D
DOO DOO
Guest
View attachment 15308
Cái món cóc ổi xoài chấm mắm ruốc Huế và muối ớt Tây Ninh của Năm Mập quyến rũ lắm. Dân ba xi đế mê đã đành, bầy học trò cũng tít thò lò luôn.
Đừng nói đến dân ăn mặn, cả chay trường như chị em Thảo Hiếu và bé Thư cũng hít hà sau những buổi tan trường là rất chi thường tình.
Xin đừng trách Thảo Hiếu Thư. Cả ba cùng một hoàn cảnh cha mẹ chia tay. Cha có vợ khác, mẹ cũng vậy nên chị em Thảo Hiếu ở với bà nội. Cô ba ở chùa từ nhỏ nên đưa hai chị em vào chùa tu cái tâm. Ở chùa đương nhiên là chay trường và tóc phải xuống.
Nói vậy chứ ngày nào cũng rau củ quả tàu hủ nước tương, lớn còn thèm thịt cá nói chi nhỏ. Không phải là kiểng chùa nơi Thảo Hiếu Thư nương nhờ cũng dọn bữa có cá thịt, đùi gà cánh gà bằng tàu hủ ky đó sao? Ở đó mà không vọng.
Thiệt tình, mắm ruốc và muối ớt đã quá trời ạ. Năm Mập lôi kéo bầy học trò về quán của bà khiến ngữ bán hàng rong trước cổng trường không ai dám tranh, ế liền nếu dám ti toe. Người ta cũng chế chiếc mọi cách cho ra cái cay mặn ngọt trứ danh này, nhưng cuối cùng phải chào thua. Lại đánh Năm Mập bằng đòn ê muối và mắm ruốc của bả có bỏ xì ke khi chế biến, bây ăn riết ghiền xì ke luôn cho coi. Lão Năm nghe qua cười khì khì:
- Có thì tao đi buôn xì ke luôn cho mau giàu, ngu sao pha vô muối mắm.
Tan trường là bầy trẻ ùa vô. Ba nhóc nhỏ tu vì hoàn cảnh về muộn nhất vì ngại bạn bè nói nâu sồng mà cũng mắm ruốc. Với lại vợ chồng Năm Mập thương nhứt ba đứa này, nghĩ đi, có cha có mẹ mà phải nương nhờ cửa Phật thì tủi nào hơn. Được cái bầy trẻ tiền nhiều, muốn chi có nấy. Riêng Thảo Hiếu nhận trợ cấp từ hai phía.
Cha lâu lâu ghé chùa dúi một ít, mẹ cũng vậy. Nói chung cha mẹ nào chẳng thương con, ai chẳng xót lòng khi đẻ ra mà tống cho nội ngoại, rồi từ nội ngoại mà thẩy lên chùa thì trời ơi xót lắm. Nhưng biết làm sao? Thảo Hiếu nghe nói ở với cha hay mẹ ghẻ là lắc đầu. Tại sao lại ghẻ chóc khi ta có nội? Thôi thì bù cái vật chất để chúng yên tâm học hành, ba bữa lớn rồi ba má tính cho.
Thảo Hiếu thì dù sao cũng còn có cô ở chùa ngó mắt nhìn qua. Còn Thư? Thư có khác hơn một tí. Một tí thôi nhưng lại rất đau lòng. Mười ba tuổi dáng dấp ra chiều lắm. Ốm nhưng không mòn, dáng này mà lớn tí là người mẫu chắc như bắp. Thư bảnh nhứt sóc, xài máy tính bảng, miệng nhai cóc ổi chấm mắm ruốc, tai nghe nhạc sành điệu như dân phố. Ba dượng của Thư là thầu xây dựng nên tiền vô thiên lủng. Còn ba ruột? Thảo kể với bà Năm Mập:
- Nó nói tưởng ba là ruột ai ngờ không phải Năm ơi.
- Là sao?
- Năm nói nó kể cho nghe, con không biết kể làm sao nữa.
Là chúa tò mò chuyện thiên hạ nên bà Năm kể với chồng rằng nó nói đâu ngờ ba má là rổ rá cạp lại, nó tưởng con ruột của ba, cho tới một hôm:
- Lúc đó con mười tuổi rồi Năm, con đón em đi học về nghe cha chửi má là lăng loàn, là đĩ thỏa... Cha la lên. Mày còn tơ tưởng đến cha con Thư thì theo nó mà sống... Rồi sau đó là ly dị, ba dẫn em con đi mất. Con ở với má.
- Rồi sao mày vô chùa? Rồi ba ruột của mày đâu?
- Má nói ba ruột con chết rồi.
- Chết? Mà sao chết? Rồi má mày sao mà gặp ổng?... Mày nói Năm không hiểu chi hết trơn.
