benoinhieu_kg
New member
- Xu
- 40
28 năm sống trong bóng tối vì bị mù bẩm sinh. Nhưng với nghị lực và niềm tin vào cuộc sống là hạt cát vàng quý giá giúp chàng sinh viên Trần Tuấn Anh vượt lên số phận.
Cậu sinh viên này cố gắng học tập để chứng minh một điều: “Những người bình thường làm được thì những người khiếm thị cũng làm được, thậm chí có thể làm tốt hơn...”. Suy nghĩ ấy đã giúp chàng sinh viên bị khiếm thị không ngừng phấn đấu vượt lên số phận để thực hiện ước mơ của mình. Đó Trần Tuấn Anh, sinh viên năm thứ nhất, ngành công tác xã hội, khoa lịch sử, Trường ĐH Khoa học Huế.
Tuổi thơ gian khó và hành trình đi tìm con chữ...
Qua tin bạn, chúng tôi tìm đến phòng A4 KTX Đống Đa - ĐH Huế, trước mắt chúng tôi là chàng trai có dáng người mảnh khảnh, nước da ngăm đen, khuôn mặt hiền hậu, với nụ cười thân thiện đó là những ấn tượng đầu tiên về chàng sinh viên khiếm thị hiếu học này.
Trần Tuấn Anh và bạn cùng phòng.
Trần Tuấn Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, ở thôn Mỹ Duyệt, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, ba thế hệ trong gia đình đều bị mù bẩm sinh. Bà ngoại, rồi mẹ và Tuấn Anh từ khi chào đời đã bị mù. Biết Tuấn Anh bị mù, bên nội không chịu nhận cháu, vì thế Tuấn Anh phải mang họ mẹ. Vượt lên số hoàn cảnh hẩm hiu, chàng sinh viên khiếm thị này vẫn cố gắng đến trường và trở thành người khiếm thị đầu tiên đỗ ĐH ở tỉnh Quảng Trị. Mãi tới năm 15 tuổi, Tuấn Anh được gửi vào lớp tiền hòa nhập dành cho trẻ khiếm thị do hội người mù tỉnh Quảng Trị tổ chức tại thị xã Đông Hà. Tại đây, Tuấn Anh được các thầy cô trong trung tâm tận tình hướng dẫn cách học chữ nổi “braille”. “ Hồi đầu nghe chữ Braille thì lạ lẫm lắm, không tin mình sẽ học được”. Nhờ được sự chỉ dẫn thầy, cô mà mình học được những con chữ đầu tiên.
Thế nhưng, niềm vui chẳng tồn tại được lâu, năm học lớp 3 thì nghe tin "Ông ngoại mất!”. Kể từ đấy Tuấn Anh ngẹn ngào: “Khi biết tin này mình buồn và khóc nhiều lắm, không biết có vượt qua nổi không, những giọt nước mắt lăn dài trên má...không biết giờ đây ai sẽ nuôi mình, khi mà nguồn động viên tinh thần lớn nhất đã ra đi mãi mãi...”
Được sự động viên chia sẻ của ngoại và mẹ cũng như những người hàng xóm láng giềng, thầy cô trung tâm, Tuấn Anh tiếp tục cho hành trình “ đèn đom đóm” của mình. Đến năm 2001, Tuấn Anh được ra hòa nhập lớp 4,5 với các bạn bình thường khác tại trường tiểu học Hàm Nghi. Suốt 4 năm liền Tuấn Anh đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Lên cấp 2, Tuấn Anh được chuyển lên trường THCS Nguyễn Huệ học và liên tiếp em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Tuấn Anh theo học tại TTGDTX, thị xã Đông Hà. Từ năm 2004 đến 2009 Tuấn Anh được tín nhiệm, bầu làm Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh văn phòng hội người mù tỉnh Quảng Trị. Đặc biệt, từ năm 2005 và 2006 Tuấn Anh tham gia hội thao người khuyết tật tỉnh Quảng Trị, do sở TDTT tổ chức. Vượt lên chính mình, bằng lòng quả cảm, cũng như vì màu cờ sắc áo Tuấn Anh xuất sắc mang về cho hội 2 chiếc huy chương đồng ở nội dung ném lao và đẩy tạ, và một tấm huy chương bạc ở cự ly chạy 200m.
Vượt lên số phận, nuôi ước mơ...
Dân gian đúc kết rằng “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Những người không may, phải đi trong màn đêm cuộc đời kể làm sao hết những gian truân, cay cực. Nhưng cuộc sống cũng thật diệu kỳ, trong hành trình dai mệt nhọc ấy niềm hi vọng, tin yêu vẫn luôn dẫn lối.
Chịu nhiều mất mát và thiệt thòi trong cuộc sống nhưng ít ai biết được những năm học phổ thông năm nào Tuấn anh cũng đạt học sinh khá, giỏi điều mà không ít người bình thường làm được. Nhưng với Tuấn Anh thì khác: “ Mình bị khiếm thị nên phải nỗ lực, cố gắng gấp nhiều lần so với các bạn khác, chứng minh người mù cũng học giỏi như bao người bình thường khác” Tuấn Anh tâm sự.
