Tiếng đồn về một cậu học trò "ngửi chữ", 9 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi; thậm chí còn đạt nhiều giải trong các kỳ thi HSG của trường, của huyện, tỉnh đã khiến tôi không khỏi tò mò. Tìm gặp em, mới hay, đây là một trường hợp khiếm thị do dị dạng giác mạc.
Sự nỗ lực, kiên trì vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt trong học tập của em thật sự đã làm cho tôi khâm phục…
Em tên là Phạm Phú Thịnh, học sinh lớp 9/2, Trường THCS Nguyễn Hiền, huyện Phú Ninh, Quảng Nam. Nhà Thịnh nằm đối diện với cánh đồng lúa và ngọn núi Chò Gó, thuộc thôn Đức Thạnh, xã Tam Vinh, Phú Ninh. Chiều 25/4, tôi đến nhà Thịnh và bắt gặp hình ảnh em ngồi trên bậc thềm hiên, đang áp sát mặt vào một cuốn vở. Thoạt đầu, tôi có chút băn khoăn về lời đồn đại là cậu bé này có tài "ngửi chữ" để học. Song, khi trò chuyện với Thịnh thì tôi vỡ vạc ra nhiều điều...
Phạm Phú Thịnh đang đọc và giải bài toán bằng máy tính.
Năm nay Thịnh đã bước sang tuổi 15, thân thể của em phát triển cao, to như bao đứa trẻ bình thường khác. Duy chỉ có đôi mắt trên gương mặt sáng sủa, thông minh lại bị dị dạng. Em cố sức mở to mắt để tôi xem, nhưng đôi mắt cũng chỉ he hé như người đang mơ ngủ. Mỗi tròng đen của mắt chỉ nhỉnh hơn hạt cát. Vì vậy, em chỉ nhìn thấy mọi vật lờ mờ trong chừng non nửa thước. Muốn phân biệt màu sắc, những vật dụng phải đặt cách mắt em chừng gang tay; còn để đọc được chữ viết, em áp sát trang sách, trang vở vào mặt mà rà qua, rà lại… Cũng từ đó mà nhiều người lầm tưởng Thịnh "ngửi chữ".
Có điều thành tích học tập của Thịnh quả đáng nể phục. Trong 8 năm học, từ lớp 1 đến lớp 8, năm nào em cũng "bợ" phần thưởng học sinh giỏi về nhà. Học kỳ I, năm học lớp 9 niên khóa 2009-2010, em đã đạt điểm trung bình các môn học khá cao; trong đó: Hóa: 9,3; Văn: 8,0; Anh văn: 8,0; Lý: 9,6, Sử: 9,8…
Chị Lưu Thị Huệ (41 tuổi), mẹ Thịnh, ứa nước mắt, kể rằng: Lúc mới sinh ra, thấy đôi mắt của Thịnh khác thường. Vợ chồng chị đưa con ra Đà Nẵng, tìm bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và chạy chữa, nhưng ai cũng lắc đầu. Các bác sĩ khám và bảo, Thịnh bị dị dạng giác mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh...
Thương con bị tật nguyền nên khi Thịnh lên 5, lên 6, vợ chồng chị giữ con trong nhà, không dám cho ra đường, vì sợ xe cộ đụng hay trâu, bò dẫm phải. Song, Thịnh không chịu ở nhà mà la khóc, nằng nặc đòi ba, mẹ mua cho sách, vở, cặp, bút để đi học mẫu giáo. Buộc lòng, vợ chồng chị phải cho Thịnh tới trường. Họ nghĩ, dù sao tới trường, vui chơi với các bạn Thịnh cũng đỡ buồn rầu. Nào hay, năm học mẫu giáo ấy là năm cuối cùng để vào lớp 1, Thịnh nhận được phần thưởng học sinh xuất sắc.
Vợ chồng chị Huệ và các thầy cô giáo ở huyện Phú Ninh, cùng bà con trong xã Tam Vinh, ai cũng bất ngờ, vì năm học nào Thịnh cũng đạt thành tích học sinh giỏi. Thậm chí, thi học sinh giỏi của khối lớp trong trường, trong huyện và tỉnh, Thịnh cũng đạt nhiều giải cao, như: giải nhì môn Anh văn, giải khuyến khích các môn: Toán, Văn, Hóa...
Chị Huệ giải thích, năm học lớp 5, đi thi tỉnh về các môn: Toán và Văn, các thầy cô giáo chấm thi bảo Thịnh làm bài rất tốt, song chữ viết gần như dính vào với nhau nên mới đạt giải khuyến khích. Nếu hồi đó mà khắc phục được chữ viết thì đã đạt giải nhất, nhì...
Tôi hỏi Thịnh, mắt không nhìn thấy thì làm sao có thể đọc chữ thầy, cô viết trên bảng mà ghi vào vở? Thịnh lặng thinh hồi lâu, mới nói rằng, nhờ các bạn ngồi cạnh đọc giùm. Thì ra, Thịnh có trí nhớ khá tốt, các bạn ngồi cạnh chép bài, chỉ cần đọc qua là Thịnh nhớ và ghi vào vở mình đầy đủ bài học như mọi người trong lớp. Khi lên bảng giải bài, Thịnh cũng áp sát mặt vào bảng đen mà viết...
