Câu hỏi về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

leminh91

New member
Xu
0
Phần 1: Những NLCB của CN Mác- lênin


  1. Định nghĩa vật chất của lênin? Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
  2. Nội dung, tính chất và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?
  3. Nội dung, tính chất và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển
  4. Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận của các cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng; nguyên nhân và kết quả ; nội dung và hình thức.
  5. Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; Quy luật phủ định của phủ định.
  6. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức.
  7. Sản xuất vật chất và vai trò của nó.
  8. Con người và bản chất của con người

Ai biết câu nào thì giúp e với nha...e đang cần gấp để thi...mong mọi người giúp đỡ..e xin cám ơn
 
Định nghĩa vật chất của lênin? Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?


Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ một thực tại khách quan được đem lại co con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác".

Tham khảo

Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức.

Từ định nghĩa của LêNin đã khẳng định vật chất là thực tại khách quan vào bộ não của con người thông qua tri giác và cảm giác. Thật vậy vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định nội dung của ý thức.

Thứ nhất, phải có bộ óc của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có sự ra đời của ý thức. Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con người và thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một người nào đó sinh ra mà bộ não không hoạt động được hay không có bộ não thì không thể có ý thức được. Cũng như câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp xúc với xã hội loài người thì hành động của cậu ta sau khi trở về xã hội cũng chỉ giống như những con sói. Tức là hoàn toàn không có ý thức.

Thứ hai, là phải có lao động và ngôn ngữ đây chính là nguồn gốc xã hội của ý thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh tinh tế hơn đối với hiện thực... ngôn ngữ là cần nối để trao đổi kinh nghiệm tình cảm, hay là phương tiện thể hiện ý thức. Ở đây ta cũng nhận thấy rằng nguồn gốc của xã hội có ý nghĩa quyết định hơn cho sự ra đời của ý thức.


Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.

Khi ý thức ra đời có tính độc lập tương đối tác động trở lại thế giới vật chất.


Các yếu tố tinh thần trên đều tác động trở lại vật chất cách mạng mẽ.

VD. Nếu tâm trạng của người công nhân mà không tốt thì làm giảm năng suất của một dây chuyền sản xuất trong nhà máy. Nếu không có đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể giảng thắng lơị trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lê - Nin đã nói “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.

Như vậy, mặc dù chịu sự quyết định của vật chất về nguồn gốc và nội dung, song ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất nên nó có tính năng động sáng tạo, góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, có nghĩa là ý thức tích cực, khoa học, đúng đắn thì nó có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn theo khuynh hướng đi lên trong quá trình cải tạo thế giới khách quan. Trong thời đại ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng Ssản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức đã tạo ra những sự phát triển vượt bật về năng suất lao động. Con người trong thế giới hiện đại đang khai thác ngày càng quy mô những sức mạnh vật chất tiềm tàng trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính bản thân mình. Tất cả những việc làm đó là nhờ có tri thức khoa học dẫn đường, nhờ có ý chí vươn lên để làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân của họ. Ngược lại, nếu ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, có nghĩa là ý thức tiêu cực, phản khoa học thì nó vẫn định hướng cho hoạt động thực tiễn, tác động vào hiện thực, nhưng làm cho hiện thực vận động đi xuống. Trong lịch sử loài người, những tư tưởng phản động đã từng là vật cản đối với sự phát triển của lịch sử. Nhiều tư tưởng duy tâm tôn giáo đã hạn chế năng lực thực tiễn của con người. Tư tưởng bá quyền, đế quốc chủ nghĩa đã từng gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc. Việc nhận thức không đúng vấn đề môi sinh, môi trường đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại nghiêm trọng. Đó là những tác động tiêu cực của ý thức.

Như vậy, vất chất và ý thức luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tuyệt đối hóa bất cứ mặt nào cũng đều sai lầm. Điều đó có ý nghĩa phương pháp luận hết sức to lớn đối với hoạt động thực tiễn của con người.

Vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, do đó trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải xây dựng và tôn trọng nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc này thể hiện ở các vấn đề sau:

Một đòi hỏi tư duy của chúng ta phải nhận thức sự vật với tư cách khách quan, tồn tại và phát triển ngoài ý thức của con người. Thực tế lịch sử cho thấy, mỗi khi làm trái quy luật khách quan, con người đều phải trả giá, thậm chí trả giá đắt.

Hai, ngoài việc tôn trọng sự vật, hiện tượng, cần coi trọng nhân tố chủ quan: tính năng động, sáng tạo của ý thức trong việc tìm ra những con đường, những phương pháp tốt nhất để cải cải tạo hiện thực. Trong bất cứ xã hội nào, việc giáo dục ý chí vươn lên cho con người, việc xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, đặc biệt là sự phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức cũng hết sức quan trọng.

Ba, đòi hỏi sự trung thực trong sự phản ánh, điều đó có tác dụng ngăn ngừa tư duy của chúng ta vấp phải những sai lầm do việc chủ thể đưa vào khách thể một số yếu tố khách quan vốn không có trong bản thể khách thể đó. Nguyên tắc khách quan góp phần ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí. Nguyên nhân xuất phát từ việc cường điệu tính sáng tạo của ý thức, tuyệt đối hóa vai trò nhân tố chủ quan của ý chí, bất chấp qui luật khách quan, vi phạm nguyên tắc khách quan là do xa rời thực tiễn, do hạn chế về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận; do thiếu thông tin hoặc của chủ thể nhận thức cố tình vi phạm nguyên tắc này.

