Để trấn an họ, Oudinot đã giải thích mục đích của cuộc viễn chinh là nhằm hòa giải những người Cộng hòa và Giáo hoàng. Tuy nhiên, những người Cộng hòa Italia đã đáp lại sự “hòa giải của Pháp” bằng quân đội. Với lý do nhằm bảo vệ danh dự quân đội Pháp, Louis-Napoléon đã gửi tới Oudinot một lá thư quân sự nói rằng Oudinot là đại diện cho những người bảo vệ sự vinh quang của Tổ quốc.</p><p></p><p>Thật là một động thái tuyên truyền khéo léo mà những người công giáo của Quốc hội không thể không thừa nhận vì nó có lý lẽ chính đáng. Thêm nữa, cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp ngày 13/5/1849 đã loại bỏ mọi lo lắng của Tổng thống về cuộc viễn chinh Roma: Đảng Trật tự Xã hội đã chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Ngày 3/7/1849, tướng Oudinot chiếm Roma. Bất chấp nhiều cố gắng của Louis-Napoléon nhằm hướng Giáo hoàng theo thế ôn hòa nhưng sự trở lại của Giáo hoàng Pie IX vẫn được dọn đường bằng cuộc trấn áp đầy bạo lực.</p><p></p><p>Nhưng Louis-Napoléon còn có những mối lo khác. Chiến thắng của Đảng Trật tự Xã hội trong cuộc bầu cử Quốc hội đã đặt ông ở thế mặt đối mặt với những người thuộc Đảng này, những người đã bầu ông là ứng cử viên cho họ. Nhưng họ lại không đồng ý để ông cầm quyền lãnh đạo theo cách không phục vụ lợi ích của họ. Vì vậy, Tổng thống và đa số Quốc hội chỉ thống nhất do cùng lo ngại trước một mối nguy hiểm chung, đó là sự nổi dậy của dân chúng. Chừng nào mối nguy hiểm này qua đi thì họ sẽ tách rời nhau.</p><p></p><p>Những cuộc bầu cử một mặt ghi nhận chiến thắng của Đảng Trật tự Xã hội, mặt khác đánh dấu những tiến bộ lớn của phe Cộng hòa cấp tiến, phe Dân chủ xã hội ủng hộ Ledru-Rollin. Những người này, do phản đối quyết liệt cuộc viễn chinh Roma, đã quyết định kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng.</p><p></p><p>Ngày 13-7-1849, một cuộc biểu tình đã diễn ra ở Paris. Những nhóm quân do Changarnier, người chỉ huy Vệ quốc quân điều khiển đã giải tán cuộc biểu tình và buộc Ledru-Rollin và các tướng “người miền núi” phải rời khỏi nước Pháp. Tổng thống và Quốc hội đã kết hợp thống nhất nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm này: báo chí bị bịt miệng, các cuộc hội họp bị cấm đoán và Chính phủ đã nhận được những quyền lực ngoại lệ để đấu tranh chống lại những người Cộng hòa cấp tiến.</p><p></p><p>Nếu Tổng thống và đa số Quốc hội nhất trí với nhau trong việc chống lại những người Cộng hòa để tiến hành cuộc viễn chinh Roma và sau đó là dẹp tan bạo loạn của dân chúng thì họ lại bất đồng với nhau trong nhận định về những sự việc này. Phe đa số trong Quốc hội tỏ rõ thái độ hài lòng, thỏa mãn (điều đó được tuyên truyền qua Thiers) về việc thiết lập chế độ chuyên chế tại Roma.</p><p></p><p>Về phần mình, Tổng thống vì cho rằng “danh dự chính trị” của cuộc viễn chinh đã bị nhạo báng bởi các cuộc đàn áp nên đã gửi thông điệp đến Quốc hội để tỏ rõ ý kiến của mình. Nhưng Odile Barrot, do ngại sự phản đối của các Nghị sĩ nên đã từ chối đọc thông điệp đó trước Quốc hội. Louis-Napoléon nhân chuyện này đã thực hiện một hành động táo bạo: ông đã giải tán Bộ của Odile Barrot.</p><p></p><p>Đây có thực là một cú táo bạo? Không đến mức như vậy! Tổng thống không phải không biết rằng Quốc hội vốn vẫn cho là Odile Barrot là người quá ôn hòa và không muốn nâng đỡ ông ta.</p><p></p><p>Cú thực sự táo bạo nằm ở một hành động khác. Đó là việc lẽ ra thay Odile Barrot bằng một trong những thủ lĩnh của Đảng Trật tự Xã hội thì Tổng thống lại gọi đến một người ở vị trí thứ yếu, đó là tướng Hautpoul. Ngày 31/10/1849, Hautpoul (với sự trợ giúp đắc lực của một người đầy quỷ kế tên là Morny, em cùng mẹ khác cha của Tổng thống ) đã thành lập cho Tổng thống Bộ của những quan chức cấp cao.</p><p></p><p>Từ đó, Tổng thống nền Cộng hòa thực sự điều hành theo một chính sách riêng của mình.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86414, member: 17223"] [B] [CENTER]Cuộc đảo chính tháng 10-1849[/CENTER] [/B] Vào thời điểm Louis-Napoléon lên nắm quyền, Hiến pháp thừa nhận những đặc quyền nào cho Tổng thống? Tổng thống mới đắc cử là người nắm quyền hành pháp: Tổng thống có quân đội nhưng không thể điều hành nó nhân danh cá nhân; được quyền bổ nhiệm và bãi miễn các Bộ trưởng và viên chức, ký hiệp ước và tuyên bố chiến tranh, nhưng chỉ có thể thực thi những quyền hạn này nếu có sự đồng thuận của Quốc hội. Tổng thống chịu trách nhiệm về những hành vi của chính phủ của mình, nhưng trách nhiệm này không được thực thi trước Quốc hội và Quốc hội không thể lật đổ Tổng thống. Đổi lại, Tổng thống không thể can thiệp vào Quốc hội ngay cả khi có sự phản bội nghiêm trọng, không thể giải tán, đình hoãn hoạt động hay thu ngắn nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội. Trong trường hợp có sự phản bội nghiêm trọng, phải có sự thừa nhận của một tòa án tối cao. Một bản Hiến pháp như vậy làm cho quyền lực của hai cơ quan pháp quyền quá xa cách nhau, cơ quan hành pháp và lập pháp không có quyền can thiệp lẫn nhau. Điều đó có thể dẫn đến một tình huống nguy hiểm: trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn giữa hai cơ quan này thì giải pháp duy nhất là đảo chính và chúng ta sẽ còn nghe nói nhiều đến điều này trong sự tồn tại ngắn ngủi của nền Cộng hòa đệ Nhị. Tuy vậy, những tháng đầu tiên Tổng thống mới hành xử theo như lời hứa với Thiers. Tổng thống tỏ ra là người phục vụ ngoan ngoãn của Đảng Trật tự Xã hội. Ông hoàn toàn bị cách biệt. Ngoài một vài người thân cận như Persigny, ông không thể trông cậy vào bất cứ một lực lượng nào khác trong nước Pháp: không một lực lượng chính trị nào hỏi đến ông, hầu hết tất cả đều rất cảnh giác với ông, còn Đảng Trật tự Xã hội thì sử dụng ông. Quân đội lưỡng lự trong việc lựa chọn Cavaignac hay Changarnier, nếu danh tiếng của một vị quân vương gần gũi với quân lính và đội ngũ hạ sĩ quan thì giới quan chức đang mơ ước tạo lập sự nghiệp lại hoàn toàn không muốn gắn mình với một người có một vị trí mong manh như ông. Chính vì lẽ đó mà Louis-Napoléon tỏ ra thận trọng. Ông yêu cầu Ordilon Barrot - một người của chế độ Quân chủ tháng Bảy, người được đa số Quốc hội tin cậy - thành lập một bộ và bằng cách không can thiệp vào công việc của bộ, ông để Odilon Barrot điều hành. Vậy là khi đã lên được vị trí tối cao, ông kiên nhẫn chờ đợi thời cơ để mình có thể tồn tại ở vị trí đó vĩnh viễn trong lúc tạm nén những tham vọng của mình và để những nhân vật còn lại tự tìm hiểu nhau. Bằng chứng xác thực nhất cho chính sách của ông là cuộc viễn chinh Roma. Năm 1848, một cuộc cách mạng đã đuổi Giáo hoàng Pie IX ra khỏi giáo phận của ông. Giáo hoàng đã kêu gọi sự trợ giúp của các quốc gia Công giáo. Trong cuộc bầu cử, Louis-Napoléon đã cam kết chính thức với những người Công giáo thuộc Đảng Trật tự Xã hội rằng ông sẽ duy trì quyền thế tục của Giáo hoàng. Hơn nữa vị Quân vương - Tổng thống lo ngại rằng Áo sẽ nhân dịp này mượn cớ giành lại quyền thế tục của Giáo hoàng, sẽ can thiệp vào Italia và thiết lập tại đất nước này chế độ bảo hộ. Với hai lý do đó, ông đã quyết định cử sang Roma một đội quân viễn chinh do tướng Oudinot cầm đầu. Nhưng nhiều nghị sĩ tại Hội đồng lập hiến, vốn phản đối quyền thế tục đã tỏ ra phẫn nộ khi thấy Cộng hòa Pháp can thiệp chống lại Cộng hòa Italia. Để trấn an họ, Oudinot đã giải thích mục đích của cuộc viễn chinh là nhằm hòa giải những người Cộng hòa và Giáo hoàng. Tuy nhiên, những người Cộng hòa Italia đã đáp lại sự “hòa giải của Pháp” bằng quân đội. Với lý do nhằm bảo vệ danh dự quân đội Pháp, Louis-Napoléon đã gửi tới Oudinot một lá thư quân sự nói rằng Oudinot là đại diện cho những người bảo vệ sự vinh quang của Tổ quốc. Thật là một động thái tuyên truyền khéo léo mà những người công giáo của Quốc hội không thể không thừa nhận vì nó có lý lẽ chính đáng. Thêm nữa, cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp ngày 13/5/1849 đã loại bỏ mọi lo lắng của Tổng thống về cuộc viễn chinh Roma: Đảng Trật tự Xã hội đã chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Ngày 3/7/1849, tướng Oudinot chiếm Roma. Bất chấp nhiều cố gắng của Louis-Napoléon nhằm hướng Giáo hoàng theo thế ôn hòa nhưng sự trở lại của Giáo hoàng Pie IX vẫn được dọn đường bằng cuộc trấn áp đầy bạo lực. Nhưng Louis-Napoléon còn có những mối lo khác. Chiến thắng của Đảng Trật tự Xã hội trong cuộc bầu cử Quốc hội đã đặt ông ở thế mặt đối mặt với những người thuộc Đảng này, những người đã bầu ông là ứng cử viên cho họ. Nhưng họ lại không đồng ý để ông cầm quyền lãnh đạo theo cách không phục vụ lợi ích của họ. Vì vậy, Tổng thống và đa số Quốc hội chỉ thống nhất do cùng lo ngại trước một mối nguy hiểm chung, đó là sự nổi dậy của dân chúng. Chừng nào mối nguy hiểm này qua đi thì họ sẽ tách rời nhau. Những cuộc bầu cử một mặt ghi nhận chiến thắng của Đảng Trật tự Xã hội, mặt khác đánh dấu những tiến bộ lớn của phe Cộng hòa cấp tiến, phe Dân chủ xã hội ủng hộ Ledru-Rollin. Những người này, do phản đối quyết liệt cuộc viễn chinh Roma, đã quyết định kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng. Ngày 13-7-1849, một cuộc biểu tình đã diễn ra ở Paris. Những nhóm quân do Changarnier, người chỉ huy Vệ quốc quân điều khiển đã giải tán cuộc biểu tình và buộc Ledru-Rollin và các tướng “người miền núi” phải rời khỏi nước Pháp. Tổng thống và Quốc hội đã kết hợp thống nhất nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm này: báo chí bị bịt miệng, các cuộc hội họp bị cấm đoán và Chính phủ đã nhận được những quyền lực ngoại lệ để đấu tranh chống lại những người Cộng hòa cấp tiến. Nếu Tổng thống và đa số Quốc hội nhất trí với nhau trong việc chống lại những người Cộng hòa để tiến hành cuộc viễn chinh Roma và sau đó là dẹp tan bạo loạn của dân chúng thì họ lại bất đồng với nhau trong nhận định về những sự việc này. Phe đa số trong Quốc hội tỏ rõ thái độ hài lòng, thỏa mãn (điều đó được tuyên truyền qua Thiers) về việc thiết lập chế độ chuyên chế tại Roma. Về phần mình, Tổng thống vì cho rằng “danh dự chính trị” của cuộc viễn chinh đã bị nhạo báng bởi các cuộc đàn áp nên đã gửi thông điệp đến Quốc hội để tỏ rõ ý kiến của mình. Nhưng Odile Barrot, do ngại sự phản đối của các Nghị sĩ nên đã từ chối đọc thông điệp đó trước Quốc hội. Louis-Napoléon nhân chuyện này đã thực hiện một hành động táo bạo: ông đã giải tán Bộ của Odile Barrot. Đây có thực là một cú táo bạo? Không đến mức như vậy! Tổng thống không phải không biết rằng Quốc hội vốn vẫn cho là Odile Barrot là người quá ôn hòa và không muốn nâng đỡ ông ta. Cú thực sự táo bạo nằm ở một hành động khác. Đó là việc lẽ ra thay Odile Barrot bằng một trong những thủ lĩnh của Đảng Trật tự Xã hội thì Tổng thống lại gọi đến một người ở vị trí thứ yếu, đó là tướng Hautpoul. Ngày 31/10/1849, Hautpoul (với sự trợ giúp đắc lực của một người đầy quỷ kế tên là Morny, em cùng mẹ khác cha của Tổng thống ) đã thành lập cho Tổng thống Bộ của những quan chức cấp cao. Từ đó, Tổng thống nền Cộng hòa thực sự điều hành theo một chính sách riêng của mình. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top