Nhưng, năm học lớp 9 này Thịnh không có tên trong danh sách đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường đi thi tỉnh. Mặc dù Thịnh học rất giỏi, song với một học trò khiếm thị nên không ít thầy, cô e ngại chuyện cho em "mang chuông đi đánh xứ người". Bạn bè cùng lớp với Thịnh thẳng thắn phát biểu rằng, đây là thiệt thòi lớn cho lớp 9/2 của các em. Còn Thịnh thì lặng lẽ...
Khi tôi ra về, em nắm chặt lấy tay tôi tâm sự rằng, em mong ước được mọi người giúp đỡ kinh phí để phẫu thuật, chữa trị bệnh mắt. Có được đôi mắt sáng như người bình thường là cơ hội để em học tập thành tài, giúp ích cho gia đình và góp phần xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
Sự nỗ lực, kiên trì vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt trong học tập của em thật sự đã làm cho tôi khâm phục…
Em tên là Phạm Phú Thịnh, học sinh lớp 9/2, Trường THCS Nguyễn Hiền, huyện Phú Ninh, Quảng Nam. Nhà Thịnh nằm đối diện với cánh đồng lúa và ngọn núi Chò Gó, thuộc thôn Đức Thạnh, xã Tam Vinh, Phú Ninh. Chiều 25/4, tôi đến nhà Thịnh và bắt gặp hình ảnh em ngồi trên bậc thềm hiên, đang áp sát mặt vào một cuốn vở. Thoạt đầu, tôi có chút băn khoăn về lời đồn đại là cậu bé này có tài "ngửi chữ" để học. Song, khi trò chuyện với Thịnh thì tôi vỡ vạc ra nhiều điều...
Phạm Phú Thịnh đang đọc và giải bài toán bằng máy tính.
Có điều thành tích học tập của Thịnh quả đáng nể phục. Trong 8 năm học, từ lớp 1 đến lớp 8, năm nào em cũng "bợ" phần thưởng học sinh giỏi về nhà. Học kỳ I, năm học lớp 9 niên khóa 2009-2010, em đã đạt điểm trung bình các môn học khá cao; trong đó: Hóa: 9,3; Văn: 8,0; Anh văn: 8,0; Lý: 9,6, Sử: 9,8…
Chị Lưu Thị Huệ (41 tuổi), mẹ Thịnh, ứa nước mắt, kể rằng: Lúc mới sinh ra, thấy đôi mắt của Thịnh khác thường. Vợ chồng chị đưa con ra Đà Nẵng, tìm bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và chạy chữa, nhưng ai cũng lắc đầu. Các bác sĩ khám và bảo, Thịnh bị dị dạng giác mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh...
Thương con bị tật nguyền nên khi Thịnh lên 5, lên 6, vợ chồng chị giữ con trong nhà, không dám cho ra đường, vì sợ xe cộ đụng hay trâu, bò dẫm phải. Song, Thịnh không chịu ở nhà mà la khóc, nằng nặc đòi ba, mẹ mua cho sách, vở, cặp, bút để đi học mẫu giáo. Buộc lòng, vợ chồng chị phải cho Thịnh tới trường. Họ nghĩ, dù sao tới trường, vui chơi với các bạn Thịnh cũng đỡ buồn rầu. Nào hay, năm học mẫu giáo ấy là năm cuối cùng để vào lớp 1, Thịnh nhận được phần thưởng học sinh xuất sắc.
Vợ chồng chị Huệ và các thầy cô giáo ở huyện Phú Ninh, cùng bà con trong xã Tam Vinh, ai cũng bất ngờ, vì năm học nào Thịnh cũng đạt thành tích học sinh giỏi. Thậm chí, thi học sinh giỏi của khối lớp trong trường, trong huyện và tỉnh, Thịnh cũng đạt nhiều giải cao, như: giải nhì môn Anh văn, giải khuyến khích các môn: Toán, Văn, Hóa...
Chị Huệ giải thích, năm học lớp 5, đi thi tỉnh về các môn: Toán và Văn, các thầy cô giáo chấm thi bảo Thịnh làm bài rất tốt, song chữ viết gần như dính vào với nhau nên mới đạt giải khuyến khích. Nếu hồi đó mà khắc phục được chữ viết thì đã đạt giải nhất, nhì...
Tôi hỏi Thịnh, mắt không nhìn thấy thì làm sao có thể đọc chữ thầy, cô viết trên bảng mà ghi vào vở? Thịnh lặng thinh hồi lâu, mới nói rằng, nhờ các bạn ngồi cạnh đọc giùm. Thì ra, Thịnh có trí nhớ khá tốt, các bạn ngồi cạnh chép bài, chỉ cần đọc qua là Thịnh nhớ và ghi vào vở mình đầy đủ bài học như mọi người trong lớp. Khi lên bảng giải bài, Thịnh cũng áp sát mặt vào bảng đen mà viết...
Nhưng, năm học lớp 9 này Thịnh không có tên trong danh sách đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường đi thi tỉnh. Mặc dù Thịnh học rất giỏi, song với một học trò khiếm thị nên không ít thầy, cô e ngại chuyện cho em "mang chuông đi đánh xứ người". Bạn bè cùng lớp với Thịnh thẳng thắn phát biểu rằng, đây là thiệt thòi lớn cho lớp 9/2 của các em. Còn Thịnh thì lặng lẽ...
Khi tôi ra về, em nắm chặt lấy tay tôi tâm sự rằng, em mong ước được mọi người giúp đỡ kinh phí để phẫu thuật, chữa trị bệnh mắt. Có được đôi mắt sáng như người bình thường là cơ hội để em học tập thành tài, giúp ích cho gia đình và góp phần xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
Theo Long Vân
Công An Nhân Dân