Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về sắt

Sắt là kim loại nặng, dễ rèn, màu trắng hơi xám. Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ (khác với các kim loại khác). Fe có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện hoặc tâm khối tuỳ vào nhiệt độ. Để luyện thêm các tính chất về sắt, mời bạn đọc tham khảo bài viết câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về sắt để rèn luyện.


Câu 1 : Cho lượng dư Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch: CuSO4, HCl, AgNO3, H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt(II) là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2: Cho các chất: Mg, Cu, NaOH, HCl. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 3: Cho các chất sau: Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4 và Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 4. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho NaHCO3 vào dung dịch KOH vừa đủ.
(c) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Na2SO4 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 6: Cho các hóa chất sau: NaOH, NH3, H2S, Cu, Fe, KI, AgNO3, KMnO4/H2SO4. Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 (điều kiện thích hợp) là
A. 5 B. 6 C. 7. D. 8

Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(e) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(g) Để giảm đau sau khi bị kiến đốt, có thể bôi một ít vôi tôi vào vết đốt.
(h) K2Cr2O7 có màu vàng, K2CrO4 có màu da cam.
(i) Chất béo là trieste của etilen glycol với các axit béo. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8 : Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa trắng.
(b) Các kim loại như Na, Ca và Ba đều khử được nước giải phóng khí H2.
(c) Để miếng gang trong không khí ẩm lâu ngày sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(d) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.
(e) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie.
(g) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư. Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 9: Cho lượng dư Fe lần lượt tác dụng với các chất: khí Cl2, dung dịch HNO3 loãng, HCl và CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt(II) là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10: Cho các chất sau: Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4 và Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại Na, K, Ba đều pư mạnh với nước.
(b) Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư.
(c) Vật dụng bằng nhôm bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dd FeCl3, thu được dd chứa ba muối.
(e) Hh Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 12. Cho các phản ứng theo sơ đồ sau:
FeS2 + O2 → A↑ + B
B + HCl → C + D
B + H2→E+D E + C→G
Biết (A), (B), (C), (D), (E), (G) là các chất hóa học. Phát biểu nào sau đây sai?
A. (G) là FeCl2. B. (B) là FeO. C. (D) là H2O. D. (E) là Fe

Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hóa (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
NaOH + X → Fe(OH)2;
Fe(OH)2 + Y → Fe2(SO4)3; Fe2(SO4)3 + Z → BaSO4.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là
A. FeCl2, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.
B. FeCl3, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.
C. FeCl2, H2SO4 loãng, Ba(NO3)2.
D. FeCl3, H2SO4 đặc nóng, Ba(NO3)2


Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top