rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Toxic Parents: Overcoming Their Hurtful Legacy and Reclaiming Your Life by Craig Buck and Susan Forward .
Mình xin giới thiệu những phần quan trọng của cuốn sách này.
Toxic parent là gì ?
Tất cả các ông bố bà mẹ đều có những khiếmkhuyết nào đó. Cũng là điều bình thường khi bố mẹ la mắng con cái vào 1 thời điểmnào đó. Tất cả bố mẹ đều thỉnh thoảng có thể trở nên kiểm soát con cái quá mức.Và bố mẹ cũng chỉ là con người, họ cũng có nhiều vấn đề cá nhân. Và phần lớn trẻem có thể xử lý với những cơn nóng giận bộc phát của bố mẹ chừng nào mà chúngcòn cảm thấy được bố mẹ yêu thương , thấu hiểu.
Nhưng có rất nhiều ông bố bà mẹ sở hữu những khuôn mẫu hành vi tiêu cực, nhất quán đối với cuộc sống của đứa con. Đó là những Toxic parent- tức là những bố mẹ gây hạicho đưa con.
Kỹnăng làm bố me là 1 trong những kỹ năng quan trọng nhất của chúng ta. Bố mẹ củachúng ta học những kỹ năng làm cha mẹ chủ yếu từ ông bà ( nội ngoại). Những kỹnăng đó được kế thừa từ đời này sang đời khác.
Khôngdễ dàng để xác định liệu bố mẹ mình có phải là Toxic parents không. Nhiều đứacon của Toxic parents luôn luôn tự hỏi bản thân, liệu có phải mình bị bố mẹ ngượcđãi không, hay là mình quá nhạy cảm .
Nhữngcâu hỏi sau đây là giúp bạn xác định được bố mẹ mình có phải là toxic parentskhông. Một số câu hỏi có thể làm bạn cảm thấy lo lắng và không thoải mái. Điềuđó cũng tự nhiên thôi. Vì rất khó khăn để chúng ta có thể thừa nhận sự thật vềviệc bố mẹ đã làm tổn thương chúng ta nhiều như thế nào.
Mối quan hệ của bạn với bố mẹ khi bạn còn bé:
1. Bố mẹ liên tục phê bình bạn,xúc phạm bạn ?
2. Bố mẹ kỷ luật bạn bằng cáchđánh đập ? bố mẹ đánh bạn bằng thắt lưng hoặc bằng những đồ vật khác ?
3. Bố mẹ nghiện rượu ?
4. Bố mẹ bị trầm cảm hoặc có nhữngvấn đề bệnh tật về thể chất hoặc tâm lý ?
5. Bạn phải chăm sóc bố mẹ khicòn bé ?
6. Bố mẹ đã làm điều gì đó vớibạn trong quá khứ khiến bạn phải giữ bí mật ?
7. Bạn sợ bố mẹ phần lớn thờigian ?
8. Bạn sợ bộc lộ nỗi tức giận củamình với bố mẹ?
Cuộc sống trưởng thành của bạn:
1. Bạn thấy mình bị mắc kẹttrong những mối quan hệ tình cảm không lành mạnh ( bị bạo hành )?
2. Bạn tin rằng nếu bạn gần gũivới ai đó thì họ sẽ làm bạn tổn thương hoặc bỏ rơi bạn ?
3. Bạn có 1 khoảng thời giankhó khăn để hiểu mình là ai, mình muốn điều gì , mình cảm nhận điều gì ?
4. Bạn sợ rằng nếu mọi người biếtvề con người thật của bạn, họ sẽ không thích bạn ?
5. Bạn cảm thấy lo lắng khi bạnthành công và sợ hãi nếu ai đó phát hiện ra sai sót của bạn ?
6. Bạn tức giận và buồn phiềnkhông rõ nguyên nhân ?
7. Bạn là người theo chủ nghĩahoàn hảo ?
8. Bạn cảm thấy khó có thể thưgiãn ?
9. Mặc cho những ý định của bạn,bạn phát hiện thấy mìh “hành xử giống như bố mẹ”?
Mối quan hệ của bạn với bố mẹkhi trưởng thành:
1. Bố mẹ vẫn đối xử với bạn nhưthể bạn là 1 đứa trẻ ?
2. Rất nhiều những quyết địnhquan trọng của cuộc đời bạn phải dựa vào sự ủng hộ của bố mẹ?
3. Bạn có những cảm xúc mãnh liệtvà những phản ứng sau khi ở cùng bố mẹ ?
4. Bạn sợ bất đồng ý kiến với bốmẹ?
5. Bố mẹ kiểm soát bạn bằngcách đe dọa hoặc làm cho bạn cảm thấy có lỗi ?
6. bố mẹ kiểm soát bạn bằng tiềnbac ?
7. Bạn cảm thấy mình phải chịutrách nhiệm cho những cảm xúc của bố mẹ? Nếu bố mẹ cảm thấy không hạnh phúc thìbạn cảm thấy đó là lỗi của bạn ?
8. Bạn cảm thấy rằng dường nhưmình làm bao nhiêu cũng không bao giờ đủ tốt đối với bố mẹ?
9. Bạn có tin rằng 1 ngày nàođó, bằng cách nào đó, bố mẹ bạn sẽ thay đổi, trở nên tốt hơn ?
Nếubạn trả lời “có” ngay chỉ 1/3 những câu hỏi trên, quyển sách này có thể giúp bạnrất nhiều.
**
Khichúng ta còn bé, bố mẹ là tất cả đối với chúng ta. Nếu không có họ, chúng ta sẽkhông được yêu thương, không được bảo vệ, không được nuôi dưỡng, không có nhà đểở, chúng ta sẽ sống trong trạng thái sợ hãi liên tục, chúng ta biết rằng mìnhkhông đủ khả năng để tồn tại một mình.
Khôngai và không có điều gì có thể phê bình bố mẹ của chúng ta. Chúng ta giả định rằnghọ là những ông bố bà mẹ hoàn hảo. Khi thế giới xung quanh chúng ta được mở rộng,chúng ta phát triển 1 nhu cầu duy trì hình ảnh hoàn hảo của bố mẹ như là 1 cơchế phòng vệ nhằm chống lại rất nhiều những điều mà chúng ta chưa biết. Chừngnào mà chúng ta tin rằng bố mẹ mình là hoàn hảo thì chừng đó chúng ta còn cảmthấy mình được bảo vệ , được an toàn.
Lên 2,3 tuổi, chúng ta bắt đầu trở nên độc lập hơn. Chúng ta biết nói “không” bởivì nó cho phép chúng ta thực tập cách để kiểm soát cuộc sống của chúng ta;trong khi nói “có” chỉ đơn giản là 1 sự bằng lòng. Chúng ta đấu tranh để pháttriển 1 định dạng độc nhất của chúng ta ( a unique identity)
Quá trình tách rời khỏi bố mẹ đạt đến đỉnh điểm của nó trong suốt thời thanh thiếuniên, khi chúng ta đương đầu với những giá trị và quyền lực của bố mẹ. Trong nhữnggia đình lành mạnh, bố mẹ sẽ chấp nhận, cổ vũ tính độc lập của trẻ. Họ đánh giácao sự “nổi loạn” của tuổi teen như là 1 giai đoạn phát triển tâm lý bình thường.
“Toxicparents” xem sự nổi loạn hoặc sự khác biệt cá nhân như là 1 kiểu tấn công cánhân. Họ bảo vệ bản thân bằng cách củng cố sự phụ thuộc và bất lực của trẻ.
Nềnvăn hóa và tôn giáo của chúng ta phát huy sự vạn năng của uy quyền của bố mẹ. Bạncó thể bộc lộ cơn tức giận đối với vợ, chồng, người yêu, anh chị em, bạn bè ;nhưng sẽ là điều cấm kỵ nếu bạn đương đầu với bố mẹ. Những câu nói kiểu “ đừngbao giờ cãi lại bố mẹ”, “ tại sao con dám lớn tiếng với bố mẹ?”
Bốmẹ có quyền kiểm soát chúng ta đơn giản vì họ đã đem lại cuộc sống cho chúngta.
**
Cơ chế hợp lý hóa ( rationalization ). Khi chúng ta hợp lý hóa, chúng ta dùng những“ lý do tốt” để giải thích cho những tổn thương mà “toxic parents” gây ra. Sauđây là 1 vài kiểu hợp lý hóa:
- Mẹ tôi không bao giờ chú ý đến tôi bởi vì bà không hạnh phúc.
- Bố đánh tôi, ông ấy không có ý làm tổn thương tôi, bố chỉ muốndạy cho tôi 1 bài học.
- Bố tôi chỉ uống rượu bởi vì ông cô đơn. Tôi nên ở nhà với ôngnhiều hơn.
Tất cả những kiểu hợp lý hóa ở trên đều có 1 điểm chung. Nó làm cho 1 điều không thểchấp nhận được trở nên dễ dàng chấp nhận. Bề ngoài, những kiểu hợp lý hóa như vậytỏ ra hiệu quả, nhưng 1 phần bên trong bạn luôn luôn hiểu sự thật là gì.
**
Trường hợp của Louise
Cô ấyví bố mình như 1 ngôi sao điện ảnh, mọi người đều ngưỡng mộ. Ông ấy có những tính cách thu hút mọi người lại gần. Ông ấy đã bỏ rơi mẹ con cô khi Louise 10tuổi. Không điện thoại, không tin nhắn, không tất cả. Louise đã trải qua phần lớnthời gian trong cuộc đời mình để mong người cha mà cô ngưỡng mộ quay về với cô.Cô ấy đã dùng cơ chế hợp lý hóa quá mức để giữ hình ảnh lý tưởng về người chatrong mắt cô- mặc cho những tổn thương không thể nói thành lời do những hành vicủa ông ấy gây ra.
Sự hợp lý hóa đã cho phép cô ấy chối bỏ cơn giận với người cha đã bỏ rơi cô. Nhưngđiều không may, cơn giận đó tìm cách thoát ra ngoài, nó hướng vào mối quan hệ của cô với những người đàn ông khác. Mỗi lần cô ấy bắt đầu găp gỡ 1 người đàn ông,mọi việc trôi chảy được 1 thời gian khi cô ấy bắt đầu hiểu về người đàn ông ấy.Nhưng khi họ tiến gần hơn, nỗi sợ bị bỏ rơi của cô ấy trỗi dậy. Nỗi sợ chuyểnthành sự thù địch. Cô ấy không thể nhận ra sự thật là những người đàn ông rời bỏcô vì cùng 1 lý do : khi họ tiến lại gần cô thì cô ấy càng trở nên thù địch.Nhưng thay vào đó, cô ấy lại khăng khăng cho rằng sự thù địch của cô là hợp lývì sự thật là họ luôn luôn bỏ rơi cô.
Cô ấyđã chuyển cơn giận đối với người cha và sự không tin tưởng về cha sang nhữngngười đàn ông khác. Bởi vì nếu cô ấy nhận ra sự thật là cha đã bỏ rơi mình thìhình ảnh lý tưởng về người cha sẽ không còn. Bởi vì không nhận ra được điều đónên Louise liên tục chọn những người đàn ông đối xử với cô bằng những cách thứckhiến cô ấy thất vọng và tức giận. Chừng nào mà cô ấy còn có thể giải tỏa cơngiận của mình lên những người đàn ông khác thì chừng đó cô ấy không phải cảm nhậncơn giận của cô đối với cha.
**
Bố mẹ nghiện rượu
- Họ phủ nhận vấn đề nghiện rượu của mình.
- Họ viện cớ cho việc nghiện rượu. Ví dụ, mẹ chỉ uống rượu đểkhuây khỏa; Bố vừa mất việc...
- Những đứa trẻ của bố mẹ nghiện rượu thường cảm thấy như mìnhvô hình ( feel invisible ).
- Những đưaa trẻ của bố mẹ nghiện rượu cảm thấy có lỗi vì đãkhông sửa chữa được cuộc sống của bố mẹ.
- Ít nhất có 1 trong 4 trẻ của bố mẹ nghiện rượu trở nên nghiệnrượu giống bố mẹ họ.
- Những đứa trẻ của bố mẹ nghiện rượu cảm thấy không thể tin tưởngđược bất cứ ai. Bởi vì mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ với bố mẹđã dạy cho chúng rằng: những người mà chúng yêu thương sẽ làm tổn thương chúngvà những người ấy rất khủng khiếp, khó đoán. Phần lớn những đứa trẻ của bố mẹnghiện rượu cảm thấy sợ hãi khi trở nên gần gũi với người khác. Sự thành công củanhững mối quan hệ tình cảm, cho dù đó là quan hệ bạn bè, tình yêu đều đòi hỏi 1mức độ tổn thương, tin tưởng và cởi mở - nhưng đó là những yếu tố đã bị hủy hoạitrong gia đình của bố mẹ nghiện rượu. Kết quả là, rất nhiều những đứa con của bốmẹ nghiện rượu khi trưởng thành lại bị thu hút vào những người mà họ không sẵnsàng về mặt tình cảm với chúng.
- Trường hợp của Jody: Cô ấy yêu những anh chàng bạo lực (abusive man ). Cô ấy đã lặp lại lịch sử gia đình mình. Cô ấy bám vào niềm tintuyệt vọng rằng cha cô ấy là người đàn ông duy nhất thực sự hiểu cô.
- Những đứa trẻ của bố mẹ nghiện rượu khi lớn lên sẽ trở thànhnhững người ghen tuông, có tính sở hữu và hay nghi ngờ trong những mối quan hệtình cảm. Họ đã học được điều đó từ mối quan hệ với bố mẹ họ ( rằng những mốiquan hệ tình cảm sẽ dẫn đến sự phản bội, và tình yêu sẽ dẫn đến đau khổ).