- Dạ... má kể ba ruột bị ung thư gan, tại ổng uống rượu dữ lắm. Bữa đó ổng gặp má giữa đường xin tiền bị ba con gặp. Ba hiểu lầm nên bỏ má con. Sau đó ba ruột con chết... là má kể vậy nên con biết vậy.
Bà Năm chép miệng xoa cái đầu trọc và vuốt cái chỏm tóc con bé ra chiều thương cảm.
Riêng chuyện vì sao vô chùa thì Thư không nói. Nhưng bà Năm vẫn biết vì Thảo kể:
- Nó nói bị ông dượng thầu khoán mò Năm ơi.
- Trời đất ơi... có chuyện đó sao con?
Mấy tay khoán khuyết này cũng ma bùn lắm. Chiều nào cũng lai rai với anh em thợ đến mút cà tha. Thầu mà, ăn nhậu và huê tình ghê lắm. Cũng phải cảm thông cho họ. Làm ăn lơn lớn, tiếp xúc với dân cầm bay chặt gạch thầu không đẹp là vong liền. Dăm ba khung bia vào chiều thứ bảy nào có chi lớn. Lớn là mấy anh bên trên.
Tỉ như xây dãy trọ cho một trung gia nào đó, tuy giấy phép đủ nhưng ân tình đâu thể ta lơ, đúng không? Xây dựng phải biết sống biết chơi mới bền. Mấy cái nhà mọc lên từ một lô đất nông nghiệp nào đó còn lâu mới phép tắc. Thầu mà không quen biết lớn dễ chi thông. Mà mấy anh ni đâu phải như bọn thợ nhậu xong rồi vui vẻ về với vợ. Dũng Thầu - cha ghẻ của Thư - phải đưa quý anh đi matxa chân, matxa đá. Dũng cũng mát.
Chuyện làm ăn phải vậy. Thầu cầm bạc vạn trong tay đâu sướng ích chi. Nhất là các chị em phụ hồ bưng gạch. Nhiều em đẹp như tiên, duyên tình sao đó mà dang dở nên Dũng Thầu cám cảnh lắm. Anh cám em thì em cám lại. Thấy cảnh anh bị vợ bỏ em thương liền. Mà thiệt là Dũng và vợ chia tay. Không chia sao được khi chồng cứ ngoài đường mà lượn.
Tháng mò qua nhà một lần thì đường ai nấy đi cho rồi. Mấy em ni thì thiệt mà nói đâu có tình chi với anh. Em thương và đi nhà nghỉ với anh chả qua anh cho tiền. Tàn cuộc là xong. Vậy nên mới ra chuyện Dũng Thầu ráp vô một nhà với má Thư.
Sau ly dị, má được hưởng căn nhà. Dũng Thầu đưa lính đến gia công cái bếp nhà Thư. Cùng cảnh cô đơn nên cả hai ráp lại mà nên chồng vợ. Má đẻ cho dượng một thằng cu. Trời ơi. Dượng mừng thiếu điều sập nhà.
Thư yên lành ngày cắp sách đến trường, tan học về ru em phụ má. Đời nếu vậy mà tới luôn cho đến chết thì hay quá. Nào ngờ một tối kia, mẹ cha ơi. Má mà không mắc đi ngoài thì chết chắc. Đi ngang phòng Thư má thấy thằng dượng ghẻ khốn kiếp đang ở trong mùng con nhỏ mười ba tuổi, tay nó đang sờ soạng trên ngực... Má lạnh gáy, lạnh toàn thân... Má liền lôi thằng khốn về phòng.
- Trời ơi - dượng phân trần - tui say. Tui đi lộn phòng, tui tưởng bà...
Má hỏi Thư:
- Ổng có làm chi con không? Mấy lần rồi?
Má nghe nói những ba lần tuy chỉ sờ mó chút đỉnh thôi nhưng má hoảng lên. Thánh cũng hoảng chứ nói chi ai. Vội vàng đưa Thư gửi cho chùa.
Nghe qua Già Năm điên gan:
- Đù má... thằng ghẻ chóc khốn nạn. Mà sao con nhỏ không cho má nó hay?
- Ông không thấy nó lớn bộn rồi sao? Thời buổi giờ khó nói lắm ông ơi...
Ừ - già Năm ngẫm nghĩ - Khó nói thiệt. Thời mà ngay cả các gia đình cha mẹ đình huỳnh ăn nên làm ra còn dụng tiền để mua hạnh phúc ảo. Không phải cứ có tiền và đưa rước đến tận cổng trường là bậc cha mẹ đã có quyền tự hào rằng ta đã tròn trách nhiệm đó sao?
