Câu hỏi 2: địa hình Việt Nam

Xin được hỏi bạn
Việt Nam có những dạng địa hình nào?

Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam.
 
I. Đặc điểm chung
1/ Đồi núi là bộ phận quan trọng của địa hình Việt Nam
- 3/4 lãnh thổ là đồi núi, chỉ 1/4 lãnh thổ là đồng bằng
- 70% diện tích dưới 500 m, 85% diện tích dưới độ cao dưới 1.000 m, diện tích trên 1.000 m chiếm 14%, 1% trên 2.000 m
- Đồi núi hiểm trở, độ dốc cao, phân cắt mạnh, ít dân, khai thác kinh tế khó khăn; đồng bằng đất bằng, màu mỡ, tập trung hầu hết cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, dân cư đông đúc
- Đồi núi và đồng bằng liên quan chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên
2/ Cấu trúc cổ được tân kiến tạo làm trẻ lại
- Địa hình ngày nay hình thành qua các chu kỳ thành tạo cổ
- Hướng địa hình thể hiện rõ nét cấu trúc địa chất
- Địa hình phân bậc do các pha nâng khác nhau trong Tân sinh
- Do các hoạt động ngoại sinh trong điều kiện nóng ẩm
3/ Tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm
- Tạo nên địa hình xâm thực - tích tụ,
- Tăng mức chia cắt sâu khiến địa hình càng hiểm trở
4/ Quá trình khai phá lãnh thổ
- Phá huỷ mạnh mẽ bề mặt địa hình, tác động đến quá trình xâm thực, xói mòn
- Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo.

II. Các kiểu địa hình
- Nhóm địa hình đồi núi:
+ Kiểu núi cao, kiểu núi trung bình, kiểu núi thấp.
+ Kiểu sơn nguyên, kiều cao nguyên, kiểu đồi.
- Nhóm Địa hình karst:
+ Kiểu thung - đồng karst, kiểu đồi karst.
+ Kiểu núi karst, sơn nguyên karst.
- Nhóm địa hình thung lũng:
+ Kiểu thung lũng.
+ Kiểu lòng chảo bồn địa.
- Nhóm địa hình đồng bằng:
+ Kiểu đồng bằng chân núi.
+ Kiểu đồng bằng thềm xâm thực - tích tụ; tích tụ - xâm thực.
+ Kiểu đồng bằng tích tụ phù sa; kiểu đồng bằng ven biển.
- Nhóm địa hình bờ biển:
+ Kiểu bờ biển tích tụ.
+ Kiểu bờ biển mài mòn.
+ Kiều bờ biển san hô.
III. Các khu vực địa hình