- Tất cả các ông bố bà mẹ đều có thể mâu thuẫn, không nhất quánở 1 mức độ nào đó. Nhưng đối với những bố mẹ nghiện rượu, thì những triệu chứngnhư : ngày hôm nay là đúng và ngày mai là sai ( It’s right one day and wrongthe next ). Những quy tắc trong gia đình thay đổi thường xuyên và không thểđoán biết trước được. bố mẹ nghiện rượu sử dụng lời phê bình, chỉ trích như là1 phương tiện để kiểm soát, bất kể đứa trẻ đã làm điều gì thì bố mẹ họ vẫn luônluôn sẽ tìm thấy cái gì đó để phê bình. Đây là cách để bố mẹ nghiện rượu biện hộcho sự khiếm khuyết của họ. Thông điệp của họ đối với đứa con là :” Nếu conkhông làm bất cứ điều gì sai trái thì bố mẹ sẽ không nghiện rượu”.
- bố mẹ nghiện rượu đổi lỗi cho đứa con về vấn đề nghiện rượu củahọ. Khi đó, bạn còn quá nhỏ để có thể nhận ra logic vấn đề, và bạn sẽ chấp nhậnviệc bị bố mẹ đổ lỗi. Trong vô thức, bạn sẽ nghĩ rằng mình chịu trách nhiệm choviệc uống rượu của bố mẹ.
- Những đứa trẻ của bố mẹ nghiện rượu lớn lên trong 1 môi trườngkhông thể đoán trước được ( vì tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ nghiện rượu liên tụcthay đổi ). Và khi lớn lên, những đứa trẻ đó sẽ phát triển nhu cầu muốn kiểmsoát mọi việc và mọi người trong cuộc đời họ.
- Trường hợp của Glenn. Anh ấy đã bù trừ cho sự bất lwujc màanh ấy chịu đựng khi còn bé bằng cách trở thành người kiểm soát ( a controller) khi trưởng thành. Glenn tin rằng bằng cách kiểm soát tất cả các khía cạnhtrong cuộc sống của anh thì anh ấy có thể tránh việc trải nghiệm lại những sự“điên loạn “ thời thơ ấu. Nhu cầu kiểm soát người khác của anh ấy là kết quả củanhững gì mà anh ấy đã từng sợ nhất- anh ấy sợ bị từ chối.
- Nếu bạn là con của bố mẹ nghiện rượu, thì chìa khóa để kiểmsoát cuộc đời bạn, đó là hãy nhớ rằng bạn có thể thay đổi mà bạn không cần phảithay đổi bố mẹ mình. Trạng thái bình an nội tâm ( well-being ) của bạn không cầnphải phụ thuộc vào bố mẹ. Bạn có thể vượt qua những tổn thương thời thơ ấu vàvượt qua những ảnh hưởng của bố mẹ lên cuộc sống hiện tại của bạn.
**
Bố mẹ kiểm soát ( Thecontroller )
Kiểm soát không nhất thiết là xấu. Nếu 1 người mẹ ngăn cản đứacon mới biết đi băng qua đường, thì chúng ta không gọi bà ấy là 1 người kiểmsoát. Bà ấy chỉ đang bảo vệ con.Nhưng nó sẽ là quá mức kiểm soát khi người mẹngăn cản đứa con 10 tuổi băng qua đường một mình.
Trẻ em nếu không được khuyến khích tự làm , tự khám phá, vàthử thất bại; thì những đứa trẻ ấy thường sẽ cảm thấy bất lực và khiếm khuyết.Những cha mẹ kiểm soát con quá mức do lo lắng, sợ hãi thường sẽ khiến đứa trẻtrở nên lo lắng và sợ hãi theo. Nó sẽ gây khó khăn cho trẻ để trưởng thành. Khitrẻ bước vào lứa tuổi thanh niên và trưởng thành, nhiều trẻ cảm thấy không thểtừ bỏ được sự hướng dẫn của bố mẹ. Kết quả là, những bố mẹ này tiếp tục kiểmsoát cuộc sống của đứa con.
Xuất phát từ nỗi sợ không được ai cần đến ( the fear of notbeing needed ), nỗi sợ mất mát khi đứa trẻ sẽ rời gia đình . Nhiều bố mẹ dínhchặt vào vai trò làm cha mẹ ( parental role ) khiến cho họ cảm thấy bị phản bộivà bỏ rơi khi đứa con trở nên độc lập.
Kiểm soát trực tiếp
Cuộc hôn nhân của những đứa trẻ con củ bố mẹ kiểm soát có thểbị đe dọa rất lớn. Bố mẹ kiểm soát xem người bạn đời của con mình như là đối thủcạnh tranh. Điều này dẫn đến những trận chiến giữa bố mẹ và bạn đời của con.
Nhiều Toxic parent dùng tiền bạc để giữ cho đứa con phụ thuộcvào mình.
Vì tiền thường được xem là biểu tượng của quyền lực.
Một hình thức khác của kiểm soát, tinh vi hơn, đó là manipulation( điều khiển).Những người này có thể đạt được điều họ muốn mà không phải nói trựctiếp. Vì Manipulative parents che dấu động cơ thật sự của họ, nên những đứa concủa con cảm thấy mơ hồ, lộn xộn. Chúng biết rằng mình đang bị bố mẹ điều khiểnnhưng chúng không thể xác định được bố mẹ điều khiển mình như thế nào.
Một trong những kiểu phổ biến của bố mẹ điều khiển đó là đóngvai người giúp đỡ ( helper ). Họ tạo ra những tình huống làm cho bản thân họ đượcđưa con cần đến trong cuộc sống.
Bố mẹ kiểm soát bạn ngay cả khi họ đã qua đời
Một thân chủ đã nói với tác giả rằng :” Bố mẹ tôi đã mất , dođó, họ không thể kiểm soát tôi được nữa”.
Nhiều người tin rằng khi bố mẹ kiểm soát qua đời thì họ sẽ đượctự do. Nhưng thực tế là: hàng trăm thân chủ ( của tác giả ) vẫn trung thành vớinhững yêu cầu và thông điệp của bố mẹ nhiều năm sau khi bố mẹ họ đã mất.
Trường hợp của Eli
Eli , 60 tuổi, là 1 doanh nhân thành đạt, rất thông minh. Mặcdù là triệu phú nhưng ông vẫn sống trong 1 căn hộ 1 phòng, lái 1 chiếc xe cũ vàsống rất tiết kiệm. Ông ấy đã lái xe quanh 1 tòa nhà trong 20 phút để tìm chỗ đỗxe để tránh khoản tiền 5 $ đỗ xe. Khi nhà tham vấn cũng Eli khám phá nguyênnhân gốc rễ của sự ám ảnh tiết kiệm tiền, nó trở nên rõ ràng hơn khi giọng nói người cha đã mất 12 năm của Eli vẫn còn văng vẳngtrong đầu ông:” Mày là đồ ngốc. Mày đã lãng phí tiền vào những món xa xỉ. Màyphải tiết kiệm từng penny. Kéo khi gặp lúc khó khăn, mày sẽ cần đến những đồngtiền đó”. Do đó, Eli sợ phải tiêu từng đồng penny
**
Bố mẹ khiếm khuyết ( Theinadequate parents )
Trẻem có những quyền cơ bản sau : quyền được nuôi dưỡng, có quần áo mặc, có nhà ở,và được bảo vệ. Ngoài ra, trẻ còn có quyền được nuôi dưỡng về mặt cảm xúc, đượctôn trọng những cảm xúc và được đối xử theo những cách cho phép trẻ phát triểncảm nhận về giá trị bản thân.
Trẻcòn có quyền được hướng dẫn bởi bố mẹ về những hạn chế , giới hạn của hành vi,bị kỷ luật nhưng không phải là bạo hành về thân thể hoặc cảm xúc.
Cuốicùng, trẻ em có quyền được là trẻ em. Trẻ có quyền trải qua những năm đầu đời củachúng để vui chơi và không phải chịu trách nhiệm.Và khi lớn lên, cha mẹ sẽ nuôidưỡng sự trưởng thành của trẻ bằng cách giao cho chúng những trách nhiệm và bổn phận công việc nhà .
Trẻem tiếp thu những thông điệp bằng lời và không bằng lời. Chúng lắng nghe bố mẹ,nhìn vào hành động của bố mẹ và bắt chước theo. Cha mẹ là trung tâm để trẻ pháttriển cảm nhận về định dạng bản thân mình.
Nhưngtrong gia đình của bố mẹ khiếm khuyết, họ không thể đáp ứng những nhu cầu trêncủa trẻ, trong nhiều trường hợp họ kỳ vọng và yêu cầu đứa trẻ đáp ứng những nhucầu của bố mẹ.
Khibố mẹ ép buộc những trách nhiệm ( lẽ ra thuộc về bố mẹ) lên trẻ, thì vai tròtrong gia đình bị bóp méo, đảo lộn. Đứa trẻ bị ép buộc trở thành cha mẹ củachính mình, hoặc thậm chí trở thành cha mẹ của chính cha mẹ mình. Trẻ không cóai để học hỏi, để noi gương theo.
Trườnghợp của Les, 34 tuổi. Anh là người nghiện việc, đã biến cuộc hôn nhân của mìnhthành địa ngục. Anh cảm thấy khó khăn khi bộc lộ cảm xúc, đặc biệt là những cảmxúc yêu thương.Quá khứ của anh là : một người mẹ luôn cầm 1 tách cafe và 1 điếuthuốc lá. Bà rất ít nói chuyện với anh. Bà không bao giờ thức dậy sớm đưa cáccon đi học. Anh ấy có nhiệm vụ phải chăm sóc đứa em trai, làm bữa trưa và đưanó ra xe bus đi học... sau đó làm bữa tối và dọn dẹp nhà cửa. Les bị buộc phảichịu trách nhiệm cho những việc lẽ ra phải thuộc về bố mẹ mình. Les là 1 cậu bé cô đơn
Khilớn lên, Les bị thúc đẩy bởi nhu cầy làm việc nhiều giờ, nhằm phục vụ 2 mụcđích : nó giữ cho anh không phải đương đầu với sự cô đơn trong thời thơ ấu vàtrong cuộc sống trưởng thành hiện tại; và nó củng cố niềm tin của anh ấy rằnganh ấy có thể không bao giờ làm việc đủ. Les tưởng tượng rằng nếu anh ấy làm việcđủ , thì anh có thể chứng minh rằng anh là 1 người có giá trị, đủ đầy. Quan trọnglà, anh ấy đang cố gắng làm cho mẹ mình hạnh phúc.
Nhữngđứa trẻ bị buộc phải trao đổi vai trò với bố mẹ như Les khi bước vào tuổi trưởngthành sẽ mang theo nhiều cảm xúc tội lỗi và cảm giác chịu trách nhiệm quá mức.Họ thường trở nên dính mắc trong 1 vòng tròn luẩn quẩn của việc chịu trách nhiệmcho mọi việc, và điều không thể tránh khỏi là cảm giác tội lỗi và khiếm khuyết,nghi ngờ những nỗ lực của bản thân; nó khiến họ bị cạn kiệt năng lượng và làmtăng cảm giác thất bại.
Leslớn lên trong gia đình không được nuôi dưỡng về mặt cảm xúc , kết quả là khi lớnlên anh ấy đóng kín những cảm xúc của mình.
Bố mẹ bạo lực ngôn ngữ ( Theverbal abusers)
Sứcmạnh của những ngôn từ tàn nhẫn
Phầnlớn Bố mẹ của chúng ta thỉnh thoảng nói những điều gì đó xúc phạm đến đứa con.Nhưng việc này không nhất thiết là bạo hành về ngôn ngữ. Nhưng nó sẽ là bạohành khi Bố mẹ bạn thường xuyên dùng ngôn từ để tấn công bạn về mặt ngoại hình,trí thông minh, năng lực hoặc những giá trị khác. Có 2 kiểu bạo hành về ngôn ngữ1) Kiểu tấn công trực tiếp, rõ ràng, làm giảm giá trị của bạn. Bố mẹ có thểnói với bạn rằng họ ước sao bạn không bao giờ được sinh ra đời; (2) Kiểu tấncông gián tiếp. Ví dụ, trêu chọc, mỉa mai, xúc phạm ( gọi bạn bằng nhữngnickname nào đó ), hạ nhục tinh vi. Những kiểu Bố mẹ như vậy thường che giấu sựbạo hành đằng sau bề ngoài hài hước.
Bố mẹ hoàn hảo (Perfectionist parents )
Nhữngkỳ vọng không phù hợp rằng đứa con mình phải trở nên hoàn hảo là 1 trong nhữngyếu tố khiến bố mẹ có những bạo hành ngôn ngữ. Có nhiều bố mẹ bạo hành ngôn ngữlà những người thành đạt.
Nhữngbố mẹ nghiện rượu có thể đưa ra những yêu cầu không phù hợp đối với đứa con,sau đó họ dùng sự thất bại của đứa con để biện minh cho việc uống rượu.
ảotưởng của bố mẹ hoàn hảo là nếu họ có thể làm cho đứa con trở nên hoàn hảo thìhọ sẽ có được 1 gia đình hoàn hảo.
Trường hợp của Paul : 3P của sự hoàn hảo : Perfectionism ( Hoàn hảo ), Procrastination( Trì hoãn ) và Paralysis ( tê liệt).
Chacủa paul muốn anh trở nên hoàn hảo. Nỗi sợ thất bại , không thể làm mọi việc trởnên hoàn hảo đã khiến Paul trì hoãn việc thực hiện chúng ( procrastination ).Nhưng Paul càng trì hoãn, anh càng cảm thấy bị quá tải. Và nỗi sợ của anh ấy cuốicùng đã ngăn cản anh không làm bất cứ điều gì ( tê liệt).
Nhữngđứa trẻ của bố mẹ hoàn hảo khi lớn lên sẽ đi theo 1 trong 2 con đường: Họ có thểnỗ lực không ngừng để giành được tình yêu và sự ủng hộ của bố mẹ, hoặc họ sẽ chốngđối, phát triển 1 nỗi sợ thành công. Đối với họ thì, ngôi nhà của họ có thểkhông bao giờ là đủ sạch sẽ. Họ có thể không bao giờ trải nghiệm được cảm giáchài lòng khi hoàn thành công việc vì họ tự thuyết phục bản thân rằng họ còn cóthể làm tốt hơn. Họ cảm thấy thực sự sợ hãi nếu như họ chỉ phạm 1 lỗi lầm ( dùlà nhỏ nhất ).
Đứatrẻ có thể bị tổn thương bởi sự hạ nhục từ bạn bè, thầy cô giáo, anh chị em hoặctừ những thành viên khác trong gia đình. Nhưng đối với trẻ thì người làm chúngtổn thương nhất chính là bố mẹ. Bố mẹ là trung tâm của vũ trụ đối với trẻ. Nếu như bố mẹ nghĩ xấuvề chúng thì đối với trẻ điều đó phải là sự thật. Nếu như mẹ bạn luôn luôn nói“Con là đứa ngu ngốc” thì bạn sẽ tin rằng mình ngu ngốc. Nếu bố bạn luôn luônnói “ Mày là đứa vo tích sự “, bạn sẽ tin rằng mình là người như vậy. Khi đó, bạnquá nhỏ để có thể nghi ngờ những điều bố mẹ nói.
Bạn đã “ nội tâm hóa” ( Internalizing ) những lời phê bình đó, đưa nó vào trong vôthức của mình.
**
Bố mẹ bạo hành thân thể (The physical abusers )
Tạisao bố mẹ đánh đập con họ ?
Bốmẹ nào cũng có thể cảm thấy buộc phải đánh đập con vào 1 thời điểm nào đó. Nhữngcảm xúc như vậy đặc biệt trở nên mạnh mẽ khi đứa trẻ không ngừng khóc hoặcthách đố chúng ta. Thỉnh thoảng cảm xúc muốn đánh con ít liên quan đến hành vicủa đứa trẻ hơn là những cảm xúc của chính chúng ta ( stress , lo âu, bất hạnh,mệt mỏi ). Phần lớn chúng ta kiểm soát được sự thôi thúc muốn đánh con.
Bốmẹ bạo hành thân thể thường có những đặc điểm sau :
- Họ thiếu sự kiểm soát những xung động của bản thân. bố mẹ bạohành sẽ tấn công những đứa con bất cứ khi nào họ có những cảm xúc tiêu cực mãnhliệt cần phải giải tỏa. Họ dường như ít nhận thức được những hậu quả của nhữnggì họ gây ra cho đứa con. Đó gần như là 1 phản ứng tự động khi họ bị stress.
- bố mẹ bạo hành thường đến từ những gia đình có truyền thống bạohành. Phần lớn những hành vi đánh đập, bạo hành của họ là 1 sự lặp lại trực tiếptừ những gì họ đã trải qua và học được từ thời trẻ. Họ đóng vai 1 kẻ bạo hành.Bạo lực ( violence ) là công cụ duy nhất họ học được để sử dụng trong việc giảiquyết những vấn đề và cảm xúc- đặc biệt là cảm xúc tức giận.
- Rất nhiều bố mẹ bạo hành khi bước vào tuổi trưởng thành vớinhững khiếm khuyết lớn về mặt cảm xúc và những nhu cầu chưa được đáp ứng. Về mặtcảm xúc, họ vẫn chỉ là những đứa trẻ. Họ thường nhìn vào đứa con của họ như làngười đại diện cho bố mẹ ( as surrogate parents ), để làm thỏa mãn những nhu cầucảm xúc mà bố mẹ thật sự của họ chưa bao giờ làm. Những bố mẹ bạo hành trở nêntức giận khi đứa con của họ không thể đáp ứng những nhu cầu của họ. Rất nhiềunhững bố mẹ bạo hành có vấn đề liên quan đến rượu và chất gây nghiện. Việc chấtgây nghiên là 1 trong những yếu tố phổ biến khiến cho họ mất khả năng kiểm soáttính xung động của mình.
Thực sự khó khăn cho trẻ để khôi phục lại những cảmxúc tin tưởng và an toàn 1 khi nó đã bị giẫm đạp bởi bố mẹ. Tất cả chúng taphát triển những kỳ vọng về cách mà người khác đối xử với mình dựa trên mốiquan hệ của chúng ta với bố mẹ.Nếu mối quan hệ đó mang tính tôn trọng cảm xúc,quyền lợi, nuôi dưỡng cảm xúc, chúng ta sẽ phát triển những kỳ vọng người khácsẽ đối xử với chúng ta theo cách tương tự.
Trường hợpcủa Kate
Thay vì trực tiếp xử lý những vấn đề trong cuộc hônnhân của mình, cha của Kate đã trút giận và trút những thất vọng về tình dụclên đứa con gái, sau đó ông ấy đã hợp lý hóa cho những hành vi bạo lực của mìnhbằng cách đổ lỗi cho người vợ. Những bạo lực thân thể lên trẻ con thường là 1phản ứng đối với stress do công việc, do những xung đột với những thành viênkhác trong gia đình, bạn bè, hoặc những căng thẳng trước cuộc sống gây bất mãn.Trẻ em dễ dàng trở thành mục tiêu để trút giận, vì trẻ em không thể chống trả lạivà chúng chỉ có thể im lặng vì bị đe dọa. Nhưng việc trút giận lên trẻ em chỉgiúp bố mẹ bạo hành giải tỏa cảm xúc tạm thời. Nguồn gốc chính của cơn giận củahọ vẫn duy trì, không thay đổi.
1 số bố mẹ bạo hành viện cớ cho việc đánh đập con bằngcách cho rằng họ muốn làm cho đứa trẻ trở nên rắn rỏi hơn, dũng cảm hơn, mạnh mẽhơn.
Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kỷ luật con bằngcách đánh đập không mang lại hiệu quả. Việc đánh đập con sẽ tạo ra trong trẻ nhữngcảm xúc thù hận, giận dữ, tưởng tượng trả thù và căm ghét bản thân. Nó gây nguyhiểm cho thân thể, cảm xúc và tinh thần.
Trường hợp của Joe
Mẹ của anh ấy đã làm gì khi anh ấy bị bố đánh đập ? Mặcdù mẹ anh không đánh anh nhưng bà đã không bảo vệ anh khi anh bị bố đánh. Thayvì bảo vệ con, bà ấy trở nên sợ hãi, bất lực và thụ động trước ông chồng bạo lực.Chính bà ấy đã bỏ rơi đứa con của mình. Thêm vào cảm giác bị cô lập và không đượcbảo vệ, Joe cảm thấy mình buồn bã với trách nhiệm quá mức. Ở đây có sự đổi vai( role reversal ), anh ấy giả định rằng mình chịu trách nhiệm phải bảo vệ chongười mẹ, như thể anh ấy đóng vai người bố, và bà mẹ như là 1 đứa trẻ. Ở đây,bà mẹ là 1 kiểu phụ huynh thụ động ( the passive parent). Và khi những đứa trẻbị bạo hành từ nhỏ trưởng thành, chúng sẽ viện lý do bảo vệ cho phụ huynh thụ độngbởi vì chúng xem người ấy như là 1 đồng nạn nhân với chúng ( a co victim ).
Trong 1 vài trường hợp, đứa trẻ bị bạo hành sẽ vô thứcđồng nhất hóa ( identifies ) với bố mẹ bạo hành. Vì bố mẹ bạo hành trông thậtquyền lực và không bị tổn thương trong con mắt của trẻ. Đứa trẻ sẽ tưởng tượngmình sở hữu những phẩm tính đó và chúng sẽ có khả năng tự bảo vệ bản thân. Kếtquả là, như 1 cơ chế phòng vệ vô thức, chúng phát triển những nét tính cách màchúng rất căm ghét ở bố mẹ bạo hành. Mặc cho những cam kết đối với bản thân sẽtrở nên khác biệt với bố mẹ, dưới những tình huống gây stress, chúng có thểhành xử chính xác giống y như bố mẹ bạo hành. Nhưng hiện tượng này không phổ biến lắm.
Những đứa trẻ của bố mẹ bạo hành có thể vượt qua nhữngtổn thương quá khứ như cơn giận đối với bố mẹ, những nỗi tức giận chưa được xửlý, những nỗi sợ hãi quá mức, ghê tởm bản thân, mất khả năng tin tưởng vào ngườikhác hoặc cảm giác an toàn.
**
Những câu hỏidưới đây sẽ giúp bạn định dạng những niềm tin nằm dưới những cảm xúc và hành độngcủa bạn.
Trong mối quanhệ với bố mẹ,đây là những gì mà tôi tin :
1. Tôi có trách nhiệm làm cho bố mẹ tôi hạnh phúc và tự hào.
2. Tôi là tất cả cuộc sống của bố mẹ.
3. bố mẹ tôi không thể sống nổi nếu không có tôi.
4. Tôi không thể sống nổi nếukhông có bốmẹ tôi.
5. Nếu tôi nói với bố mẹ sự thật về, ví dụ : việcphá thai, việc ly dị của tôi, tôi là gay, về vị hôn thê của tôi...Nó sẽ “giết” bốmẹ tôi.
6. Nếu tôi chống lại bố mẹ, tôi sẽ mất họ mãimãi.
7. Tôi không nên làm hay nói bấtcứ điều gì có thể sẽ gây tổn thương cho bố mẹ.
8. Những cảm xúc của bố mẹ quan trọng hơn những cảmxúc của tôi.
9. Nếu bố mẹ tôi thay đổi, tôi sẽ cảmthấy tốt hơn về bản thân mình.
10. Bất kể bố mẹ đã làm điều gì thì họvẫn là bố mẹ tôi và tôi phải tôn trọng họ.
11. bố mẹ tôi không có quyền kiểm soát cuộc sống của tôi. Tôi chốngđối lại bố mẹ hầu hết thời gian.
12. Nếu tôi nói với bố mẹ rằng họ đã làm tổn thương tôi nhiều nhưthế nào, họ sẽ từ mặt tôi.
Nếu có từ 4 hoặc nhiều hơn 4trong số những niềm tin ở trên phù hợp với bạn thì bạn vẫn còn đang dính mắc vớibố mẹ. Những niềm tin đó ngăn cản bạn trở thành 1 con người độc lập. Rất nhiềutrong số những niềm tin ở trên đặt toàn bộ trách nhiệm lên vai bạn về việc bạncịu trách nhiệm cho những cảm xúc của bố mẹ.
Khi bố mẹ bạn cảm thấy tồi tệ, họthường đổi lỗi lên bạn.
Mối quan hệ giữaniềm tin và cảm xúc.
Những niềm tin sai lệch ( self-defeating beliefs )luôn luôn dẫn đến những cảm xúc đau đớn. Bằng cách kiểm tra những cảm xúc của bạn,bạn có thể bắt đầu hiểu rõ những niềm tin nào sinh ra chúng và tạo ra nhữnghành vi nào.
Phần lớn chúng ta nghĩ rằng những cảm xúc của chúng talà sự phản ứng lại những gì xảy đến với chúng ta, những sự việc nào đến từ bênngoài chúng ta. Nhưng trong thực tế, ngay cả những nỗi sợ, nỗi đau, sự thỏa mãnnhất đều nảy sinh từ 1 số kiểu niềm tin.
Ví dụ : Bạn trở nên rất dũng cảm vào 1 ngày nọ và nóivới người cha nghiện rượu rằng bạn sẽ không ở bên cạnh ông khi ông uống rượu. Bốbạn bắt đầu hét lên và nói bạn là người vô ơn, không tôn trọng ông. Bạn cảm thấycó lỗi. Bạn có thể nghĩ rằng cảm xúc tội lỗi của bạn là kết quả của hành động củangười cha, nhưng đó chỉ là 1 nửa của câu chuyện.Trước khi những cảm xúc của bạnnảy sinh thì những niềm tin cơ bản đã được kích hoạt trong đầu bạn – những niềmtin mà bạn có thể chưa nhận thức được. Trong trường hợp này, những niềm tin cóthể là :” Con cái không bao giờ được cãi lại bố mẹ” hoặc “ cha tôi đang bị bệnhvà tôi có trách nhiệm phải chăm sóc ông”. Bởi vì bạn chưa nhận ra được những niềmtin đang bám rễ sâu sắc trong bạn nên bạn đã phản ứng lại với cảm xúc tội lỗi.
Việc nhận thức được mối quan hệ giữa những niềm tin củabạn và những cảm xúc của bạn là 1 bước quan trọng trong việc dừng lại nhữnghành vi có tính chất sai lệch.
Để giúp bạn tập trung vào những cảm xúc của mình, tôiđã phân loại chúng thành 4 nhóm: Tội lỗi, sợ hãi, buồn và tức giận. Hãy xemdanh sách những câu sau :
Trong mối quan hệ của tôi với bố mẹ, đây là những gìtôi cảm nhận:
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi không sống theo những gì mà bố mẹkỳ vọng.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi làm điều gì đó khiến bố mẹ tức giận.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi chống đối những lời khuyên của bố mẹ.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi tranh luận với bố mẹ.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi tức giận với bố mẹ.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi làm bố mẹ thất vọng hoặc tổnthương.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi không làm tất cả mọi việc mà bố mẹtôi yêu cầu.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi nói “không” với bố mẹ.
- Tôi cảm thấy sợ khi bố mẹ hét lên với tôi.
- Tôi cảm thấy sợ khi bố mẹ giận dữ với tôi.
- Tôi cảm thấy sợ khi tôi nổi giận với bố mẹ.
- Tôi cảm thấy sợ khi tôi phải nói với bố mẹ điều gì đó mà họcó thể không muốn nghe.
- Tôi cảm thấy sợ khi bố mẹ dọa sẽ không thương tôi.
- Tôi cảm thấy sợ khi tôi không ủng hộ ý kiến của bố mẹ.
- Tôi cảm thấy sợ khi tôi thử chống đối lại bố mẹ.
- Tôi cảm thấy buồn khi bố mẹ tôi không hạnh phúc.
