Pokemon_kute
New member
- Xu
- 0
[h=2]Cấu tạo da[/h]
Tại sao làn da của mỗi người lại khác nhau về màu sắc cũng như trạng thái? Nguyên nhân của sự khác biệt đó từ đâu? Nếu biết được cấu tạo của da, bạn sẽ tìm được cho mình một phương pháp chăm sóc da phù hợp và đúng cách.
Da có tính Axít yếu
Bề mặt của da khỏe, có độ pH khoảng 5.4 đến 5.7 là khoảng axít yếu. Trong khoảng axít yếu, vi khuẩn không thể phát triển, như vậy độ pH này có vai trò bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn. Độ pH của da được hình thành từ các chất nhờn tiết ra từ tuyến chất nhờn và mồ hôi tiết ra từ tuyến mồ hôi. Nếu da có tính kiềm, vi khuẩn sẽ sinh ra từ lớp chất nhờn, khi đó bạn sẽ bị viêm da và xuất hiện các vùng da bị mẫn cảm. Lúc này cần chọn một loại sữa rửa mặt có tính axít để ngăn độ pH của da hướng về tính kiềm.
Nhưng một làn da khỏe sẽ có khả năng tự trung hòa tính kiềm. Hầu như khi da khỏe, độ pH chuyển sang tính kiềm sẽ lập tức trở về tính axít yếu ngay. Ví dụ như khi rửa mặt bằng xà phòng, da sẽ có tính kiềm, nhưng sẽ trở về trạng thái ban đầu là tính axít yếu mặc dù không có sự chăm sóc đặc biệt nào.
Chu kỳ tái tạo tế bào ở da khoảng từ 40 đến 56 ngày. Lớp biểu bì ngoài cùng của da dày nhất là ở lòng bàn tay 1,5mm, còn mỏng nhất là ở mi mắt 0,1mm.
Lớp biểu bì mỏng này cấu tạo bởi lớp sừng, lớp hạt, lớp malpighi và lớp cơ bản. Lớp sừng ngoài cùng có vai trò ngăn chặn sự bay hơi nước của da và ngăn các chất từ bên ngoài xâm nhập vào da. Ở lớp sừng, các tế bào chết được hình thành và dần dần tách khỏi da. Lúc này, chất sừng sẽ bong ra ngoài cùng với các chất không cần thiết khác.
Tế bào sừng lan rộng, đồng thời tạo các khoảng trống giữa các tế bào, khi đó thành phần của mỹ phẩm sẽ được hấp thu qua các khoảng trống này.
Tế bào sừng được tạo bởi lớp dưới cùng của biểu bì với hình dáng thay đổi liên tục, đồng thời được đưa dần lên lớp sừng. Quá trình này kéo dài từ 26 đến 42 ngày. Sau đó lớp tế bào này trở thành lớp sừng và rơi ra khỏi da, quá trình này diễn ra trong khoảng 14 ngày.
Dù bạn ra nắng lâu hay bị thương thì da vẫn trở về màu sắc ban đầu vì quá trình trao đổi tế bào đều giống nhau. Nếu da khỏe, quá trình này sẽ lặp lại một cách tự nhiên. Nhưng việc thiếu ngủ hoặc do thiếu quân bình trong dinh dưỡng, ăn kiêng quá mức sẽ phá vỡ nhịp độ sinh học, do vậy quá trình thay thế sẽ không được thực hiện tốt và gây nên hậu quả là mỹ phẩm trang điểm không ăn trên da mặt, da bị ngả màu hoặc quá trình trao đổi chất không hồi phục lại bình thường. Nếu trạng thái này kéo dài sẽ làm mất khả năng tái sinh tế bào và gây lão hóa da. Lớp trung bì nằm phía dưới biểu bì duy trì nét tươi trẻ và độ đàn hồi cho da. Trung bì là sự kết hợp của sợi collagen (chứa nước) và sợi đàn hồi (elastin - tạo dầu), nhưng càng lớn tuổi, sợi collagen và sợi elastin trở nên mỏng và yếu đi, do vậy da mất dần khả năng đàn hồi, đồng thời các sợi này cũng dễ bị phá hủy do tia tử ngoại. Nếu tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại quá lâu, da sẽ xuất hiện các nếp nhăn và bị lão hóa.
Lớp tổ chức trong cùng của da hình thành tế bào mỡ có độ đàn hồi rất tốt. Tế bào mỡ có vai trò thúc đẩy việc hấp thu, do đó có chức năng bảo vệ và ngăn chặn sự thay đổi thân nhiệt thông qua da. Càng lớn tuổi, lớp tổ chức càng mỏng, nên không thực hiện tốt vai trò của nó.
Nguồn: Bí quyết chăm sóc da - First News và NXB Trẻ
Tại sao làn da của mỗi người lại khác nhau về màu sắc cũng như trạng thái? Nguyên nhân của sự khác biệt đó từ đâu? Nếu biết được cấu tạo của da, bạn sẽ tìm được cho mình một phương pháp chăm sóc da phù hợp và đúng cách.
Da có tính Axít yếu
Bề mặt của da khỏe, có độ pH khoảng 5.4 đến 5.7 là khoảng axít yếu. Trong khoảng axít yếu, vi khuẩn không thể phát triển, như vậy độ pH này có vai trò bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn. Độ pH của da được hình thành từ các chất nhờn tiết ra từ tuyến chất nhờn và mồ hôi tiết ra từ tuyến mồ hôi. Nếu da có tính kiềm, vi khuẩn sẽ sinh ra từ lớp chất nhờn, khi đó bạn sẽ bị viêm da và xuất hiện các vùng da bị mẫn cảm. Lúc này cần chọn một loại sữa rửa mặt có tính axít để ngăn độ pH của da hướng về tính kiềm.
Nhưng một làn da khỏe sẽ có khả năng tự trung hòa tính kiềm. Hầu như khi da khỏe, độ pH chuyển sang tính kiềm sẽ lập tức trở về tính axít yếu ngay. Ví dụ như khi rửa mặt bằng xà phòng, da sẽ có tính kiềm, nhưng sẽ trở về trạng thái ban đầu là tính axít yếu mặc dù không có sự chăm sóc đặc biệt nào.
Chu kỳ tái tạo tế bào ở da khoảng từ 40 đến 56 ngày. Lớp biểu bì ngoài cùng của da dày nhất là ở lòng bàn tay 1,5mm, còn mỏng nhất là ở mi mắt 0,1mm.
Lớp biểu bì mỏng này cấu tạo bởi lớp sừng, lớp hạt, lớp malpighi và lớp cơ bản. Lớp sừng ngoài cùng có vai trò ngăn chặn sự bay hơi nước của da và ngăn các chất từ bên ngoài xâm nhập vào da. Ở lớp sừng, các tế bào chết được hình thành và dần dần tách khỏi da. Lúc này, chất sừng sẽ bong ra ngoài cùng với các chất không cần thiết khác.
Tế bào sừng lan rộng, đồng thời tạo các khoảng trống giữa các tế bào, khi đó thành phần của mỹ phẩm sẽ được hấp thu qua các khoảng trống này.
Tế bào sừng được tạo bởi lớp dưới cùng của biểu bì với hình dáng thay đổi liên tục, đồng thời được đưa dần lên lớp sừng. Quá trình này kéo dài từ 26 đến 42 ngày. Sau đó lớp tế bào này trở thành lớp sừng và rơi ra khỏi da, quá trình này diễn ra trong khoảng 14 ngày.
Dù bạn ra nắng lâu hay bị thương thì da vẫn trở về màu sắc ban đầu vì quá trình trao đổi tế bào đều giống nhau. Nếu da khỏe, quá trình này sẽ lặp lại một cách tự nhiên. Nhưng việc thiếu ngủ hoặc do thiếu quân bình trong dinh dưỡng, ăn kiêng quá mức sẽ phá vỡ nhịp độ sinh học, do vậy quá trình thay thế sẽ không được thực hiện tốt và gây nên hậu quả là mỹ phẩm trang điểm không ăn trên da mặt, da bị ngả màu hoặc quá trình trao đổi chất không hồi phục lại bình thường. Nếu trạng thái này kéo dài sẽ làm mất khả năng tái sinh tế bào và gây lão hóa da. Lớp trung bì nằm phía dưới biểu bì duy trì nét tươi trẻ và độ đàn hồi cho da. Trung bì là sự kết hợp của sợi collagen (chứa nước) và sợi đàn hồi (elastin - tạo dầu), nhưng càng lớn tuổi, sợi collagen và sợi elastin trở nên mỏng và yếu đi, do vậy da mất dần khả năng đàn hồi, đồng thời các sợi này cũng dễ bị phá hủy do tia tử ngoại. Nếu tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại quá lâu, da sẽ xuất hiện các nếp nhăn và bị lão hóa.
Lớp tổ chức trong cùng của da hình thành tế bào mỡ có độ đàn hồi rất tốt. Tế bào mỡ có vai trò thúc đẩy việc hấp thu, do đó có chức năng bảo vệ và ngăn chặn sự thay đổi thân nhiệt thông qua da. Càng lớn tuổi, lớp tổ chức càng mỏng, nên không thực hiện tốt vai trò của nó.
Nguồn: Bí quyết chăm sóc da - First News và NXB Trẻ