Câu hỏi địa lí 11 (bài 8 + 9)?

KuroKami

New member
Xu
0
1.a) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Liên Bang Nga.
b) Nêu tên các ngành CN mà LBN đã hợp tác với VN (trước đây và hiện này)

2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn dân cư đối với phát triển kt của LBN

3.a) Phân tích những đặc điểm dân cư của Nhật Bản và ảnh hưởng của chúng đối với phát triển KT.
b) Trình bày những điểm nổi bật của nền NN Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản lại giảm?

4. Nêu đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lý của Nhật Bản. Rút ra ý nghĩa kinh tế.

5.a) Nêu các giai đoạn của phát triển kinh tế của Nhật Bản từ sau 1945 đến nay. Nêu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển kt thần kỳ của Nhật Bản giai đoạn 1955-1973.

Năm ...............1990......1995.....1999.......2001....2003......2005
Tăng GDP(%).....5,1........1,5.......0,8.........0,4.......2,7........2,5

Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế của nên kt nhật bản trong giai đoạn 1990-2005

Giúp mình vs nào mọi người ơi, nhanh lên nhé tại thứ 7 này kt 1 tiết rồi :((
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Từng câu trả lời và từng ý nhỏ nhé! Mong nhận được góp ý thêm ^^

1.a) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Liên Bang Nga.
((

+ Lãnh thổ rộng lớn, nhiều biển và đại dương bao quanh... giao lưu với các nước trên thế giới được thuận lợi.
+ Khí hậu đa dạng, từ khí hậu cận nhiệt (ở ven các biển đen) đến khí hậu hàn đới (ở phía bắc), nhưng phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa à Sản phẩm trồng trọt chăn nuôi với sản phẩm xứ lạnh.
+ Có nhiều hệ thống sông thuộc loại lớn trên thế giới và có giá trị thủy điện, giá trị về giao thông hạn chế vì thời gian nước sông bị đóng băng tương đối dài, giá trị giao thông lớn nhất là hệ thống sông Vôn Ga
+ Liên bang Nga có nhiều đồng bằng rộng lớn, nhưng đất nông nghiệp chỉ chiếm 6% diện tích cả nước. Đất đen màu mỡ chỉ tập trung ở phía nam đồng bằng Đông Âu và Tây Xi-bia còn lại là đất ít màu mỡ…
+ Rừng chiếm diện tích lớn và có giá trị cao về lâm sản
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú đa dạng, có nhiều khoáng sản quan trọng với trữ lượng lớn là cơ sở thuận lợi để phát triển CN toàn diện
+ Khó khăn: Diện tích các vùng băng giá, đầm lầy, núi cao chiếm tỉ lệ lớn; Lãnh thổ rộng lớn, cơ sở hạ tầng mới chỉ phát triển ở phần đất thuộc châu Âu cho nên khó khăn trong việc khai thác lãnh thổ ở phần đông và bảo vệ lãnh thổ.

- Địa hình
+ Đặc điểm: Cao phía đông, thấp phía tây.
-> Tây: Đồng bằng xen đồi thấp.
-> Đông: Núi và cao nguyên.
+ Ảnh hưởng:
* Phía Tây phát triển ngành trồng cây lương thực và chăn nuôi.
* Phía Đông hiểm trở, giao thông khó khăn, hạn chế phát triển kinh tế.
- Khoáng sản
+ Phong phú, đa dạng: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, kali trữ lượng lớn.
-> Ảnh hưởng: Phát triển công nghiệp đa ngành.
- Sinh vật: rừng có diện tích và trữ lượng đứng đầu thế giới -> Phát triển nghề rừng, chế biến lâm sản.
- Thủy văn: Nhiều sông, hồ lớn -> Giá trị thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi.
- Khí hậu: Chủ yếu là ôn đới lục địa -> Phát triển cơ cấu cây trông vật nuôi ôn đới.

Đồng bằng rộng, tương đối màu mỡ, sông ngòi có giá trị về thủy điện, nhiều khoáng sản, nhiều rừng
Khó khăn: Địa hình núi, cao nguyên chiếm diện tích lớn, nhiều vùng băng giá đầm lầy, các vùng đó lại chứa nhiều tài nguyên..
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn dân cư đối với phát triển kt của LBN

Góp ý cùng bạn, bạn bình tĩnh , sẽ có mod giúp bạn , chúc bạn học tốt

Khó khăn

+ Dân số ngày càng giảm do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm, hiện tượng xuất dân cư nhiều nên thiếu lao động

+ Tập chung chủ yếu ở phần phía Tây và phía Nam, đặc biệt là ở phía Nam ĐB Đông Âu, tại các thành phố lớn => Khó khăn: Nơi giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản thiếu lao động

Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào tập trung ở các thành phố


 
5.a) Nêu các giai đoạn của phát triển kinh tế của Nhật Bản từ sau 1945 đến nay. Nêu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển kt thần kỳ của Nhật Bản giai đoạn 1955-1973.


* Nguyên nhân của sự phát triển:

- Con người được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù, tiết kiệm, ý thức cộng đồng cao... con người được xem là vốn quí, nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò quản lý, lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước
- Sự năng động, tầm nhín xa, sự quản lí có hiệu quả của các công ty
- Áp dụng các thành tựu KH-KT nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành
- Chi phí quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).
- Biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kỹ thuật cao.
+ Tập trung phát triển các ngành then chốt có trọng điểm theo từng giai đoạn.
+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng: phát triển các xí nghiệp lớn song song các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
4. Nêu đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lý của Nhật Bản. Rút ra ý nghĩa kinh tế.
((

Đặc điểm lãnh thổ:

- Đất nước quần đảo nằm trong khu vực Đông Á, kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ.