- Tôi cảm thấy buồn khi tôi không thể làm cho cuộc sống của bốmẹ trở nên tốt hơn.
- Tôi cảm thấy buồn khi bố mẹ nói rằng tôi đã phá hoại cuộc sốngcủa họ.
- Tôi cảm thấy buồn khi tôi làm 1 điều gì đó mà tôi muốn làm vànó gây tổn thương cho bố mẹ.
- Tôi cảm thấy buồn khi bố mẹ không thích :vợ, chồng, ngườiyêu, bạn bè của tôi.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ chỉ trích tôi.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ cố kiểm soát tôi.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ khuyên tôi nên làm gì vàkhông nên làm gì.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ chối bỏ tôi.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ khuyên tôi nên có cách suynghĩ, cảm nhận và hành xử như thế nào.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ cố sống thay cuộc đời tôi.
Những cảm xúc trên có thể bao gồm cả những phản ứng của cơ thểđối với bố mẹ.
Những đứa con của “ Toxic parents” thường chịu đựng những cơnđau đầu, đau dạ dày, căng cứng ở các cơ bắp, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng,buồn nôn hoặc ăn quá mức.
Hãy thử liên kết giữa những cảm xúc ở trên với danh sách cáccâu thể hiện niềm tin ở phần trước . Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những phản ứngcủa mình. Ví dụ :” Tôi cảm thấy có lỗi vì đã làm điều gì đó khiến bố mẹ tức giậnvì tôi không nên làm hay nói điều gì làm tổn thương cảm xúc của bố mẹ”.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy có nhiều cảm xúc của mình có gốc rễtừ những niềm tin của bạn.
**
Trong mối quan hệ của tôi vớibố mẹ, đây là những gì tôi hành xử:
Những hành vi nhường nhịn ( compliant behavior )
1. Tôi thường không nói cho bốmẹ biết những gì tôi thật sự suy nghĩ, cảm nhận.
2. Tôi thường hành xử như thể mọithứ đều tốt giữa chúng tôi mặc dù mọi việc không như vậy.
3. Tôi thường làm những việc vớibố mẹ vì cảm thấy tôi có lỗi hoặc sợ hãi hơn là đó là những việc do tôi tự dođược lựa chọn.
4. Tôi phải rất cố gắng để làmcho bố mẹ hiểu quan điểm của tôi.
5. Tôi thường phải hy sinh cuộcsống của mình để làm hài lòng bố mẹ.
Những hành vixung hấn
1. Tôi thường xuyên tranh cãi vớibố mẹ để chứng minh với họ rằng tôi đúng.
2. Tôi thường xuyên la hét với bốmẹ để chứng minh rằng họ không thể kiểm soát được tôi.
3. Tôi thường phải kiềm chế bảnthân để không phải tấn công bố mẹ.
4. ..
Nếu có 2 hoặc nhiều hơn những hành vi trên là phù hợpvới bạn thì việc dính mắc với bố mẹ vẫn còn là 1 vấn đề lớn trong cuộc đời bạn.
Không khó khăn để nhận thấy những hành vi nhún nhường ởtrên đã khiến bạn không thể trở thành 1 gười độc lập. Còn những hành vi xung hấn,bề ngoài tỏ ra là bạn là người tách biệt với bố mẹ. Những hành vi đó tạo ra ảotưởng rằng bạn đang chống lại bố mẹ hơn là đầu hàng. Nhưng thực tế, những hànhvi xung hấn vẫn cho thấy sự dính mắc với bố mẹ bởi vì những cảm xúc mạnh mẽ của bạn, sự lặp đi lặp lạivà những phản ứng dễ đoán trước của bạn, và sự thực là những hành vi của bạnkhông phải là sự tự do lựa chọn bởi chính bạn, mà nó là nhu cầu phòng vệ để chứngtỏ với bố mẹ rằng bạn là người độc lập.
Sự độc lập về mặt cảm xúc không có nghĩa là bạn phải cắtđứt hoàn toàn khỏi bố mẹ. Nó có nghĩa là bạn có thể là 1 phần của gia đìnhtrong khi vẫn trở thành 1 cá nhân độc lập. Nó có nghĩa là bạn có thể là chínhmình và để cho bố mẹ được là chính họ. Bạn cảm thấy mình được tự do có nhữngquan điểm, niềm tin, cảm xúc và hành xử riêng, tách biệt khỏi bố mẹ ( hoặc nhữngngười khác ). Nếu bố mẹ không thích những gì bạn làm, những gì bạn suy nghĩ, bạnchắc chắn sẽ không tránh khỏi việc chịu đựng sự không thoải mái ở 1 mức độ nàođó. Và bạn sẽ phải chịu đựng sự không thoải mái của bố mẹ với bạn vì bạn khôngthay đổi bản thân mình theo mong muốn của bố mẹ.
Không ai có thể là 1 người độc lập 100% ( No one canbe self-define 100 percent of the time ). Chúng ta vẫn có những mong muốn nhậnđược sự ủng hộ từ người khác. Không có ai là độc lập hoàn toàn về mặt cảm xúc.Vì con người là những động vật mang tính xã hội. Vì lý do này, sự độc lập cánhân ( self-define ) phải là phần nào mang tính linh hoạt. Không có gì sai vớiviệc thỏa hiệp 1 điều gì đó với bố mẹ, chừng nào mà bạn vẫn được tự do chọn lựa.Vấn đề ở đây là trở thành con người thật của mình.
It’s okay to be selfish sometimes. Many people don’tstand up for themselves because theyconfuse self-definition with selfishness
**
Phân biệt giữa trả lời và phản ứng ( Responding versusreacting )
Khi chúng ta phản ứng, chúng ta thường hành động màkhông suy nghĩ, không lắng nghe, không khám phá những lựa chọn của mình. Conngười thường phản ứng khi họ cảm thấy bị đe dọa về mặt cảm xúc hoặc bị tấncong.
Khi bạn phản ứng tức là bạn đang phụ thuộc vào sự ủnghộ của người khác. Bạn chỉ cảm thấy tốt về bản thân khi không có ai bất đồng vớibạn, phê bình bạn hoặc không ủng hộ bạn. Bạn sẽ tri nhận 1 gợi ý nhỏ như là 1 sựtấn công cá nhân, 1 lời phê bình nhỏ mang tính xây dựng như là 1 sự thất bại cánhân. Nếu không có sự ủng hộ của người khác, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn đểduy trì sự ổn định về mặt cảm xúc. Khi bạn đồng ý để cho những phản ứng cảm xúccủa mình trở nên tự động, tức là bạn đang từ bỏ quyền kiểm soát, trao những cảmxúc của mình sang tay người khác. Điều này cho phép người khác có quyền lực rấtlớn lên bạn.
Đối lập với phản ứng, đó là trả lời, đáp ứng ( respond). Khi bạn đáp ứng tức là bạn đang suy nghĩ cũng như cảm nhận. Bạn nhận thức đượcnhững cảm xúc của mình nhưng bạn không để chúng điều khiển bạn hành động 1 cáchkích động. Sự đáp ứng cho phép bạn duy trì cảm nhận về giá trị bản thân, mặccho những gì bố mẹ có thể nói về bạn. Đây thực sự là 1 phần thưởng. Những suynghĩ và cảm xúc của người khác không còn khiến bạn cảm thấy nghi ngờ về bảnthân mình. Khi bạn đáp ứng tức là bạn đã kiểm soát được cuộc sống của mình.
Không ai trong chúng ta được dạy cách đáp ứng khôngphòng vệ ( respond nondefensively ). Đó là lý do tại sao kỹ thuật này không đếndễ dàng. Nó cần được học và luyện tập. Nhiều người giả định rằng nếu họ khôngphòng vệ, không bảo vệ bản thân trong 1 cuộc xung đột thì đối thủ sẽ xem họ làngười yếu đuối. Thực tế thì ngược lại. Nếu bạn có thể giữ bình tĩnh thì bạn đãgiữ lại được quyền lực.
Điều quan trọng là bạn luyện tập cách đáp ứng khôngphòng vệ trước khi bạn sử dụng nó với người khác. Để làm điều này, hãy tưởng tượngbố mẹ bạn đang ở trong phòng với bạn và đang phê bình, chỉ trích bạn. Bạn hãynói cách trả lời , đáp ứng không phòng vệ thật to, rõ ràng với bố mẹ. Hãy nhớ rằng,chừng nào mà bạn còn tranh cãi, xin lỗi, giải thích hoặc cố làm cho bố mẹ thayđổi quan điểm thì chừng đó bạn còn trao cho bố mẹ rất nhiều quyền lực kiểm soátbạn. Nếu bạn yêu cầu ai đó tha thứ hoặc hiểu bạn, tức là bạn đã trao cho họ quyềnlấy lại những gì mà bạn đang yêu cầu . Nhưng nếu bạn sử dụng cách đáp ứng khôngphòng vệ, tức là bạn không yêu cầu điều gì cả, và khi bạn không yêu cầu, đòi hỏiđiều gì thì bạn sẽ không thể bị người khác từ chối.
**
Tôi ước rằng bạn có 1 tuổi thơ hạnh phúc, nhưng tôikhông thể thay đổi quá khứ. Điều tôi có thể làm là giúp bạn thay đổi niềm tin vềngười chịu trách nhiệm cho những tổn thương của bạn thời thơ ấu. Từ đó, bạn sẽđi tiếp cuộc đời mình mà không phải mang trên vai gánh nặng tự đổi lỗi cho bảnthân. Chừng nào mà bạn còn đổi lỗi cho bản thân, bạn sẽ chịu đựng sự xấu hổ vàcăm ghét bản thân, bạn sẽ tìm những cách thức để trừng phạt bản thân.
Sau đây là những điều : bạn không phải chịu trách nhiệmcho :
1. Cách mà bố mẹ phớt lờ bạn.
2. Cách mà bố mẹ làm cho bạn cảmthấy mình không được yêu thương hoặc không đáng yêu.
3. Những bad names mà bố mẹ gọibạn.
4. Sự bất hạnh của bố mẹ bạn.
5. Tình trạng nghiện rượu của bốmẹ.
6. Những gì bố mẹ làm khi họsay rượu.
7. Việc bố mẹ đánh đập bạn.
8. Những gì bố mẹ trêu chọc bạn.
9. bố mẹ lạm dụng tình dục vớibạn.
10. Sự chọn lựa của bố mẹ khi họ không chịu làm bất kỳ điều gì đểgiải quyế vấn đề của họ.
11. Những vấn đề của bố mẹ
**
Xửlý sự tức giận của bạn
Nhữngđứa trẻ của Toxic parents lớn lên trong những gia đình mà chúng không được khuyếnkhích bộc lộ cảm xúc. Chúng có khả năng chịu đựng những ngược đãi. Chúng thậmchí không nhận ra rằng chúng cảm thấy giận dữ đến mức nào.
Bạncó thể xử lý cơn giận của mình theo nhiều cách : bạn có thể chôn chặt cơn giậnvà trở nên trầm cảm, đau ốm; bạn có thể giết chết cơn giận bằng rượu, thức ăn,tình dục, chất gây nghiện; hoặc bạn có thể để cơn giận bùng phát bất cứ khi nàocó cơ hội ; hoặc bạn sẽ để cơn giận biến bạn thành con người hoài nghi, nổi loạn,thất vọng. Không may là phần lớn chúng ta dựa trên những phương pháp không hiệuquả để xử lý cơn giận của mình. Chúng không giúp bạn trở nên tự do, thoát khỏisự kiểm soát của bố mẹ. Tôi sẽ chỉ cho bạn những cách hiệu quả để quản lý cơngiận.
1. Cho phép bản thân được tứcgiận mà không có sự đánh giá, chỉ trích về những cảm xúc của mình. Giận dữ cũnglà 1 cảm xúc giống như niềm vui và sự sợ hãi. Nó không đúng mà cũng không sai.Nó thuộc về con người bạn, nó là 1 phần của cái làm nên con người bạn. Sự tứcgiận là 1 dấu hiệu nói lên điều gì đó quan trọng đối với bạn. Nó chỉ ra rằng cóđiều gì đó cần thay đổi.
2. Để cho cơn giận thoát rangoài. Ví dụ : đấm gối, la hét vào bức ảnh của người mà bạn đang tức giận, hoặctưởng tượng bạn đang nói chuyện với họ 1 mình trong nhà. Bạn không cần phải tấncông ai đó để bộc lộ sự tức giận. Nói với họ rằng bạn cảm thấy tức giận như thếnào.
3. Tăng cường hoạt động thể dục.Nó giúp giải tỏa sự căng thẳng ra khỏi cơ thể bạn.
4. Không dùng sự tức giận để củngcố hình ảnh tiêu cực về bản thân. Bạn không phải là người tồi tệ bởi vì bạnđang tức giận. Bạn có quyền được cảm thấy tức giận.
5. Sự tức giận có thể giúp bạnhọc hỏi nhiều điều về bản thân, về những gì mà bạn không thể chấp nhận trong mốiquan hệ với bố mẹ. Nó giúp bạn định nghĩa những giới hạn, ran giới của bạn (boundaries ).
**
Khi trưởng thành, trong mối quan hệ với bố mẹ, tôi chịu tráchnhiệm cho những điều sau:
1. Trở nên 1 cá nhân độc lập vớibố mẹ.
2. Nhìn nhận trung thực về mốiquan hệ với bố mẹ.
3. Đối diện sự thật về thời thơấu của tôi.
4. Dũng cảm nhìn nhận mối quanhệ giữa những sự kiện thời thơ ấu và cuộc sống khi trưởng thành.
5. Dũng cảm bộc lộ những cảmxúc thật với bố mẹ.
6. Đương đầu ( confront ) vớiquyền lực và sự kiểm soát mà bố mẹ tạo ra trong cuộc sống của tôi.
7. Thay đổi hành vi của tôi.
8. Tìm kiếm nguồn trợ giúp phùhợp.
9. Tái khẳng định lại sự tự tinvà quyền lực của mình.
Mình xin giới thiệu những phần quan trọng của cuốn sách này.
