CÂU CHUYỆN BỨC HỌA CHÂN DUNG ANBE ANHXTANH
Nhà bác học vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 là Anbe Anhxtanh, cha đẻ của học huyết tương đối, nổi tiếng là người khiêm tốn. Đặc biệt ông rất không thích người ta phỏng vấn để viết bài hay chụp ảnh, vẽ tranh chân dung để quảng bá. Vì thế ông luôn từ chối việc tiếp các phóng viên và họa sĩ.
Nhưng có một lần, ông không những từ chối mà còn vui vẻ và rất nhiệt tình ngồi cho họa sĩ vẽ chân dung của mình.
Hôm đó, thư ký của Anhxitanh thông báo có một họa sĩ xin được vẽ chân dung của ông.
“Không!” Anhxtanh cương quyết cự tuyệt. “ Tôi không có thời gian và tôi cũng không muốn!” Anhxtanh vẫn trả lời như mọi khi.
Một lúc sau, một người ăn mặc xuềnh xoàng tay cầm cặp giấy vẽ, đẩy người thư ký ra một bên, cố tiến lại trước mặt Anhxtanh, nói với giọng thống thiết.
“ Người nhà tôi đang bị đói mấy ngày nay rồi. Tôi rất cần phải vẽ được một bức chân dung của ngài. Tôi đang rất cần kiếm được một khoản tiền kha khá nhờ bức vẽ này!”.
Thế à !Đây lại là một vấn đề khác rồi. Tôi sẽ ngồi ngay tại đây. Anh có thể tiến hành vẽ ngay bây giờ!. Nói xong, Anhxtanh vuốt lại nếp áo, vui vẻ ngồi làm mẫu theo yêu cầu của họa sĩ.
Lạm bàn:
Anbe Anhxtanh đã phá lệ của mình vì người họa sĩ nghèo. Đối với Anhxtanh đó là một sự nhượng bộ nho nhỏ. Nhưng đối với họa sĩ, đó là một niềm hy ,vọng lớn lao, có thể cứu được một số người khỏi cảnh cơ cực và đói khát khi thấy người ta lâm vào hoản cảnh khó khăn. Khi có thể giúp đỡ được người khác, dù là việc lớn hay nhỏ, thì bản thân ta cũng thấy mãn nguyện và vui sướng.
Nguồn: Sưu tầm.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: