Gợi ý:
- Những mặt mạnh của nguồn lao động:
+ Nguồn lao động dồi dào: hiện có khoảng 42 triệu lao động, hàng năm lại được bổ sung trên 1 triệu lao động trẻ, nên quá trình công nghiệp hoá không lo thiếu lao động.
+ Người lao động Việt Nam cần cù khéo tay, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công, có khả năng tiếp thu khoa học-kĩ thuật.
+ Đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật được đào tạo ngày càng nhiều: hiện nay số lao động có chuyên môn kĩ thuật là 4 triệu người, trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 20%.
- Những mặt tồn tại của nguồn lao động:
+ Từ một nước nông nghiệp đi lên, nguồn lao động của nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp.
+ So với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật và công nhân có tay nghề cao còn ít.
+ Lực lượng lao động phân bố không động đều, tập trung ở đồng bằng: vùng núi và miền trung du giàu tài nguyên nhưng lại thiếu lao động.
+ Lực lượng có chuyên môn kĩ thuật chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồngvà Đông Nam Bộ: nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phân công lao động trong các ngành kinh tế chậm chuyển biến: so với năm 1979 cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở đầu thập niên 90 thay đổi không đáng kể: lao động nông nghiệp vẫn chiếm 72%, lao động công nghiệp chỉ chiếm 13%.
+Năng suất lao động xã hội thấp, chưa huy động hết quỹ thời gian, nhất là khu vực công nghiệp.
- Những mặt mạnh của nguồn lao động:
+ Nguồn lao động dồi dào: hiện có khoảng 42 triệu lao động, hàng năm lại được bổ sung trên 1 triệu lao động trẻ, nên quá trình công nghiệp hoá không lo thiếu lao động.
+ Người lao động Việt Nam cần cù khéo tay, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công, có khả năng tiếp thu khoa học-kĩ thuật.
+ Đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật được đào tạo ngày càng nhiều: hiện nay số lao động có chuyên môn kĩ thuật là 4 triệu người, trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 20%.
- Những mặt tồn tại của nguồn lao động:
+ Từ một nước nông nghiệp đi lên, nguồn lao động của nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp.
+ So với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật và công nhân có tay nghề cao còn ít.
+ Lực lượng lao động phân bố không động đều, tập trung ở đồng bằng: vùng núi và miền trung du giàu tài nguyên nhưng lại thiếu lao động.
+ Lực lượng có chuyên môn kĩ thuật chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồngvà Đông Nam Bộ: nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phân công lao động trong các ngành kinh tế chậm chuyển biến: so với năm 1979 cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở đầu thập niên 90 thay đổi không đáng kể: lao động nông nghiệp vẫn chiếm 72%, lao động công nghiệp chỉ chiếm 13%.
+Năng suất lao động xã hội thấp, chưa huy động hết quỹ thời gian, nhất là khu vực công nghiệp.