Toxic parent là gì ?
Tất cả các ông bố bà mẹ đều có những khiếmkhuyết nào đó. Cũng là điều bình thường khi bố mẹ la mắng con cái vào 1 thời điểmnào đó. Tất cả bố mẹ đều thỉnh thoảng có thể trở nên kiểm soát con cái quá mức.Và bố mẹ cũng chỉ là con người, họ cũng có nhiều vấn đề cá nhân. Và phần lớn trẻem có thể xử lý với những cơn nóng giận bộc phát của bố mẹ chừng nào mà chúngcòn cảm thấy được bố mẹ yêu thương , thấu hiểu.
Nhưng có rất nhiều ông bố bà mẹ sở hữu những khuôn mẫu hành vi tiêu cực, nhất quán đối với cuộc sống của đứa con. Đó là những Toxic parent- tức là những bố mẹ gây hạicho đưa con.
Kỹnăng làm bố me là 1 trong những kỹ năng quan trọng nhất của chúng ta. Bố mẹ củachúng ta học những kỹ năng làm cha mẹ chủ yếu từ ông bà ( nội ngoại). Những kỹnăng đó được kế thừa từ đời này sang đời khác.
Khôngdễ dàng để xác định liệu bố mẹ mình có phải là Toxic parents không. Nhiều đứacon của Toxic parents luôn luôn tự hỏi bản thân, liệu có phải mình bị bố mẹ ngượcđãi không, hay là mình quá nhạy cảm .
Nhữngcâu hỏi sau đây là giúp bạn xác định được bố mẹ mình có phải là toxic parentskhông. Một số câu hỏi có thể làm bạn cảm thấy lo lắng và không thoải mái. Điềuđó cũng tự nhiên thôi. Vì rất khó khăn để chúng ta có thể thừa nhận sự thật vềviệc bố mẹ đã làm tổn thương chúng ta nhiều như thế nào.
Mối quan hệ của bạn với bố mẹ khi bạn còn bé:
1. Bố mẹ liên tục phê bình bạn,xúc phạm bạn ?
2. Bố mẹ kỷ luật bạn bằng cáchđánh đập ? bố mẹ đánh bạn bằng thắt lưng hoặc bằng những đồ vật khác ?
3. Bố mẹ nghiện rượu ?
4. Bố mẹ bị trầm cảm hoặc có nhữngvấn đề bệnh tật về thể chất hoặc tâm lý ?
5. Bạn phải chăm sóc bố mẹ khicòn bé ?
6. Bố mẹ đã làm điều gì đó vớibạn trong quá khứ khiến bạn phải giữ bí mật ?
7. Bạn sợ bố mẹ phần lớn thờigian ?
8. Bạn sợ bộc lộ nỗi tức giận củamình với bố mẹ?
Cuộc sống trưởng thành của bạn:
1. Bạn thấy mình bị mắc kẹttrong những mối quan hệ tình cảm không lành mạnh ( bị bạo hành )?
2. Bạn tin rằng nếu bạn gần gũivới ai đó thì họ sẽ làm bạn tổn thương hoặc bỏ rơi bạn ?
3. Bạn có 1 khoảng thời giankhó khăn để hiểu mình là ai, mình muốn điều gì , mình cảm nhận điều gì ?
4. Bạn sợ rằng nếu mọi người biếtvề con người thật của bạn, họ sẽ không thích bạn ?
5. Bạn cảm thấy lo lắng khi bạnthành công và sợ hãi nếu ai đó phát hiện ra sai sót của bạn ?
6. Bạn tức giận và buồn phiềnkhông rõ nguyên nhân ?
7. Bạn là người theo chủ nghĩahoàn hảo ?
8. Bạn cảm thấy khó có thể thưgiãn ?
9. Mặc cho những ý định của bạn,bạn phát hiện thấy mìh “hành xử giống như bố mẹ”?
Mối quan hệ của bạn với bố mẹkhi trưởng thành:
1. Bố mẹ vẫn đối xử với bạn nhưthể bạn là 1 đứa trẻ ?
2. Rất nhiều những quyết địnhquan trọng của cuộc đời bạn phải dựa vào sự ủng hộ của bố mẹ?
3. Bạn có những cảm xúc mãnh liệtvà những phản ứng sau khi ở cùng bố mẹ ?
4. Bạn sợ bất đồng ý kiến với bốmẹ?
5. Bố mẹ kiểm soát bạn bằngcách đe dọa hoặc làm cho bạn cảm thấy có lỗi ?
6. bố mẹ kiểm soát bạn bằng tiềnbac ?
7. Bạn cảm thấy mình phải chịutrách nhiệm cho những cảm xúc của bố mẹ? Nếu bố mẹ cảm thấy không hạnh phúc thìbạn cảm thấy đó là lỗi của bạn ?
8. Bạn cảm thấy rằng dường nhưmình làm bao nhiêu cũng không bao giờ đủ tốt đối với bố mẹ?
9. Bạn có tin rằng 1 ngày nàođó, bằng cách nào đó, bố mẹ bạn sẽ thay đổi, trở nên tốt hơn ?
Nếubạn trả lời “có” ngay chỉ 1/3 những câu hỏi trên, quyển sách này có thể giúp bạnrất nhiều.
**
Khichúng ta còn bé, bố mẹ là tất cả đối với chúng ta. Nếu không có họ, chúng ta sẽkhông được yêu thương, không được bảo vệ, không được nuôi dưỡng, không có nhà đểở, chúng ta sẽ sống trong trạng thái sợ hãi liên tục, chúng ta biết rằng mìnhkhông đủ khả năng để tồn tại một mình.
Khôngai và không có điều gì có thể phê bình bố mẹ của chúng ta. Chúng ta giả định rằnghọ là những ông bố bà mẹ hoàn hảo. Khi thế giới xung quanh chúng ta được mở rộng,chúng ta phát triển 1 nhu cầu duy trì hình ảnh hoàn hảo của bố mẹ như là 1 cơchế phòng vệ nhằm chống lại rất nhiều những điều mà chúng ta chưa biết. Chừngnào mà chúng ta tin rằng bố mẹ mình là hoàn hảo thì chừng đó chúng ta còn cảmthấy mình được bảo vệ , được an toàn.
Lên 2,3 tuổi, chúng ta bắt đầu trở nên độc lập hơn. Chúng ta biết nói “không” bởivì nó cho phép chúng ta thực tập cách để kiểm soát cuộc sống của chúng ta;trong khi nói “có” chỉ đơn giản là 1 sự bằng lòng. Chúng ta đấu tranh để pháttriển 1 định dạng độc nhất của chúng ta ( a unique identity)
Quá trình tách rời khỏi bố mẹ đạt đến đỉnh điểm của nó trong suốt thời thanh thiếuniên, khi chúng ta đương đầu với những giá trị và quyền lực của bố mẹ. Trong nhữnggia đình lành mạnh, bố mẹ sẽ chấp nhận, cổ vũ tính độc lập của trẻ. Họ đánh giácao sự “nổi loạn” của tuổi teen như là 1 giai đoạn phát triển tâm lý bình thường.
“Toxicparents” xem sự nổi loạn hoặc sự khác biệt cá nhân như là 1 kiểu tấn công cánhân. Họ bảo vệ bản thân bằng cách củng cố sự phụ thuộc và bất lực của trẻ.
Nềnvăn hóa và tôn giáo của chúng ta phát huy sự vạn năng của uy quyền của bố mẹ. Bạncó thể bộc lộ cơn tức giận đối với vợ, chồng, người yêu, anh chị em, bạn bè ;nhưng sẽ là điều cấm kỵ nếu bạn đương đầu với bố mẹ. Những câu nói kiểu “ đừngbao giờ cãi lại bố mẹ”, “ tại sao con dám lớn tiếng với bố mẹ?”
Bốmẹ có quyền kiểm soát chúng ta đơn giản vì họ đã đem lại cuộc sống cho chúngta.
**
Cơ chế hợp lý hóa ( rationalization ). Khi chúng ta hợp lý hóa, chúng ta dùng những“ lý do tốt” để giải thích cho những tổn thương mà “toxic parents” gây ra. Sauđây là 1 vài kiểu hợp lý hóa:
- Mẹ tôi không bao giờ chú ý đến tôi bởi vì bà không hạnh phúc.
- Bố đánh tôi, ông ấy không có ý làm tổn thương tôi, bố chỉ muốndạy cho tôi 1 bài học.
- Bố tôi chỉ uống rượu bởi vì ông cô đơn. Tôi nên ở nhà với ôngnhiều hơn.
Tất cả những kiểu hợp lý hóa ở trên đều có 1 điểm chung. Nó làm cho 1 điều không thểchấp nhận được trở nên dễ dàng chấp nhận. Bề ngoài, những kiểu hợp lý hóa như vậytỏ ra hiệu quả, nhưng 1 phần bên trong bạn luôn luôn hiểu sự thật là gì.
**
Trường hợp của Louise
Cô ấyví bố mình như 1 ngôi sao điện ảnh, mọi người đều ngưỡng mộ. Ông ấy có những tính cách thu hút mọi người lại gần. Ông ấy đã bỏ rơi mẹ con cô khi Louise 10tuổi. Không điện thoại, không tin nhắn, không tất cả. Louise đã trải qua phần lớnthời gian trong cuộc đời mình để mong người cha mà cô ngưỡng mộ quay về với cô.Cô ấy đã dùng cơ chế hợp lý hóa quá mức để giữ hình ảnh lý tưởng về người chatrong mắt cô- mặc cho những tổn thương không thể nói thành lời do những hành vicủa ông ấy gây ra.
Sự hợp lý hóa đã cho phép cô ấy chối bỏ cơn giận với người cha đã bỏ rơi cô. Nhưngđiều không may, cơn giận đó tìm cách thoát ra ngoài, nó hướng vào mối quan hệ của cô với những người đàn ông khác. Mỗi lần cô ấy bắt đầu găp gỡ 1 người đàn ông,mọi việc trôi chảy được 1 thời gian khi cô ấy bắt đầu hiểu về người đàn ông ấy.Nhưng khi họ tiến gần hơn, nỗi sợ bị bỏ rơi của cô ấy trỗi dậy. Nỗi sợ chuyểnthành sự thù địch. Cô ấy không thể nhận ra sự thật là những người đàn ông rời bỏcô vì cùng 1 lý do : khi họ tiến lại gần cô thì cô ấy càng trở nên thù địch.Nhưng thay vào đó, cô ấy lại khăng khăng cho rằng sự thù địch của cô là hợp lývì sự thật là họ luôn luôn bỏ rơi cô.
Cô ấyđã chuyển cơn giận đối với người cha và sự không tin tưởng về cha sang nhữngngười đàn ông khác. Bởi vì nếu cô ấy nhận ra sự thật là cha đã bỏ rơi mình thìhình ảnh lý tưởng về người cha sẽ không còn. Bởi vì không nhận ra được điều đónên Louise liên tục chọn những người đàn ông đối xử với cô bằng những cách thứckhiến cô ấy thất vọng và tức giận. Chừng nào mà cô ấy còn có thể giải tỏa cơngiận của mình lên những người đàn ông khác thì chừng đó cô ấy không phải cảm nhậncơn giận của cô đối với cha.
**
Bố mẹ nghiện rượu
- Họ phủ nhận vấn đề nghiện rượu của mình.
- Họ viện cớ cho việc nghiện rượu. Ví dụ, mẹ chỉ uống rượu đểkhuây khỏa; Bố vừa mất việc...
- Những đứa trẻ của bố mẹ nghiện rượu thường cảm thấy như mìnhvô hình ( feel invisible ).
- Những đưaa trẻ của bố mẹ nghiện rượu cảm thấy có lỗi vì đãkhông sửa chữa được cuộc sống của bố mẹ.
- Ít nhất có 1 trong 4 trẻ của bố mẹ nghiện rượu trở nên nghiệnrượu giống bố mẹ họ.
- Những đứa trẻ của bố mẹ nghiện rượu cảm thấy không thể tin tưởngđược bất cứ ai. Bởi vì mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ với bố mẹđã dạy cho chúng rằng: những người mà chúng yêu thương sẽ làm tổn thương chúngvà những người ấy rất khủng khiếp, khó đoán. Phần lớn những đứa trẻ của bố mẹnghiện rượu cảm thấy sợ hãi khi trở nên gần gũi với người khác. Sự thành công củanhững mối quan hệ tình cảm, cho dù đó là quan hệ bạn bè, tình yêu đều đòi hỏi 1mức độ tổn thương, tin tưởng và cởi mở - nhưng đó là những yếu tố đã bị hủy hoạitrong gia đình của bố mẹ nghiện rượu. Kết quả là, rất nhiều những đứa con của bốmẹ nghiện rượu khi trưởng thành lại bị thu hút vào những người mà họ không sẵnsàng về mặt tình cảm với chúng.
- Trường hợp của Jody: Cô ấy yêu những anh chàng bạo lực (abusive man ). Cô ấy đã lặp lại lịch sử gia đình mình. Cô ấy bám vào niềm tintuyệt vọng rằng cha cô ấy là người đàn ông duy nhất thực sự hiểu cô.
- Những đứa trẻ của bố mẹ nghiện rượu khi lớn lên sẽ trở thànhnhững người ghen tuông, có tính sở hữu và hay nghi ngờ trong những mối quan hệtình cảm. Họ đã học được điều đó từ mối quan hệ với bố mẹ họ ( rằng những mốiquan hệ tình cảm sẽ dẫn đến sự phản bội, và tình yêu sẽ dẫn đến đau khổ).
