Cây- kẻ cắp lửa Mặt Trời

QUÁ TRÌNH QUANG HỢP Ở CÂY

Truyện kể về những kẻ đánh cắp lửa Mặt Trời


Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Thupr ấy, ngoài các vị thần ra, thế gian này còn rất hoang vắng, đơn điệu và thiếu hẳn cuộc sống sôi động , đông vui. Do vậy 2 anh em, Promete và Etimete mới nảy ra sáng kiến xin với thần bầu trời Uranox và Đất mẹ Gaia cho phép được nặn ra mọi vật sống trên Trái Đất này để có “bầu bạn” và thế giới của các vị thần bớt tẻ nhật, quạnh hiu. Mỗi loài vật đếu được 2 anh em Promete và Etimete bạn cho bảo bối để chống lại mọi đe dọa trong cuộc sống đầy rấy những hiểm nguy , như con nai có cặp sừng dài, con hổ có vuốt sắc nhọn, con rắn, con rết có nọc độc; con chim tuy chẳng có răng , có vuốt nhưng có sải cánh dài , bay nhanh như gió, tránh được mọi kẻ thù rình rập trên mặt đất. Tiếc thay , anh chàng Epimete vì lơ đãng nên khi tạo ra con người lại quên trao cho họ một đặc ân để sống sót như bao con vật khác. Thấy được sai sót này, Promete đành phải sửa sai bằng cách nawnnj ra loài người có thân hình đẹp đẽ như những vị thần đang ngự trị thế gian và ban cho họ một đặc ân khác, hơn hẳn so với mọi bảo bối mà Epimete đã gắn cho mọi sinh linh từ buổi ban đầu . Để làm được điều đó, Promete bay thẳng lên trời cao, đánh cắp lửa trên chiếc xe vàng của thần Mặt Trới Heliox đem về cho loài người, mặc dù đây là điều nghiêm cấm mà thần Dớt sấm sét không hề muốn ban cho bất cứ ai.

Có lửa, con người như có phép thần để nước chín thịt muông thú, thoát khỏi cảnh”ăn sống nuốt tươi”, rèn đồng, đúc sắt làm ra giáo mác chống thú dữ, đốn gỗ làm nhà, xới đất trồng cây. Lửa được người trong từng bộ tộc nâng niu, truyền tay nhau, thay nhau gìn giữ và tôn thờ như một báu vật linh thiêng. Ngọn lửa từ đó chẳng bao giờ tắt nữa, đêm đêm cứ bâ[j bùng nơi nơi như những vì sao xa lấp lánh trên màn trời thẫm đen, khi mà ông Mặt Trời vội mang bó đuốc rực lửa của mình cất đi sau những rặng núi phía Tây mỗi buổi chiều về. Đó là mẩu truyện mà người Hi Lạp cổ đã kể về sự tích ngọn lửa. Song có điều quan trọng mà người ta không hề biết đến. Trên thế gian này, từ xa xưa lắm đã có “kẻ tài giỏi hơn cả thần Promete”, lấy cắp được lửa mặt trời ngay từ mặt đất bằng một phép màu nhiệm riêng của mình mà thần Dớt cũng không thể nghĩ tới. Đó là CÂY XANH.

Vậy phép màu não để cậy xanh đã làm nên những việc “kinh thiên động địa” như vậy?
Ai cũng biết các loài thực vật đếu mang trong mình những hạt màu xanh của lá hay còn gọi là các hạt diệp lục. Những hạt này, giống như những thấu kính tí hon nằm trong các tế bào mặt lá, vỏ cây…với cấu trúc rất phức tạp về mặt hóa học, đóng vai trò quyết định trong việc tổng hợp các chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp của thực vật. Trong quá trình nayd , các chất mang màu , nhất là clorophin, giữ trọng trách như một chất xúc tác , giúp cho cây sử dụng năng lượng mặt trời để biến đổi cacbon điôxít (CO2 ) vaf n][cs thành đường, đồng thời giải phóng oxy phân tử, theo công thức:
6 CO2 + 6H2O + năng lượng mặt trời
à C6 H12O6 + 6O2 + năng lượng hóa học.

Các hạt sắc tố không thuộc nhóm clorophin như carotinoit, xantophin cũng có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng, nhưng chúng lại không thể sử dụng mà chỉ hoạt động và vận chuyển năng lượng cho clorophin b để clorophin b đến lượt mình lại chuyển tiếp năng lượng cho clorophin a, tham gia vào quá trình tổng hợp các chất hữu cơ.