Năm 2009 sau khi tốt nghiệp THPT Tuấn Anh quyết tâm học lên ĐH, CĐ. Và không phụ lòng mong mỏi của bà, mẹ, bạn bè, thầy cô Tuấn Anh thi đỗ cùng một lúc hai trường ĐH Khoa Học Huế ( 17,5 điểm) và CĐ Sư Phạm Quảng Trị ( 18,5 điểm). Nhưng niềm vui ấy không được trọn vẹn, Tuấn Anh nói: “ Khi mình biết tin đỗ vào hai trường mình mừng lắm, nhưng nghĩ lại không biết lấy tiền đâu, khi bà và mẹ sức khỏe một ngày già yếu, và thật sự lúc mình nhận giấy nhập học trong nhà mình vẻn vẹn chỉ có 400.000 đồng, không biết phải xoay sở sao đây..”
Nhưng dù gia đình gặp vô vàn khó khăn nhưng vẫn quyết tâm cho Tuấn Anh theo đuổi ước mơ “ đèn đom đóm” của mình. Với thành tích này, Tuấn Anh được tổ chức y tế Hà Lan - Việt Namtặng cho một chiếc vi tính xách tay, phục vụ cho nhu cầu học tập của mình.
Con đường tiếp thu tri thức của Tuấn Anh thật ngập ngềnh và nhiều chông gai. Đến lớp không thể học qua sách vở, tài liệu...mà kiến thức có được qua những lời giảng của thầy, cô. Với phần mềm hỗ trợ đọc tiếng việt JAWS nên việc học cũng đỡ khó khăn hơn, ngoài thời gian học trên lớp chủ yếu là nghe giảng và ghi chép bằng chữ nổi, Tuấn Anh lại mày mò trên máy tính. Nhờ thầy, cô bộ môn, bạn bè tải tài liệu về và đọc cho mình nghe. Tranh thủ những lúc rãnh rỗi, Tuấn Anh lại lên tàu ra nhà, giúp mẹ làm cỏ, bón phân, tưới nước... chăm sóc vườn tiêu và mấy sào lạc.
Thầy giáo chủ nhiệm Bùi Quang Dũng bày tỏ: “Tuấn Anh là một sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, nhưng lại rất chăm chỉ, giàu nghị lực, nhất là đức tính tự học, tự tìm tòi nghiên cứu và luôn nhiệt tình trong hoạt động tập thể, là tấm gương sáng cho các bạn trong cùng lớp noi theo...”
Tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng chưa bao giờ Tuấn Anh có ý định bỏ học, Tuấn Anh nói: “Phấn đấu, rèn luyện, học tập đòi hỏi cả một chặng đường dài và cần nhiều thời gian. Để duy trì nó quả thật là gian nan, nhưng mình sẽ cố gắng thực hiện”...
“Trong cuộc sống hằng ngày Tuấn Anh nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ các thầy cô giáo, các bạn cùng lớp và đặc biệt là các bạn trong cùng phòng ký túc xá. Chính điều đó giúp mình có thêm nghị lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống để vươn lên trong học tâp”, Trần Tuấn Anh chia sẻ.
Baodatviet.vn
Cậu sinh viên này cố gắng học tập để chứng minh một điều: “Những người bình thường làm được thì những người khiếm thị cũng làm được, thậm chí có thể làm tốt hơn...”. Suy nghĩ ấy đã giúp chàng sinh viên bị khiếm thị không ngừng phấn đấu vượt lên số phận để thực hiện ước mơ của mình. Đó Trần Tuấn Anh, sinh viên năm thứ nhất, ngành công tác xã hội, khoa lịch sử, Trường ĐH Khoa học Huế.
Tuổi thơ gian khó và hành trình đi tìm con chữ...
Qua tin bạn, chúng tôi tìm đến phòng A4 KTX Đống Đa - ĐH Huế, trước mắt chúng tôi là chàng trai có dáng người mảnh khảnh, nước da ngăm đen, khuôn mặt hiền hậu, với nụ cười thân thiện đó là những ấn tượng đầu tiên về chàng sinh viên khiếm thị hiếu học này.
Trần Tuấn Anh và bạn cùng phòng.
Thế nhưng, niềm vui chẳng tồn tại được lâu, năm học lớp 3 thì nghe tin "Ông ngoại mất!”. Kể từ đấy Tuấn Anh ngẹn ngào: “Khi biết tin này mình buồn và khóc nhiều lắm, không biết có vượt qua nổi không, những giọt nước mắt lăn dài trên má...không biết giờ đây ai sẽ nuôi mình, khi mà nguồn động viên tinh thần lớn nhất đã ra đi mãi mãi...”