- Tất cả các ông bố bà mẹ đều có thể mâu thuẫn, không nhất quánở 1 mức độ nào đó. Nhưng đối với những bố mẹ nghiện rượu, thì những triệu chứngnhư : ngày hôm nay là đúng và ngày mai là sai ( It’s right one day and wrongthe next ). Những quy tắc trong gia đình thay đổi thường xuyên và không thểđoán biết trước được. bố mẹ nghiện rượu sử dụng lời phê bình, chỉ trích như là1 phương tiện để kiểm soát, bất kể đứa trẻ đã làm điều gì thì bố mẹ họ vẫn luônluôn sẽ tìm thấy cái gì đó để phê bình. Đây là cách để bố mẹ nghiện rượu biện hộcho sự khiếm khuyết của họ. Thông điệp của họ đối với đứa con là :” Nếu conkhông làm bất cứ điều gì sai trái thì bố mẹ sẽ không nghiện rượu”.
- bố mẹ nghiện rượu đổi lỗi cho đứa con về vấn đề nghiện rượu củahọ. Khi đó, bạn còn quá nhỏ để có thể nhận ra logic vấn đề, và bạn sẽ chấp nhậnviệc bị bố mẹ đổ lỗi. Trong vô thức, bạn sẽ nghĩ rằng mình chịu trách nhiệm choviệc uống rượu của bố mẹ.
- Những đứa trẻ của bố mẹ nghiện rượu lớn lên trong 1 môi trườngkhông thể đoán trước được ( vì tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ nghiện rượu liên tụcthay đổi ). Và khi lớn lên, những đứa trẻ đó sẽ phát triển nhu cầu muốn kiểmsoát mọi việc và mọi người trong cuộc đời họ.
- Trường hợp của Glenn. Anh ấy đã bù trừ cho sự bất lwujc màanh ấy chịu đựng khi còn bé bằng cách trở thành người kiểm soát ( a controller) khi trưởng thành. Glenn tin rằng bằng cách kiểm soát tất cả các khía cạnhtrong cuộc sống của anh thì anh ấy có thể tránh việc trải nghiệm lại những sự“điên loạn “ thời thơ ấu. Nhu cầu kiểm soát người khác của anh ấy là kết quả củanhững gì mà anh ấy đã từng sợ nhất- anh ấy sợ bị từ chối.
- Nếu bạn là con của bố mẹ nghiện rượu, thì chìa khóa để kiểmsoát cuộc đời bạn, đó là hãy nhớ rằng bạn có thể thay đổi mà bạn không cần phảithay đổi bố mẹ mình. Trạng thái bình an nội tâm ( well-being ) của bạn không cầnphải phụ thuộc vào bố mẹ. Bạn có thể vượt qua những tổn thương thời thơ ấu vàvượt qua những ảnh hưởng của bố mẹ lên cuộc sống hiện tại của bạn.
**
Bố mẹ kiểm soát ( Thecontroller )
Kiểm soát không nhất thiết là xấu. Nếu 1 người mẹ ngăn cản đứacon mới biết đi băng qua đường, thì chúng ta không gọi bà ấy là 1 người kiểmsoát. Bà ấy chỉ đang bảo vệ con.Nhưng nó sẽ là quá mức kiểm soát khi người mẹngăn cản đứa con 10 tuổi băng qua đường một mình.
Trẻ em nếu không được khuyến khích tự làm , tự khám phá, vàthử thất bại; thì những đứa trẻ ấy thường sẽ cảm thấy bất lực và khiếm khuyết.Những cha mẹ kiểm soát con quá mức do lo lắng, sợ hãi thường sẽ khiến đứa trẻtrở nên lo lắng và sợ hãi theo. Nó sẽ gây khó khăn cho trẻ để trưởng thành. Khitrẻ bước vào lứa tuổi thanh niên và trưởng thành, nhiều trẻ cảm thấy không thểtừ bỏ được sự hướng dẫn của bố mẹ. Kết quả là, những bố mẹ này tiếp tục kiểmsoát cuộc sống của đứa con.
Xuất phát từ nỗi sợ không được ai cần đến ( the fear of notbeing needed ), nỗi sợ mất mát khi đứa trẻ sẽ rời gia đình . Nhiều bố mẹ dínhchặt vào vai trò làm cha mẹ ( parental role ) khiến cho họ cảm thấy bị phản bộivà bỏ rơi khi đứa con trở nên độc lập.
Kiểm soát trực tiếp
Cuộc hôn nhân của những đứa trẻ con củ bố mẹ kiểm soát có thểbị đe dọa rất lớn. Bố mẹ kiểm soát xem người bạn đời của con mình như là đối thủcạnh tranh. Điều này dẫn đến những trận chiến giữa bố mẹ và bạn đời của con.
Nhiều Toxic parent dùng tiền bạc để giữ cho đứa con phụ thuộcvào mình.
Vì tiền thường được xem là biểu tượng của quyền lực.
Một hình thức khác của kiểm soát, tinh vi hơn, đó là manipulation( điều khiển).Những người này có thể đạt được điều họ muốn mà không phải nói trựctiếp. Vì Manipulative parents che dấu động cơ thật sự của họ, nên những đứa concủa con cảm thấy mơ hồ, lộn xộn. Chúng biết rằng mình đang bị bố mẹ điều khiểnnhưng chúng không thể xác định được bố mẹ điều khiển mình như thế nào.
Một trong những kiểu phổ biến của bố mẹ điều khiển đó là đóngvai người giúp đỡ ( helper ). Họ tạo ra những tình huống làm cho bản thân họ đượcđưa con cần đến trong cuộc sống.
Bố mẹ kiểm soát bạn ngay cả khi họ đã qua đời
Một thân chủ đã nói với tác giả rằng :” Bố mẹ tôi đã mất , dođó, họ không thể kiểm soát tôi được nữa”.
Nhiều người tin rằng khi bố mẹ kiểm soát qua đời thì họ sẽ đượctự do. Nhưng thực tế là: hàng trăm thân chủ ( của tác giả ) vẫn trung thành vớinhững yêu cầu và thông điệp của bố mẹ nhiều năm sau khi bố mẹ họ đã mất.
Trường hợp của Eli
Eli , 60 tuổi, là 1 doanh nhân thành đạt, rất thông minh. Mặcdù là triệu phú nhưng ông vẫn sống trong 1 căn hộ 1 phòng, lái 1 chiếc xe cũ vàsống rất tiết kiệm. Ông ấy đã lái xe quanh 1 tòa nhà trong 20 phút để tìm chỗ đỗxe để tránh khoản tiền 5 $ đỗ xe. Khi nhà tham vấn cũng Eli khám phá nguyênnhân gốc rễ của sự ám ảnh tiết kiệm tiền, nó trở nên rõ ràng hơn khi giọng nói người cha đã mất 12 năm của Eli vẫn còn văng vẳngtrong đầu ông:” Mày là đồ ngốc. Mày đã lãng phí tiền vào những món xa xỉ. Màyphải tiết kiệm từng penny. Kéo khi gặp lúc khó khăn, mày sẽ cần đến những đồngtiền đó”. Do đó, Eli sợ phải tiêu từng đồng penny
**
Bố mẹ khiếm khuyết ( Theinadequate parents )
Trẻem có những quyền cơ bản sau : quyền được nuôi dưỡng, có quần áo mặc, có nhà ở,và được bảo vệ. Ngoài ra, trẻ còn có quyền được nuôi dưỡng về mặt cảm xúc, đượctôn trọng những cảm xúc và được đối xử theo những cách cho phép trẻ phát triểncảm nhận về giá trị bản thân.
Trẻcòn có quyền được hướng dẫn bởi bố mẹ về những hạn chế , giới hạn của hành vi,bị kỷ luật nhưng không phải là bạo hành về thân thể hoặc cảm xúc.
Cuốicùng, trẻ em có quyền được là trẻ em. Trẻ có quyền trải qua những năm đầu đời củachúng để vui chơi và không phải chịu trách nhiệm.Và khi lớn lên, cha mẹ sẽ nuôidưỡng sự trưởng thành của trẻ bằng cách giao cho chúng những trách nhiệm và bổn phận công việc nhà .
Trẻem tiếp thu những thông điệp bằng lời và không bằng lời. Chúng lắng nghe bố mẹ,nhìn vào hành động của bố mẹ và bắt chước theo. Cha mẹ là trung tâm để trẻ pháttriển cảm nhận về định dạng bản thân mình.
Nhưngtrong gia đình của bố mẹ khiếm khuyết, họ không thể đáp ứng những nhu cầu trêncủa trẻ, trong nhiều trường hợp họ kỳ vọng và yêu cầu đứa trẻ đáp ứng những nhucầu của bố mẹ.
Khibố mẹ ép buộc những trách nhiệm ( lẽ ra thuộc về bố mẹ) lên trẻ, thì vai tròtrong gia đình bị bóp méo, đảo lộn. Đứa trẻ bị ép buộc trở thành cha mẹ củachính mình, hoặc thậm chí trở thành cha mẹ của chính cha mẹ mình. Trẻ không cóai để học hỏi, để noi gương theo.
Trườnghợp của Les, 34 tuổi. Anh là người nghiện việc, đã biến cuộc hôn nhân của mìnhthành địa ngục. Anh cảm thấy khó khăn khi bộc lộ cảm xúc, đặc biệt là những cảmxúc yêu thương.Quá khứ của anh là : một người mẹ luôn cầm 1 tách cafe và 1 điếuthuốc lá. Bà rất ít nói chuyện với anh. Bà không bao giờ thức dậy sớm đưa cáccon đi học. Anh ấy có nhiệm vụ phải chăm sóc đứa em trai, làm bữa trưa và đưanó ra xe bus đi học... sau đó làm bữa tối và dọn dẹp nhà cửa. Les bị buộc phảichịu trách nhiệm cho những việc lẽ ra phải thuộc về bố mẹ mình. Les là 1 cậu bé cô đơn
Khilớn lên, Les bị thúc đẩy bởi nhu cầy làm việc nhiều giờ, nhằm phục vụ 2 mụcđích : nó giữ cho anh không phải đương đầu với sự cô đơn trong thời thơ ấu vàtrong cuộc sống trưởng thành hiện tại; và nó củng cố niềm tin của anh ấy rằnganh ấy có thể không bao giờ làm việc đủ. Les tưởng tượng rằng nếu anh ấy làm việcđủ , thì anh có thể chứng minh rằng anh là 1 người có giá trị, đủ đầy. Quan trọnglà, anh ấy đang cố gắng làm cho mẹ mình hạnh phúc.
Nhữngđứa trẻ bị buộc phải trao đổi vai trò với bố mẹ như Les khi bước vào tuổi trưởngthành sẽ mang theo nhiều cảm xúc tội lỗi và cảm giác chịu trách nhiệm quá mức.Họ thường trở nên dính mắc trong 1 vòng tròn luẩn quẩn của việc chịu trách nhiệmcho mọi việc, và điều không thể tránh khỏi là cảm giác tội lỗi và khiếm khuyết,nghi ngờ những nỗ lực của bản thân; nó khiến họ bị cạn kiệt năng lượng và làmtăng cảm giác thất bại.
Leslớn lên trong gia đình không được nuôi dưỡng về mặt cảm xúc , kết quả là khi lớnlên anh ấy đóng kín những cảm xúc của mình.
Bố mẹ bạo lực ngôn ngữ ( Theverbal abusers)
Sứcmạnh của những ngôn từ tàn nhẫn
Phầnlớn Bố mẹ của chúng ta thỉnh thoảng nói những điều gì đó xúc phạm đến đứa con.Nhưng việc này không nhất thiết là bạo hành về ngôn ngữ. Nhưng nó sẽ là bạohành khi Bố mẹ bạn thường xuyên dùng ngôn từ để tấn công bạn về mặt ngoại hình,trí thông minh, năng lực hoặc những giá trị khác. Có 2 kiểu bạo hành về ngôn ngữ1) Kiểu tấn công trực tiếp, rõ ràng, làm giảm giá trị của bạn. Bố mẹ có thểnói với bạn rằng họ ước sao bạn không bao giờ được sinh ra đời; (2) Kiểu tấncông gián tiếp. Ví dụ, trêu chọc, mỉa mai, xúc phạm ( gọi bạn bằng nhữngnickname nào đó ), hạ nhục tinh vi. Những kiểu Bố mẹ như vậy thường che giấu sựbạo hành đằng sau bề ngoài hài hước.
Bố mẹ hoàn hảo (Perfectionist parents )
Nhữngkỳ vọng không phù hợp rằng đứa con mình phải trở nên hoàn hảo là 1 trong nhữngyếu tố khiến bố mẹ có những bạo hành ngôn ngữ. Có nhiều bố mẹ bạo hành ngôn ngữlà những người thành đạt.
Nhữngbố mẹ nghiện rượu có thể đưa ra những yêu cầu không phù hợp đối với đứa con,sau đó họ dùng sự thất bại của đứa con để biện minh cho việc uống rượu.
ảotưởng của bố mẹ hoàn hảo là nếu họ có thể làm cho đứa con trở nên hoàn hảo thìhọ sẽ có được 1 gia đình hoàn hảo.
Trường hợp của Paul : 3P của sự hoàn hảo : Perfectionism ( Hoàn hảo ), Procrastination( Trì hoãn ) và Paralysis ( tê liệt).
Chacủa paul muốn anh trở nên hoàn hảo. Nỗi sợ thất bại , không thể làm mọi việc trởnên hoàn hảo đã khiến Paul trì hoãn việc thực hiện chúng ( procrastination ).Nhưng Paul càng trì hoãn, anh càng cảm thấy bị quá tải. Và nỗi sợ của anh ấy cuốicùng đã ngăn cản anh không làm bất cứ điều gì ( tê liệt).
Nhữngđứa trẻ của bố mẹ hoàn hảo khi lớn lên sẽ đi theo 1 trong 2 con đường: Họ có thểnỗ lực không ngừng để giành được tình yêu và sự ủng hộ của bố mẹ, hoặc họ sẽ chốngđối, phát triển 1 nỗi sợ thành công. Đối với họ thì, ngôi nhà của họ có thểkhông bao giờ là đủ sạch sẽ. Họ có thể không bao giờ trải nghiệm được cảm giáchài lòng khi hoàn thành công việc vì họ tự thuyết phục bản thân rằng họ còn cóthể làm tốt hơn. Họ cảm thấy thực sự sợ hãi nếu như họ chỉ phạm 1 lỗi lầm ( dùlà nhỏ nhất ).