Ý thức tác động trở lại thế giới vật chất. Vì vậy, trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, nhất là khi đề ra chủ trương đường lối chính sách cần phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, đồng thời phải nâng cao tính năng động chủ quan. Để đạt được mục đích này, cần phải nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao lòng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện cả tài lẫn đức... Xuất phát từ ý nghĩa đó, Đảng ta luôn xác định: Một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của mình là phải luôn luôn đề ra các chủ trương chính sách xuất phát từ các yêu cầu bức xúc cần giải quyết của thực tiễn, đồng thời trong quá trình thực hiện phải tôn trọng và thực hiện đúng quy luật khách quan.

Tham khảo




 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nội dung, tính chất và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?


a) Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến


- Mối liên hệ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt các yếu tố của 1) Khái niệm. Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát sự quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới. Cơ sở lý luận của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới; theo đó các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng, khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.

2) Tính chất của các mối liên hệ phổ biến

a) Tính khách quan. Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ, tác động của bản thân thế giới vật chất. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng và cái tinh thần. Có cái liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, như mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của quá trình nhận thức. Các mối liên hệ, tác động đó, suy cho đến cùng, đều là sự phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

b) Tính phổ biến. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau và tách biệt nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.mỗi

c) Tính đa dạng, phong phú. Có nhiều mối liên hệ. Có mối liên hệ về mặt không gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất cũng có mối liên hệ chỉ đóng vai trò phụ thuộc (không bản chất). Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ thứ yếu v.v chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau.

3) Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật,

a) trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính cùng các mối liên hệ của chúng.

b) trong mối liên hệ giữa sự vật
, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.

c) trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.

d) Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà không thấy các mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan, dàn đều, không thấy được mặt bản chất của sự vật, hiện tượng rơi vào thuật nguỵ biện và chủ nghĩa chiết trung.
sự vật hiện tượng hay giữa các mặt các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới.

- Mối liên hệ phổ biến: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại và những sự vật hiện tượng của thế giới trong đó những những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồ tại ở mọi sự vật hiện tượng của thế giới nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nội dung, tính chất và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển


Khái niệm:
Đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.

Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật,hiện tượng,là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa,nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật hiện tượng mới.

Các tính chất của sự phát triển

- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển.Đó là quá trình bắt nguồn từ bản than sự vật hiện tượng,là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật hiện tượng. Vì vậy phát triển là thuaacj tính tất yếu,khách quan,không phụ thuộc vào ý thức của con người

- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên,xã hội và tư duy.

- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện tượng mỗi lĩnh vực có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau.

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khác phục tư tưởng bảo thủ,trì trệ, định kiến,đối lập với sự phát triển

- Theo quan điểm phát triển,để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn,một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó vì vậy đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co,phức tạp của sự vật ,hiện tượng trong quá trình phát triển của nó.

- Như vậy với tư cách là khoa học về mối quan hệ phổ biến và sự phát triển,phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Leenin giữ 1 vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và thực tiễn.Khẳng định vai trò của phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng,trong sự rang buộc,sự vận động,sự phát sinh,sự tiêu vong của chúng
 
Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; Quy luật phủ định của phủ định.

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

* Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển.

* Nội dung quy luật:

- Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – cách thức vận động, phát triển.

- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.

+ Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Như vậy, khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển.

+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.

- Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.

- Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy.

- Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời.

- Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chin muồi.

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
* Nội dung quy luật

- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.

- Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.

+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

* Ý nghĩa phương pháp luận


- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.

- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.

- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.

Quy luật phủ định của phủ định
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Sản xuất vật chất và vai trò của nó.


a.Khái niệm sản xuất vật chất và phương thức sản xuất:



Sản xuất vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên, nhằm thỏa mãn
các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người


+ Con người tồn tại được trước hết phải thỏa mãn nhu cầu vật chất (ăn, mặc
,ở...) sau đó mới nghĩ đến các nhu cầu tinh thần khác


+ Muốn thỏa mãn nhu cầu vật chất con người cần phải sản xuất vật chất


+ Trong quá trình sản xuất vật chất, con người cần phải có cách thức để sản
xuất.


Phương thức sản xuất: Là khái niệm chỉ những cách thức sản xuất mà con
người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của XH trong những giai đoạn
lịch sử nhất định. PTSX có sự thống nhất giữa LLSX và QHSX.


b.Vai trò của SXVC và PTSX:


* Vai trò của SXVC:


Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội và là cơ sở căn
bản để phân biệt con người với động vật


SXVC là cơ sở để hình thành các mối quan hệ XH, quy định tính chất và kết cấu
XH


*Vai trò của PTSX:


-Trong mọi xã hội, PTSX thống trị ntn thì tính chất của chế độ XH như thế ấy, kết
cấu giai cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các
quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học... đều do PTSX quyết
định.


-PTSX quyết định sự chuyển biến của XH loài người qua các giai đoạn lịch sử.
Khi một PTSX mới ra đời thay cho PTSX cũ lỗi thời thì mọi mặt của đời sống
XH cũng có sự thay đổi căn bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp, từ các
quan điểm tư tưởng XH đến các tổ chức XH


-PTSX mới muốn trở thành PTSX thống trị thì phải trải qua cách mạng XH và
gắn liền với chế độ chính trị.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top