-Giải thích:
+ Nước ta có dân số trẻ:
. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Ở nước ta, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất 64%(2005) và 66%(2009);
. Dưới tuổi lao động: chiếm tỉ lệ tương đối cao: 27%(2005) và 25%(2009);
. Trên độ tuổi lao động: chiếm tỉ lệ nhỏ(9%).
+ Tốc độ gia tăng dân số nhanh:
. Dân số tăng nhanh vào cuối thế kỉ XX, dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số( khác nhau giữa các thời kì). Thời kì I(1965-1975): 3%, thời kì II(1999-2001): 1,35 %, thời kì III(2009): 1,2%.
. Có giảm mức tăng dân số, nhưng vẫn còn chậm. Mỗi năm dân số lại tăng lên trung bình 1,15 triệu người làm cho lực lượng lao động ngày một tăng.
+ Bổ sung: Ngoài ra, dân số nước ta tăng còn do quy mô dân số nước ta với 85,5 triệu người (2009), đứng hạng 13 trên thế giới và đứng hạng 3 trong khu vực Đông Nam Á.
-Thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Đủ lực lượng, phục vụ cho việc sản xuất.
+ Khó khăn: Lực lượng lao động chủ yếu là không có chuyên môn hoặc chuyên môn kém, gây sức ép lớn đến việc giải quyết việc làm và đào tạo( Chưa kể đến việc chuyển dịch cơ cấu dân số ở nông thôn và thành thị, hầu hết nguồn lao động đều chuyển đến thành thị để làm việc, dẫn đến việc thiếu nhân lực ở nông thôn và khó khăn cho việc giải quyết việc làm ở thành thị).
-Nếu tôi là Bộ trưởng, tôi sẽ có những biện pháp sau:
. Mở các trường dạy nghề, đào tạo lực lượng lao động để họ trở thành những lao động có chuyên môn.
. Áp dụng Kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện cho nền Giáo dục phát triển( Tránh hiện tượng bùng nổ dân số và nâng cao dân trí cho lao động sau này ).
. Điều chỉnh cơ cấu lao động hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
Tân Bộ trưởng chỉ có ý kiến như thế thôi, cần nhân dân và cố vấn Tongthieugia chỉ bảo.