-Các loại khoáng sản chính ở Việt Nam:
1. Khoáng sản kim loại:
-Quặng sắt và hợp kim sắt:
.Quặng sắt có các kiểu nguồn gốc khác nhau đã được phát hiện ở nhiều nơi như Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Yên Bái, Cao Bằng. Đáng chú ý là quặng sắt ở đồng bằng ven biển Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng tới 550 triệu tấn.Mangan: Các mỏ và điểm quặng phần lớn phân bố ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, một số ít có ở các nơi khác như Lạng Sơn, Pia Oắc, Quảng Bình.
.Crom: Ngoài 2 mỏ sa khoáng Bãi Áng, Cổ Định có quy mô lớn, còn có 2 điểm quặng gốc Núi Nưa, Làng Mun.
.Ni-ken: Có ở Sơn La.
.Vonfam, molybden, Cô-ban và một số loại quặng kim loại đen khác đã được phát hiện, thăm dò và khai thác ở nhiều nơi.
-Quặng kim loại cơ bản:
.Quặng chì kẽm: Đã phát hiện nhiều vùng quặng nhỏ đến trung bình như Chợ Điền, Sìn Hồ, Tú Lệ, Bó Xinh, Lô Gâm, Lang Hít, Ngân Sơn, Đồng Mỏ, Quan Sơn, Phu Loi, Mỹ Đức.
.Quặng đồng:Các vùng quặng đồng chính Phan Si Pan, Sông Đà, Núi Chúa-Khao Quế, Tri Năng, Tam Kỳ, Tây Ninh. Mỏ đồng Sinh Quyền được phát hiện từ cuối thập kỷ 50 và đã được thăm dò đánh giá trữ lượng đồng cùng kim loại đi kèm như vàng, bạc, đất hiếm...
.Quặng antimon ở Việt Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ có quy mô trữ lượng trung bình.
.Quặng thiếc ở Tam Đảo, Quỳ Hợp, Lâm Đồng đã được phát hiện, trong đó nhiều nơi đã được đưa vào khai thác.
-Kim loại nhẹ:
.Quặng nhôm: bauxit trong trầm tích Permi ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lỗ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp đã được thăm dò từ trước và trong những năm 60. Hàng loạt vùng quặng bauxit-laterit từ đá bazan Neogen ở Bản Tấu (Điện Biên), Đak Nông, Sông Bé, Bù Na, Bảo Lộc, Măng Đen, Vân Hoà, Bắc Quảng Ngãi đã được phát hiện. Riêng bauxit laterit từ đá bazan ở Tây Nguyên đã được thăm dò đạt trữ lượng lớn.
-Quặng kim loại quý:
.Vàng đã được điều tra phát hiện ở nhiều vùng trên lãnh thổ. Có hai nhóm loại hình mỏ: Nhóm các mỏ vàng thực thụ: gồm 40 mỏ, điểm quặng gốc và sa khoáng đã được điều tra đánh giá, trong đó một vài mỏ đã được đưa vào khai thác.
2. Khoáng sản không kim loại:
.Quặng photphorit: kiểu apatit trầm tích biến chất có ở Lào Cai, trữ lượng thăm dò khoảng 900 triệu tấn và dự báo đến 2,5 tỷ tấn..Quặng barit: Đã phát hiện được khoảng 40 điểm quặng và mỏ, trong đó 2 mỏ đã được thăm dò là Làng Cao (Bắc Giang) và Ao Sen (Tân Trào -Tuyên Quang), 7 mỏ khác đã được tìm kiếm đánh giá: Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Lục Ba (Thái Nguyên), Sơn Thành (Nghệ An), Tân Yên (Bắc Ninh), Thượng Ấm (Tuyên Quang).
.Đá vôi xi măng, dolomit có trữ lượng lớn. Sét gốm, sét kaolin, pyrophylit, diatomit, bentonit, cát silic,v.v...
3. Khoáng sản nhiên liệu:
.Than Antraxit chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, một phần ở Nông Sơn (Quảng Nam) và một vài nơi khác.
.Than mỡ có ở Sông Đà, Bắc Thái, Nghệ An.Than nâu tập trung chủ yếu ở Na Dương, vùng trũng Hà Nội và nhiều nơi khác.
.Than bùn chủ yếu có ở đồng bằng Nam Bộ, ngoài ra còn có rải rác ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
.Đá dầu có ở Đồng Ho (Quảng Ninh).
.Dầu khí có ở các bồn Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Vũng Mây, Malaxia-Thổ Chu... và các nhóm bồn Trường Sa, Hoàng Sa. Các mỏ dầu khí đã phát hiện (trừ mỏ Bạch Hổ) là mỏ nhỏ đến trung bình, có nhiều tầng chứa (cát kết tuổi Oligocen và Miocen, đá vôi Miocen, đá móng nứt nẻ trước Đệ tam). Các mỏ đang khai thác là: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng và Bunga-Kekwa.
4. Quặng phóng xạ, đất hiếm:
.Quặng phóng xạ, đất hiếm:Đã xác định được trữ lượng đất hiếm ở các khu vựcNậm Xe, Đông Pao, Mường Hum, Yên Phú. Các đất hiếm liên quan với đá xâm nhập kiềm ở Lai Châu, Yên Bái có trữ lượng lớn.
5. Đá quý và đá nửa quý:
.Các mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hoá đá quý và đá nửa quý chủ yếu ở Lục Yên (Yên Bái), Quỳ Châu (Nghệ An) và rải rác ở các nơi khác trên miền Bắc (Xuân Lê, Cò Phương, Ba Bể) và miền Nam (Tiên Cô, Đá Bàn).
.Đá quý: ruby, saphir (riêng kim cương, emerot, jadeit mới chỉ có tiền đề và dấu hiệu sơ bộ).
.Đá nửa quý: spinel, aquamarin (beryl), topaz, turmalin, zircon, peridot, opal-calcedon, đá dạng jadeit, amethyst, thạch anh tinh thể.
6. Tài nguyên nước dưới đất:
.Trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã xác định được 24 phân vị chứa nước chính, được sắp xếp vào 3 thành hệ chứa nước lớn. Toàn quốc có khoảng 400 điểm nước khoáng, nước nóng. Đã đăng ký 160 nguồn nước nóng xuất lộ trên mặt đất, trong đó có 70 nguồn có nhiệt độ 41-60[SUP]0[/SUP]C, 36 nguồn có nhiệt độ 61-100[SUP]0[/SUP]C, số còn lại nhiệt độ 30-40[SUP]0[/SUP]C. Có nguồn nước nóng lên tới trên 100[SUP]0[/SUP]C phải phát hiện qua lỗ khoan. Ở đồng bằng Bắc Bộ đã phát hiện nguồn nước nóng lên tới 150-170[SUP]0[/SUP]C ở độ sâu 3.000-4.000m.
Trưng bầy 35 mẫu nước khoáng đặc trưng trong số hàng trăm điểm nước khoáng ở Việt Nam như Ba Vì, Vĩnh Hảo, Kim Bôi...