Câu hỏi về địa lý tự nhiên.

  • Thread starter Thread starter be_dc30
  • Ngày gửi Ngày gửi

be_dc30

New member
Xu
0
CÂU HỎI VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

Mong diễn đàn trả lời giúp em vấn đề:

sự tác động của các thành phần tự nhiên(khí hậu, thủy văn, sinh vật, thổ nhưỡng) đến địa hình và ngược lại ?
 
sự tác động của các thành phần tự nhiên(khí hậu, thủy văn, sinh vật, thổ nhưỡng) đến địa hình và ngược lại ?

Mình ít nghe nói khí hậu, thủy văn, sinh vật, thổ nhưỡng... tác động đến địa hình, mà thường là do ngoại lực và nội lực. Bạn tham khảo bài viết này nhé:

Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

I - NGOẠI LỰC

Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lức là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới.

II – TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC

Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

1. Quá trình phong hoá

Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật… Quá trình này gồm có: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.

a) Phong hoá lí học

Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hoá học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước…

Phong hoá lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá…

b) Phong hoá hoá học

Phong hoá hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước…

Nước có tác động hoà tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Địa Cầu, ở những nơi có những lớp đá dễ bị hoà tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao… nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà tan và tạo nên những dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxtơ.

Phong hoá hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu Xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt…

c) Phong hoá sinh học

Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây… Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.

2. Quá trình bóc mòn

Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển… làm chuyển dời các vật liệu ( sản phẩm phong hoá ) ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.

Quá trình bóc mòn gồm có các quá trình: xâm thực, thổi mòn, mài mòn…

a) Xâm thực

Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà…

Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa hình phổ biến trên bề mặt Trái Đất. Các dòng chảy tạm thời thường tạo ra những khe rãnh, còn dòng chảy thường xuyên tạo thành các thung lũng sông…

Tác động xâm thực của sóng biển tạo nên các vịnh và mũi đất nhô ra biển.

b) Thổi mòn

Tác động xâm thực do gió còn gọi là quá trình thổi mòn, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô khan. Các cơn gió cuốn theo những hạt cát đập mạhh vào bề mặt đá, phá huỷ đá để tạo thành những dạng địa hình độc đáo như nấm đá, cột đá…

c) Mài mòn

Mài mòn là quá trình tác động của nước chảy tràn trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà… Quá trình này diễn ra chậm, chủ yếu là ở trên những bề mặt đất đá.

Mài mòn do sóng biển thường tạo nên các địa hình như hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn… ở bờ biển.

3. Quá trình vận chuyển

Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách chuyển dịch xa hay gần phụ thuộc và động năng của quá trình, vào kích thước và trọng lượng của vật liệu, vào điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của mặt đệm.

4. Quá trình bồi tụ

Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ còn gọi là quá trình lắng đọng vật chất hoặc quá trình trầm tích.

Kết quả của quá trình bồi tụ này là tạo nên hàng loạt địa hình mới. Ở sa mạc, gió vận chuyển và tích tụ vật liệu, tạo ra các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát… . Ở hạ lưu các con sông, địa hình bồi tụ là các đồng bằng châu thổ…

Việc phân tách hoạt động tạo địa hình của các tác nhân ngoại lực thành các quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ mang tính quy ước, vì ranh giới giữa chúng không rõ ràng.

Nội lực và ngoại lực tác động đồng thời lên bề mặt Trái Đất. Nhìn chung, những biểu hiện của chúng đối nghịch nhau: các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên, chúng rất thống nhất và luôn xen kẽ, bổ sung cho nhau để tạo ra các dạng địa hình bề mặt Trái Đất.
Lê Thanh Long​
 
sự tác động của các thành phần tự nhiên(khí hậu, thủy văn, sinh vật, thổ nhưỡng) đến địa hình và ngược lại ?
- Thứ nhất: khí hậu, thủy văn, sinh vật đến địa hình:
+ Khí hậu (mưa, gió, nhiệt độ...) làm xói mòn những vùng núi cao, tạo nên dạng địa hình suối cạn thung khô; tạo địa hình phong hóa do gió (nấm đá, bề mặt đá rổ tổ ong...),
+ Thủy văn: dòng chảy sông ngòi tạo nên các thung lũng, hẻm vực, địa hình bồi tụ phù sa hay địa hình bờ sông xói lở.
+ Sinh vật, thổ nhưỡng ít ảnh hưởng.
- Thứ hai: địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, thủy văn, sinh vật, thổ nhưỡng (vế này biểu hiện rõ hơn vai trò của địa hình).
+ Khí hậu: địa hình làm khí hậu thay đổi (phân hóa theo độ cao). Ở vùng đồng bằng thì khí hậu đồng nhất hơn.
+ Thủy văn: địa hình có vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ dòng chảy (địa hình vùng núi thì tốc độ dòng chảy lớn, địa hình đồng bằng thì tốc độ dòng chảy chậm...).
+ Sinh vật: địa hình núi cao sẻ hình thành đai cao khí hậu, đai cao khí hậu sẽ quy định các kiểu thảm thực vật tương ứng và có các loại động vật tương ứng.
+ Thổ nhưỡng: vùng núi địa hình cao và dốc thì đất thường bị rửa trôi nên hình thành những loại đất như đất feralit, còn ở đồng bằng địa hình thấp nên quá trình bồi tụ chiếm ưu thế hình thành nên đất phù sa....
Mình chỉ nghĩ ra một số mối quan hệ tác động như vậy thôi, bạn hỏi thêm ý kiến khác bổ sung cho bài của mình nhé.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top