Đứatrẻ có thể bị tổn thương bởi sự hạ nhục từ bạn bè, thầy cô giáo, anh chị em hoặctừ những thành viên khác trong gia đình. Nhưng đối với trẻ thì người làm chúngtổn thương nhất chính là bố mẹ. Bố mẹ là trung tâm của vũ trụ đối với trẻ. Nếu như bố mẹ nghĩ xấuvề chúng thì đối với trẻ điều đó phải là sự thật. Nếu như mẹ bạn luôn luôn nói“Con là đứa ngu ngốc” thì bạn sẽ tin rằng mình ngu ngốc. Nếu bố bạn luôn luônnói “ Mày là đứa vo tích sự “, bạn sẽ tin rằng mình là người như vậy. Khi đó, bạnquá nhỏ để có thể nghi ngờ những điều bố mẹ nói.
Bạn đã “ nội tâm hóa” ( Internalizing ) những lời phê bình đó, đưa nó vào trong vôthức của mình.
**
Bố mẹ bạo hành thân thể (The physical abusers )
Tạisao bố mẹ đánh đập con họ ?
Bốmẹ nào cũng có thể cảm thấy buộc phải đánh đập con vào 1 thời điểm nào đó. Nhữngcảm xúc như vậy đặc biệt trở nên mạnh mẽ khi đứa trẻ không ngừng khóc hoặcthách đố chúng ta. Thỉnh thoảng cảm xúc muốn đánh con ít liên quan đến hành vicủa đứa trẻ hơn là những cảm xúc của chính chúng ta ( stress , lo âu, bất hạnh,mệt mỏi ). Phần lớn chúng ta kiểm soát được sự thôi thúc muốn đánh con.
Bốmẹ bạo hành thân thể thường có những đặc điểm sau :
- Họ thiếu sự kiểm soát những xung động của bản thân. bố mẹ bạohành sẽ tấn công những đứa con bất cứ khi nào họ có những cảm xúc tiêu cực mãnhliệt cần phải giải tỏa. Họ dường như ít nhận thức được những hậu quả của nhữnggì họ gây ra cho đứa con. Đó gần như là 1 phản ứng tự động khi họ bị stress.
- bố mẹ bạo hành thường đến từ những gia đình có truyền thống bạohành. Phần lớn những hành vi đánh đập, bạo hành của họ là 1 sự lặp lại trực tiếptừ những gì họ đã trải qua và học được từ thời trẻ. Họ đóng vai 1 kẻ bạo hành.Bạo lực ( violence ) là công cụ duy nhất họ học được để sử dụng trong việc giảiquyết những vấn đề và cảm xúc- đặc biệt là cảm xúc tức giận.
- Rất nhiều bố mẹ bạo hành khi bước vào tuổi trưởng thành vớinhững khiếm khuyết lớn về mặt cảm xúc và những nhu cầu chưa được đáp ứng. Về mặtcảm xúc, họ vẫn chỉ là những đứa trẻ. Họ thường nhìn vào đứa con của họ như làngười đại diện cho bố mẹ ( as surrogate parents ), để làm thỏa mãn những nhu cầucảm xúc mà bố mẹ thật sự của họ chưa bao giờ làm. Những bố mẹ bạo hành trở nêntức giận khi đứa con của họ không thể đáp ứng những nhu cầu của họ. Rất nhiềunhững bố mẹ bạo hành có vấn đề liên quan đến rượu và chất gây nghiện. Việc chấtgây nghiên là 1 trong những yếu tố phổ biến khiến cho họ mất khả năng kiểm soáttính xung động của mình.
Thực sự khó khăn cho trẻ để khôi phục lại những cảmxúc tin tưởng và an toàn 1 khi nó đã bị giẫm đạp bởi bố mẹ. Tất cả chúng taphát triển những kỳ vọng về cách mà người khác đối xử với mình dựa trên mốiquan hệ của chúng ta với bố mẹ.Nếu mối quan hệ đó mang tính tôn trọng cảm xúc,quyền lợi, nuôi dưỡng cảm xúc, chúng ta sẽ phát triển những kỳ vọng người khácsẽ đối xử với chúng ta theo cách tương tự.
Trường hợpcủa Kate
Thay vì trực tiếp xử lý những vấn đề trong cuộc hônnhân của mình, cha của Kate đã trút giận và trút những thất vọng về tình dụclên đứa con gái, sau đó ông ấy đã hợp lý hóa cho những hành vi bạo lực của mìnhbằng cách đổ lỗi cho người vợ. Những bạo lực thân thể lên trẻ con thường là 1phản ứng đối với stress do công việc, do những xung đột với những thành viênkhác trong gia đình, bạn bè, hoặc những căng thẳng trước cuộc sống gây bất mãn.Trẻ em dễ dàng trở thành mục tiêu để trút giận, vì trẻ em không thể chống trả lạivà chúng chỉ có thể im lặng vì bị đe dọa. Nhưng việc trút giận lên trẻ em chỉgiúp bố mẹ bạo hành giải tỏa cảm xúc tạm thời. Nguồn gốc chính của cơn giận củahọ vẫn duy trì, không thay đổi.
1 số bố mẹ bạo hành viện cớ cho việc đánh đập con bằngcách cho rằng họ muốn làm cho đứa trẻ trở nên rắn rỏi hơn, dũng cảm hơn, mạnh mẽhơn.
Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kỷ luật con bằngcách đánh đập không mang lại hiệu quả. Việc đánh đập con sẽ tạo ra trong trẻ nhữngcảm xúc thù hận, giận dữ, tưởng tượng trả thù và căm ghét bản thân. Nó gây nguyhiểm cho thân thể, cảm xúc và tinh thần.
Trường hợp của Joe
Mẹ của anh ấy đã làm gì khi anh ấy bị bố đánh đập ? Mặcdù mẹ anh không đánh anh nhưng bà đã không bảo vệ anh khi anh bị bố đánh. Thayvì bảo vệ con, bà ấy trở nên sợ hãi, bất lực và thụ động trước ông chồng bạo lực.Chính bà ấy đã bỏ rơi đứa con của mình. Thêm vào cảm giác bị cô lập và không đượcbảo vệ, Joe cảm thấy mình buồn bã với trách nhiệm quá mức. Ở đây có sự đổi vai( role reversal ), anh ấy giả định rằng mình chịu trách nhiệm phải bảo vệ chongười mẹ, như thể anh ấy đóng vai người bố, và bà mẹ như là 1 đứa trẻ. Ở đây,bà mẹ là 1 kiểu phụ huynh thụ động ( the passive parent). Và khi những đứa trẻbị bạo hành từ nhỏ trưởng thành, chúng sẽ viện lý do bảo vệ cho phụ huynh thụ độngbởi vì chúng xem người ấy như là 1 đồng nạn nhân với chúng ( a co victim ).
Trong 1 vài trường hợp, đứa trẻ bị bạo hành sẽ vô thứcđồng nhất hóa ( identifies ) với bố mẹ bạo hành. Vì bố mẹ bạo hành trông thậtquyền lực và không bị tổn thương trong con mắt của trẻ. Đứa trẻ sẽ tưởng tượngmình sở hữu những phẩm tính đó và chúng sẽ có khả năng tự bảo vệ bản thân. Kếtquả là, như 1 cơ chế phòng vệ vô thức, chúng phát triển những nét tính cách màchúng rất căm ghét ở bố mẹ bạo hành. Mặc cho những cam kết đối với bản thân sẽtrở nên khác biệt với bố mẹ, dưới những tình huống gây stress, chúng có thểhành xử chính xác giống y như bố mẹ bạo hành. Nhưng hiện tượng này không phổ biến lắm.
Những đứa trẻ của bố mẹ bạo hành có thể vượt qua nhữngtổn thương quá khứ như cơn giận đối với bố mẹ, những nỗi tức giận chưa được xửlý, những nỗi sợ hãi quá mức, ghê tởm bản thân, mất khả năng tin tưởng vào ngườikhác hoặc cảm giác an toàn.
**
Những câu hỏidưới đây sẽ giúp bạn định dạng những niềm tin nằm dưới những cảm xúc và hành độngcủa bạn.
Trong mối quanhệ với bố mẹ,đây là những gì mà tôi tin :
1. Tôi có trách nhiệm làm cho bố mẹ tôi hạnh phúc và tự hào.
2. Tôi là tất cả cuộc sống của bố mẹ.
3. bố mẹ tôi không thể sống nổi nếu không có tôi.
4. Tôi không thể sống nổi nếukhông có bốmẹ tôi.
5. Nếu tôi nói với bố mẹ sự thật về, ví dụ : việcphá thai, việc ly dị của tôi, tôi là gay, về vị hôn thê của tôi...Nó sẽ “giết” bốmẹ tôi.
6. Nếu tôi chống lại bố mẹ, tôi sẽ mất họ mãimãi.
7. Tôi không nên làm hay nói bấtcứ điều gì có thể sẽ gây tổn thương cho bố mẹ.
8. Những cảm xúc của bố mẹ quan trọng hơn những cảmxúc của tôi.
9. Nếu bố mẹ tôi thay đổi, tôi sẽ cảmthấy tốt hơn về bản thân mình.
10. Bất kể bố mẹ đã làm điều gì thì họvẫn là bố mẹ tôi và tôi phải tôn trọng họ.
11. bố mẹ tôi không có quyền kiểm soát cuộc sống của tôi. Tôi chốngđối lại bố mẹ hầu hết thời gian.
12. Nếu tôi nói với bố mẹ rằng họ đã làm tổn thương tôi nhiều nhưthế nào, họ sẽ từ mặt tôi.
Nếu có từ 4 hoặc nhiều hơn 4trong số những niềm tin ở trên phù hợp với bạn thì bạn vẫn còn đang dính mắc vớibố mẹ. Những niềm tin đó ngăn cản bạn trở thành 1 con người độc lập. Rất nhiềutrong số những niềm tin ở trên đặt toàn bộ trách nhiệm lên vai bạn về việc bạncịu trách nhiệm cho những cảm xúc của bố mẹ.
Khi bố mẹ bạn cảm thấy tồi tệ, họthường đổi lỗi lên bạn.
Mối quan hệ giữaniềm tin và cảm xúc.
Những niềm tin sai lệch ( self-defeating beliefs )luôn luôn dẫn đến những cảm xúc đau đớn. Bằng cách kiểm tra những cảm xúc của bạn,bạn có thể bắt đầu hiểu rõ những niềm tin nào sinh ra chúng và tạo ra nhữnghành vi nào.
Phần lớn chúng ta nghĩ rằng những cảm xúc của chúng talà sự phản ứng lại những gì xảy đến với chúng ta, những sự việc nào đến từ bênngoài chúng ta. Nhưng trong thực tế, ngay cả những nỗi sợ, nỗi đau, sự thỏa mãnnhất đều nảy sinh từ 1 số kiểu niềm tin.
Ví dụ : Bạn trở nên rất dũng cảm vào 1 ngày nọ và nóivới người cha nghiện rượu rằng bạn sẽ không ở bên cạnh ông khi ông uống rượu. Bốbạn bắt đầu hét lên và nói bạn là người vô ơn, không tôn trọng ông. Bạn cảm thấycó lỗi. Bạn có thể nghĩ rằng cảm xúc tội lỗi của bạn là kết quả của hành động củangười cha, nhưng đó chỉ là 1 nửa của câu chuyện.Trước khi những cảm xúc của bạnnảy sinh thì những niềm tin cơ bản đã được kích hoạt trong đầu bạn – những niềmtin mà bạn có thể chưa nhận thức được. Trong trường hợp này, những niềm tin cóthể là :” Con cái không bao giờ được cãi lại bố mẹ” hoặc “ cha tôi đang bị bệnhvà tôi có trách nhiệm phải chăm sóc ông”. Bởi vì bạn chưa nhận ra được những niềmtin đang bám rễ sâu sắc trong bạn nên bạn đã phản ứng lại với cảm xúc tội lỗi.
Việc nhận thức được mối quan hệ giữa những niềm tin củabạn và những cảm xúc của bạn là 1 bước quan trọng trong việc dừng lại nhữnghành vi có tính chất sai lệch.
Để giúp bạn tập trung vào những cảm xúc của mình, tôiđã phân loại chúng thành 4 nhóm: Tội lỗi, sợ hãi, buồn và tức giận. Hãy xemdanh sách những câu sau :
Trong mối quan hệ của tôi với bố mẹ, đây là những gìtôi cảm nhận:
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi không sống theo những gì mà bố mẹkỳ vọng.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi làm điều gì đó khiến bố mẹ tức giận.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi chống đối những lời khuyên của bố mẹ.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi tranh luận với bố mẹ.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi tức giận với bố mẹ.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi làm bố mẹ thất vọng hoặc tổnthương.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi không làm tất cả mọi việc mà bố mẹtôi yêu cầu.
- Tôi cảm thấy có lỗi khi tôi nói “không” với bố mẹ.
- Tôi cảm thấy sợ khi bố mẹ hét lên với tôi.
- Tôi cảm thấy sợ khi bố mẹ giận dữ với tôi.
- Tôi cảm thấy sợ khi tôi nổi giận với bố mẹ.
- Tôi cảm thấy sợ khi tôi phải nói với bố mẹ điều gì đó mà họcó thể không muốn nghe.
- Tôi cảm thấy sợ khi bố mẹ dọa sẽ không thương tôi.
- Tôi cảm thấy sợ khi tôi không ủng hộ ý kiến của bố mẹ.
- Tôi cảm thấy sợ khi tôi thử chống đối lại bố mẹ.
- Tôi cảm thấy buồn khi bố mẹ tôi không hạnh phúc.
- Tôi cảm thấy buồn khi tôi không thể làm cho cuộc sống của bốmẹ trở nên tốt hơn.
