Cấu trúc của văn hóa

Bút Nghiên

ButNghien.com
Cấu trúc của văn hóa

I/Tri thức, tư tưởng

Tri thức, có thể nói, là bộ phận quan trọng nhất của văn hoá. Tri thức bao trùm nhiều lĩnh vực: lao động sản xuất (công, nông nghiệp), chính trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y tế, xây dựng, luật pháp, giao thông, giao tiếp, chinh phục thiên nhiên, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc...Đó là những hiểu biết khoa học, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan mà con người tích luỹ được trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh và thích ứng với thiên nhiên cũng như với xã hội nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng người trong quá trình lịch sử lâu.

Trong thời đại ngày nay, tri thức còn quan trọng hơn bao giờ hết. Nó đang dần dần trở thành lực lượng lao động trực tiếp quan trọng nhất. Điều đó dẫn đến những thay đổi lớn lao không chỉ trong quản lý và sản xuất kinh doanh, mà còn làm đảo lộn cuộc sống con người, thay đổi các quan niệm, các thói quen, các thước đo giá trị. Báo chí đang nói rất nhiều về một nền kinh tế tri thức, nhưng theo chúng tôi, như.vậy chưa đủ. Ngày nay, đã đến lúc phải nói đến một xã hội tri thức, trong đó tri thức sẽ quyết định các thước đo giá trị không chỉ của mỗi cá nhân mà còn của cả một dân tộc.

Tất nhiên, tri thức chỉ có thể trở thành một bộ phận của văn hoá nếu như nó định hướng và được định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người. Vai trò định hướng ấy thuộc về đạo đức, mà gốc rễ là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại (chân, thiện, mỹ).

Marx đã có một định nghĩa rất hay, rằng con người là tổng hoà của các quan hệ xã hội. Con người chỉ có thể là con người xã hội, trong đó các cá nhân, ở những mức độ khác nhau, đều được xã hội hoá. Họ sống, làm việc, hành động theo những qui tắc ứng xử đã hình thành trong xã hội. Như thế, chúng ta có thể nói rằng, mỗi cá nhân đã tiếp nhận một hệ thống các qui luật và các thước đo văn hoá và thể hiện chúng trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Những thước đo này về bản chất là những tiêu chuẩn lý tưởng mang tính chất qui ước mà mỗi cá nhân cần phải tuân theo, nhưng thực tế chỉ có thể được tiệm cận đến mà thôi.

Một lĩnh vực vô cùng quan trọng của tri thức là khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, có lẽ quyết định nhất lại là tư tưởng. Hệ thống tư tưởng là sản phẩm mà con người có quyền tự hào trước hết. Tất cả mọi sự sáng tạo về khoa học và công nghệ là hệ quả của tư tưởng. Có một thời chúng ta đã đồng nhất giữa những nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên với các nhà triết học, gọi là triết học tự nhiên. Newton có thể được xem là một nhà triết học. Einstein cũng có thể được xem như một nhà triết học. Lev Tolstoy cũng vậy Triết học là khoa học để tạo ra cho con người những công cụ nhận thức thế giới, nhận thức chính bản thân con người. Tư tưởng là một sản phẩm vô hình, là sản phẩm tinh thần. Vì thế, nếu con người đối lập mình với người khác, và không phải đối lập bằng tư tưởng mà lại bằng những công cụ vật chất, chẳng hạn để tổ chức các cuộc xung đột, thì đấy là một sai lầm to lớn. Cái đầu tiên mà con người cần phải khắc phục để làm chủ được mình là sự đối lập về tư tưởng. Nhiều cuộc chiến tranh đã không thể tránh khỏi do sự xúi giục của những khác biệt về nhận thức hay khác biệt về hệ tư tưởng. Chính nhân danh sự đối lập về tư tưởng mà người ta tổ chức những sự đối lập khác, về kinh tế chẳng hạn. Tôi cho rằng con người đã vô tình làm mất danh dự của các sản phẩm tư tưởng. Các sản phẩm tư tưởng, cũng như các nhà tư tưởng, vô tư hơn, trong sáng hơn, và có lẽ cũng trong sạch hơn. Họ đóng góp cho nhân loại công cụ để nhận thức để rồi nhân loại sử dụng nó để xung đột. Tôi không tin các nhà tư tưởng xung đột với nhau. Họ chỉ cãi nhau mà thôi. Chỉ có việc sử dụng tư tưởng với những động cơ không trong sạch mới tạo ra sự xung đột. Cho nên sự xung đột về tư tưởng là kết quả của sự vận dụng sai trái tư tưởng chứ không phải là kết quả trực tiếp của các nhà tư tưởng.

Sự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua. Ngày nay, họ không còn cơ hội, cũng không thể kìm hãm dân trí để có thể cai trị một cách dễ dãi. Các nhà lãnh đạo, hơn bao giờ hết, phải thực sự là đội ngũ tiên phong, phải xứng đáng là người đại diện cho nhân dân cả về trí tuệ lẫn quyền lợi. Nói cách khác, họ phải phản ánh ngruyện vọng và ý chí của nhân dân. Theo chúng tôi, dân trí là một khái niệm triết học và chính trị học cực kỳ quan trọng, là một trong những đấu hiệu quan trọng nhất để xác định một xã hội phát triển.
Dân trí bao gồm rất nhiều thứ: tư tưởng, khoa học .kỹ thuật, luật pháp, nghệ thuật...Nhưng quan trọng nhất và bao trùm lên tất cả là ý thức của người dân về thân phận của mình. Khi người dân chưa ý thức được về thân phận và vai trò của mình trong xã hội thì không thể nói đến một xã hội phát triển cao.

Vì thế, dân trí gắn liền với dân chủ. Trong tất cả những mặt khác nhau của khái niệm dân trí, mặt quyết định là giác ngộ chính trị. Dân chủ là mức cao nhất của sự giác ngộ chính trị. Chế độ dân chủ làm tăng cường dân trí, có nghĩa là tăng cường số lượng các nhà tư tưởng. Cuộc sống dù ở mức thấp hay mức cao đều là sự chung sống giữa các luồng tư tưởng hay, các nhà tư tưởng. Các nhà tư tưởng ấy ít nhất cũng lý giải bản thân và lý giải cuộc sống. Một người nhận thức có hệ thống thì trở thành nhà tư tưởng, ít nhất cũng là một nhà tư tưởng đối với những vấn đề của chính bản thân mình. Một xã hội trong đó mọi người đều thông thái, đều có khả năng lý giải các vấn đề của mình để tồn tại và phát triển, chắc chắn sẽ phát triển với tốc độ lớn hơn. Chính vì lý do đó dân chủ sẽ thắng thế. Vì vậy một chế độ chính trị buộc người ta tôn thờ một loại tư tưởng và hạn chế tính đa dạng tư tưởng trong phạm vi quốc gia là chế độ phản động về mặt văn hoá, bởi vì nó hạn chế chính năng lực cạnh tranh của cả dân tộc


II/Tín ngưỡng

Là một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được. Sự phát triển khoa học tưởng chừng đồng nghĩa với sự cáo chung của các tôn giáo, nhưng thật kỳ lạ, các tôn giáo không những không chết, mà ngược lại, có vẻ đang được tái sinh với một sức mạnh mới, đường như đóng vai trò cân bằng cho những từ thức duy lý của con người.