- Là một quần đảo trong Thái Bình Dương, phía Đông của lục địa Châu Á.

- Kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung, dài trên 3800 km.

+ Là một quần đảo nằm ở phía Đông châu Á, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài bằng đường biển và phát triển du lịch biển.

+ Nằm gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, giàu tài nguyên và đông dân, thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu và buôn bán, trao đổi hàng hóa.

Ý nghĩa:


- Mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.

- Tiền đề để phát triển các ngành kinh tế biển.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
3.a) Phân tích những đặc điểm dân cư của Nhật Bản và ảnh hưởng của chúng đối với phát triển KT.
:((

Đặc điểm dân cư: Xem trong SGK và bổ sung thêm:

Đông dân, đông thứ 8 thế giới, tỉ lệ người già ngày càng lớn
Nhật Bản đầu tư mạnh cho giáo dục, người lao động cần cù, có tính kỷ luật cao

Ảnh hưởng: Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao góp phần thúc đẩy KT tuy nhiên có nguy cơ thiếu lao động trẻ trong tương lai

- Đông dân, tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn (dân số đang già đi), dẫn đến thiếu nhân công và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
- Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.
- Người dân lao động cần cù, trình độ dân trí và khoa học cao là động lực phát triển kinh tế.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Năm ...............1990......1995.....1999.......2001....2003......2005
Tăng GDP(%).....5,1........1,5.......0,8.........0,4.......2,7........2,5

Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế của nên kt nhật bản trong giai đoạn 1990-2005

Giúp mình vs nào mọi người ơi, nhanh lên nhé tại thứ 7 này kt 1 tiết rồi :((


1990 - 1995: Tốc độ tăng GDP giảm 3,6 % trong 5 năm
1995-1999: Tốc độ GDP giảm .... trong 4 năm
....
2001 - 2003: Tốc độ tăng GDP tăng 2.3 % trong 2 năm
2003 - 2005 : Tốc độ GDP giảm 0,2%

=> Kinh tế Nhật phát triển không ổn định, có phần chậm lại
 
5.a) Nêu các giai đoạn của phát triển kinh tế của Nhật Bản từ sau 1945 đến nay. :((

* Các giai đoạn phát triển kinh tế NB sau chiến tranh TG II:
- Sau chiến tranh TG II kinh tế NB suy sụp nghiêm trọng đất nước bị tàn phá, đói kém, lạm phát, thất nghiệp…
- Giai đoạn 1950 – 1973: (1,5đ)
+ Là giai đoạn phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản.
+ 1952 kinh tế khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
+ 1955 – 1973: phát triển với tốc độ cao, 1973 GDP = 20 lần 1950.
Nguyên nhân:
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kỹ thuật cao.
+ Tập trung phát triển các ngành then chốt có trọng điểm theo từng giai đoạn.
+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng: phát triển các xí nghiệp lớn song song các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
- Giai đoạn 1973 – 2005:
+ 1973 – 1974, 1979 – 1980 do khủng hoảng dầu mỏ, tăng trưởng kinh tế giảm (1980: 2,6%)
+ 1986 – 1990: nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế , tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,3%.
+ Từ 1991, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tuy nhiên hiện nay Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế Thế Giới, thứ 2 về khoa học – kinh tế tài chính.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
b) Trình bày những điểm nổi bật của nền NN Nhật Bản.

Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô thị hay cho mục đích công nghiệp. Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông. Ở miềnduyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với nguy cơ sóng thần đôi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào.

Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mô nhỏ. Hầu hết nông dân làm việc bán thời gian và phần lớn việc đồng áng do phụ nữ đảm nhận.

Lúa nước cần có những điều kiện đặc biệt để sinh trưởng. Thóc thường được gieo trong nhà kính cho đến khi nảy mầm thành mạ. Sau đó, mạ sẽ được cấy với điều kiện rễ mạ phải các mặt nước ít nhất 10 cm. Ngoài ra còn cần tới các công trình thủy nông để đáp ứng việc tưới tiêu cho các cánh đồng. Cuối cùng, sang thu lúa chín và trước khi được gặt về lúa ngả màu nâu vàng như lúa mì. Lúa nước trồng được khắp nơi trên Nhật Bản. Tuy nhiên, lúa hầu hết được tròng ở miền cực nam và tại đây có nhiều vùng chuyên canh tác lúa như Niigata.[SUP][2]
[/SUP]

Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng được gieo trồng. Chècũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thanh trên sườn núi. Sản phẩm chính từ chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp nơi trong nước sử dụng. Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu.


Tại sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản lại giảm?


-Nhật Bản với diện tích tự nhiên 378.000km2, đất nông nghiệp chỉ chiếm 14% diện tích lãnh thổ.

-Lúa gạo là cây trồng chính nhưng diện tích trồng lúa giảm: từ 2342 nghìn ha năm 1985 còn 1650 nghìn ha năm 2004

+ Do quá trình đô thị hóa.

+Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các loại cây khác.

+Do thay đổi cơ cấu thức ăn của người Nhật

-Nhật Bản vẫn đảm bảo gần 100% nhu cầu về lúa gạo trong nước.


i
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top