Được sự động viên chia sẻ của ngoại và mẹ cũng như những người hàng xóm láng giềng, thầy cô trung tâm, Tuấn Anh tiếp tục cho hành trình “ đèn đom đóm” của mình. Đến năm 2001, Tuấn Anh được ra hòa nhập lớp 4,5 với các bạn bình thường khác tại trường tiểu học Hàm Nghi. Suốt 4 năm liền Tuấn Anh đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Lên cấp 2, Tuấn Anh được chuyển lên trường THCS Nguyễn Huệ học và liên tiếp em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Tuấn Anh theo học tại TTGDTX, thị xã Đông Hà. Từ năm 2004 đến 2009 Tuấn Anh được tín nhiệm, bầu làm Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh văn phòng hội người mù tỉnh Quảng Trị. Đặc biệt, từ năm 2005 và 2006 Tuấn Anh tham gia hội thao người khuyết tật tỉnh Quảng Trị, do sở TDTT tổ chức. Vượt lên chính mình, bằng lòng quả cảm, cũng như vì màu cờ sắc áo Tuấn Anh xuất sắc mang về cho hội 2 chiếc huy chương đồng ở nội dung ném lao và đẩy tạ, và một tấm huy chương bạc ở cự ly chạy 200m.
Vượt lên số phận, nuôi ước mơ...
Dân gian đúc kết rằng “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Những người không may, phải đi trong màn đêm cuộc đời kể làm sao hết những gian truân, cay cực. Nhưng cuộc sống cũng thật diệu kỳ, trong hành trình dai mệt nhọc ấy niềm hi vọng, tin yêu vẫn luôn dẫn lối.
Chịu nhiều mất mát và thiệt thòi trong cuộc sống nhưng ít ai biết được những năm học phổ thông năm nào Tuấn anh cũng đạt học sinh khá, giỏi điều mà không ít người bình thường làm được. Nhưng với Tuấn Anh thì khác: “ Mình bị khiếm thị nên phải nỗ lực, cố gắng gấp nhiều lần so với các bạn khác, chứng minh người mù cũng học giỏi như bao người bình thường khác” Tuấn Anh tâm sự.
Năm 2009 sau khi tốt nghiệp THPT Tuấn Anh quyết tâm học lên ĐH, CĐ. Và không phụ lòng mong mỏi của bà, mẹ, bạn bè, thầy cô Tuấn Anh thi đỗ cùng một lúc hai trường ĐH Khoa Học Huế ( 17,5 điểm) và CĐ Sư Phạm Quảng Trị ( 18,5 điểm). Nhưng niềm vui ấy không được trọn vẹn, Tuấn Anh nói: “ Khi mình biết tin đỗ vào hai trường mình mừng lắm, nhưng nghĩ lại không biết lấy tiền đâu, khi bà và mẹ sức khỏe một ngày già yếu, và thật sự lúc mình nhận giấy nhập học trong nhà mình vẻn vẹn chỉ có 400.000 đồng, không biết phải xoay sở sao đây..”
Nhưng dù gia đình gặp vô vàn khó khăn nhưng vẫn quyết tâm cho Tuấn Anh theo đuổi ước mơ “ đèn đom đóm” của mình. Với thành tích này, Tuấn Anh được tổ chức y tế Hà Lan - Việt Namtặng cho một chiếc vi tính xách tay, phục vụ cho nhu cầu học tập của mình.
Con đường tiếp thu tri thức của Tuấn Anh thật ngập ngềnh và nhiều chông gai. Đến lớp không thể học qua sách vở, tài liệu...mà kiến thức có được qua những lời giảng của thầy, cô. Với phần mềm hỗ trợ đọc tiếng việt JAWS nên việc học cũng đỡ khó khăn hơn, ngoài thời gian học trên lớp chủ yếu là nghe giảng và ghi chép bằng chữ nổi, Tuấn Anh lại mày mò trên máy tính. Nhờ thầy, cô bộ môn, bạn bè tải tài liệu về và đọc cho mình nghe. Tranh thủ những lúc rãnh rỗi, Tuấn Anh lại lên tàu ra nhà, giúp mẹ làm cỏ, bón phân, tưới nước... chăm sóc vườn tiêu và mấy sào lạc.
Thầy giáo chủ nhiệm Bùi Quang Dũng bày tỏ: “Tuấn Anh là một sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, nhưng lại rất chăm chỉ, giàu nghị lực, nhất là đức tính tự học, tự tìm tòi nghiên cứu và luôn nhiệt tình trong hoạt động tập thể, là tấm gương sáng cho các bạn trong cùng lớp noi theo...”
Tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng chưa bao giờ Tuấn Anh có ý định bỏ học, Tuấn Anh nói: “Phấn đấu, rèn luyện, học tập đòi hỏi cả một chặng đường dài và cần nhiều thời gian. Để duy trì nó quả thật là gian nan, nhưng mình sẽ cố gắng thực hiện”...
“Trong cuộc sống hằng ngày Tuấn Anh nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ các thầy cô giáo, các bạn cùng lớp và đặc biệt là các bạn trong cùng phòng ký túc xá. Chính điều đó giúp mình có thêm nghị lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống để vươn lên trong học tâp”, Trần Tuấn Anh chia sẻ.
Baodatviet.vn