Khi nói đến tín ngưỡng thường người ta nghĩ ngay đến tôn giáo, thực ra tôn giáo chỉ là một phần của tín ngưỡng mà thôi. Tín ngưỡng cũng có quan hệ với tri thức và với tư tưởng, dù đó là những lĩnh vực rất khác nhau. Tư tưởng hay tri thức được nhận thức bằng các biện pháp duy lý, còn tín ngưỡng - bằng bản năng hoặc bằng sự ngờ vực. Nói một cách khác, tín ngưỡng là kết quả của tâm lý ngờ vực, trong đó lớn nhất và phổ biến nhất là ngờ vực ngay chính hiện tại, ngay chính những đại lượng vật lý. Nhiều người nghĩ ngược lại, rằng tín ngưỡng là lòng tin vô điều kiện, còn khoa học mới là sự nghi ngờ.

Thực ra, con người hàng ngày va chạm với những điều mình không nhận thức nổi, đấy là ngờ vực chủ quan; tiếp xúc với những đối tượng không hiểu nổi, họ ngờ vực khách quan. Theo tôi, đó chính là sự khác nhau giữa tư tưởng và tín ngưỡng.

Nếu tư tưởng và lý từ làm cho con người mệt mỏi thì tín ngưỡng là nơi con người giải trí trong cuộc đời Nếu tư tưởng là công cụ để con người kiếm sống thì tín ngưỡng là công cụ để con người nghỉ ngơi. Con người cần cả nhận thức lẫn giải trí, cả làm ăn lẫn nghỉ ngơi. Tín ngưỡng thể hiện sự trông đợi, hay thậm chí sự ký sinh tinh thần của con người vào người khác, vào những lực lượng siêu nhiên. Nói cho cùng, tư tưởng và tín ngưỡng đều là sản phẩm tinh thần, nhưng một cái là sản phẩm bị động, cái kia là chủ động. Để đạt đến những mục tiêu do được, con người cần tư tưởng. Tư tưởng giống như một công cụ để con người chủ động chiến đấu, để tổ chức cuộc sống vật lý, cuộc sống sinh học.

Nếu quan niệm như thế thì ta sẽ thấy rằng trong sự phát triển từng ngày từng giờ của xã hội, khi tư tưởng ngày một phong hú lên, vai trò của tín ngưỡng không những không bị giảm đi, mà ngược lại còn tăng lên. Nó trở nên gần gũi với nhiều đối tượng hơn. Con người sẽ tạo ra các tín ngưỡng mới, cải cách, thay đổi một phần hay cấu trúc lại những tín ngưỡng cũ. Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử các tôn giáo thì không có tôn giáo nào không trải qua hàng chục lần cải cách và phân chia.

Có một định kiến cho rằng nói chung các tôn giáo đều đánh giá không cao cuộc sống hiện tại trên trần thế, rằng tôn giáo hướng về một cuộc sống khác, rằng về bản chất nó không được nhân bản. Thực ra đó chỉ là một nhận xét phiến diện. Nguồn gốc của cả tư tưởng lẫn tín ngưỡng đều thuộc về con người. Tôn giáo có sức sống mạnh mẽ vì con người đòi hỏi sức sống mạnh mẽ ấy. Điều này có vẻ trái ngược với những gì đang diễn ra ở phương Tây, ở Anh chẳng hạn, nơi người ta không những rất ít đi nhà thờ mà thậm chí còn bán nhà thờ để sửa thành nhà ở. Ở Pháp thì dường như chỉ còn ngày nghỉ là gắn liền với tôn giáo mà thôi. Để hiểu đúng vấn đề, theo tôi, cần phải thấy rằng con người, ngoài sự khác nhau theo chiều ngang, còn khác nhau trục dọc, có nghĩa là sự khác nhau về lứa tuổi. Con người đi qua các trạng thái lứa tuổi của mình và tìm ra sự nghỉ ngơi khác nhau 'trong âm nhạc, trong hội hoạ, trong khiêu vũ con người đi tìm tất cả các trạng thái để giải thoát mình sau một số quá trình cạnh tranh gay gắt vì mục đích kiến tạo cuộc sống vật lý. Nhưng không phải ở lứa tuổi nào người ta cũng đì tìm những sự giải trí giống nhau. Những người trẻ tuổi ít để ý đến nhà thờ và tôn giáo, nhưng những người lớn tuổi lại để ý đến khía cạnh ấy hơn. Điều đó phù hợp với sức khoẻ, lứa tuổi và tâm sinh lý của họ. Có thể có một vài nhà thờ bị bán đi bởi nguồn gốc sở hữu của nó không rõ ràng. Vấn đề không phải là nhà thờ mà là tôn giáo. Nhà thờ là biểu hiện vật chất của tôn giáo chứ không phải là tôn giáo.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không phải con người nào tìm đến tín ngưỡng hoặc tôn giáo cũng đều để nghỉ ngơi. Có những người, vì lý do này hay lý do khác, mất đi trạng thái chủ động về tư duy. Có những người, và thậm chí có những cộng đồng người, ẩn mình hoàn toàn trong đời sống tôn giáo và tín ngưỡng. Đấy là biểu hiện sự phát triển không đồng đều của xã hội loài người và cũng là quy luật tự nhiên. Nếu như khoa học không bắt đầu từ đời sống vật chất và tinh thần của con người thì khoa học không có con đường để phát triển cũng vậy, nếu tôn giáo không bắt đầu từ con người hay thậm chí chống lại con người thì tôn giáo cũng sẽ bị tiêu diệt.


III/ Các giá trị Đạo đức

Tri thức chỉ có thể trở thành một bộ phận của văn hoá nếu như nó định thường và được định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người. Vai trò định hướng ấy thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ.

Thiện là đạo đức, hay nói đúng hơn, bản chất đạo đức là cái thiện. Chỉ nói cái thiện không thôi thì con người nhận thức vẫn còn nông cạn, nó phải được phát triển thành thông điệp, hay thậm chí thành một quy chế, để cho con người nhận thức ra nó dưới dạng thức cụ thể và có tính thực hành. Không có cái thiện thì không thể có đạo đức. Không có cái thiện thì người ta gọi là đạo đức giả.

Con người chỉ có thể là con người xã hội, trong đó các cá nhân, ở những mức độ khác nhau, đều được xã hội hoá. Họ sồng, làm việc, hành động theo những qui tắc ứng xử đã hình thành trong xã hội. Như thế, chúng ta có thể nói rằng, mỗi cá nhân đã tiếp nhận một hệ thống các qui tắc và các thước độ văn hoá của xã hội và thể hiện chúng trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Những thước đo này về bản chất là những tiêu chuẩn lý tưởng mang tính chất qui ước mà mỗi cá nhân cần phải tuân theo.

Đạo đức có cấu trúc của nó. Các thành tố của đạo đức là: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.

- Ý thức đạo đức: Như ở trên chúng ta đã xem xét, con người không thể sống bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương quan của những quyền lợi cá nhân và những quyền lợi cộng đồng. Để tồn tại, con người phải đưa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thức đạo đức.

- Hành vi đạo đức: Mọi hành vi được thực hiện do thôi thúc của một động cơ nào đó. Khi hành vi được thực hiện đó thôi thúc của ý thức đạo đức thì nó được gọi là hành vi đạo đức. Hành vi đó thể hiện ý thức đạo đức và văn hoá đạo đức của cá nhân.

Hành vi đạo đức tác động trực tiếp đến con người và gắn liền với ý thức đạo đức. Khi xem xét văn hoá đạo đức chúng ta không thể chỉ xem xét ý thức đạo đức mà phải xem xét cùng với những hành vi đạo đức.

- Quan hệ đạo đức: Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã ý thức đạo đức điều chỉnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Những quan hệ này thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xã hội, những phong tục, tập quán... vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức, mặt khác nó đóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức.

Cần phải phân biệt giữa đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng. Cả đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng đều góp phần tạo ra một cộng đồng tốt.
Tuy nhiên, nói một cộng đồng có đạo đức không có nghĩa là đạo đức của tất cả các thành viên trong cộng đồng ấy đều giống nhau. Đạo đức là cái thiện, nhưng cái thiện thể hiện rất cụ thể dưới hình thức ứng xử hoặc thái độ của từng cá nhân. Đời sống tinh thần của các cá nhân được hun đúc, hình thành bởi lịch sử cá nhân. Đạo đức cá nhân là phần góp về đạo đức của mỗi người, các sự góp đó tạo thành đặc điểm cộng đồng. Nếu nó tương tác với nhau tạo ra một giá trị tương đối đồng nhất trong cộng đồng thì đó gọi là đạo đức của cộng đồng.

Đạo đức có một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển liên tục. Không có chuyện đạo đức của thế kỷ này phá vỡ đạo đức của thế kỷ trước. Trong văn hoá có đạo đức, nhưng như thế không có nghĩa là các yếu tố đạo đức của dân tộc này khác với dân tộc khác, của thế kỷ này khác với thế kỷ khác. Văn hoá thểề hiện hình thức của đạo đức, là phương thức để con người và các dân tộc thể hiện bản thân mình.

Chính vì thế, đạo đức của dân tộc nào, cộng đồng nào, thời đại nào cũng có cái vỏ văn hoá trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.
Một hiện tượng đáng được lý giải trong đời sống hiện nay là nỗi lo lắng của một số người về nguy cơ đạo đức bị phá vỡ bởi các thành quả khoa học kỹ thuật, như hiện tượng thụ thai trong ung nghiệm trước kia, nhân bản vô tình mới đây. Theo tôi, cần phân biệt nỗi lo của các nhà chính trị với nỗi lo của xã hội. Các nhà chính trị để có tâm lý của những người làm cha mẹ, luôn lo con mình dại, thực ra là lo cái sĩ diện của chính mình. Nếu như tổng thống Mỹ hay thủ tướng Anh có nỗi lo ấy thì cũng không có gì lạ. Tổng thống Mỹ,. thủ tướng Anh cũng đều được nền đạo đức, văn hoá của nước Mỹ hay nước Anh tạo ra. Con người thì lại luôn thay đổi. Cái gì mà nhân loại không thừa nhận sẽ biến mất.

Nhưng đạo đức thì không thể mất đi. Đạo đức còn tồn tại chừng nào con người còn tồn tại. Đạo đức thuộc về con người, là bản chất của con người, cũng như cái thiện có nội đung phổ biến trong đời sống con người, mặc dù mỗi dân tộc thể hiện đạo đức của mình dưới những hình thức văn hoá khác nhau.

Người ta thường nói đến văn hoá của dân tộc này, dân tộc kia như văn hoá Mỹ, văn hoá Anh... với các thành tố của nó. Nhưng nói đạo đức Việt Nam, đạo đức Mỹ, đạo đức Anh... thì thật là lố bịch. Xin lưu ý rằng cái mà tôi muốn nói là tính phổ biến của các giá trị đạo đức chứ không phải là những hình thức thể hiện cá biệt của nó. Chúng ta nghiên cứu những giá trị phổ biến của đạo đức để xây dựng một lối sống chung trong thời đại mà loài người buộc phải hội nhập với nhau. Chúng ta tôn trọng cách con người thể hiện các giá trị đạo đức của mình.


IV/ Truyền thống

Một đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt.
Một mặt, truyền thống tạo nền tảng hữu ích cho việc thay đổi các thiết chế chính trị, văn hoá và kinh kế, cho phép giảm những chi phí trong việc chuyển đổi sang những thiết chế mới. Mặt khác, những tiêu chuẩn và qui tắc không chính thức hình thành từ hàng ngàn năm gây những khó khăn rất lớn đối với việc đổi mới các cơ chế chính thức. Truyền thống tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế. Nhũng nhà cải cách ở Trung Quốc đã biết đánh giá đúng vai trò của truyền thống không chỉ phong phú và độc đáo, mà nhiều khi còn bảo thủ và tiêu cực của đất nước họ. Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ CNXH kiểu Trung Quốc được hưởng ứng và trở nên nổi tiếng. Và không phải ngẫu nhiên mà cái CNXH kiểu Trung Quốc ấy đã thành công trong chừng mực nào đó.

Nói đến truyền thống không thể không nhắc đến bộ phận quan trọng của nó là phong tục, tức là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số nhân dân thừa nhận và làm theo. Đây là một vấn đề rất phức tạp, cần được nhìn nhận một cách đầy đủ với quan điểm lịch sử, khoa học và không tách rời những khía cạnh tâm lý của nhândân. Chúng ta có thể xem xét một ví dụ trong kho tàng văn hoá dân gian của Việt Nam: chuyện cổ tích Tấm Cám. Trong câu chuyện nổi tiếng này, sau khi Cám chết, Tấm đã chặt Cám ta làm nhiều mảnh, làm mắm gửi về quê cho dì ghẻ, tức mẹ đẻ của Cám.

Gần đây, một số người nghiên cứu cho rằng điều đó là đáng phê phán. Người ta cũng so sánh với thái độ đấu tố thái quá của những người nông dân vốn hiền lành trong cải cách ruộng đất để đi đến kết luận rằng điều đó là xa rời truyền thống dân tộc Việt Nam. Thực ra, con người, trong quá trình phát triển của mình, luôn luôn sai lầm. Cải cách ruộng đất hay chuyện Tấm Cám cũng là một biểu hiện sai lầm của con người. Đó là trạng thái cực đoàn. Mà một trạng thái cực đoan thì không bao giờ phản ánh bản chất của đời sống xã hội, nó là trạng thái bị kích động.

Nếu anh rất yêu con chó mà anh nuôi, và một ngày xấu trời nào đó nó cắn anh thì anh cũng không thể lấy việc bị cắn như vậy để xem con chó đó không đáng yêu như cũ nữa. Cũng như thế, chuyện Tấm Cám hay thái độ cực đoàn của những người nông dân trong cải cách ruộng đất là điều hoàn toàn có thể hiểu được và không xa rời truyền thống.

Truyền thống không phải là thói quen. Truyền thống là các chuỗi thành tựu mà con ngườighi nhận được cùng với thời gian, cùng với cuộc sống của mình. Truyền thống tự nhiên xuất hiện. Ai đó nói rất hay rằng gieo hành vi thì được thói quen, gieo thói quen thì được tính cách, gieo tính cách thì được sốphận. Truyền thống là một khái niệm hoàn toàn khác, là chuỗi thành tựu của con người trong hoạt động của mình. Truyền thống vừa có giá trị tinh thần, vừa có giá trị giáo đục. Truyền thống cũng bao gồm cả những mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta không nên nhân danh các giá trị truyền thống để trở thành kẻ bảo thủ. Kẻ nào biết phá vỡ các truyền thống ấy để tạo ra nhận thức tất hơn thì kẻ đó sẽ ấy dựng được một truyền thống tất hơn cùng với thời gian. Là khái niệm động, cũng như văn hoá nói chung, truyền thống là một sản phẩm của quá khứ.

Với tư cách là một con người hiện đại, chúng ta buộc phải chắt lọc các giá trị truyền thống để đến lượt hơn. Truyền thống và quá khứ không phải là cái đây để buộc hoặc để lôi con người trở lại. Con người phải phát triển, phải đi lên. Nó buộc phải thích nghi để sống và phát triển. Chính vì lưu luyến với quá khứ rừng xanh, cây cao bóng cả nên loài khủng long đã tuyệt chủng. Con người cũng sẽ không tồn tại nếu chỉ thích sống bằng những điều kiện không còn tồn tại, bằng những bóng ma của quá khứ.

Truyền thống của một cộng đồng, cũng như bản sắc, không tồn tại ở người này, người kia mà nó tồn tại trong mỗi chúng ta ở mức độ khác nhau, ở cách nhìn nhận khác nhau.

Không có giá trị truyền thống hay bản sắc dân tộc nào chỉ được quan niệm bởi một số người. Bản sắc của một dân tộc là cái phổ biến trong đời sống công cộng. Cho nên trường phái cho rằng chúng ta đang đánh mất bản sắc cũng không đúng mà trường phái cho rằng cần phải nhanh chóng làm mất nó đi cũng không đúng.

Truyền thống không thể mất đi vì đó là một hiện tượng khách quan, bên ngoài ý muốn của con người. Ở đây có một điểm cần làm rõ: Bản sắc không đánh mất được, không hoà tan được nhưng buộc và cần phải thay đổi để phát triển.

Truyền thống có vai trò quan trọng, nhưng không nên cường điệu những truyền thống đặc biệt của mình. Cái mà ta cần tìm là con đường nào dẫn một dân tộc ra khỏi quá khứ và đến tương lai một cách thuận lợi và ngắn nhất chứ không phải là những giá trị của quá khứ.


V/ Vai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật.

Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật.

Hàn Phi Tử cho rằng mặc dù có những bậc hiền nhân, nhìn chung con người có bản tính ác và cần phải dùng pháp luật để điều chỉnh hành vi của họ. Thực ra, cái lệch lạc của con người cũng tự nhiên như cái đúng đắn của nó. Pháp luật và nhà nước là nhu cầu tự nhiên của cuộc sống, không phải là phi tự nhiên. Con người sinh ra làm cả việc đúng lẫn việc sai, cả những việc chính đáng và những việc lệch lạc.

Con người, dù muốn hay không, phải sống chung, với cáe nhu cầu của cá thể và các nhu cầu mang tính công cộng khác nhau. Vì thế, cần phải có một sự dàn xếp, phải có trọng tài, có người kiểm soát các giá trị công cộng hay phòng ngừa sự xâm phạm vào các giá trị công cộng bởi một số cá thể. Nhà nước và pháp luật là những công cụ không thể thiếu. Vấn đề ở chỗ cần nhà nước nào, pháp luật nào và các giới hạn của nó là gì.

Chúng ta cần phải phân biệt hai khái niệm đạo đức và pháp luật cùng với mối tương quan biện chứng của hai khái niệm này. Đạo đức và pháp luật về bản chất hoàn toàn khác nhau. Đạo đức là các giá trị, còn pháp luật là các công cụ để điều chỉnh các giá trị. Chỉ có đạo đức được luật hoá chứ không có sự đạo đức hoá luật. Đó là hai khái niệm có chức năng xã hội và bản chất tự nhiên khác nhau. Tất cả các khái niệm trên đều thuộc về con người, tuỳ trạng thái giác ngộ của con người mà trở nên hợp lý hay không hợp lý.
Chừng nào con người cảm thấy rằng nếu không có pháp luật thì sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn thì pháp luật đóng vai trò thống trị. Nếu con người cảm thấy pháp luật bóp chết tự do, bóp chết năng lực sáng tạo của con người thì vai trò của pháp luật sẽ bớt đi. Khi đó các hành vi của con người sẽ được điều chỉnh nhiều hơn bằng đạo đức. Không có mô hình chung cho đời sống con người mà chỉ có mô hình phù hợp cho trạng thái giác ngộ của con người hay trình độ phát triển của con người. Một trò chơi mà luật lệ chặt chẽ quá sẽ làm giảm bớt đi sự bay bướm. Con người sống tuân theo pháp luật nhưng con người sáng tạo theo qui luật của tâm hồn. Nói cách khác đạo đức và pháp luật, mặc dù về mặt bản chất khác nhau, đều có nghĩa vụ xã hội là tạo ra môi trường sống tốt đẹp cho con người. Nếu pháp luật trở thành công cụ để hạn chế tự do và làm giảm thiểu năng lực sống của con người thì pháp luật trở nên phản động.

Nhà nước nào có pháp luật đó, pháp luật ấy thô sơ, độc tài hay dân chủ là tuỳ thuộc vào chất lượng của nhà nước và chất lượng của xã hội. Xã hội đủ năng lực để kiềm chế nhà nước và tác động ngược hấp dẫn và rằng phương Tây đang hướng về những giá trị đó như là "trở về cội nguồn". Ở Việt Nam, hiện nay có phong trào hương ước hoá các qui tắc sống, các qui tắc sinh hoạt ở các làng xã. Việc này, theo tôi, là một sai lầm. Thực ra, hương ước chính là bằng chứng về tình trạng chậm phát triển.