Chả ai có thời gian để biết rằng khi cổng trường đóng lại, thầy cô giáo đã xong trách nhiệm truyền đạt kiến thức là bầy trẻ con nhào vô quán cóc ổi mắt dán vô máy tính bảng chơi game, nghe nhạc, xem phim... Chúng dậy thì sớm là tất nhiên. Những đứa có cả một mái ấm hạnh phúc cha mẹ anh chị đủ đầy còn không quản nổi lọ chi cha đông mẹ tây như Thảo Hiếu Thư. Ai ngó ngàng đến chúng. Chùa ư?
Đúng rồi. Chùa phải lo chứ sao. Đừng có tưởng từ bi hay không không sắc sắc rồi chùa cũng sắc không cái vụ tiền nghe. Có tu cũng phải ăn, ông Phật còn phải khoác áo rách đi khất thực nói chi sư sãi. Có gửi con em đến chùa xin chút từ tâm cũng phải gửi cái cho chúng ăn và cắp sách đến trường.
Mọi cái được quy ra tiền. Một tháng là... Còn thí chủ muốn cúng thêm bao nhiêu cho chùa thì tùy tâm... Vậy thì khi quý ngài đã nhận tiền thì phải có trách nhiệm về nhân thân của người đó đúng không? Chuyện đó tất nhiên là không ai cãi hết. Nhưng quý sư thầy, quý chư ni cả một đời chay lạt tụng kinh gõ mõ, họ biết cái chi ngoài ta bà không nhỉ?
Biết chứ. Biết nhiều, rất nhiều. Nhưng thông không? Các vị ấy có con mắt giữa trán như Dương Tiển cũng không nhìn ra cái chi ẩn giấu trong những tâm hồn rất trẻ đang bị lạc. Thảo Hiếu và Thư có đường nào để bước đâu mà không lạc.
Già Năm nghĩ mà ngậm ngùi cho bầy trẻ quá. Nhất là con Thư. Mà vợ chồng Năm Mập này cũng đa ngôn đa thế sự dữ, chuyện thiên hạ nhúng mũi vô làm chi cho nhọc. Cóc ổi mắm ruốc không lo ở đó mà lo đời. Thiệt mà nói, vợ chồng Năm Mập tội nghiệp lắm, nghèo của thì chớ, nghèo luôn cả con.
Tròm trèm sáu chục mà chỉ hai vợ chồng ra vô ngó mặt nhau. Nghe đâu hồi trẻ cả hai cũng một thời ngang dọc, dân đội trời đạp đất. Cỡ bà Năm rành mắm ruốc Huế thì chớ còn sành điệu cả muối ớt Tây Ninh.
Cha Năm mới ghê, ngồi nghe chả kể chuyện bốn phương rồi có ba giọt vô chả ôm đàn hát bài Trên bốn vùng chiến thuật là dân chơi lé xẹ nguyên cả cặp mắt liền. Nhớ cái bữa bầy học trò méc mấy người bán rong nói muối mắm ông Năm có trộn xì ke ông Năm ơi. Già Năm liền thân chinh đến từng thằng cha, từng con mẹ điểm mặt:
- Muốn bán ở đây để kiếm sống không? Tao quậy là bây vong à.
Đơn độc nên bà Năm thương lắm bé Thư. Có máu du côn nên Năm già dằn cha thầu khoán - thằng dượng ghẻ chóc - nhân một hôm hắn ghé trường rước nhỏ Thư.
Xưa nay mấy tay thầu xây dựng có cái ngoài bảnh lắm. Tay ga đời mới áo bỏ vô thùng kính mát Rayban. Nhìn qua là thiên hạ kính lắm chứ không chơi. Năm già cũng kính, kéo ghế mời ngồi, rót trà đưa tận tay:
- Ông là cha con Thư hả? Chà... bảnh dữ ha... Ông thầu khoán hả? Làm tách trà chơi. Nhỏ Thư sao mà phải gửi lên chùa vậy ông? Hề hề hề... nó ghé đây nhai cóc ổi mắm ruốc hoài hề hề hề...
Nghe cái giọng cười là biết ngay tay già bố láo này có ý xách mé rồi. Thằng ngu còn biết nói chi già đời như Dũng Thầu. Và Dũng chứ đâu phải con gà rù mà trêu? Mẹ nó... thầu nào dưới trướng không có vài thằng em đâm cha chém thiên hạ, và dưới mấy thằng này là một lũ cô hồn sống. Không có bè lũ này dễ gì có công trình mà xây tô dán gạch? Dũng cũng xách mé:
- Ông anh sít tốp lại cho em nhờ tí được không? Cóc ổi lo cóc ổi đi há, đừng đâm lao vô chuyện người khác được không ông anh?
- Hề hề hề... cái tính tui nó chó vậy bạn ơi... Tui xía vô là vì tui coi con Thư như con cái trong nhà. Nó có kể cho bà nhà tui cái sự vụ vì sao má nó gửi vô chùa... thì ra là do ông anh đây mà ra cả.
Thầu ta văng tục liền. Thầu mà không dữ dằn dễ gì trị được thợ:
- Ông im cái miệng thúi lại... Muốn cái quán này banh chành không?
