Các nhà khoa học Áo khẳng định cây cối cũng có khả năng tự hủy hoại một bộ phận trên thân, nhằm đối phó với dịch bệnh tấn công.
Cây sẵn sàng hy sinh các bộ phận trên thân nếu bị nhiễm bệnh. Ảnh: travelpod.com.
Một nhóm chuyên gia sinh học của Đại học Vienna (Áo) tiến hành nhiều thử nghiệm để chứng minh rằng, khi bị bệnh tật tấn công, cây chủ động giết chết một hoặc nhiều phần trên cơ thể để tự bảo vệ. Cái chết của những bộ phận được chọn khiến sự hành hoành của bệnh chấm dứt, đồng thời cũng làm giảm sức hấp dẫn của cây đối với động vật và côn trùng.
"Hiện tượng tự loại bỏ cành, lá trên cơ thể cây cối xảy ra phổ biến trong tự nhiên, song phần lớn chúng ta cho rằng chúng chết vì quá nóng hoặc tia cực tím (lọt xuống trái đất qua những lỗ hổng trên tầng ozone). Đó là suy nghĩ sai lầm. Phần lớn thực vật luôn lựa chọn sẵn những bộ phận sẽ bị loại bỏ nếu nguy cơ ập đến", Andreas Bachmair, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Bachmair cho rằng thực vật phải phát triển nhiều chiến thuật tự vệ hơn động vật vì chúng không thể chạy trốn. Một số nghiên cứu trước đây chứng minh rằng cây cối cũng có hệ miễn dịch (dưới dạng các hóa chất) để chống lại các tác nhân có hại, chẳng hạn như nấm.
Theo Minh Long - VnExpress
Cây sẵn sàng hy sinh các bộ phận trên thân nếu bị nhiễm bệnh. Ảnh: travelpod.com.
Một nhóm chuyên gia sinh học của Đại học Vienna (Áo) tiến hành nhiều thử nghiệm để chứng minh rằng, khi bị bệnh tật tấn công, cây chủ động giết chết một hoặc nhiều phần trên cơ thể để tự bảo vệ. Cái chết của những bộ phận được chọn khiến sự hành hoành của bệnh chấm dứt, đồng thời cũng làm giảm sức hấp dẫn của cây đối với động vật và côn trùng.
"Hiện tượng tự loại bỏ cành, lá trên cơ thể cây cối xảy ra phổ biến trong tự nhiên, song phần lớn chúng ta cho rằng chúng chết vì quá nóng hoặc tia cực tím (lọt xuống trái đất qua những lỗ hổng trên tầng ozone). Đó là suy nghĩ sai lầm. Phần lớn thực vật luôn lựa chọn sẵn những bộ phận sẽ bị loại bỏ nếu nguy cơ ập đến", Andreas Bachmair, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Bachmair cho rằng thực vật phải phát triển nhiều chiến thuật tự vệ hơn động vật vì chúng không thể chạy trốn. Một số nghiên cứu trước đây chứng minh rằng cây cối cũng có hệ miễn dịch (dưới dạng các hóa chất) để chống lại các tác nhân có hại, chẳng hạn như nấm.
Theo Minh Long - VnExpress