Châu Á không hề có giá trị gì đặc biệt so với phương Tây. Nguồn gốc của việc xem trọng hương ước, bản sắc, giá trị châu Á là kết quả của bệnh tự ty, kết quả của tình trạng kém hay thiếu phát triển. Văn hoá nào, pháp luật nào, quan điểm chính trị nào thì cũng để phục vụ cho sự phát triển con người. Sự phát triển cá nhân con người, chứ không phải hương ước, không phải luật pháp quốc gia hay luật pháp toàn cầu là mục tiêu. Ở đâu nền văn hoá kìm hãm sự phát triển thì nền văn hoá ấy có vấn đề, pháp luật ấy có vấn đề.
Con người là khái niệm, không phải là một cá nhân. Cái hay của phương Tây là dung hoà được giá trị của cá thể và giá trị của cộng đồng. Pháp luật phải dung hoà giữa quyền lợi cá thể và quyền lợi cộng đồng, tạo ra tự do cá nhân chứ không phải tạo ra sự vi phạm các lợi ích công cộng. Đó mới là pháp luật lý tưởng.

Muốn có pháp luật lý tưởng, trước hết phải nâng cao dân trí chứ không phải là bắt đầu bằng việc biên soạn luật. Nâng cao dân trí đến lượt nó lại phải bắt đầu bằng nâng cao mức sống. Con người phải đạt đến một mức độ phát triển vật chất nào đó mới có quyền tự do để nhận thức được các giá trị tinh thần. Một khi còn bị trói buộc vào miếng ăn, vào nhà ở thì con người chưa thể có tự do. Con người mà chưa tự do, chưa được giải phóng ra khỏi những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất thì không thể có hứng thú để bước sang lĩnh vực thưởng thức các giá trị tinh thần và do đó chưa thể có thói quen tôn trọng các giá trị pháp luật. Cho nên, nhiệm vụ đầu tiên của các hệ thống chính trị là nâng cao mức sống của con người và giải phóng con người khỏi những ràng buộc vật chất tối thiểu để họ được tự do. Càng tự do bao nhiêu em người càng tôn trọng pháp luật bấy nhiêu. Các hiện tượng vi phạm pháp luật là kết quả của sự thiếu tự do.

Khi nghiên cứu pháp luật, người ta thường đề cập đến hai mô hình: pháp trị và đức trị. Thực ra pháp trị và đức trị là hai trào lưu tư tưởng chứ không phải là hai mô hình pháp luật. Mặc dù luôn luôn nằm giữa trung tâm của những cuộc tranh luận lớn về bản chất của pháp luật, không ở đâu có pháp trị hoàn toàn và cũng không ở đâu có đức trị hoàn toàn, dù là ở phương Tây hay ở phương Đông. Sự phát triển không phải là do dùng pháp trị hay đức trị, mà chính là cách thức sử dụng các phương pháp cũng như cán cân Trị Vì và Quyền Lợi.

Giá trị của phương Tây là biến xã hội thành cấu trúc của các Quyền. Pháp luật là văn kiện, là công cụ để người ta qui định các Quyền. Và chỉ khi người ta qui định các Quyền thì mới tạo ra sự phát triển. Lẽ đơn giản là một khi có quyền, dù hẹp đến đâu chăng nữa, thì con người cũng cố gắng tận dụng không gian chính đáng là các Quyền của họ. Không nên nhầm rằng pháp trị thì hạn chế sự phát triển còn đức trị thì tăng cường sự phát triển hay ngược lại. Ở nơi nào con người bắt đầu có các quyền hiến định, các quyền luật định của mình, thì ở đấy có sự phát triển.

Có một hiện tượng đáng suy ngẫm là phần lớn các quốc gia đang phát triển đạt được thành tựu kinh tế cao trong những thập niên vừa qua (trừ các quốc gia thành phố như Singapore, Hong Kong...) đều là những nước mà ở đó quyền con người bị bóp nghẹt, thậm chí là những đất nước của các bạo chúa. Có thể kể: Chile, Indonesia, Hàn Quốc... Hiện tượng này cần phải được lý giải từ bản chất. Trước tiên, cần phân biệt phát triển và phát triển bền vững. Tạo ra một nhà nước thật mạnh, tập trung tất cả các ý chí hành động, huy động một cách cưỡng bức tất cả các năng lực để tạo ra sự phát triển quốc gia thì đó cũng là một biện pháp tạo ra sự phát triển. Nhưng sự phát triển đó có bền vững không? Một quốc gia có thể phát triển bằng cách đổ chất thải của mình sang các nước lân cận hay không? Và liệu các quốc gia lân cận có cho phép nước đó đổ chất thải sang không?


Trong một thế giới đã toàn cầu hoá, quốc gia nào sẽ hứng chịu rác rưởi của quốc gia khác? Hiện nay, với sự thức tỉnh của các dân tộc sau chiến tranh lạnh, các quốc gia buộc phải điều chỉnh lại chính sách của mình. Không quốc gia nào có thể làm như trước đây được nữa. Giai đoạn tập trung ý chí hành động bằng nhà nước đã qua, giai đoạn hiện nay là giai đoạn thức tỉnh các lực lượng khác nhau trong mỗi dân tộc và vì thế hình thức nhà nước mạnh không còn là hình thức hợp lý.
 
VI/ Thẩm mỹ

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Những thước đo này liên quan chặt chẽ với nhau và liên quan với trình độ dân trí, truyền thống, mức độ giao lưu quốc tế và nhiều yếu tố khác.

Nói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử. Tôi chỉ có thể nói: cái đẹp bao hàm hai cực: sự phóng khoáng và sự tinh tế. Ở đây may ra có thể có sự phân biệt giữa phương Đông và phương Tây. Phương Tây thường tìm tới cái đẹp trong sự phóng khoáng, hùng vĩ, còn phương Đông - trong sự tinh tế, tỉ mỉ.

Cái đẹp là sự hài hoà, sự cân đối cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhưng trước khi nói đến thẩm mỹ của con người cần đề cập đến thẩm mỹ về con người, tức cái đẹp của con người. Con người cần có cả sự phóng khoáng lẫn sự tinh tế, hơn nữa, cần sự kết hợp hai cực khác nhau ấy cả vĩ mô lẫn vi mô, trong đời sống của mình. Con người không phóng khoáng thì không tạo ra được sự hùng vĩ về mặt nhân cách. Sự hùng vĩ thể hiện trong nghệ thuật như trường ca, như những bức tranh hoành tráng. Con người cũng phải xây dựng cái đẹp của mình trong sự hùng vĩ của cá nhân.

Đối với thiên nhiên con người quá nhỏ bé. Có lẽ con người nhận thức và ý thức được sự nhỏ bé của mình so với thiên nhiên nên luôn luôn tìm kiếm kích thước của mình. Đó chính là cách con người sử dụng để thách thức thiên nhiên.