1/ Miền Bắc và đông Bắc Bắc Bộ
- Là miền nền móng Caledoni bao quanh khiên thái cổ vòm sông Chảy, đến tân kiến tạo khối vòm thượng nguồn sông chảy và rìa đông bắc được nâng lên, đồng bằng sông Hồng bị sụt tách, ven biển Quảng Ninh bị lún chìm nhẹ.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp có hướng vòng cung; xen giữa các vòng cùng núi là các thung lũng: cánh cung sông Gâm, thung lũng sông cầu; cánh cung Ngân Sơn; thung lũng sông Na Rì và sông Hiến; cánh cung Bắc Sơn; biển nông ven bờ; cánh cung đảo.
- Trung tâm miền là khu vực karst rộng nhất Việt Nam.
- Địa hình đồi chiếm một diện tích khá lớn trong miền.
- Phía đông bắc là dải đồng bằng hẹp ven biển Quảng Ninh.
- Phía nam - đông nam là đồng bằng bồi tụ châu thổ sông Hồng rộng lớn.
- Phía đông là cánh cung đảo đá vôi bị nhấn chìm làm thành cảnh quan tuyệt đẹp của vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
- Bờ biển chia làm hai đoạn chình: đoạn bờ biển duyên hải Quảng Ninh, đoạn bờ biển tích tụ cửa sông Hồng và Thái Bình.
2/ Miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ
- Hình thành chủ yếu trên nền móng Hecxini, nối tiếp với nền móng Indoxini sông Đà, được tân kiến tạo nâng lên rất mạnh ở phía tây bắc, giảm dần cường độ về phía nam và phía đông.
- Địa hình gồm các dải núi và thung lũng chạy song song với nhau theo hướng tây bắc - đông nam ra sát biển và ăn ngầm xuống biển thành các đảo chìm nổi.
- Chia thành hai khu vực lớn: khu vực từ sông Hồng đến sông Cả
Từ sông Cả đến đèo Hải Vân.
+ Khu vực từ sông Hồng đến sông Cả với dãy núi cao nhất Việt Nam là dãy Hoàng Liên Sơn dài 180 km có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, sườn dốc, cắt xẻ mạnh và sâu. Sơn nguyên đá vôi xen núi diệp thạch đồ sộ dài 300 km từ Phong Thổ đến Mộc Châu, rộng khoảng 25 - 40 km cao trên dưới 1000m. Giữa hai dải này là thung lũng sông Đà, phía tây là các khối núi trung bình Su Xung Chao Chai và dãy Pu Sam Sao chạy dọc biên giới Việt - Lào. Giữa là đứt gãy sông Mã, sông Cả.
+ Khu vực từ sông Cả đến Hải Vân là nếp uốn Hecxini, là đoạn hẹp ngang nhất của lãnh thổ Việt Nam. Giai đoạn bóc mòn tân kiến tạo làm lộ nhân granit. Địa hình gồm các dãy núi chạy song song hướng Tây bắc - đông nam. Có các sống núi ăn sát ra biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành đồng bằng Nghệ - Tĩnh và đồng bằng Bình - Trị - Thiên.
3/ Miền nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Được hình thành trên nền cổ tiền Cambri (khối nhô Kon Tum) các vận động tạo núi Caledoni ở phía bắc và Hecxini ở phía nam chỉ biểu hiện chủ yếu qua hoạt động núi lửa, được tân kiến tạo nâng lên và xâm thực cải tạo lại bề mặt địa hình, đồng thời hoạt động phun trào bazan trên diện rộng, hình thành một dải cao nguyên nối tiếp từ Kon Tum qua Gia Lai, Đắc Lắc đến Lâm Đồng.
- Dạng địa hình chủ yếu là các sơn nguyên bóc mòn và cao nguyên bazan, các núi chủ yếu dạng vòm, khối tảng.
- Các khu vực địa hình: phía bắc là khu vực đồi núi sông Bung cao trên dưới 1000 m, tiếp đến khối nhô Kon Tum với các đỉnh cao trên 2000m, đến các cao nguyên Kon Tum - Plei Ku (500-600 m) và cao nguyên Đắc Lắc (700-800 m). Phía nam là khối núi - cao nguyên xếp tầng cực nam trung bộ. Phía đông là dải đồng bằng duyên hải bị các mạch núi ăn sát ra biển chia cắt thành các đồng bằng là đồng bằng Quảng Nam, đồng bằng Quảng Ngãi, đồng bằng Bình Định, dải đồng bằng từ mũi Nạy đến mũi Dinh và đồng bằng Bình Thuận, chuyển sang Đông nam bộ và đồng bằng Nam Bộ. Đông Nam Bộ là đồng bằng thềm phù sa cổ (20-50 m) và các bán bình nguyên đất đỏ bazan (50-200 m), còn Nam Bộ là đồng bằng châu thổ thấp (2 m)
- Bờ biển chia thành các đoạn: từ Nam - Ngãi - Định đến Quy Nhơn; từ đèo Cù Mông đến đèo Cả; từ mũi Nạy đến mũi Dinh; từ mũi Dinh đến Vũng Tàu và từ Vũng Tàu đến Hà Tiên.

Cái này sẽ giúp hiểu thêm về địa hình việt nam :D
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top