- Ông nhắm lại tui không? - bà Năm xía vô.
Dũng phắt dậy móc di động alô... tao đây... rảnh hông nhờ tí coi. Tao đang ở... bà má nó tự dưng có một thằng già đòi xử tao... ờ... xuống lẹ đi. Tao chờ...
Mười phút sau cuộc gọi hai chiếc cũng phân khối lớn nẹt ga bốc đầu thắng cái réc. Bốn thằng xăm mình rằn ri, tháo nón bảo hiểm là lòi ra bốn trái dừa khô, mặt mũi trông sát khí đằng đằng. Vừa vào quán lập tức một thằng la lên:
- Trời đất... tưởng ai. Ông ở đây hả ông Năm?
Nó nắm tay già lựu đạn lắc lia lịa ra cái rất thân tình. Năm già lại hề hề:
- Tao chớ ai mậy? Mầy làm cái khỉ mẹ gì đây?
Thằng xăm mình lôi Dũng Thầu ngồi lại ghế. Thầu ta ngơ ngác nghe giới thiệu chương trình:
- Ê... Dũng Thầu, giới thiệu với ông đây là Năm Lì, ông thầy của tui. Bộ ông ghẹo ổng hả?
- Đâu có mầy ơi - già Năm trả lời hộ - Có mấy thằng đi ngang đây xin thằng Dũng vài đồng, nhưng tao quyết xong rồi. Ai dám ghẹo tao mậy?
Vậy là cả bọn nhào vô làm vài xị với cóc ổi mắm ruốc cùng muối ớt. Dũng Thầu ngồi tì tì không dám uống nhiều, rượu vào lời ra hố hàng là chết. Tàn cuộc rượu Năm Lì nói với thầu biến thái khi bọn đầu trọc đã rồ ga lên đường:
- Đời tao cũng khá súc vật, nhưng kiểu như mày thì không! Cỡ mày tao búng một cái là vô tăm tích... Về nói với vợ mày đem con Thư về. Không nên gửi nó vô chùa. Nó đâu có tâm tu mà buộc nó chay lạt. Tao nói mày hiểu không?
Cuối năm học Thư rời chùa về nhà. Má nó tậu cho chiếc xe điện. Chiều chiều Thư nhấn ga vi vu lên chùa thăm Thảo Hiếu, nó lại ghé ngang vợ chồng Năm Mập ăn cóc ổi xoài. Mười bốn tuổi nó lớn phổng và xinh ơi là xinh.
Nhưng một tuần trước năm học mới, không thấy Thư có mặt như mọi hôm. Năm già chưa kịp hỏi thì má nhỏ Thư tốp xe, vẻ tất bật:
- Có con Thư đây không chú Năm?
- Không. Sáng giờ nó không có mặt đây... Sao cô không gọi điện cho nó?
- Không hiểu sao nó không bắt máy chú Năm ơi... cha ơi... không biết nó đi đâu vậy kìa?
- Không chừng nó lên chùa chơi với con Thảo với thằng Hiếu...
- Con lên rồi... không có nó ở trển chú ơi.
Nói rồi bà mẹ tội nghiệp phóng xe đi. Năm Già nhìn theo gật gật đầu ra chiều nghĩ ngợi. Giả nghĩ gì vậy kìa? Được một lát Năm ta cũng lấy xe.
- Ông đi đâu vậy? - bà Năm hỏi.
- Tui tìm thằng thầu khoán coi sao.
Lúc về chồng kể với vợ rằng thằng thầu cũng không biết con nhỏ đi đâu. Thầu thề với Năm lựu đạn rằng nó có chi bậy bạ thì Năm cứ thiến nó... Chà... vậy thì con nhỏ đi đâu? Một đêm trôi qua, thêm một ngày nữa cũng bặt tin tức. Không điện thoại, không bóng dáng chị chàng. Bà má tội nghiệp phần con trai còn nhỏ, phần đang bầu bì, cứ thút tha thút thít suốt... Nóng ruột quá mà chả biết làm sao. Làm sao đây trời hỡi?
Năm lại chạy lên chùa. Lúc về, bà xã hỏi:
- Sao rồi ông?
Rất lâu. Lâu thiệt lâu. Năm nhấm nhẳn:
- Tui lên chùa xin gặp trụ trì nhưng mấy sư cô nói...
- Nói sao?
- Thầy cũng đi đâu hai ngày nay rồi.
Năm, mười, mười lăm ngày rồi một tháng trôi qua. Thư bặt vô âm tín. Thầy trụ trì cũng âm tín bặt luôn. Nhưng sau nghe nói thầy được chuyển đi đâu đó. Giáo hội đưa một thầy khác về quản chùa. Còn Thư? Có ai biết Thư đi đâu không?
Năm lựu đạn còn không biết nói chi ai.
Cái món cóc ổi xoài chấm mắm ruốc Huế và muối ớt Tây Ninh của Năm Mập quyến rũ lắm. Dân ba xi đế mê đã đành, bầy học trò cũng tít thò lò luôn.
Đừng nói đến dân ăn mặn, cả chay trường như chị em Thảo Hiếu và bé Thư cũng hít hà sau những buổi tan trường là rất chi thường tình.
Xin đừng trách Thảo Hiếu Thư. Cả ba cùng một hoàn cảnh cha mẹ chia tay. Cha có vợ khác, mẹ cũng vậy nên chị em Thảo Hiếu ở với bà nội. Cô ba ở chùa từ nhỏ nên đưa hai chị em vào chùa tu cái tâm. Ở chùa đương nhiên là chay trường và tóc phải xuống.
Nói vậy chứ ngày nào cũng rau củ quả tàu hủ nước tương, lớn còn thèm thịt cá nói chi nhỏ. Không phải là kiểng chùa nơi Thảo Hiếu Thư nương nhờ cũng dọn bữa có cá thịt, đùi gà cánh gà bằng tàu hủ ky đó sao? Ở đó mà không vọng.
Thiệt tình, mắm ruốc và muối ớt đã quá trời ạ. Năm Mập lôi kéo bầy học trò về quán của bà khiến ngữ bán hàng rong trước cổng trường không ai dám tranh, ế liền nếu dám ti toe. Người ta cũng chế chiếc mọi cách cho ra cái cay mặn ngọt trứ danh này, nhưng cuối cùng phải chào thua. Lại đánh Năm Mập bằng đòn ê muối và mắm ruốc của bả có bỏ xì ke khi chế biến, bây ăn riết ghiền xì ke luôn cho coi. Lão Năm nghe qua cười khì khì:
- Có thì tao đi buôn xì ke luôn cho mau giàu, ngu sao pha vô muối mắm.
Tan trường là bầy trẻ ùa vô. Ba nhóc nhỏ tu vì hoàn cảnh về muộn nhất vì ngại bạn bè nói nâu sồng mà cũng mắm ruốc. Với lại vợ chồng Năm Mập thương nhứt ba đứa này, nghĩ đi, có cha có mẹ mà phải nương nhờ cửa Phật thì tủi nào hơn. Được cái bầy trẻ tiền nhiều, muốn chi có nấy. Riêng Thảo Hiếu nhận trợ cấp từ hai phía.
Cha lâu lâu ghé chùa dúi một ít, mẹ cũng vậy. Nói chung cha mẹ nào chẳng thương con, ai chẳng xót lòng khi đẻ ra mà tống cho nội ngoại, rồi từ nội ngoại mà thẩy lên chùa thì trời ơi xót lắm. Nhưng biết làm sao? Thảo Hiếu nghe nói ở với cha hay mẹ ghẻ là lắc đầu. Tại sao lại ghẻ chóc khi ta có nội? Thôi thì bù cái vật chất để chúng yên tâm học hành, ba bữa lớn rồi ba má tính cho.
Thảo Hiếu thì dù sao cũng còn có cô ở chùa ngó mắt nhìn qua. Còn Thư? Thư có khác hơn một tí. Một tí thôi nhưng lại rất đau lòng. Mười ba tuổi dáng dấp ra chiều lắm. Ốm nhưng không mòn, dáng này mà lớn tí là người mẫu chắc như bắp. Thư bảnh nhứt sóc, xài máy tính bảng, miệng nhai cóc ổi chấm mắm ruốc, tai nghe nhạc sành điệu như dân phố. Ba dượng của Thư là thầu xây dựng nên tiền vô thiên lủng. Còn ba ruột? Thảo kể với bà Năm Mập:
- Nó nói tưởng ba là ruột ai ngờ không phải Năm ơi.
- Là sao?
- Năm nói nó kể cho nghe, con không biết kể làm sao nữa.
Là chúa tò mò chuyện thiên hạ nên bà Năm kể với chồng rằng nó nói đâu ngờ ba má là rổ rá cạp lại, nó tưởng con ruột của ba, cho tới một hôm:
- Lúc đó con mười tuổi rồi Năm, con đón em đi học về nghe cha chửi má là lăng loàn, là đĩ thỏa... Cha la lên. Mày còn tơ tưởng đến cha con Thư thì theo nó mà sống... Rồi sau đó là ly dị, ba dẫn em con đi mất. Con ở với má.
- Rồi sao mày vô chùa? Rồi ba ruột của mày đâu?
- Má nói ba ruột con chết rồi.
- Chết? Mà sao chết? Rồi má mày sao mà gặp ổng?... Mày nói Năm không hiểu chi hết trơn.
- Dạ... má kể ba ruột bị ung thư gan, tại ổng uống rượu dữ lắm. Bữa đó ổng gặp má giữa đường xin tiền bị ba con gặp. Ba hiểu lầm nên bỏ má con. Sau đó ba ruột con chết... là má kể vậy nên con biết vậy.
Bà Năm chép miệng xoa cái đầu trọc và vuốt cái chỏm tóc con bé ra chiều thương cảm.
Riêng chuyện vì sao vô chùa thì Thư không nói. Nhưng bà Năm vẫn biết vì Thảo kể:
- Nó nói bị ông dượng thầu khoán mò Năm ơi.
- Trời đất ơi... có chuyện đó sao con?
Mấy tay khoán khuyết này cũng ma bùn lắm. Chiều nào cũng lai rai với anh em thợ đến mút cà tha. Thầu mà, ăn nhậu và huê tình ghê lắm. Cũng phải cảm thông cho họ. Làm ăn lơn lớn, tiếp xúc với dân cầm bay chặt gạch thầu không đẹp là vong liền. Dăm ba khung bia vào chiều thứ bảy nào có chi lớn. Lớn là mấy anh bên trên.
Tỉ như xây dãy trọ cho một trung gia nào đó, tuy giấy phép đủ nhưng ân tình đâu thể ta lơ, đúng không? Xây dựng phải biết sống biết chơi mới bền. Mấy cái nhà mọc lên từ một lô đất nông nghiệp nào đó còn lâu mới phép tắc. Thầu mà không quen biết lớn dễ chi thông. Mà mấy anh ni đâu phải như bọn thợ nhậu xong rồi vui vẻ về với vợ. Dũng Thầu - cha ghẻ của Thư - phải đưa quý anh đi matxa chân, matxa đá. Dũng cũng mát.
Chuyện làm ăn phải vậy. Thầu cầm bạc vạn trong tay đâu sướng ích chi. Nhất là các chị em phụ hồ bưng gạch. Nhiều em đẹp như tiên, duyên tình sao đó mà dang dở nên Dũng Thầu cám cảnh lắm. Anh cám em thì em cám lại. Thấy cảnh anh bị vợ bỏ em thương liền. Mà thiệt là Dũng và vợ chia tay. Không chia sao được khi chồng cứ ngoài đường mà lượn.
Tháng mò qua nhà một lần thì đường ai nấy đi cho rồi. Mấy em ni thì thiệt mà nói đâu có tình chi với anh. Em thương và đi nhà nghỉ với anh chả qua anh cho tiền. Tàn cuộc là xong. Vậy nên mới ra chuyện Dũng Thầu ráp vô một nhà với má Thư.
Sau ly dị, má được hưởng căn nhà. Dũng Thầu đưa lính đến gia công cái bếp nhà Thư. Cùng cảnh cô đơn nên cả hai ráp lại mà nên chồng vợ. Má đẻ cho dượng một thằng cu. Trời ơi. Dượng mừng thiếu điều sập nhà.
Thư yên lành ngày cắp sách đến trường, tan học về ru em phụ má. Đời nếu vậy mà tới luôn cho đến chết thì hay quá. Nào ngờ một tối kia, mẹ cha ơi. Má mà không mắc đi ngoài thì chết chắc. Đi ngang phòng Thư má thấy thằng dượng ghẻ khốn kiếp đang ở trong mùng con nhỏ mười ba tuổi, tay nó đang sờ soạng trên ngực... Má lạnh gáy, lạnh toàn thân... Má liền lôi thằng khốn về phòng.
- Trời ơi - dượng phân trần - tui say. Tui đi lộn phòng, tui tưởng bà...
Má hỏi Thư:
- Ổng có làm chi con không? Mấy lần rồi?
Má nghe nói những ba lần tuy chỉ sờ mó chút đỉnh thôi nhưng má hoảng lên. Thánh cũng hoảng chứ nói chi ai. Vội vàng đưa Thư gửi cho chùa.
Nghe qua Già Năm điên gan:
- Đù má... thằng ghẻ chóc khốn nạn. Mà sao con nhỏ không cho má nó hay?
- Ông không thấy nó lớn bộn rồi sao? Thời buổi giờ khó nói lắm ông ơi...
Ừ - già Năm ngẫm nghĩ - Khó nói thiệt. Thời mà ngay cả các gia đình cha mẹ đình huỳnh ăn nên làm ra còn dụng tiền để mua hạnh phúc ảo. Không phải cứ có tiền và đưa rước đến tận cổng trường là bậc cha mẹ đã có quyền tự hào rằng ta đã tròn trách nhiệm đó sao?
Chả ai có thời gian để biết rằng khi cổng trường đóng lại, thầy cô giáo đã xong trách nhiệm truyền đạt kiến thức là bầy trẻ con nhào vô quán cóc ổi mắt dán vô máy tính bảng chơi game, nghe nhạc, xem phim... Chúng dậy thì sớm là tất nhiên. Những đứa có cả một mái ấm hạnh phúc cha mẹ anh chị đủ đầy còn không quản nổi lọ chi cha đông mẹ tây như Thảo Hiếu Thư. Ai ngó ngàng đến chúng. Chùa ư?
Đúng rồi. Chùa phải lo chứ sao. Đừng có tưởng từ bi hay không không sắc sắc rồi chùa cũng sắc không cái vụ tiền nghe. Có tu cũng phải ăn, ông Phật còn phải khoác áo rách đi khất thực nói chi sư sãi. Có gửi con em đến chùa xin chút từ tâm cũng phải gửi cái cho chúng ăn và cắp sách đến trường.
Mọi cái được quy ra tiền. Một tháng là... Còn thí chủ muốn cúng thêm bao nhiêu cho chùa thì tùy tâm... Vậy thì khi quý ngài đã nhận tiền thì phải có trách nhiệm về nhân thân của người đó đúng không? Chuyện đó tất nhiên là không ai cãi hết. Nhưng quý sư thầy, quý chư ni cả một đời chay lạt tụng kinh gõ mõ, họ biết cái chi ngoài ta bà không nhỉ?
Biết chứ. Biết nhiều, rất nhiều. Nhưng thông không? Các vị ấy có con mắt giữa trán như Dương Tiển cũng không nhìn ra cái chi ẩn giấu trong những tâm hồn rất trẻ đang bị lạc. Thảo Hiếu và Thư có đường nào để bước đâu mà không lạc.
Già Năm nghĩ mà ngậm ngùi cho bầy trẻ quá. Nhất là con Thư. Mà vợ chồng Năm Mập này cũng đa ngôn đa thế sự dữ, chuyện thiên hạ nhúng mũi vô làm chi cho nhọc. Cóc ổi mắm ruốc không lo ở đó mà lo đời. Thiệt mà nói, vợ chồng Năm Mập tội nghiệp lắm, nghèo của thì chớ, nghèo luôn cả con.
Tròm trèm sáu chục mà chỉ hai vợ chồng ra vô ngó mặt nhau. Nghe đâu hồi trẻ cả hai cũng một thời ngang dọc, dân đội trời đạp đất. Cỡ bà Năm rành mắm ruốc Huế thì chớ còn sành điệu cả muối ớt Tây Ninh.
Cha Năm mới ghê, ngồi nghe chả kể chuyện bốn phương rồi có ba giọt vô chả ôm đàn hát bài Trên bốn vùng chiến thuật là dân chơi lé xẹ nguyên cả cặp mắt liền. Nhớ cái bữa bầy học trò méc mấy người bán rong nói muối mắm ông Năm có trộn xì ke ông Năm ơi. Già Năm liền thân chinh đến từng thằng cha, từng con mẹ điểm mặt:
- Muốn bán ở đây để kiếm sống không? Tao quậy là bây vong à.
Đơn độc nên bà Năm thương lắm bé Thư. Có máu du côn nên Năm già dằn cha thầu khoán - thằng dượng ghẻ chóc - nhân một hôm hắn ghé trường rước nhỏ Thư.
Xưa nay mấy tay thầu xây dựng có cái ngoài bảnh lắm. Tay ga đời mới áo bỏ vô thùng kính mát Rayban. Nhìn qua là thiên hạ kính lắm chứ không chơi. Năm già cũng kính, kéo ghế mời ngồi, rót trà đưa tận tay:
- Ông là cha con Thư hả? Chà... bảnh dữ ha... Ông thầu khoán hả? Làm tách trà chơi. Nhỏ Thư sao mà phải gửi lên chùa vậy ông? Hề hề hề... nó ghé đây nhai cóc ổi mắm ruốc hoài hề hề hề...
Nghe cái giọng cười là biết ngay tay già bố láo này có ý xách mé rồi. Thằng ngu còn biết nói chi già đời như Dũng Thầu. Và Dũng chứ đâu phải con gà rù mà trêu? Mẹ nó... thầu nào dưới trướng không có vài thằng em đâm cha chém thiên hạ, và dưới mấy thằng này là một lũ cô hồn sống. Không có bè lũ này dễ gì có công trình mà xây tô dán gạch? Dũng cũng xách mé:
- Ông anh sít tốp lại cho em nhờ tí được không? Cóc ổi lo cóc ổi đi há, đừng đâm lao vô chuyện người khác được không ông anh?
- Hề hề hề... cái tính tui nó chó vậy bạn ơi... Tui xía vô là vì tui coi con Thư như con cái trong nhà. Nó có kể cho bà nhà tui cái sự vụ vì sao má nó gửi vô chùa... thì ra là do ông anh đây mà ra cả.
Thầu ta văng tục liền. Thầu mà không dữ dằn dễ gì trị được thợ:
- Ông im cái miệng thúi lại... Muốn cái quán này banh chành không?
- Ông nhắm lại tui không? - bà Năm xía vô.
Dũng phắt dậy móc di động alô... tao đây... rảnh hông nhờ tí coi. Tao đang ở... bà má nó tự dưng có một thằng già đòi xử tao... ờ... xuống lẹ đi. Tao chờ...
Mười phút sau cuộc gọi hai chiếc cũng phân khối lớn nẹt ga bốc đầu thắng cái réc. Bốn thằng xăm mình rằn ri, tháo nón bảo hiểm là lòi ra bốn trái dừa khô, mặt mũi trông sát khí đằng đằng. Vừa vào quán lập tức một thằng la lên:
- Trời đất... tưởng ai. Ông ở đây hả ông Năm?
Nó nắm tay già lựu đạn lắc lia lịa ra cái rất thân tình. Năm già lại hề hề:
- Tao chớ ai mậy? Mầy làm cái khỉ mẹ gì đây?
Thằng xăm mình lôi Dũng Thầu ngồi lại ghế. Thầu ta ngơ ngác nghe giới thiệu chương trình:
- Ê... Dũng Thầu, giới thiệu với ông đây là Năm Lì, ông thầy của tui. Bộ ông ghẹo ổng hả?
- Đâu có mầy ơi - già Năm trả lời hộ - Có mấy thằng đi ngang đây xin thằng Dũng vài đồng, nhưng tao quyết xong rồi. Ai dám ghẹo tao mậy?
Vậy là cả bọn nhào vô làm vài xị với cóc ổi mắm ruốc cùng muối ớt. Dũng Thầu ngồi tì tì không dám uống nhiều, rượu vào lời ra hố hàng là chết. Tàn cuộc rượu Năm Lì nói với thầu biến thái khi bọn đầu trọc đã rồ ga lên đường:
- Đời tao cũng khá súc vật, nhưng kiểu như mày thì không! Cỡ mày tao búng một cái là vô tăm tích... Về nói với vợ mày đem con Thư về. Không nên gửi nó vô chùa. Nó đâu có tâm tu mà buộc nó chay lạt. Tao nói mày hiểu không?
Cuối năm học Thư rời chùa về nhà. Má nó tậu cho chiếc xe điện. Chiều chiều Thư nhấn ga vi vu lên chùa thăm Thảo Hiếu, nó lại ghé ngang vợ chồng Năm Mập ăn cóc ổi xoài. Mười bốn tuổi nó lớn phổng và xinh ơi là xinh.
Nhưng một tuần trước năm học mới, không thấy Thư có mặt như mọi hôm. Năm già chưa kịp hỏi thì má nhỏ Thư tốp xe, vẻ tất bật:
- Có con Thư đây không chú Năm?
- Không. Sáng giờ nó không có mặt đây... Sao cô không gọi điện cho nó?
- Không hiểu sao nó không bắt máy chú Năm ơi... cha ơi... không biết nó đi đâu vậy kìa?
- Không chừng nó lên chùa chơi với con Thảo với thằng Hiếu...
- Con lên rồi... không có nó ở trển chú ơi.
Nói rồi bà mẹ tội nghiệp phóng xe đi. Năm Già nhìn theo gật gật đầu ra chiều nghĩ ngợi. Giả nghĩ gì vậy kìa? Được một lát Năm ta cũng lấy xe.
- Ông đi đâu vậy? - bà Năm hỏi.
- Tui tìm thằng thầu khoán coi sao.
Lúc về chồng kể với vợ rằng thằng thầu cũng không biết con nhỏ đi đâu. Thầu thề với Năm lựu đạn rằng nó có chi bậy bạ thì Năm cứ thiến nó... Chà... vậy thì con nhỏ đi đâu? Một đêm trôi qua, thêm một ngày nữa cũng bặt tin tức. Không điện thoại, không bóng dáng chị chàng. Bà má tội nghiệp phần con trai còn nhỏ, phần đang bầu bì, cứ thút tha thút thít suốt... Nóng ruột quá mà chả biết làm sao. Làm sao đây trời hỡi?
Năm lại chạy lên chùa. Lúc về, bà xã hỏi:
- Sao rồi ông?
Rất lâu. Lâu thiệt lâu. Năm nhấm nhẳn:
- Tui lên chùa xin gặp trụ trì nhưng mấy sư cô nói...
- Nói sao?
- Thầy cũng đi đâu hai ngày nay rồi.
Năm, mười, mười lăm ngày rồi một tháng trôi qua. Thư bặt vô âm tín. Thầy trụ trì cũng âm tín bặt luôn. Nhưng sau nghe nói thầy được chuyển đi đâu đó. Giáo hội đưa một thầy khác về quản chùa. Còn Thư? Có ai biết Thư đi đâu không?
Năm lựu đạn còn không biết nói chi ai.