Nhưng con người sống với nhau, hàng ngày va chạm, còn cần có sự tế nhị, sự tinh tế. Sự tinh tế cần phải được kết hợp với sự hùng vĩ của tâm hồn để tạo ra vẻ đẹp. Nếu con người chỉ nghĩ đến cái đẹp bên ngoài bản thân thì không đủ. Người ta nhận ra giá trị thẩm mỹ của con người chủ yếu là thông qua chính nó. Sự tinh tế không chỉ bổ sung, mà còn duy trì cảm xúc của con người về đối tượng.

Tất nhiên, con người còn lệ thuộc vào phương tiện, vì thế phương tiện cũng phải đẹp. Vẻ đẹp của tiện nghi là phương tiện bổ sung, giúp cho người ta nhận ra cái vẻ đẹp thật của con người. Hiện nay, khi nghiên cứu mỹ họe, người ta thường chỉ nghiên cứu vẻ đẹp nghệ thuật, vẻ đẹp kiến trúc, vẻ đẹp sản phẩm... Nghiên cứu mỹ học, theo tôi, trước hết cần phải bắt đầu bằng nghiên cứu tiêu chuẩn của vẻ đẹp con người.

Cái đẹp là sự kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan. Có thể nói trí tuệ của nhân loại hiện nay chưa đủ để xây đựng được tiêu chuẩn về cái.đẹp. Có những lúc, như trong thời kỳ chiến tranh chẳng hạn, người ta xem những người anh hùng là vẻ đẹp. Từ thời La Mã cổ đại người ta đã tôn sùng vẻ đẹp của người anh hùng. Người ta đem đối lập họ với những kẻ tiểu nhân. Nhưng con người thông thường thì nhiều mà người anh hùng thì ít. Con người đã bắt đầu thay đổi lý tưởng của mình về vẻ đẹp. Người ta không còn nhìn vào sự hùng vĩ, không còn nhìn vào quá khứ nữa, mà bắt đầu nhìn vào nhau với tư cách là các đối tượng. Vẻ đẹp bây giờ là vẻ đẹp dân sự.

Tiêu chuẩn trước tiên của thẩm mỹ về con người ở thời kỳ hiện đại chính là khả năng hợp tác. Con người thường khâm phục những ai sống được với tất cả mọi người. Những ai có ích cho tất cả mọi người, đó là những người đẹp nhất. Tiếp đó là năng lực tiếp nhận. Chúng ta thường nói người này thông minh, người kia sáng dạ. Đấy chính là một vẻ đẹp, vẻ đẹp của năng lực tiếp nhận cởi mở. Tiêu chuẩn thứ ba của vẻ đẹp con người hiện đại là sự hài hoà giữa đời sống tâm hồn và đời sống vật chất. Nói đến vẻ đẹp của con người thì không phải là nói về một sự nghiệp, mà trước hết là nói đến tiêu chuẩn đời sống hàng ngày. Cuối cùng, một con người muốn đẹp thì phải là con người có giáo dục, trong sự giáo dục đó có giáo dục về cái đẹp. Giáo dục góp phần nâng cao khiếu thẩm mỹ của con người, giúp họ có khả năng nhận ra cái đẹp và sau đó là khả năng làm mình đẹp lên.

Trong các nguyên lý về mỹ học có ba tiêu chuẩn chân, thiện, mỹ. Nhưng chân, thiện, mỹ là chức năng giáo đục của nghệ thuật chứ không phải là tiêu chuẩn của cái đẹp. Cái đẹp có thể không bao gồm cái thiện vì cái đẹp được quan niệm khác nhau trong từng thời đại. Đôi khi, vì những lý do thiển cận, người ta có thể dẫn đắt cả một dân tộc làm những điều sai lầm chỉ vì muốn đáp ứng với những tiêu chuẩn cái đẹp nhất thời. Giết nhiều người chẳng hạn, đó không phải là cái đẹp. Hồ Chí Minh từng nói rằng một trận đánh mà chết nhiều người không phải là một trận đánh hay. Cái đẹp nhất thời và cái đẹp vĩnh hằng là những mức độ khác nhau của cái đẹp.

Cái đẹp có thể được thể hiện qua cái Hài, cái Bi hoặc cái Hùng, nhưng nó không hề lệ thuộc vào hình thức biểu hiện ấy. Dù là Bi, Hùng hay Hài, nó vẫn luôn là cái đẹp. Cái đẹp là linh hồn còn Hài, Bi hay Hùng chỉ là cách thể hiện mà thôi. Cái đẹp không lệ thuộc vào hình thức thể hiện. Cái đẹp chỉ lệ thuộc vào tâm hồn. Cái đẹp được chất ra từ đó. Đôi khi người ta thấy có sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn, giữa những người sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật và cuộc sống thực không đẹp của họ. Thực ra đó là một mâu thuẫn giả. Nguyên soái Liên Xô Giukov chẳng hạn. Ông là một nhà quân sự vĩ đại, người đã có đóng góp to lớn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Ông chính là tác giả cuốn Kết thúc cuộc chiến tranh thê giới thứ II và sự tan rã của nhà nước phát xít, nhưng ông vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi ở trước của nhà một bà già bán bánh mì tên là Giukova. Nếu ta nhìn thấy một cách thông thường thì những con người này có thể không đẹp, không hay, nhưng từ sâu thẳm trong thiên tư, họ đã chặt lọc ra cái tinh tuý nhất của mình để sáng tác ra những cái làm cho mọi người đều phải thán phục.

Người ta thường nhầm lẫn giữa tác phẩm và con người. Tác phẩm nghệ thuật không hề giống con người đẻ ra nó. Nói đúng ra thì không phải tác giả, mà chất thần thánh trong anh ta đã tạo ra chất thần thánh của tác phẩm.

Cần phân biệt rõ ràng cái đẹp và người làm ra cái đẹp. Nếu không phân biệt được hai khái niệm này thì không lý giải được cái đẹp trong đời sống văn hoá. Người làm ra cái đẹp không nhất thiết phải nghĩ mình làm ra để làm gì. Người theo đuổi giấc mơ vì cái đẹp hãy cứ mơ, còn nhân loại, những người hưởng thụ cái đẹp, sẽ nhận ra vẻ đẹp ấy. Cái đẹp đến với con người bằng cách nào không quan trọng lắm, nhưng cái đẹp sẽ được nhận biết bởi con người và không bao giờ người làm ra cái đẹp nhận ra hết giá trị của cái đẹp và nhận ra giá trị thực dụng của cái đẹp.