Thực chất, quá trình quang hợp của cây xanh diễn ra rất phức tạp, ít nhất phải trải qua 25 giai đoạn khác nhau của 2 pha: pha quang hóa và pha cố định cacbon điôxít (CO2)
Trong pha đầu, năng lượng mặt trời được sử dụng để quang phân ly phân tử nước thành hydro và oxy. Oxy được giải phóng từ thực vật thoát vào khí quyển, cung cấp nguồn dưỡng khí cho quá trình hô hấp của tất cả mọi loài sinh vật và tạo nên lớp ozon cho tầng bình lưu, che chở sự an toàn cho mọi sự sống trên Trái Đất tránh các hiểm họa từ tia cực tím. Người ta đã tính rằng , nếu như trong một ngày nào đó quang hợp bị đình chỉ thì chỉ 2 thiên niên kỉ sau đó , trữ lượng oxy trong khí quyenr sẽ chẳng còn, lúc ấy mọi sự sống trên Trái Đất cũng sẽ bị tiêu diệt, trừ một số rất ít vi sinh vật có khả năng hóa tổng hợp và những loài hô hấp bằng con đường lên men các chất hữu cơ còn sót lại , tương tự như những cơ thể sống nguyên thủy của thời Tiền Cambri. Mối đe dọa trên đang ngày một lớn dần vì diện tích rừng trên thế giới hằng năm mất đi trung bình 160.000 km­­­­2 , còn môi trường biển , nơi chiếm trên 70% diện tích hoạt động quang hợp của Trái Đất ngày càng bị ô nhiễm nặng hơn bởi các hóa chất và phế thải công nghiệp.

Trong pha thứ 2, năng lượng được sử dụng vào việc gắn kết cacbon điôxít (CO2) với Hydro để tạo nên đường. Đường được xem như nitơ, lưu huỳnh….hình thành nên các hợp chất hữu cơ phức tạp, giầu năng lượng như protein, lipit, các loại tinh bột khác chứa trong mô thực vật. Với hoạt động quang hợp , hàng năm cây xanh trên Trái Đất đã cố định tới 550 tỉ tấn cacbon điôxít để sản xuất ra nguồn thức ăn “tinh”, tương đương với 6.1020 calo/ năm , nuôi sống các loài sinh vật dị dưỡng đến mắc dư thừa.

Như vậy, rõ ràng rằng , cây xanh đã làm nên 1 kì tích, “cướp lửa” Mặt Trới tràn trề ngay trên mặt đất, không phải để nướng thịt muông thú hay rèn mác, đúc cày mà để dệt nên tấm nhung xanh mềm mại để đất mẹ Gaia làm duyên với thần bầu trời Uranox và tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào cho mọi sinh linh, sản xuất ra bao nguyên vật liệu cần thiết cho cuộc sống. Thực vật có công đầu trong cuộc luân chuyển bất tận của vật chất từ thế giới không sống đến thế giới sống và chuyển hóa năng lượng từ ánh sáng Mặt Trới sang các dạng hóa năng khác. Vì vậy, ngày nay ai cũng có thể hiểu rằng, “lửa mặt trời” hay đúng hơn, ánh sáng, nguồn năng lượng vô tận từ mặt trời là cái đầu tiên của tất cả những cái đầu tiên, không chỉ làm cho mọi vật trên Trái Đất này đổi thay mà còn là nguồn gốc sâu xa của sự sống, và ai cũng có thể khẳng định rằng, tất cả, từ bát cơm, manh áo đền đài, cung điện và cả nền văn minh của nhân loại đều từ cấy cỏ mà ra. Nhờ vậy, ở bất cứ nơi nào có mặt cây xanh, ánh sáng mặt trời , nước, cacbonic thì nơi đó diễn ra quá trình quang hợp để sản xuất ra nguồn thức ăn ban đầu cho con người và cho muôn vật. Hơn thế nữa nơi nào được chiếu sáng nhiều , giàu muối dinh dưỡng thì nơi đó thực vật đa dạng và phát triển phong phú, còn nơi nào được chiếu sáng ít , nghèo muối dinh dưỡng thì nơi đó thực vật nghèo, sau nữa thực vật sẽ biến mất ở những nơi bóng tối trị vì.


(Đại dương và những cuộc sống kì diệu - Vũ Trung Tạng)


Phong Cầm:24::24:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top