- Tôi cảm thấy buồn khi bố mẹ nói rằng tôi đã phá hoại cuộc sốngcủa họ.
- Tôi cảm thấy buồn khi tôi làm 1 điều gì đó mà tôi muốn làm vànó gây tổn thương cho bố mẹ.
- Tôi cảm thấy buồn khi bố mẹ không thích :vợ, chồng, ngườiyêu, bạn bè của tôi.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ chỉ trích tôi.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ cố kiểm soát tôi.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ khuyên tôi nên làm gì vàkhông nên làm gì.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ chối bỏ tôi.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ khuyên tôi nên có cách suynghĩ, cảm nhận và hành xử như thế nào.
- Tôi cảm thấy tức giận khi bố mẹ cố sống thay cuộc đời tôi.
Những cảm xúc trên có thể bao gồm cả những phản ứng của cơ thểđối với bố mẹ.
Những đứa con của “ Toxic parents” thường chịu đựng những cơnđau đầu, đau dạ dày, căng cứng ở các cơ bắp, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng,buồn nôn hoặc ăn quá mức.
Hãy thử liên kết giữa những cảm xúc ở trên với danh sách cáccâu thể hiện niềm tin ở phần trước . Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những phản ứngcủa mình. Ví dụ :” Tôi cảm thấy có lỗi vì đã làm điều gì đó khiến bố mẹ tức giậnvì tôi không nên làm hay nói điều gì làm tổn thương cảm xúc của bố mẹ”.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy có nhiều cảm xúc của mình có gốc rễtừ những niềm tin của bạn.
**
Trong mối quan hệ của tôi vớibố mẹ, đây là những gì tôi hành xử:
Những hành vi nhường nhịn ( compliant behavior )
1. Tôi thường không nói cho bốmẹ biết những gì tôi thật sự suy nghĩ, cảm nhận.
2. Tôi thường hành xử như thể mọithứ đều tốt giữa chúng tôi mặc dù mọi việc không như vậy.
3. Tôi thường làm những việc vớibố mẹ vì cảm thấy tôi có lỗi hoặc sợ hãi hơn là đó là những việc do tôi tự dođược lựa chọn.
4. Tôi phải rất cố gắng để làmcho bố mẹ hiểu quan điểm của tôi.
5. Tôi thường phải hy sinh cuộcsống của mình để làm hài lòng bố mẹ.
Những hành vixung hấn
1. Tôi thường xuyên tranh cãi vớibố mẹ để chứng minh với họ rằng tôi đúng.
2. Tôi thường xuyên la hét với bốmẹ để chứng minh rằng họ không thể kiểm soát được tôi.
3. Tôi thường phải kiềm chế bảnthân để không phải tấn công bố mẹ.
4. ..
Nếu có 2 hoặc nhiều hơn những hành vi trên là phù hợpvới bạn thì việc dính mắc với bố mẹ vẫn còn là 1 vấn đề lớn trong cuộc đời bạn.
Không khó khăn để nhận thấy những hành vi nhún nhường ởtrên đã khiến bạn không thể trở thành 1 gười độc lập. Còn những hành vi xung hấn,bề ngoài tỏ ra là bạn là người tách biệt với bố mẹ. Những hành vi đó tạo ra ảotưởng rằng bạn đang chống lại bố mẹ hơn là đầu hàng. Nhưng thực tế, những hànhvi xung hấn vẫn cho thấy sự dính mắc với bố mẹ bởi vì những cảm xúc mạnh mẽ của bạn, sự lặp đi lặp lạivà những phản ứng dễ đoán trước của bạn, và sự thực là những hành vi của bạnkhông phải là sự tự do lựa chọn bởi chính bạn, mà nó là nhu cầu phòng vệ để chứngtỏ với bố mẹ rằng bạn là người độc lập.
Sự độc lập về mặt cảm xúc không có nghĩa là bạn phải cắtđứt hoàn toàn khỏi bố mẹ. Nó có nghĩa là bạn có thể là 1 phần của gia đìnhtrong khi vẫn trở thành 1 cá nhân độc lập. Nó có nghĩa là bạn có thể là chínhmình và để cho bố mẹ được là chính họ. Bạn cảm thấy mình được tự do có nhữngquan điểm, niềm tin, cảm xúc và hành xử riêng, tách biệt khỏi bố mẹ ( hoặc nhữngngười khác ). Nếu bố mẹ không thích những gì bạn làm, những gì bạn suy nghĩ, bạnchắc chắn sẽ không tránh khỏi việc chịu đựng sự không thoải mái ở 1 mức độ nàođó. Và bạn sẽ phải chịu đựng sự không thoải mái của bố mẹ với bạn vì bạn khôngthay đổi bản thân mình theo mong muốn của bố mẹ.
Không ai có thể là 1 người độc lập 100% ( No one canbe self-define 100 percent of the time ). Chúng ta vẫn có những mong muốn nhậnđược sự ủng hộ từ người khác. Không có ai là độc lập hoàn toàn về mặt cảm xúc.Vì con người là những động vật mang tính xã hội. Vì lý do này, sự độc lập cánhân ( self-define ) phải là phần nào mang tính linh hoạt. Không có gì sai vớiviệc thỏa hiệp 1 điều gì đó với bố mẹ, chừng nào mà bạn vẫn được tự do chọn lựa.Vấn đề ở đây là trở thành con người thật của mình.
It’s okay to be selfish sometimes. Many people don’tstand up for themselves because theyconfuse self-definition with selfishness
**
Phân biệt giữa trả lời và phản ứng ( Responding versusreacting )
Khi chúng ta phản ứng, chúng ta thường hành động màkhông suy nghĩ, không lắng nghe, không khám phá những lựa chọn của mình. Conngười thường phản ứng khi họ cảm thấy bị đe dọa về mặt cảm xúc hoặc bị tấncong.
Khi bạn phản ứng tức là bạn đang phụ thuộc vào sự ủnghộ của người khác. Bạn chỉ cảm thấy tốt về bản thân khi không có ai bất đồng vớibạn, phê bình bạn hoặc không ủng hộ bạn. Bạn sẽ tri nhận 1 gợi ý nhỏ như là 1 sựtấn công cá nhân, 1 lời phê bình nhỏ mang tính xây dựng như là 1 sự thất bại cánhân. Nếu không có sự ủng hộ của người khác, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn đểduy trì sự ổn định về mặt cảm xúc. Khi bạn đồng ý để cho những phản ứng cảm xúccủa mình trở nên tự động, tức là bạn đang từ bỏ quyền kiểm soát, trao những cảmxúc của mình sang tay người khác. Điều này cho phép người khác có quyền lực rấtlớn lên bạn.
Đối lập với phản ứng, đó là trả lời, đáp ứng ( respond). Khi bạn đáp ứng tức là bạn đang suy nghĩ cũng như cảm nhận. Bạn nhận thức đượcnhững cảm xúc của mình nhưng bạn không để chúng điều khiển bạn hành động 1 cáchkích động. Sự đáp ứng cho phép bạn duy trì cảm nhận về giá trị bản thân, mặccho những gì bố mẹ có thể nói về bạn. Đây thực sự là 1 phần thưởng. Những suynghĩ và cảm xúc của người khác không còn khiến bạn cảm thấy nghi ngờ về bảnthân mình. Khi bạn đáp ứng tức là bạn đã kiểm soát được cuộc sống của mình.
Không ai trong chúng ta được dạy cách đáp ứng khôngphòng vệ ( respond nondefensively ). Đó là lý do tại sao kỹ thuật này không đếndễ dàng. Nó cần được học và luyện tập. Nhiều người giả định rằng nếu họ khôngphòng vệ, không bảo vệ bản thân trong 1 cuộc xung đột thì đối thủ sẽ xem họ làngười yếu đuối. Thực tế thì ngược lại. Nếu bạn có thể giữ bình tĩnh thì bạn đãgiữ lại được quyền lực.
Điều quan trọng là bạn luyện tập cách đáp ứng khôngphòng vệ trước khi bạn sử dụng nó với người khác. Để làm điều này, hãy tưởng tượngbố mẹ bạn đang ở trong phòng với bạn và đang phê bình, chỉ trích bạn. Bạn hãynói cách trả lời , đáp ứng không phòng vệ thật to, rõ ràng với bố mẹ. Hãy nhớ rằng,chừng nào mà bạn còn tranh cãi, xin lỗi, giải thích hoặc cố làm cho bố mẹ thayđổi quan điểm thì chừng đó bạn còn trao cho bố mẹ rất nhiều quyền lực kiểm soátbạn. Nếu bạn yêu cầu ai đó tha thứ hoặc hiểu bạn, tức là bạn đã trao cho họ quyềnlấy lại những gì mà bạn đang yêu cầu . Nhưng nếu bạn sử dụng cách đáp ứng khôngphòng vệ, tức là bạn không yêu cầu điều gì cả, và khi bạn không yêu cầu, đòi hỏiđiều gì thì bạn sẽ không thể bị người khác từ chối.
**
Tôi ước rằng bạn có 1 tuổi thơ hạnh phúc, nhưng tôikhông thể thay đổi quá khứ. Điều tôi có thể làm là giúp bạn thay đổi niềm tin vềngười chịu trách nhiệm cho những tổn thương của bạn thời thơ ấu. Từ đó, bạn sẽđi tiếp cuộc đời mình mà không phải mang trên vai gánh nặng tự đổi lỗi cho bảnthân. Chừng nào mà bạn còn đổi lỗi cho bản thân, bạn sẽ chịu đựng sự xấu hổ vàcăm ghét bản thân, bạn sẽ tìm những cách thức để trừng phạt bản thân.
Sau đây là những điều : bạn không phải chịu trách nhiệmcho :
1. Cách mà bố mẹ phớt lờ bạn.
2. Cách mà bố mẹ làm cho bạn cảmthấy mình không được yêu thương hoặc không đáng yêu.
3. Những bad names mà bố mẹ gọibạn.
4. Sự bất hạnh của bố mẹ bạn.
5. Tình trạng nghiện rượu của bốmẹ.
6. Những gì bố mẹ làm khi họsay rượu.
7. Việc bố mẹ đánh đập bạn.
8. Những gì bố mẹ trêu chọc bạn.
9. bố mẹ lạm dụng tình dục vớibạn.
10. Sự chọn lựa của bố mẹ khi họ không chịu làm bất kỳ điều gì đểgiải quyế vấn đề của họ.
11. Những vấn đề của bố mẹ
**
Xửlý sự tức giận của bạn
Nhữngđứa trẻ của Toxic parents lớn lên trong những gia đình mà chúng không được khuyếnkhích bộc lộ cảm xúc. Chúng có khả năng chịu đựng những ngược đãi. Chúng thậmchí không nhận ra rằng chúng cảm thấy giận dữ đến mức nào.
Bạncó thể xử lý cơn giận của mình theo nhiều cách : bạn có thể chôn chặt cơn giậnvà trở nên trầm cảm, đau ốm; bạn có thể giết chết cơn giận bằng rượu, thức ăn,tình dục, chất gây nghiện; hoặc bạn có thể để cơn giận bùng phát bất cứ khi nàocó cơ hội ; hoặc bạn sẽ để cơn giận biến bạn thành con người hoài nghi, nổi loạn,thất vọng. Không may là phần lớn chúng ta dựa trên những phương pháp không hiệuquả để xử lý cơn giận của mình. Chúng không giúp bạn trở nên tự do, thoát khỏisự kiểm soát của bố mẹ. Tôi sẽ chỉ cho bạn những cách hiệu quả để quản lý cơngiận.
1. Cho phép bản thân được tứcgiận mà không có sự đánh giá, chỉ trích về những cảm xúc của mình. Giận dữ cũnglà 1 cảm xúc giống như niềm vui và sự sợ hãi. Nó không đúng mà cũng không sai.Nó thuộc về con người bạn, nó là 1 phần của cái làm nên con người bạn. Sự tứcgiận là 1 dấu hiệu nói lên điều gì đó quan trọng đối với bạn. Nó chỉ ra rằng cóđiều gì đó cần thay đổi.
2. Để cho cơn giận thoát rangoài. Ví dụ : đấm gối, la hét vào bức ảnh của người mà bạn đang tức giận, hoặctưởng tượng bạn đang nói chuyện với họ 1 mình trong nhà. Bạn không cần phải tấncông ai đó để bộc lộ sự tức giận. Nói với họ rằng bạn cảm thấy tức giận như thếnào.
3. Tăng cường hoạt động thể dục.Nó giúp giải tỏa sự căng thẳng ra khỏi cơ thể bạn.
4. Không dùng sự tức giận để củngcố hình ảnh tiêu cực về bản thân. Bạn không phải là người tồi tệ bởi vì bạnđang tức giận. Bạn có quyền được cảm thấy tức giận.
5. Sự tức giận có thể giúp bạnhọc hỏi nhiều điều về bản thân, về những gì mà bạn không thể chấp nhận trong mốiquan hệ với bố mẹ. Nó giúp bạn định nghĩa những giới hạn, ran giới của bạn (boundaries ).
**
Khi trưởng thành, trong mối quan hệ với bố mẹ, tôi chịu tráchnhiệm cho những điều sau:
1. Trở nên 1 cá nhân độc lập vớibố mẹ.
2. Nhìn nhận trung thực về mốiquan hệ với bố mẹ.
3. Đối diện sự thật về thời thơấu của tôi.
4. Dũng cảm nhìn nhận mối quanhệ giữa những sự kiện thời thơ ấu và cuộc sống khi trưởng thành.
5. Dũng cảm bộc lộ những cảmxúc thật với bố mẹ.
6. Đương đầu ( confront ) vớiquyền lực và sự kiểm soát mà bố mẹ tạo ra trong cuộc sống của tôi.
7. Thay đổi hành vi của tôi.
8. Tìm kiếm nguồn trợ giúp phùhợp.
9. Tái khẳng định lại sự tự tinvà quyền lực của mình.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: