Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện loài cây nắp ấm có khả năng bắt chuột và côn trùng tại Philippines.
Nepenthes attenboroughii có thể là loài cây ăn thịt lớn nhất thế giới. Ảnh: Stewart McPherson.
Đây là loài thực vật lớn nhất trong bộ cây nắp ấm, thậm chí lớn nhất trong số những loài cây ăn thịt trên trái đất. Nó có khả năng tiêu hóa thịt chuột nhờ các enzyme có tính chất giống axit.
Stewart McPherson và Alastair Robinson – hai nhà thực vật học người Anh – từng được nghe câu chuyện về loài cây ăn thịt khổng lồ tại Philippines từ các nhà truyền giáo Cơ đốc vào năm 2000. Hai ông cùng một nhóm chuyên gia quyết định tới Philippines để tìm hiểu.
“Chúng tôi thấy loài cây ăn thịt này trên đỉnh Victoria của Philippines vào năm 2007 sau hai tháng tìm kiếm. Chúng sống ở độ cao từ 1.600 m trở lên so với mực nước biển và có những chiếc bẫy hình nắp ấm để bắt mồi. Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng bẫy của chúng chỉ bắt côn trùng, nhưng hóa ra chúng còn tóm được cả chuột. Thật ngạc nhiên là mãi đến bây giờ loài người mới biết đến chúng”, Stewart McPherson nói.
Lá của nó biến đổi thành chiếc bẫy để bắt chuột và côn trùng. Ảnh: Stewart McPherson.
Nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên loài cây nắp ấm mới là Nepenthes attenboroughii để tôn vinh David Attenborough – tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về tự nhiên.
Nắp ấm là một trong những bộ cây ăn thịt. Một số lá của chúng có dạng hình ống để bẫy côn trùng và động vật nhỏ. Có vẻ như loài Nepenthes attenboroughii không mọc thành đám vì nhóm chuyên gia chỉ nhìn thấy từng cây riêng lẻ. Do loài cây này sống ở độ cao mà con người hiếm khi leo tới (trên 1.600 m so với mực nước biển) nên McPherson hy vọng rằng chúng sẽ được an toàn.
Trong quá trình tìm kiếm, nhóm của McPherson còn tìm thấy Nepenthes deaniana - một loài cây ăn thịt đã biến mất trong tự nhiên suốt hơn 100 năm qua.
Nepenthes attenboroughii có thể là loài cây ăn thịt lớn nhất thế giới. Ảnh: Stewart McPherson.
Đây là loài thực vật lớn nhất trong bộ cây nắp ấm, thậm chí lớn nhất trong số những loài cây ăn thịt trên trái đất. Nó có khả năng tiêu hóa thịt chuột nhờ các enzyme có tính chất giống axit.
Stewart McPherson và Alastair Robinson – hai nhà thực vật học người Anh – từng được nghe câu chuyện về loài cây ăn thịt khổng lồ tại Philippines từ các nhà truyền giáo Cơ đốc vào năm 2000. Hai ông cùng một nhóm chuyên gia quyết định tới Philippines để tìm hiểu.
“Chúng tôi thấy loài cây ăn thịt này trên đỉnh Victoria của Philippines vào năm 2007 sau hai tháng tìm kiếm. Chúng sống ở độ cao từ 1.600 m trở lên so với mực nước biển và có những chiếc bẫy hình nắp ấm để bắt mồi. Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng bẫy của chúng chỉ bắt côn trùng, nhưng hóa ra chúng còn tóm được cả chuột. Thật ngạc nhiên là mãi đến bây giờ loài người mới biết đến chúng”, Stewart McPherson nói.
Lá của nó biến đổi thành chiếc bẫy để bắt chuột và côn trùng. Ảnh: Stewart McPherson.
Nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên loài cây nắp ấm mới là Nepenthes attenboroughii để tôn vinh David Attenborough – tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về tự nhiên.
Nắp ấm là một trong những bộ cây ăn thịt. Một số lá của chúng có dạng hình ống để bẫy côn trùng và động vật nhỏ. Có vẻ như loài Nepenthes attenboroughii không mọc thành đám vì nhóm chuyên gia chỉ nhìn thấy từng cây riêng lẻ. Do loài cây này sống ở độ cao mà con người hiếm khi leo tới (trên 1.600 m so với mực nước biển) nên McPherson hy vọng rằng chúng sẽ được an toàn.
Trong quá trình tìm kiếm, nhóm của McPherson còn tìm thấy Nepenthes deaniana - một loài cây ăn thịt đã biến mất trong tự nhiên suốt hơn 100 năm qua.
Theo vnexpress