Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 86413" data-attributes="member: 17223"><p><strong> <p style="text-align: center">5 triệu phiếu bầu cho người kế vị dòng họ Bonaparte</p><p></strong></p><p></p><p>Sự lựa chọn này có thể gây ngạc nhiên khi người ta biết được sự đánh giá đáng thương về người kế vị từ phía những người lãnh đạo Đảng Trật tự Xã hội. Chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng đó là ý kiến của ông Thiers, người vốn nổi tiếng là không thể bị đánh ngã.</p><p></p><p>Chúng ta có thể hiểu rõ hơn sự lựa chọn này khi nhớ lại những mục đích của Đảng này và nhân cách của những thành viên trong Đảng.</p><p></p><p>Đảng Trật tự Xã hội luôn nghĩ đến việc đặt dấu chấm hết cho một nền Cộng hòa yếu ớt đã tồn tại quá lâu. Hiện nay, khi dân chúng không còn là chỗ dựa cho nền Cộng hòa nữa thì việc cần làm là loại bỏ những người Cộng hòa ôn hòa đang chiếm vị trí cao trong xã hội: vì vậy cần bầu ra một ứng cử viên là một người bảo thủ kỳ cựu.</p><p></p><p>Trong Đảng không thiếu những người như vậy và chính Thiers cũng mơ rằng một lúc nào đó mình sẽ được bầu vào vị trí này. Nhưng những sự kiện vừa diễn ra trong thời ngự trị của Louis-Philippe còn quá mới để mà một trong số các vị Bộ trưởng của thời Louis-Philippe, với một chút may mắn, được ủng hộ rộng khắp nhằm được bầu vào vị trí người cầm quyền hành pháp của nền Cộng hòa.</p><p></p><p>Mặt khác, Thiers nhanh chóng nhận thấy rằng nếu người dân Pháp hoàn toàn không biết về tính cách và con người của ông hoàng Louis thì họ lại thấy cái tên của ông ta rất thân thuộc, thân thuộc với hầu hết các tầng lớp trong xã hội. Không một ứng cử viên nào khác tỏ ra thích hợp hơn con người lu mờ này. Đảng đã quyết định tận dụng tính quần chúng của cái tên của ông ta rồi sau đó sẽ điều khiển ông ta theo ý của mình.</p><p></p><p>Và từ đó đã bắt đầu các cuộc thảo luận không ngừng giữa Louis-Napoléon và những người lãnh đạo Đảng. Trong những cuộc thảo luận đó, Louis-Napoléon biết cách tỏ ra mình là một người mềm tính, phục tùng và dễ thương. Từ đó ông tổ chức một chiến dịch, phần lớn do chính ông điều hành, mang tính chuyên nghiệp trong việc lấy lòng cử tri.</p><p></p><p>Mỗi cử tri đều có thể tìm thấy lợi ích của mình; từ những người công giáo được hứa hẹn “sẽ được tự do tế lễ và tự do giảng đạo” cho đến những người công nhân như nhìn thấy hình ảnh một “nền Cộng hòa rộng lượng”; hay những người chủ sở hữu tài sản với lời hứa “bảo vệ quyền sở hữu… là đảm bảo độc lập và tự do sở hữu, cơ sở không thể thiếu cho tự do công dân”; cũng như vậy với quân đội, nông dân…</p><p></p><p>Đối thủ có trọng lượng nhất là tướng Cavaignac, người thuộc phe Cộng hòa ôn hòa. Ông là người được gắn liền với nền Cộng hòa, và là người “cứu vớt trật tự” trong cuộc đàn áp “Những ngày tháng Sáu”. Ông hi vọng có được sự ủng hộ của phe Bảo thủ nếu phe này không trao số phiếu của mình cho đối thủ của ông. Nhưng những ký ức về “Những ngày tháng Sáu” lấy mất của Cavaignac sự ủng hộ ở những thành phố có tầng lớp công nhân đông đảo.</p><p></p><p>Điều này tạo cơ hội chiến thắng cho Ledru-Rollin, ứng cử viên của những người “miền núi”, những người Cộng hòa cấp tiến, và cơ hội cho Raspail, đại diện của Đảng Xã hội. Cuộc bầu cử ngày 10/12/1848 mang lại chiến thắng cho người cháu của Hoàng đế Bonaparte với 5,5 triệu phiếu bầu từ mọi miền của nước Pháp: Tư sản thủ cựu bầu cho người theo Đảng Trật tự Xã hội, đối thủ của nền Cộng hòa; nông dân với những kỷ niệm sống động về vị Hoàng đế trong quá khứ, công nhân do thất vọng với nền Cộng hòa đã bầu cho người mang cái tên gợi cho họ nhớ đến thời kỳ Cách mạng 1789.</p><p></p><p>Những đối thủ của ông ta không chỉ thất bại mà còn hoàn toàn bị đè bẹp. Cavaignac, người đứng cao nhất cũng chỉ có 1,5 triệu phiếu bầu; Ledru-Rollin được 370.000 phiếu; Raspail được 36.000 phiếu và Lamartine, không phải là ứng cử viên được 17.000 phiếu.</p><p></p><p>Được bầu theo phổ thông đầu phiếu, vị “Quân vương-Tổng thống” này liệu có làm như Thiers mong muốn, làm một tù binh của Đảng Trật tự Xã hội không? Trong một năm, người ta nghĩ là có thể.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 86413, member: 17223"] [B] [CENTER]5 triệu phiếu bầu cho người kế vị dòng họ Bonaparte[/CENTER] [/B] Sự lựa chọn này có thể gây ngạc nhiên khi người ta biết được sự đánh giá đáng thương về người kế vị từ phía những người lãnh đạo Đảng Trật tự Xã hội. Chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng đó là ý kiến của ông Thiers, người vốn nổi tiếng là không thể bị đánh ngã. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn sự lựa chọn này khi nhớ lại những mục đích của Đảng này và nhân cách của những thành viên trong Đảng. Đảng Trật tự Xã hội luôn nghĩ đến việc đặt dấu chấm hết cho một nền Cộng hòa yếu ớt đã tồn tại quá lâu. Hiện nay, khi dân chúng không còn là chỗ dựa cho nền Cộng hòa nữa thì việc cần làm là loại bỏ những người Cộng hòa ôn hòa đang chiếm vị trí cao trong xã hội: vì vậy cần bầu ra một ứng cử viên là một người bảo thủ kỳ cựu. Trong Đảng không thiếu những người như vậy và chính Thiers cũng mơ rằng một lúc nào đó mình sẽ được bầu vào vị trí này. Nhưng những sự kiện vừa diễn ra trong thời ngự trị của Louis-Philippe còn quá mới để mà một trong số các vị Bộ trưởng của thời Louis-Philippe, với một chút may mắn, được ủng hộ rộng khắp nhằm được bầu vào vị trí người cầm quyền hành pháp của nền Cộng hòa. Mặt khác, Thiers nhanh chóng nhận thấy rằng nếu người dân Pháp hoàn toàn không biết về tính cách và con người của ông hoàng Louis thì họ lại thấy cái tên của ông ta rất thân thuộc, thân thuộc với hầu hết các tầng lớp trong xã hội. Không một ứng cử viên nào khác tỏ ra thích hợp hơn con người lu mờ này. Đảng đã quyết định tận dụng tính quần chúng của cái tên của ông ta rồi sau đó sẽ điều khiển ông ta theo ý của mình. Và từ đó đã bắt đầu các cuộc thảo luận không ngừng giữa Louis-Napoléon và những người lãnh đạo Đảng. Trong những cuộc thảo luận đó, Louis-Napoléon biết cách tỏ ra mình là một người mềm tính, phục tùng và dễ thương. Từ đó ông tổ chức một chiến dịch, phần lớn do chính ông điều hành, mang tính chuyên nghiệp trong việc lấy lòng cử tri. Mỗi cử tri đều có thể tìm thấy lợi ích của mình; từ những người công giáo được hứa hẹn “sẽ được tự do tế lễ và tự do giảng đạo” cho đến những người công nhân như nhìn thấy hình ảnh một “nền Cộng hòa rộng lượng”; hay những người chủ sở hữu tài sản với lời hứa “bảo vệ quyền sở hữu… là đảm bảo độc lập và tự do sở hữu, cơ sở không thể thiếu cho tự do công dân”; cũng như vậy với quân đội, nông dân… Đối thủ có trọng lượng nhất là tướng Cavaignac, người thuộc phe Cộng hòa ôn hòa. Ông là người được gắn liền với nền Cộng hòa, và là người “cứu vớt trật tự” trong cuộc đàn áp “Những ngày tháng Sáu”. Ông hi vọng có được sự ủng hộ của phe Bảo thủ nếu phe này không trao số phiếu của mình cho đối thủ của ông. Nhưng những ký ức về “Những ngày tháng Sáu” lấy mất của Cavaignac sự ủng hộ ở những thành phố có tầng lớp công nhân đông đảo. Điều này tạo cơ hội chiến thắng cho Ledru-Rollin, ứng cử viên của những người “miền núi”, những người Cộng hòa cấp tiến, và cơ hội cho Raspail, đại diện của Đảng Xã hội. Cuộc bầu cử ngày 10/12/1848 mang lại chiến thắng cho người cháu của Hoàng đế Bonaparte với 5,5 triệu phiếu bầu từ mọi miền của nước Pháp: Tư sản thủ cựu bầu cho người theo Đảng Trật tự Xã hội, đối thủ của nền Cộng hòa; nông dân với những kỷ niệm sống động về vị Hoàng đế trong quá khứ, công nhân do thất vọng với nền Cộng hòa đã bầu cho người mang cái tên gợi cho họ nhớ đến thời kỳ Cách mạng 1789. Những đối thủ của ông ta không chỉ thất bại mà còn hoàn toàn bị đè bẹp. Cavaignac, người đứng cao nhất cũng chỉ có 1,5 triệu phiếu bầu; Ledru-Rollin được 370.000 phiếu; Raspail được 36.000 phiếu và Lamartine, không phải là ứng cử viên được 17.000 phiếu. Được bầu theo phổ thông đầu phiếu, vị “Quân vương-Tổng thống” này liệu có làm như Thiers mong muốn, làm một tù binh của Đảng Trật tự Xã hội không? Trong một năm, người ta nghĩ là có thể. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Chân dung các nguyên thủ Pháp
Top