Tính chất thánh thiện của những người sáng tạo ra cái đẹp là họ không hề mơ tưởng tới nó trong các tác phẩm của họ. Không ai có thể tạo ra sự vĩ đại của mình bằng cách vừa làm vừa nghĩ mình sẽ vĩ đại. Cái vĩ đại là do sự xác nhận của người khác vào một thời điểm mà con người bỗng sực tỉnh về giá trị của nó. Cho nên người sáng tạo ra cái đẹp ẩn náu vào qui luật riêng của họ, họ khép kín bản thân họ, sáng tạo bằng sự cô đơn của họ. Người sáng tác ra cái đẹp vô tư quên mình và không hề biết đến giá trị của nó, chỉ biết rằng mình đang tạo ra cái đẹp theo chính quan điểm của mình. Mỗi một người như vậy sẽ góp phần tạo ra sự phong phú của cái đẹp trên đời.

Có một câu chuyện hoang đường rất hay được nhắc đến là những người sáng tạo phải sống trong nghèo khổ mới có thể sáng tác ra những tác phẩm hay. Điều đó không đúng. Ai có chất liệu của thiên thần thì kẻ đó sáng tác hay, dù họ là người nghèo hay người giàu. Nhưng có một điều kiện chung cho những người sáng tạo ra cái đẹp: đó là sự cô đơn. Cô đơn chứ không phải là nghèo khổ. Người đời thông thường nhìn thấy Chopin bất hạnh, Beethoven nghèo khổ... Nhưng Chopin và Beethoven chưa chắc đã nghĩ như thế. Có thể là họ không cần một số thứ chứ không phải là họ không có những thứ ấy.
Nghiên cứu thẩm mỹ, chúng ta không thể lẩn tránh việc xác định một cơ cấu nội tại của thẩm mỹ... Theo tôi, cơ cấu nội tại đó bao gồm:

- Năng lực thẩm mỹ: Đó là năng lực sáng tạo ra cái đẹp và thưởng thức cái đẹp, một trong những năng lực đặc thù của con người. Có thể nói, năng lực đó hình thành cùng với toàn bộ cuộc sống lao động, tư duy và phát triển của con người, hay nói cách khác là cùng với chính bản thân con người. Trong quá trình sống, con người không ngừng tương tác với nhau, con người không ngừng hoàn thiện các công cụ lao động, các tiện nghi trong đời sống, những mối quan hệ với nhau và với thiên nhiên. Không những thế, con người còn tự hoàn thiện chính bản thân mình. Tương tác giữa con người với nhau làm nảy sinh các giá trị thẩm mỹ mang tính xã hội, tức là đạo đức. Việc hoàn thiện những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên làm nảy sinh các giá trị thẩm mỹ nghệ thuật. Như thế, thẩm mỹ thực ra bao trùm cả đạo đức lẫn nghệ thuật.

- Hoạt động thẩm mỹ: Là các hoạt động của nhà sáng tạo làm ra các giá trị thẩm mỹ. Như trên đã nói, thẩm mỹ thực ra bao trùm cả đạo đức lẫn nghệ thuật, vì thế nhà sáng tạo phải được hiểu theo nghĩa rộng. Đó không chỉ là các nhà văn, nhà thơ nhà điêu khắc... mà cả những con người bình thường đang hàng ngày hàng giờ tạo ra những vẻ đẹp thường ngày cho cuộc sống chúng ta.

- Các giá tri thẩm mỹ: Các giá trị thẩm mỹ thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là những tác phẩm nghệ thuật (như văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc...), có thể là những phong cách ứng xử, giao tiếp..., nhưng cũng có thể dưới dạng những công nghệ, kỹ thuật và cơ chế quản lý sản xuất... hay thông qua luật pháp.

Như vậy, các giá trị thẩm mỹ không thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội mà trong mọi hoạt động xã hội của con người. Nó tham gia cấu tạo nên môi trường văn hoá của con người.


VII/ Lối sống

Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen. Đó là lối sống cá nhân. Có những qui tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó. Chúng được người ta tuân thủ gần như vô điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng.

Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hay một cộng đồng.

Xưa nay chúng ta vẫn nhầm lẫn về quyền liên quan đến tự do sống, chúng ra nhầm lẫn khi cho rằng nó là một yếu tố hoàn toàn độc lập với cộng đồng và tuyệt đối, chúng ta phấn đấu cho những yếu tố có tính chất tự do tuyệt đối trong lối sống, đó là nhận thức sai lầm.

Con người có học hành, tích luỹ kinh nghiệm, có tích luỹ các giá trị văn hoá đi nữa thì cuối cùng cũng thể hiện mình thông qua hành vi. Trong câu nói “gieo hành vi thì được thói quen...” mà chúng tôi nhắc đến trên kia, thói quen chính là lối sống: "gieo thói quen được tính cách, gieo tính cách được số phận". Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hoá và trí tuệ của một con người. Lối sống không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói, nó là hành vi hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tư duy, làm việc và phương cách xử lý các mối quan hệ.

Như thế, ta có thể định nghĩa lối sống như những cách thức, phép tắc tổ chức và điều khiển đời sống cá nhân và cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen. Lôi sống có quan hệ chặt chẽ với phương thức sản xuất của mỗi thời đại. Marx đã viết về điều đó trong cuốn Hệ tư tưởng Đức như sau: 'Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất "ra sự tồn tại thể xác của cá nhân. Mà hơn thế, nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một lối sống nhất định của họ”. Như thế, phương thức sản xuất, theo Marx, là cơ sở đầu tiên để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về lối sống. Cũng từ đó có thể kết luận rằng mỗi tầng lớp, mỗi nhóm người có lối sống riêng của mình.

Tuy nhiên, lối sống hình thành và thể hiện không chỉ trong lao động sản xuất, mà cả trong nhiều lĩnh vực khác như hoạt động xã hội, hoạt động chính trị, hoạt động tư tưởng văn hoá, thể dục thể thao...

Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như:

- Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh...
- Các phong tục tập quán
- Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau
- Quan niệm về đạo đức và nhân cách

Người ta không thể có lối sống, hay quyền hành động, tự do tuyệt đối. Trên thực tế bao giờ cũng có những sự ràng buộc nhất định. Một số chế độ chính trị quy định hay giám sát các hành vi sống. Một số nhà chính trị vô tình hoặc cố ý làm cho con người nhầm tưởng rằng tự nhiên họ đã bị ràng buộc như vậy. Thực ra, không nên chỉ huy hành vi mà nên chỉ huy các tiêu chuẩn văn hoá của hành vi. Khi người ta tạo ra các tiêu chuẩn văn hoá của hành vi thì tự nhiên con người cảm thấy rằng mình không còn phải tuân thủ một người hoặc một lực lượng nào đó, mà hành động theo các tiêu chuẩn xã hội văn hoá.

Trên lý thuyết, người ta phân biệt giữa lối sống cộng đồng và lối sống cá nhân. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hoá, khái niệm này là tương đối.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà không ai có thể đứng ngoài mối quan tâm và lợi ích chung, không quốc gia nào có thể đứng ngoài các các mối quan tâm và quyền lợi của cộng đồng thế giới. Để tạo ra cuộc sống người ta phải đi lại, va chạm, gia nhập vào cộng đồng thế giới. Trong xã hội hiện đại, nhờ những phương tiện kỹ thuật tiên tiến, sự giao lưu của con người không chỉ khắc phục được những hạn chế cố hữu về thời gian và không gian trước đây mà còn diễn ra với sự đổi mới cơ bản về chất, nghĩa là khoảng cách giữa lối sống cá nhân và lối sống cộng đồng càng ngày càng bị thu hẹp lại.

Cũng như hành vi cá nhân, lối sống cá nhân không tuyệt đối. Lối sống cá nhân bị lệ thuộc rất nhiều vào lối sống cộng đồng. Cộng đồng sống, với cá nhân đó, được định nghĩa như là một thói quen, một tiêu chuẩn được chấp nhận bởi cộng đồng sống thường xuyên mà người ta gọi là lưu trú, cư trú. Mật độ thời gian đi lại, giao lưu với các cộng đồng khác ngày càng lớn hơn do nhu cầu làm ăn phát triển, hội nhập, giao lưu... Như vậy các cá nhân không những va chạm với cộng đồng mình mà còn va chạm với cộng đồng khác và các cộng đồng cũng va chạm với nhau. Điều này tạo ra sự hình thành các tiêu chuẩn về lối sống, về giao lưu rất đặc biệt trong thời đại của chúng ta.
Việc hình thành thói quen, lối sống, các tiêu chuẩn hành vi càng ngày càng trở nên phức tạp. Các tiêu chuẩn và phong thái có tính chất khu trú càng ngày càng bị bẻ gẫy, nghiền nát, uốn mềm đi để phù hợp với tiêu chuẩn hội nhập. Hội nhập không phải là vấn đề chính trị mà là qui luật của đời sống hiện đại. Nhiều nhà lãnh đạo quốc gia đang xây dựng những quan hệ song phương rời rạc, trong khi đó điều cần thiết và không thể tránh khỏi là phải xây dựng quan hệ đa phương thống nhất. Tất cả mọi người đều phải xây đựng một tiêu chuẩn sống, tiêu chuẩn hành vi của mình trên cơ sở hình thành các quan hệ đa phương. Vì vậy, lối sống phải được xây dựng trên tiêu chuẩn đa phương chứ không phải song phương như trước đây nữa. Các chính phủ đang cố gắng ký được các hiệp định kinh tế song phương. Ký hiệp định hợp tác kinh tế, đó chính là cách thoả thuận các lối sống về kinh tế. Nhưng việc ký các hiệp định song phương khác với những tiêu chuẩn khác nhau sẽ tạo cơ hội để các quan hệ song phương xé nát đời sống xã hội. Để tự bảo tồn trong các quan hệ song phương, người ta phải có một số tiêu chuẩn cơ bản để ứng xử và tiêu chuẩn ấy phải không thiên vị với từng cặp quan hệ song phương. Trong thời đại chúng ta, con người không thể sắp xếp một cách nhân tạo để tạo ra yếu tố đa phương trong các quan hệ song phương. Các cặp quan hệ song phương có tính trội sẽ tạo ra tính chỉ huy trong việc hình thành các tiêu chuẩn đa phương của hành vi.

Lối sống của con người luôn luôn thay đổi theo không phải bao giờ cũng tích cực. Một ví dụ rõ nét nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa vật chất thái quá. Những hậu quả của tâm lý chạy theo lợi nhuận thật là trầm trọng đối với xã hội và đối với lối sống của con người nói chung. Tâm lý này làm đảo lộn các thước đo giá trị và làm rạn nứt các quan hệ xã hội Nói đến lối sống, người ta buộc phải nói đến một khái niệm kề cận là nhân cách.

Chúng ta thường xem nhân cách như một sở hữu cá nhân, thực ra tính chất sở hữu cá nhân của nhân cách chỉ là một yếu tố tương đối. Và nhân cách cũng chỉ là chịu sự chi phối của các tiêu chuẩn cộng đồng. Con người giáo dục lẫn nhau theo nghĩa rộng, người hiểu biết dạy người kém hiểu biết hơn bằng sự thông thái của mình, nhưng người kém hiểu biết cũng có thể thức tỉnh người thông thái. Giáo dục là kết quả của quá trình giáo dục lẫn nhau. Giáo dục chuyên nghiệp thực ra chỉ có nhiệm vụ trang bị cho người ta vũ khí, công cụ để nhận thức chứ chưa phải là quá trình nhận thức.

Nhiều người cho rằng lối sống cộng đồng bao giờ cũng bị chi phối bởi một lực lượng thống trị có thế mạnh, vì vậy lối sống cộng đồng thực ra xuất phát từ lối sống của một số ít cá nhân. Từ đó, do địa vị chính trị, do thế lực của mình, họ quyết định việc hình thành nên cái gọi là lối sống cộng đồng. Đó là một kết luận hết sức sai lầm. Thói quen cộng đồng là một khế ước không thành văn của các lực lượng xã hội.

Giai cấp thống trị có thể rất mạnh trong địa vị hành chính nhưng chưa chắc đã mạnh trong địa hạt của đời sống tình cảm là thứ chi phối thói quen cộng đồng không kém gì sức mạnh hành chính. Trên thực tế hầu hết các sức mạnh hành chính đều lần lượt thất bại trước đòi hỏi tự nhiên của đời sống tình cảm, đời sống tâm lý con người. Chúng ta không nên cường điệu quá đáng vai trò của lực lượng thống trị.

Các thế lực thống trị đều là những thế lực nhất thời, còn nhân dân và con người là vĩnh cửu. Không có gì để so sánh giữa lực lượng thống trị và con người nói chung được. Nếu chúng ta nghiên cứu vai trò của lực lượng thống trị thì thấy rằng họ cũng là con người, họ cũng được hình thành từ đời sống thông thường như tất cả chúng ta. Vậy những gì ảnh hưởng đến lối sống cá nhân? Theo tôi, tất cả những gì tương tác với một cá nhân đều ảnh hưởng đến lối sống của cá nhân ấy.

Nếu bỗng nhiên một ngày nào đó, bạn nói rằng công ty này hoặc nhân vật này ảnh hưởng một cách sâu sắc đến nhân cách hoặc lối sống của bạn thì đấy chỉ là một sự ngộ nhận, bởi vì có nhiều yếu tố trước đó đã tạo ra khả năng để bạn tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp ấy. Nếu không được chuẩn bị, ta không thể tiếp nhận được các ảnh hưởng. Giống như quá trình bồi đắp phù sa của các dòng sông: hạt lắng đọng trước làm nền cho hạt sau, trong cuộc sống con người, việc nhận thức cái nọ là tiền đề để nhận thức cái kia. Điều này diễn ra lâu dài, nói cách khác, các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của một con người không chỉ là các đại lượng nằm trên một mặt phẳng, mà còn là các yếu tố theo thời gian.


Nguồn: Sách Văn hóa và con người, Nguyễn Trần Bạt​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top